Hình 8: Bài 4: Đường trung bình của tam giác, của hình thang

Thandieu2

Thần Điêu
HÌNH HỌC 8: CHƯƠNG 1: TỨ GIÁC

BÀI 4: ĐƯỜNG TRUNG BÌNH CỦA TAM GIÁC, CỦA HÌNH THANG

Xem bài tập: Bài tập về đường trung bình của hình thang

I/ KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Đường trung bình của tam giác

a) Định nghĩa:

Đường trung bình của tam giác là đoạn thẳng nối trung điểm hai cạnh của tam giác.


duongtrungbinh1.PNG





b) Các định lý:

Định lí 1: Đường thẳng đi qua trung điểm một cạnh của tam giác và song song với cạnh thứ hai thì đi qua trung điểm của cạnh thứ ba.

Định lí 2: Đường trung bình của tam giác thì song song với cạnh thứ ba và bằng nửa cạnh ấy.

2. Đường trung bình của hình thang.

duongtrungbinh2.PNG



a) Định nghĩa:

Đường trung bình của hình thang là đoạn thẳng nối trung điểm của hai cạnh bên.

b) Các định lí:

Định lí 1: Đường thẳng đi qua trung điểm của một cạnh bên của hình thang và song song vois hai đáy thì đi qua trung điểm cạnh bên thứ hai.

Định lí 2: Đường trung bình của hình thang thì song song với hai đáy và bằng nửa tổng hai đáy.

 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Đường trung bình của tam giác - Hình thang. Nguồn: vnschool.net

Lop8C1B4_1.jpg


1. Đường trung bình của tam giác


?1.Vẽ tam giác ABC bất kì rồi lấy trung điểm D của AB. Qua D vẽ đường thẳng song song với BC, đường thẳng này cắt cạnh AC ở E. Bằng quan sát, hãy nêu dự đoán về vị trí của điểm E trên cạnh AC.

Định lí 1

Lop8C1B4_2.jpg

Giả thiết : ABC, AD = DB, DE // BC.

Kết luận : AE = EC.
Lop8C1B4_3.jpg

Tải trực tiếp tệp hình học động: L8_Ch1_h34.ggb
Xem trực tiếp hình vẽ động trên màn hình.

Chứng minh. (h. 34)

Qua E, kẻ đường thẳng song song với AB, cắt BC ở F. Hình thang DEFB có hai cạnh bên song song (DB // EF) nên DB = EF. Theo giả thiết AD = DB. Do đó AD = EF.

ADE và EFC có


Lop8C1B4_1a.jpg

Do đó ADE = EFC (g.c.g), suy ra AE = EC. Vậy E là trung điểm của AC.
Lop8C1B4_4.jpg


Tải trực tiếp tệp hình học động: L8_Ch1_h35.ggb
Xem trực tiếp hình vẽ động trên màn hình.

Trên hình 35, D là trung điểm của AB, E là trung điểm của AC, đoạn thẳng DE gọi là đường trung bình của tam giác ABC.

Định nghĩa. Đường trung bình của tam giác là đoạn thẳng nối trung điểm hai cạnh của tam giác.

Vẽ tam giác ABC bất kì rồi lấy trung điểm D của AB, trung điểm E của AC. Dùng thước đo góc và thước chia khoảng để kiểm tra rằng
Lop8C1B4_1b.jpg


Định lí 2
Lop8C1B4_5.jpg


Giả thiết : ABC, AD = DB, AE = EC.
Kết luận : DE // BC,
Lop8C1B4_1c.jpg

Lop8C1B4_6.jpg

Tải trực tiếp tệp hình học động: L8_Ch1_h36.ggb
Xem trực tiếp hình vẽ động trên màn hình.


Lop8C1B4_1e.jpg

?3 Tính độ dài đoạn BC trên hình 33.

2. Đường trung bình của hình thang


?4. Cho hình thang ABCD (AB // CD). Qua trung điểm E của AD kẻ đường thẳng song song với hai đáy, đường thẳng này cắt AC ở I, cắt BC ở F (h. 37). Có nhận xét gì về vị trí của điểm I trên AC, điểm F trên BC ?

