Hóa 10 Bài Sự biến tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố hóa học.

ong noi loc

New member
Xu
26
BÀI SỰ BIẾN ĐỔI TÍNH KIM LOẠI , TÍNH PHI KIM CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC.

PHẦN I


I - SỰ BIẾN ĐỔI TÍNH KIM LOẠI, TÍNH PHI KIM CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

1. Tính kim loại, tính phi kim

Tính kim loại là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử của nó dễ nhường electron để trở thành ion dương.
Nguyên tử của nguyên tố nào càng dễ nhường electron, tính kim loại của nguyên tố đó càng mạnh.
Tính phi kim là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử của nó dễ nhận thêm electron để trở thành ion âm.
Nguyên tử của nguyên tố nào càng dễ nhận electron, tính phi kim của nguyên tố đó càng mạnh.
Thực ra không có ranh giới rõ rệt giữa tính kim loại và tính phi kim. Một cách tương đối, trong bảng tuần hoàn các nguyên tố kim loại và phi kim được phân cách bằng đường kẻ đậm (xem bảng tuần hoàn trang 41) . Bên phải là các nguyên tố phi kim, bên trái là các nguyên tố kim loại.

2. Sự biến đổi tính kim loại, tính phi kim

Trong mỗi chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính kim loại của các nguyên tố giảm dần, đồng thời tính phi kim tăng dần.
Thí dụ: Chu kì 3 bắt đầu từ nguyên tố natri (Z=11) , một kim loại điển hình, rồi lần lượt đến magie (Z=12) là kim loại mạnh nhưng hoạt động kém natri. Nhôm (Z=13) là kim loại nhưng hiđroxit của nó đã có tính lưỡng tính.
Silic (Z=14) là phi kim.Từ photpho (Z=15) đến lưu huỳnh (Z=16), tính phi kim mạnh dần, clo (Z=17) là một phi kim điển hình.
Quy luật trên được lặp lại đối với mỗi chu kì.
Có thể giải thích quy luật biến đổi tính chất trên như sau:
Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân (từ trái sang phải) thì năng lượng ion hóa, độ âm điện tăng dần đồng thời bán kính nguyên tử giảm dần làm cho khả năng nhường electron giảm nên tính kim loại giảm, khả năng nhận electron tăng nên tính phi kim tăng.
Trong một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân tính kim loại của các nguyên tố tăng dần, đồng thời tính phi kim giảm dần.
Thí dụ: nhóm IA và nhóm VIIA.
Trong nhóm IA: Tính kim loại tăng rõ rệt từ liti (Z=3) đến xesi (Z=55) tức là khả năng nhường electron tăng dần. Nhóm VIIA (nhóm halogen) gồm những phi kim điển hình: Tính phi kim giảm dần từ flo (Z=9) đến iot (Z=53), tức là khả năng nhận electron giảm dần.
Quy luật đó được lặp lại đối với các nhóm A khác và được giải thích như sau:
Trong một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân (từ trên xuống dưới) thì năng lượng ion hóa, độ âm điện giảm dần đồng thời bán kính nguyên tử tăng nhanh làm cho khả năng nhường electron tăng, nên tính kim loại tăng, khả năng nhận electron giảm, nên tính phi kim giảm.
Tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố phụ thuộc chủ yếu vào cấu hình electron nguyên tử. Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn có tính biến đổi tuần hoàn nên tính kim loại, tính phi kim biến đổi tuần hoàn.
Nhận xét: Tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố nhóm A biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top