Hình 10: Chương 3. Bài 1: Phương trình tổng quát của đường thẳng

Thandieu2

Thần Điêu
Toán 10- Nâng Cao - Chương 3 - BÀI 1. PHƯƠNG TRÌNH TỔNG QUÁT CỦA ĐƯỜNG THẲNG


CHƯƠNG III. PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ TRONG MẶT PHẲNG

Bằng cách đưa vào mặt phẳng một hệ trục tọa độ, mỗi vectơ, mỗi điểm trên mặt phẳng đó đều được xác định bởi tọa độ của nó. Khi đó chúng ta có thể chuyển nhiều bài toán hình học sang bài toán đại số và ngược lại, từ kết quả của đại số suy ra được một số tính chất và mối quan hệ giữa các hình hình học.
L10_nc_Ch3_Bai1_1.jpg
Yêu cầu đối với các em khi học chương này là
- Lập được phương trình đường thẳng, đường tròn, đường cônic khi biết các yếu tố xác định mỗi đường.
- Nhớ và vận dụng được các biểu thức tọa độ vào việc tính khoảng cách, tính góc.

BÀI 1. PHƯƠNG TRÌNH TỔNG QUÁT CỦA ĐƯỜNG THẲNG

1. Phương trình tổng quát của đường thẳng
Trên hình 65, ta có các vectơ
L10_nc_Ch3_Bai1_2.jpg
khác
L10_nc_Ch3_Bai1_3.jpg
mà giá của chúng đều vuông góc với đường thẳng
L10_nc_Ch3_Bai1_4.jpg
. Khi đó, ta gọi
L10_nc_Ch3_Bai1_5.jpg
là nhữngvectơ pháp tuyến của
L10_nc_Ch3_Bai1_6.jpg
.

L10_nc_Ch3_Bai1_hinh65.jpg


ĐỊNH NGHĨA
Vectơ
L10_nc_Ch3_Bai1_7.jpg
khác
L10_nc_Ch3_Bai1_8.jpg
, có giá vuông góc với đường thẳng
L10_nc_Ch3_Bai1_9.jpg
gọi là vectơ pháp tuyến của đường thẳng
L10_nc_Ch3_Bai1_10.jpg
.

?1 Mỗi đường thẳng có bao nhiêu vectơ pháp tuyến? Chúng liên hệ với nhau như thế nào?
?2 Cho điểm I và vectơ
L10_nc_Ch3_Bai1_11.jpg
. Có bao nhiêu đường thẳng đi qua I và nhận
L10_nc_Ch3_Bai1_12.jpg
là vectơ pháp tuyến?

Bài toán
Trong mặt phẳng tọa độ, cho điểm I(x[SUB]0[/SUB], y[SUB]0[/SUB]) và vectơ . Gọi
L10_nc_Ch3_Bai1_13.jpg
là đường thẳng đi qua I, có vectơ pháp tuyến là
L10_nc_Ch3_Bai1_14.jpg
. Tìm điều kiện của x và y để điểm M(x ; y) nằm trên
L10_nc_Ch3_Bai1_15.jpg
.

Giải. (h. 66)
L10_nc_Ch3_Bai1_hinh66.jpg


Điểm Mnằm trên
L10_nc_Ch3_Bai1_17.jpg
khi và chỉ khi
L10_nc_Ch3_Bai1_18.jpg
, hay

L10_nc_Ch3_Bai1_19.jpg
(*)

Ta có
L10_nc_Ch3_Bai1_20.jpg
L10_nc_Ch3_Bai1_21.jpg
nên (*) tương đương với

a(x – x[SUB]0[/SUB]) + b(y – y[SUB]0[/SUB]) = 0(1)
Đây chính là điều kiện cần và đủ để M(x ; y) nằm trên
L10_nc_Ch3_Bai1_22.jpg
.

Biến đổi (1) về dạng ax + by – ax[SUB]0[/SUB] – by[SUB]0[/SUB] = 0 và đặt ­–ax[SUB]0[/SUB] – by[SUB]0[/SUB] = c, ta được phương trình
ax + by + c = 0 (a[SUP]2[/SUP] + b[SUP]2[/SUP]≠ 0)
và gọi là phương trình tổng quátcủa đường thẳng
L10_nc_Ch3_Bai1_23.jpg
.

Tóm lại,
L10_nc_Ch3_Bai1_24.jpg

Ngược lại, ta có thể chứng minh được rằng: Mỗi phương trình dạng
ax + by + c = 0, với(a[SUP]2[/SUP] + b[SUP]2[/SUP] ≠ 0)
đều là phương trình tổng quát của một đường thẳng xác định, nhận
L10_nc_Ch3_Bai1_25.jpg
là vectơ pháp tuyến.