Định lí 3
Lop8C1B4_7.jpg


Giả thiết : ABCD là hình thang (AB // CD)

AE = ED, EF // AB, EF // CD

Kết luận : BF = FC.

Chứng minh. (h. 37)
Lop8C1B4_8.jpg

Tải trực tiếp tệp hình học động: L8_Ch1_h37.ggb
Xem trực tiếp hình vẽ động trên màn hình.

Gọi I là giao điểm của AC và EF.

Tam giác ADC có E là trung điểm của AD (giả thiết) và EI // CD (giả thiết) nên I là trung điểm của AC.

Tam giác ABC có I là trung điểm của AC (chứng minh trên) và IF // AB (giả thiết) nên F là trung điểm của BC.
Lop8C1B4_9.jpg

Tải trực tiếp tệp hình học động: L8_Ch1_h38.ggb
Xem trực tiếp hình vẽ động trên màn hình.

Trên hình 38, hình thang ABCD (AB // CD) có E là trung điểm của AD, F là trung điểm của BC, đoạn thẳng EF gọi là đường trung bình của hình thang ABCD.

Định nghĩa. Đường trung bình của hình thang là đoạn thẳng nối trung điểm hai cạnh bên của hình thang.

Định lí 4
Lop8C1B4_10.jpg

Lop8C1B4_1f.jpg

Lop8C1B4_11.jpg

Tải trực tiếp tệp hình học động: L8_Ch1_h39.ggb
Xem trực tiếp hình vẽ động trên màn hình.

Gọi K là giao điểm của các đường thẳng AF và DC.

FBA và FCK có :

Lop8C1B4_1k.jpg


?5. Tính x trên hình 40.
Lop8C1B4_12.jpg

Tải trực tiếp tệp hình học động: L8_Ch1_h40.ggb
Xem trực tiếp hình vẽ động trên màn hình.

Đường trung bình của tam giác

20. Tính x trên hình 41.
Lop8C1B4_13.jpg

Tải trực tiếp tệp hình học động: L8_Ch1_h41.ggb
Xem trực tiếp hình vẽ động trên màn hình.

21. Tính khoảng cách AB giữa hai mũi của compa trên hình 42, biết rằng C là trung điểm của OA, D là trung điểm của OB và CD = 3cm.
Lop8C1B4_14.jpg

Tải trực tiếp tệp hình học động: L8_Ch1_h42.ggb
Xem trực tiếp hình vẽ động trên màn hình.

22. Cho hình 43. Chứng minh rằng AI = IM.
Lop8C1B4_15.jpg

Tải trực tiếp tệp hình học động: L8_Ch1_h43.ggb
Xem trực tiếp hình vẽ động trên màn hình.

Đường trung bình của hình thang

23. Tính x trên hình 44.
Lop8C1B4_16.jpg

Tải trực tiếp tệp hình học động: L8_Ch1_h44.ggb
Xem trực tiếp hình vẽ động trên màn hình.

24. Hai điểm A và B thuộc cùng một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng xy. Khoảng cách từ điểm A đến xy bằng 12 cm, khoảng cách từ điểm B đến xy bằng 20cm. Tính khoảng cách từ trung điểm C của AB đến xy.

25. Hình thang ABCD có đáy AB, CD. Gọi E, F, K theo thứ tự là trung điểm của AD, BC, BD. Chứng minh ba điểm E, K, F thẳng hàng.
LUYỆN TẬP
26. Tính x, y trên hình 45, trong đó
AB // CD // EF // GH
Lop8C1B4_17.jpg

Tải trực tiếp tệp hình học động: L8_Ch1_h45.ggb
Xem trực tiếp hình vẽ động trên màn hình.


.

28. Cho hình thang ABCD (AB // CD), E là trung điểm của AD, F là trung điểm của BC.
Đường thẳng EF cắt BD ở I, cắt AC ở K.

a) Chứng minh rằng AK = KC, BI = ID.

b) Cho AB = 6cm, CD = 10cm. Tính các độ dài EI, KF, IK.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top