Hình học 9: Bài 6: Cung chứa góc

Thandieu2

Thần Điêu
HÌNH HỌC 6. CHƯƠNG 3: BÀI 6: CUNG CHỨA GÓC


Bài 6. Cung chứa góc
Lop9C3B6_1.jpg


1. Bài toán quỹ tích “cung chứa góc”

1) Bài toán. Cho đoạn thẳng AB và góc
Lop9C3B6_1a.jpg
. Tìm quỹ tích (tập hợp) các điểm M thỏa mãn
Lop9C3B6_1b.jpg
. (Ta cũng nói quỹ tích các điểm M nhìn đoạn thẳng AB cho trước dưới góc ).

?1 Cho đoạn thẳng CD.

a) Vẽ ba điểm N[SUB]1[/SUB], N[SUB]2[/SUB], N[SUB]3[/SUB] sao cho
Lop9C3B6_1c.jpg
.

b) Chứng minh rằng các điểm N[SUB]1[/SUB], N[SUB]2[/SUB], N[SUB]3[/SUB] nằm trên đường tròn đường kính CD.

?2 Vẽ một góc trên bìa cứng (chẳng hạn, góc75[SUP]0[/SUP]). Cắt ra, ta được một mẫu hình như phần gạch chéo ở hình 39. Đóng hai chiếc đinh A, B cách nhau 3cm trên một tấm gỗ phẳng.
Lop9C3B6_2.jpg



Dịch chuyển tấm bìa trong khe hở sao cho hai cạnh của góc luôn dính sát vào hai chiếc đinh A, B. Đánh dấu các vị trí M[SUB]1[/SUB], M[SUB]2[/SUB], M[SUB]3[/SUB], …, M[SUB]10[/SUB] của đỉnh góc
Lop9C3B6_1d.jpg
.
Qua thực hành, hãy dự đoán quỹ đạo chuyển động của điểm M.

Theo dự đoán trên, ta sẽ chứng minh quỹ tích cần tìm là hai cung tròn.

Chứng minh

a) Phần thuận (h. 40).

Trước hết, ta hãy xét một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng AB.

Giả sử M là điểm thỏa mãn
Lop9C3B6_1e.jpg
và nằm trong nửa mặt phẳng đang xét. Xét cung AmB đi qua ba điểm A, M, B.
Lop9C3B6_3.jpg




Ta sẽ chứng minh tâm O của đường tròn chứa cung đó là một điểm cố định (không phụ thuộc M). Thực vậy, trong nửa mặt phẳng bờ AB không chứa M, kẻ tia tiếp tuyến Ax của đường tròn đi qua ba điểm A, M, B thì góc tạo bởi Ax và AB bằng
Lop9C3B6_1f.jpg
, do đó tia Ax cố định. Tâm O phải nằm trên đường thẳng Ay vuông góc với Ax tại A. Mặt khác, O phải nằm trên đường trung trực d của đoạn AB. Từ đó giao điểm O của d và Ay là điểm cố định, không phụ thuộc M
(vì
Lop9C3B6_1g.jpg
nên Ay không vuông góc với AB và do đó Ay luôn cắt d tại đúng một điểm). Vậy M thuộc cung tròn AmB cố định.

b) Phần đảo. Lấy M’ là một điểm thuộc cung AmB (h. 41), ta phải chứng minh
Lop9C3B6_1h.jpg
. Thật vậy, vì
Lop9C3B6_1k.jpg
là góc nội tiếp,
Lop9C3B6_1i.jpg
là góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung, hai góc này cùng chắn cung AnB nên
Lop9C3B6_1j.jpg
.
Lop9C3B6_5.jpg




Lop9C3B6_6.jpg




Tương tự, trên nửa mặt phẳng đối của nửa mẳ phẳng đang xét, ta còn có cung Am’B đối xứng với cung AmB qua AB cũng có tính chất như
Lop9C3B6_1p.jpg


Mỗi cung trên được gọi là một cung chứa góc
Lop9C3B6_1e.jpg
dựng trên đoạn thẳng AB, tức là cung mà với mọi điểm M thuộc cung đó, ta đều có
Lop9C3B6_1p.jpg
.

c) Kết luận. Với đoạn thẳng AB và góc
Lop9C3B6_1a.jpg
cho trước thì quỹ tích các điểm M thỏa mãn
Lop9C3B6_1e.jpg
là hai cung chứa góc
Lop9C3B6_1f.jpg
dựng trên đoạn AB.