?3Mỗi phương trình sau có phải là phương trình tổng quát của đường thẳng không? Hãy chỉ ra một vectơ pháp tuyến của đường thẳng đó:
L10_nc_Ch3_Bai1_26.jpg

L10_nc_Ch3_Bai1_27.jpg
1. Cho đường thẳng
L10_nc_Ch3_Bai1_28.jpg
có phương trình tổng quát là 3x – 2y + 1 = 0.

a) Hãy chỉ ra một vectơ pháp tuyến của đường thẳng
L10_nc_Ch3_Bai1_29.jpg
.

b) Trong các điểm sau đây, điểm nào thuộc
L10_nc_Ch3_Bai1_30.jpg
, điểm nào không thuộc
L10_nc_Ch3_Bai1_31.jpg
?

L10_nc_Ch3_Bai1_32.jpg


Ví dụ.
Cho tam giác có ba đỉnh A = (-1 ; -1), B = (-1 ; 3), C = (2 ; -4). Viết phương trình tổng quát của đường cao kẻ từ A.

Giải. Đường cao cần tìm là đường thẳng đi qua A và nhận
L10_nc_Ch3_Bai1_33.jpg
là một vectơ pháp tuyến. Ta có
L10_nc_Ch3_Bai1_34.jpg
và A = (-1 ; -1) nên theo (1), phương trình tổng quát của đường cao đó là 3(x + 1) – 7(y + 1) = 0 hay 3x – 7y – 4 = 0.


Các dạng đặc biệt của phương trình tổng quát

L10_nc_Ch3_Bai1_35.jpg
2. Cho đường thẳng
L10_nc_Ch3_Bai1_36.jpg
: ax + by + c = 0. Em có nhận xét gì về vị trí tương đối của
L10_nc_Ch3_Bai1_37.jpg
và các trục tọa độ khi a = 0 ? khi b = 0 ? khi c = 0 ?

GHI NHỚ
Đường thẳng by + c = 0 song song hoặc trùng với trục Ox (h. 67a).
Đường thẳng ax + c = 0 song song hoặc trùng với trục Oy (h. 67b).
Đường thẳng ax + by = 0 đi qua gốc tọa độ (h. 67c).
L10_nc_Ch3_Bai1_hinh67a.jpg


L10_nc_Ch3_Bai1_hinh67b.jpg


L10_nc_Ch3_Bai1_hinh67c.jpg


L10_nc_Ch3_Bai1_38.jpg
3.Cho hai điểm A(a ; 0) và B(0 ; b), với ab ≠ 0 (h. 68).

a) Hãy viết phương trình tổng quát của đường thẳng
L10_nc_Ch3_Bai1_40.jpg
đi qua AB.

b) Chứng tỏ rằng phương trình tổng quát của
L10_nc_Ch3_Bai1_41.jpg
tương đương với phương trình

L10_nc_Ch3_Bai1_42.jpg
.

L10_nc_Ch3_Bai1_hinh68.jpg


GHI NHỚ
Đường thẳng có phương trình
L10_nc_Ch3_Bai1_43.jpg
(2)

đi qua hai điểm A(a ; 0) B(0 ; b).
Phương trình dạng (2) được gọi là phương trình đường thẳng theo đoạn chắn
?4Viết phương trình tổng quát của đường thẳng đi qua A(-1 ; 0) và B(0 ; 2).
L10_nc_Ch3_Bai1_44.jpg
CHÚ Ý:

Xét đường thẳng
L10_nc_Ch3_Bai1_45.jpg
có phương trình tổng quát ax + by + c = 0.

Nếu b ≠ 0 thì phương trình trên đưa được về dạng
y = kx + m(3)
với
L10_nc_Ch3_Bai1_47.jpg
. Khi đó khệ số góc của đường thẳng
L10_nc_Ch3_Bai1_48.jpg
và (3) gọi là phương trình của
L10_nc_Ch3_Bai1_48.jpg
theo hệ số góc.

Ý nghĩa hình học của hệ số góc (h. 69)
L10_nc_Ch3_Bai1_hinh69.jpg


Xét đường thẳng
L10_nc_Ch3_Bai1_50.jpg
: y = kx + m.

Với k ≠ 0, gọi M là giao điểm của
L10_nc_Ch3_Bai1_51.jpg
với trục OxMt là tia của
L10_nc_Ch3_Bai1_52.jpg
nằm trên Ox. Khi đó, nếu α là góc hợp bởi hai tia MtMx thì hệ số góc của đường thẳng
L10_nc_Ch3_Bai1_53.jpg
bằng tang của góc α, tức là k = tanα.

