Năm 2010 - Năm Canh Dần - theo quan niệm dân gian là năm con hổ trắng, hình tượng con hổ luôn đồng nghĩa với sức mạnh, sự oai phong và những người cầm tinh con hổ cũng được coi là có cá tính, mạnh mẽ.
Người ta thường gọi con hổ với cách gọi rất trân trọng là ông hổ, ông ba mươi.
Nhân dịp năm mới Canh Dần, hãy nhìn lại những hình ảnh con hổ trong dân gian Việt Nam.
Những chiếc trống đồng Đông Sơn có cách đây khoảng 2500 đến 3000 năm tuổi, nhưng trên mặt trống đã xuất hiện hình con hổ. Điều này cho thấy con hổ đã gắn bó hàng nghìn đời nay với người dân Việt Nam với sự trân trọng.
Hổ còn được nhân dân thờ và những bức tranh thờ Hàng Trống đã trở thành mẫu mực trong tranh Việt Nam.
Con hổ còn xuất hiện rất nhiều trong các tác phẩm mỹ thuật Việt Nam.
Truyền thuyết kể rằng, vua Gia Long trong những ngày sống trong rừng, hết cả lương thực may mắn có thịt thú rừng do hổ tiếp tế. Biết ơn hổ, vua cho lập miếu thờ và ra lệnh ai lỡ tay giết hổ bị phạt 30 trượng hoặc bắt sống thì thưởng 30 quan tiền. Vì vậy mà con hổ còn được gọi là ông ba mươi.
Năm Canh Dần 2010 được các nhà nghiên cứu dự đoán là một năm nhiều may mắn.
Nhân năm hổ, câu chuyện về Hùm thiêng Yên Thế nhắc chúng ta về lòng yêu nước của Hoàng Hoa Thám.
Truyện "Trí khôn của ta đây" nhắc về câu chuyện trí tuệ chiến thắng sức mạnh.
Tục ngữ "Hổ dữ chẳng nỡ ăn thịt con" nói về tình yêu bao la cha mẹ dành cho con và trong năm mới, ai ai mũng mong muốn con cháu giỏi giang, làm vinh hiển gia đình, đất nước như câu: "Hổ phụ sinh hổ tử".
Theo VTV
Người ta thường gọi con hổ với cách gọi rất trân trọng là ông hổ, ông ba mươi.
Nhân dịp năm mới Canh Dần, hãy nhìn lại những hình ảnh con hổ trong dân gian Việt Nam.
Những chiếc trống đồng Đông Sơn có cách đây khoảng 2500 đến 3000 năm tuổi, nhưng trên mặt trống đã xuất hiện hình con hổ. Điều này cho thấy con hổ đã gắn bó hàng nghìn đời nay với người dân Việt Nam với sự trân trọng.
Hổ còn được nhân dân thờ và những bức tranh thờ Hàng Trống đã trở thành mẫu mực trong tranh Việt Nam.
Con hổ còn xuất hiện rất nhiều trong các tác phẩm mỹ thuật Việt Nam.
Truyền thuyết kể rằng, vua Gia Long trong những ngày sống trong rừng, hết cả lương thực may mắn có thịt thú rừng do hổ tiếp tế. Biết ơn hổ, vua cho lập miếu thờ và ra lệnh ai lỡ tay giết hổ bị phạt 30 trượng hoặc bắt sống thì thưởng 30 quan tiền. Vì vậy mà con hổ còn được gọi là ông ba mươi.
Năm Canh Dần 2010 được các nhà nghiên cứu dự đoán là một năm nhiều may mắn.
Nhân năm hổ, câu chuyện về Hùm thiêng Yên Thế nhắc chúng ta về lòng yêu nước của Hoàng Hoa Thám.
Truyện "Trí khôn của ta đây" nhắc về câu chuyện trí tuệ chiến thắng sức mạnh.
Tục ngữ "Hổ dữ chẳng nỡ ăn thịt con" nói về tình yêu bao la cha mẹ dành cho con và trong năm mới, ai ai mũng mong muốn con cháu giỏi giang, làm vinh hiển gia đình, đất nước như câu: "Hổ phụ sinh hổ tử".
Theo VTV