Hình 6: Chương 2: Góc - Ôn tập chương 2

Thandieu2

Thần Điêu
HÌNH HỌC 6: CHƯƠNG 2: GÓC

ÔN TẬP CHƯƠNG 2

I. Các hình


- Mặt phẳng.
- Nửa mặt phẳng. Góc.
- Đường tròn. Tam giác.
- Góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
- Hai góc phụ nhau. Hai góc bù nhau. Hai góc kề nhau. Hai góc kề bù.
- Tia phân giác của góc.


II. Các tính chất

1. Bất kì đường thẳng nào nằm trên mặt phẳng cũng là bờ chung của hai nửa mặt phẳng đối nhau.

2. Số đo của góc bẹt bằng 180[SUP]0[/SUP].
3. Nếu tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz thì:
L6_Ch2_ontap.jpg


III. Câu hỏi, bài tập

1. a) Góc là gì ?

b) Góc bẹt là gì ?
c) Nêu hình ảnh thực tế của góc, góc bẹt.

2. a) Góc vuông là gì ?

b) Góc nhọn là gì ?
c) Góc tù là gì ?

3. Vẽ:

a) Hai góc phụ nhau.
b) Hai góc bù nhau.
c) Hai góc kề nhau.

4. Vẽ:

a) Góc 60[SUP]0[/SUP].
b) Góc 135[SUP]0[/SUP].
c) Góc vuông.

5. Vẽ góc xOy. Vẽ tia Oz nằm giữa hai tia Ox, Oy. Làm thế nào để chỉ đo hai lần mà biết được số đo của cả ba góc xOy, yOz, xOz. Có mấy cách làm ?


6. Cho góc 60[SUP]0[/SUP]. Vẽ tia phân giác của góc ấy.


7. Tam giác ABC là gì ?


8. Vẽ đoạn thẳng BC = 3,5cm. Vẽ một điểm A sao cho AB = 3cm, AC = 2,5cm. Vẽ tam giác ABC. Đo các góc của tam giác ABC.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Câu 5 phần III:
Do tia Oz nằm giữa Ox và Oy. Nên ta có: xOz+yOz=xOy (1)
Từ hệ thức (1). Nếu bạn đo 2 trong ba góc thì sẽ tính được góc còn lại. Nên bạn có 3 cách làm nhé.
Cách 1: Đo góc xOy, Đo góc yOz. Từ đó tính được góc xOz=xOy-yOz
Cách 2: Đo góc xOz, Đo góc yOz. Từ đó tính được góc xOy=xOz+yOz
Cách 3: Đo góc xOy, Đo góc xOz. Từ đó tính được góc yOz=xOy-xOz
 
Ngoài ra bạn có thể đó góc XOY và XOZ sáu đó trừ cho nhau cũng ra góc còn lại.
 

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top