Khi k= 0 thì
L10_nc_Ch3_Bai1_54.jpg
là đường thẳng song song hoặc trùng với trục Ox.

?5. Mỗi đường thẳng sau đây có hệ số góc bằng bao nhiêu? Hãy chỉ ra góc α tương ứng với hệ số góc đó.
L10_nc_Ch3_Bai1_55.jpg


2. Vị trí tương đối của hai đường thẳng
Trong mặt phẳng tọa độ, cho hai đường thẳng
L10_nc_Ch3_Bai1_56.jpg
có phương trình

L10_nc_Ch3_Bai1_57.jpg
Vì số điểm chung của hai đường thẳng bằng số nghiệm của hệ gồm hai phương trình trên, nên từ kết quả của đại số ta có
a) Hai đường thẳng
L10_nc_Ch3_Bai1_58.jpg
cắt nhau khi và chỉ khi

L10_nc_Ch3_Bai1_59.jpg

b) Hai đường thẳng
L10_nc_Ch3_Bai1_60.jpg
song song khi và chỉ khi

L10_nc_Ch3_Bai1_61.jpg

Hoặc
L10_nc_Ch3_Bai1_62.jpg

c) Hai đường thẳng
L10_nc_Ch3_Bai1_60.jpg
trùng nhau khi và chỉ khi

L10_nc_Ch3_Bai1_63.jpg

Trong trường hợp a[SUB]2[/SUB], b[SUB]2[/SUB], c[SUB]2[/SUB] đều khác 0, ta có
L10_nc_Ch3_Bai1_64.jpg


?6.Từ tỉ lệ thức
L10_nc_Ch3_Bai1_65.jpg
, có thể nói gì về vị trí tương đối của
L10_nc_Ch3_Bai1_66.jpg
?

?7. Xét vị trí tương đối của hai đường thẳng
L10_nc_Ch3_Bai1_67.jpg
trong mỗi trường hợp sau

L10_nc_Ch3_Bai1_68.jpg


Câu hỏi và bài tập

1. Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?
a) Đường thẳng song song với trục Ox có phương trình y = m (m ≠ 0);
b) Đường thẳng có phương trình x = m[SUP]2[/SUP] + 1 song song với trục Oy;
c) Phương trình y = kx + b là phương trình của đường thẳng;
d) Mọi đường tròn đều có phương trình dạng y = kx + b.
e) Đường thẳng đi qua hai điểm A(a; 0) và B(0 ; b) có phương trình
L10_nc_Ch3_Bai1_69.jpg
.


2.
Viết phương trình tổng quát của

a) Đường thẳng Ox ;
b) Đường thẳng Oy ;
c) Đường thẳng đi qua M(x[SUB]0[/SUB] ; y[SUB]0[/SUB]) và song song với Ox ;
d) Đường thẳng đi qua M(x[SUB]0[/SUB] ; y[SUB]0[/SUB]) và vuông gócvới Ox ;
e) Đường thẳng OM, với M(x[SUB]0[/SUB] ; y[SUB]0[/SUB]) khác điểm O.

3.
Cho tam giác ABC có phương trình các đường thẳng AB, BC, CA

AB : 2x – 3y – 1 = 0;
BC : x + 3y + 7 = 0;
CA :5x – 2y + 1 = 0.
Viết phương trình tổng quát của đường cao kẻ từ đỉnh B.

4.
Cho hai điểm P(4 ; 0), Q(0 ; -2).

a) Viết phương trình tổng quát của đường thẳng đi qua điểm A(3 ; 2) và song song với đường thẳng PQ;
b) Viết phương trình tổng quát của đường trung trực của đoạn thẳng PQ.

5.
Cho đường thẳng d có phương trình x – y = 0 và điểm M(2 ; 1).

a) Viết phương trình tổng quát của đường thẳng đối xứng với đường thẳng d qua điểm M.
b) Tìm hình chiếu của điểm M trên đường thẳng d.

6.
Xét vị trí tương đối của mỗi cặp đường thẳng sau và tìm giao điểm (nếu có) của chúng

a) 2x– 5y + 3 = 0 và 5x + 2y – 3 = 0 ;
b) x– 3y + 4 = 0 và 0,5x – 1,5y + 4 = 0 ;
c) 10x+ 2y – 3 = 0 và 5x + y – 1,5 = 0 ;



SƯU TẦM
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top