Hóa 10 Bài Hợp chất có oxi của lưu huỳnh.

ong noi loc

New member
Xu
26
BÀI HỢP CHẤT CÓ OXI CỦA LƯU HUỲNH

PHẦN II


D-SO3.jpg

II - LƯU HUỲNH TRIOXIT

1. Cấu tạo phân tử

Nguyên tử lưu huỳnh ở trạng thái kích thích có thể có cấu hình electron lớp ngoài cùng là: 3s[SUP]1[/SUP]3p[SUP]3[/SUP]3d[SUP]2[/SUP]

45a.jpg


Ở trạng thái này, nguyên tử S có 6 electron độc thân, do vậy nguyên tử S có thể liên kết với 6 electron độc thân của ba nguyên tử O tạo ra sáu liên kết cộng hóa trị. Mỗi nguyên tử O liên kết với nguyên tử S bằng một liên kết đôi:
45b.jpg

Trong hợp chất SO3, nguyên tố S có số oxi hóa cực đại là +6.

2. Tính chất, ứng dụng và điều chế

a) Tính chất vật lí
Ở điều kiện thường, SO3 là chất lỏng không màu (nóng chảy ở 17[SUP]o[/SUP]C, sôi ở 45[SUP]o[/SUP]C). SO3 tan vô hạn trong nước và trong axit sunfuric.

b) Tính chất hóa học
Lưu huỳnh trioxit là oxit axit, tác dụng rất mạnh với nước tạo thành axit sunfuric và tỏa nhiều nhiệt:

SO3 + H2O → H2SO4

Ngoài ra, SO3 tác dụng được với oxĩt bazơ, bazơ tạo thành muối sunfat.

c) Ứng dụng và điều chế
SO3 ít có ứng dụng thực tiễn, tuy nhiên nó là sản phẩm trung gian để sản xuất axit có tầm quan trong bậc nhất trong công nghiệp là axit sunfuric.
Trong công nghiệp, SO3 được điều chế bằng cách oxi hóa SO2 ở nhiệt độ cao (450[SUP]o[/SUP]C−500[SUP]o[/SUP]C) có chất xúc tác là V2O5.xúc tác, t[SUP]o [/SUP]
2SO2 + O2 ⇌ 2SO3​


 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top