Chú ý

- Hai cung chứa góc
Lop9C3B6_1f.jpg
nói trên là hai cung tròn đối xứng với nhau qua AB.

- Hai điểm A, B được coi là thuộc quỹ tích.

- Khi
Lop9C3B6_1z.jpg
thì hai cung AmB và Am’B là hai nửa đường tròn đường kính AB. Như vậy ta có: Quỹ tích các điểm nhìn đoạn thẳng AB cho trước dưới một góc vuông là đường tròn đường kính AB.

- Trong hình 41,
Lop9C3B6_1x.jpg
là cung chứa góc thì
Lop9C3B6_1y.jpg
là cung chứa góc
Lop9C3B6_1n.jpg
.

2) Cách vẽ cung chứa góc
Lop9C3B6_1f.jpg
. (Xem hình 40a, b).

- Vẽ đường trung trực d của đoạn thẳng AB.

- Vẽ tia Ax tạo với AB góc
Lop9C3B6_1f.jpg
.

- Vẽ đường thẳng Ay vuông góc với Ax. Gọi O là giao điểm của Ay với d.

- Vẽ cung AmB, tâm O, bán kính OA sao cho cung này nằm ở nửa mặt phẳng bờ AB không chứa tia Ax.
Lop9C3B6_1x.jpg
được vẽ như trên là một cung chứa góc
Lop9C3B6_1f.jpg
.

2. Cách giải bài toán quỹ tích


Muốn chứng minh quỹ tích (tập hợp) các điểm M thỏa mãn tính chất
Lop9C3B6_1m.jpg
là một hình H nào đó, ta phải chứng minh hai phần :

Phần thuận : Mọi điểm có tính chất
Lop9C3B6_1m.jpg
đều thuộc hình H.

Phần đảo : Mọi điểm thuộc hình H đều tính chất
Lop9C3B6_1m.jpg
.

Kết luận : Quỹ tích (hay tập hợp) các điểm M có tính chất
Lop9C3B6_1m.jpg
là hình H.

(Thông thường với bài toán “Tìm quỹ tích …” ta nên dự đoán hình H trước khi chứng minh).


Bài tập


44. Cho tam giác ABC vuông ở A, có cạnh BC cố định. Gọi I là giao điểm của ba đường phân giác trong. Tìm quỹ tích điểm I khi A thay đổi.

45. Cho các hình thoi ABCD có cạnh AB cố định. Tìm quỹ tích giao điểm O của hai đường chéo trong các hình thoi đó.

46. Dựng một cung chứa góc 55[SUP]0[/SUP] trên đoạn thẳng AB = 3cm.

47. Gọi cung chứa góc 55[SUP]0[/SUP] ở bài tập 46 là
Lop9C3B6_1x.jpg
. Lấy điểm M1 nằm bên trong và điểm M2 nằm bên ngoài đường tròn chứa cung này sao cho M[SUB]1, M[SUP]2[/SUP] và cung AmB nằm cùng một phía đối với đường thẳng AB. Chứng minh rằng :[/SUB]

Lop9C3B6_1l.jpg

Luyện tập


48. Cho hai điểm A, B cố định. Từ A vẽ các tiếp tuyến với các đường tròn tâm B có bán kính không lớn hơn AB. Tìm quỹ tích các tiếp điểm.

49. Dựng tam giác ABC, biết BC = 6 cm,
Lop9C3B6_1v.jpg
và đường cao AH = 4 cm.

50. Cho đường tròn đường kính AB cố định, M là một điểm chạy trên đường tròn. Trên tia đối của tia MA lấy điểm I sao cho MI = 2MB.

a) Chứng minh
Lop9C3B6_2a.jpg
không đổi.

b) Tìm tập hợp các điểm I nói trên.

51. Cho I, O lần lượt là tâm đường tròn nội tiếp, tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC với
Lop9C3B6_2b.jpg
. Gọi H là giao điểm của các đường cao BB’ và CC’.

Chứng minh các điểm B, C, O, H, I cùng thuộc một đường tròn.

52. “Góc sút” của quả phạt đền 11 mét là bao nhiêu độ ? Biết rằng chiều rộng cầu môn là 7,32 m. Hãy chỉ ra hai vị trí khác trên sân có cùng “góc sút” như quả phạt đền 11 mét.


NGUỒN SƯU TẦM
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top