• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Hóa 10 Bài Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ.

ong noi loc

New member
Xu
26
PHÂN LOẠI PHẢN ỨNG TRONG HÓA HỌC VÔ CƠ

PHẦN II.

biopoesis-600x450.jpg


4. Phản ứng trao đổi

a) Thí dụ
Thí dụ 1:
Ag[SUP]+1[/SUP]N[SUP]+5[/SUP]O[SUP]−2[/SUP][SUB]3 [/SUB]+ Na[SUP]+1[/SUP]Cl−1 → Ag[SUP]+1[/SUP]Cl[SUP]−1[/SUP] + Na[SUP]+1[/SUP]N[SUP]+5[/SUP]O[SUP]−2[/SUP][SUB]3[/SUB]​

Số oxi hóa của tất cả các nguyên tố không thay đổi.
Đây không phải là phản ứng oxi hóa - khử.
Thí dụ 2:
2Na[SUP]+1[/SUP]O[SUP]−2[/SUP]H[SUP]+1 [/SUP]+ Cu[SUP]+2[/SUP]Cl[SUB]2[/SUB][SUP]−1[/SUP] → 2Na[SUP]+1[/SUP]Cl[SUP]−1[/SUP] + Cu[SUP]+2([/SUP]O[SUP]−2[/SUP]H[SUP]+1[/SUP])[SUB]2[/SUB]

Số oxi hóa của tất cả các nguyên tố không thay đổi.
Đây không phải là phản ứng oxi hóa - khử.
b) Nhận xét
Trong phản ứng trao đổi, số oxi hóa của các nguyên tố không thay đổi. Các phản ứng trao đổi không phải là phản ứng oxi hóa - khử.

5. Kết luận


Dựa vào sự thay đổi số oxi hóa, có thể chia phản ứng hóa học thành hai loại:
- Phản ứng hóa học có sự thay đổi số oxi hóa (phản ứng oxi hóa - khử).
Phản ứng thế, một số phản ứng hóa hợp và một số phản ứng phân hủy thuộc loại phản ứng hóa học này.
- Phản ứng hóa học không có sự thay đổi số oxi hóa (phản ứng không phải oxi hóa - khử).
Phản ứng trao đổi, một số phản ứng hóa hợp và một số phản ứng phân hủy thuộc loại phản ứng hóa học này.


II - PHẢN ỨNG THU NHIỆT VÀ PHẢN ỨNG TỎA NHIỆT


Các biến đổi hóa học đều có kèm theo sự tỏa ra hay hấp thụ năng lượng. Năng lượng kèm theo phản ứng hóa học thường ở dạng nhiệt.

1. Định nghĩa

Phản ứng tỏa nhệt là phản ứng hóa học giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt.
Thí dụ: Phản ứng đốt cháy xăng dầu, cung cấp năng lượng để vận hành xe cộ, máy móc,...
Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hóa học hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt.
Thí dụ: Khi sản xuất vôi, người ta phải liên tục cung cấp năng lượng dưới dạng nhiệt để thực hiện phản ứng phân hủy đá vôi.

2. Phương trình nhiệt hóa học

Để chỉ lượng nhiệt kèm theo mỗi phản ứng hóa học, người ta dùng đại lượng nhiệt phản ứng, kí hiệu là ΔH .
Phản ứng tỏa nhiệt thì các chất phản ứng phải mất bớt năng lượng, vì thế ΔH có giá trị âm (ΔH<0). Ngược lại, ở phản ứng thu nhiệt, các chất phản ứng phải lấy thêm năng lượng để biến thành các sản phẩm, vì thế ΔH có giá trị dương (Δ>0).

26.jpg


Nhiệt phản ứng tính bằng kJ.
Phương trình phản ứng có ghi thêm giá trị ΔH và trạng thái của các chất được gọi là phương trình nhiệt hóa học.
Thí dụ:
2Na (r) + Cl[SUB]2[/SUB] (k) → 2NaCl (r); ΔH=−822,2kJ​
Giá trị ΔH= − 822,2kJ có nghĩa khi tạo nên 2 mol NaCl từ kim loại Na và khí Cl[SUB]2[/SUB], phản ứng thoát ra 822,2kJ.
Tìm hiểu về pư oxihoa khử :

 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top