Hóa 10 Bài Lưu huỳnh.

ong noi loc

New member
Xu
26
BÀI LƯU HUỲNH

PHẦN II

II - TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA LƯU HUỲNH

Nguyên tử S có cấu hình electron là 1s[SUP]2[/SUP]2s[SUP]2[/SUP]2p[SUP]6[/SUP]3s[SUP]2[/SUP]3p[SUP]4[/SUP]. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử S có 2 electron độc thân. Ở trạng thái kích thích, nguyên tử S có 4 hoặc 6 electron độc thân.
Bởi vậy, trong các hợp chất của S với những nguyên tố có độ âm điện nhỏ hơn (kim loại, hiđro...), nguyên tố S có số oxi hóa −2.
Trong các hợp chất cộng hóa trị của S với những nguyên tố có độ âm điện lớn hơn (oxi, clo...), nguyên tố S có số oxi hóa +4 hoặc +6.
Như vậy, đơn chất lưu huỳnh (số oxi hóa =0) có số oxi hóa trung gian giữa −2 và +6. Khi tham gia phản ứng hóa học, nó thể hiện tính oxi hóa hoặc tính khử.

1. Lưu huỳnh tác dụng với kim loại và hiđro

Lưu huỳnh tác dụng với nhiều kim loại và hiđro ở nhiệt độ cao, sản phẩm là muối sunfua hoặc hiđro sunfua:
2Al + 3S → Al[SUB]2[/SUB]S[SUB]3[/SUB]
H[SUB]2 [/SUB]+ S → H[SUB]2[/SUB]S
Fe + S -------> FeS


Lưu huỳnh tác dụng với thủy ngân ở nhiệt độ thương tạo muối thủy ngân (II) sunfua:

Hg+S → HgS


302.jpg

Trong những thí dụ trên, số oxi hóa của các nguyên tố S giảm từ 0 xuống −2. S thể hiện tính oxi hóa.

2. Lưu huỳnh tác dụng với phi kim

Ở nhiệt độ thích hợp, lưu huỳnh tác dụng được với một số phi kim như oxi, clo, flo:
S + O2 → SO2
S + 3F[SUB]2[/SUB] → SF[SUB]6[/SUB]​
Trong những phản ứng trên, số oxi hóa của nguyên tố S tăng từ 0 đến +4 hoặc +6. S thể hiện tính khử.

III - ỨNG DỤNG CỦA LƯU HUỲNH

Lưu huỳnh là nguyên liệu quan trọng cho nhiều ngành công nghiệp:
- 90% lượng lưu huỳnh sản xuất được dùng để điều chế H2SO4.
- 10% lượng lưu huỳnh còn lại được dùng để lưu hóa cao su, chế tạo diêm, sản xuất chất tẩy trắng bột giấy, chất dẻo ebonit, dược phẩm, phẩm nhuộm, chất trừ sâu và chất diệt nấm trong nông nghiệp,...

IV - SẢN XUẤT LƯU HUỲNH

1. Khai thác lưu huỳnh

Để khai thác lưu huỳnh dạng tự do trong lòng đất, người ta dung hệ thống thiết bị nén nước siêu nóng (170[SUP]o[/SUP]C) vào mỏ lưu huỳnh để đẩy lưu huỳnh nóng chảy lên mặt đất (phương pháp Frasch).

2. Sản xuất lưu huỳnh từ hợp chất


Trong công nghiệp luyện kim màu, người ta thu được một lượng lớn sản phẩm phụ là SO2. Trong khí tự nhiên, người ta cũng tách ra được một lượng đáng kể khí H2S. Từ những khí này, điều chế ra lưu huỳnh.

a) Đốt H2S trong điều kiện thiếu không khí:
2H2S + O2 → 2S + 2H2O​
b) Dùng H2S khử SO2:
2H2S + SO2 → 3S + 2H2O​
Phương pháp này cho phép thu hồi trên 90% lượng lưu huỳnh có trong các khí thải độc hại SO2 và H2S.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top