ong noi loc
New member
- Xu
- 26
BÀI PHẢN ỨNG OXIHOA KHỬ
PHẦN I
PHẦN I
I - PHẢN ỨNG OXI HÓA - KHỬ
Chúng ta hãy xét một số phản ứng để hiểu được bản chất của phản ứng oxi hóa - khử.
1. Phản ứng của natri với oxi
Dễ dàng nhận thấy rằng đó là phản ứng oxi hóa - khử vì tồn tại đồng thời sự oxi hóa và sự khử.
Natri kết hợp với oxi, natri là chất khử, còn oxi là chất oxi hóa.
Dựa vào kiến thức về cấu tạo nguyên tử và liên kết ion, ta nhận thấy có sự cho - nhận electron.
Nguyên tử natri nhường electron:
Nguyên tử oxi nhận electron:
Sự hình thành phân tử Na2O:
2Na[SUP]+[/SUP] + O[SUP]2− [/SUP] → Na[SUB]2[/SUB]O
Nguyên tử natri nhường electron, là chất khử. Sự nhường electron của natri được gọi là sự oxi hóa nguyên tử natri.Nguyên tử oxi nhận electron, là chất oxi hóa. Sự nhận electron của oxi được gọi là sự khử nguyên tử oxi.
Ta cũng nhận thấy có sự thay đổi số oxi hóa của nguyên tố tham gia phản ứng:
- Số oxi hóa của nguyên tố natri tăng từ 0 lên +1. Natri là chất khử. Sự làm tăng số oxi hóa của Na là sự oxi hóa nguyên tử natri.
- Số oxi hóa của nguyên tố oxi giảm từ 0 xuống -2. Oxi là chất oxi hóa. Sự làm giảm số oxi hóa của oxi là sự khử nguyên tử oxi.
Vậy có thể nói, trong phản ứng oxi hóa - khử có sự cho - nhận electron hay có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố.
2. Phản ứng của sắt với dung dịch đồng sunfat
Fe + CuSO[SUB]4[/SUB] → FeSO[SUB]4[/SUB] + Cu
Sự cho - nhận electron:
- Nguyên tử sắt nhường electron, là chất khử. Sự nhường electron của nguyên tử sắt được gọi là sự oxi hóa nguyên tử sắt.
- Ion đồng nhận electron, là chất oxi hóa. Sự nhận electron của ion đồng được gọi là sự khử ion đồng.
Sự thay đổi số oxi hóa:
- Số oxi hóa của sắt tăng từ 0 đến +2. Nguyên tử sắt là chất khử. Sự làm tăng số oxi hóa của sắt được gọi là sự oxi hóa nguyên tử sắt.
- Số oxi hóa của đồng giảm từ +2 xuống 0. Ion đồng là chất oxi hóa. Sự làm giảm số oxi hóa của ion đồng được gọi là sự khử ion đồng.
Phản ứng của sắt với dung dịch đồng sunfat cũng là phản ứng oxi hóa - khử vì tồn tại đồng thời sự oxi hóa và sự khử.
3. Phản ứng của hiđro với clo
H[SUB]2[/SUB][SUP]0 [/SUP]+ Cl[SUB]2[/SUB][SUP]0 [/SUP]→ 2H[SUP]+1[/SUP]Cl[SUP]−1[/SUP]
Ta đã biết liên kết trong phân tử HCl là liên kết cộng hóa trị.Vì vậy, ở phản ứng này không có sự nhường và nhận electron.Tuy nhiên số oxi hóa của các chất trong phản ứng có thay đổi.
Số oxi hóa của hiđro tăng từ 0 lên +1. Hiđro là chất khử. Sự làm tăng số oxi hóa của hiđro là sự oxi hóa nguyên tử hiđro.
Số oxi hóa của clo giảm từ 0 xuống −1. Clo là chất oxi hóa. Sự làm giảm số oxi hóa của clo là sự khử nguyên tử clo.
Trong phản ứng của hiđro với clo xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử. Đó cũng là phản ứng oxi hóa - khử.
4. Định nghĩa
Chất khử là chất nhường electron hay là chất có số oxi hóa tăng sau phản ứng. Chất khử còn được gọi là chất bị oxi hóa.
Chất oxi hóa là chất nhận electron hay là chất có số oxi hóa giảm sau phản ứng. Chất oxi hóa còn được gọi là chất bị khử.
Sự oxi hóa (quá trinh oxi hóa) một chất là làm cho chất đó nhường electron hay làm tăng số oxi hóa của chất đó.
Sự khử (quá trình khử) một chất là làm cho chất đí nhận electron hay làm giảm số oxi hóa của chất đó.
Phản ứng oxi hóa - khử là phản ứng hóa học trong đó có sự chuyển electron giữa các chất phản ứng; hay phản ứng oxi hóa - khử là phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố.