Hà Nội Honey
Mật ngon Hà Nội
- Xu
- 894
C.Mác cho rằng: tha hóa là một hiện thực có thật, một hiện trạng thực tế trong xã hội và có cơ sở kinh tế của nó. “Chúng tôi đã xuất phát từ một sự kiện kinh tế - sự tha hóa của công nhân và của sản phẩm của công nhân. Chúng tôi đã nêu lên khái niệm của cái thực tế này: lao động bị tha hóa.
Mục lục bài viết
1. Khái quát quan điểm của C.Mác về sự tha hóa trong xã hội con người
2. Tha hóa là quá trình con người đã trở thành không phải chính mình
3. Tha hóa là một hiện tượng xã hội
4. Tha hóa chính là cái xuất phát từ con người, từ xã hội loài người, do nhiều nguyên nhân
5. Lao động tha hóa
1. Khái quát quan điểm của C.Mác về sự tha hóa trong xã hội con người
C.Mác cho rằng: tha hóa là một hiện thực có thật, một hiện trạng thực tế trong xã hội và có cơ sở kinh tế của nó. “Chúng tôi đã xuất phát từ một sự kiện kinh tế - sự tha hóa của công nhân và của sản phẩm của công nhân. Chúng tôi đã nêu lên khái niệm của cái thực tế này: lao động bị tha hóa. Chúng tôi đã phân tích khái niệm đó. Như thế là đã phân tích một sự kiện của kinh tế”(1). Và cũng theo C.Mác, để giải thích, nghiên cứu về tha hóa thì: “Không thể lại dùng những khái niệm khác, không thể lại dùng “tự ý thức”, hoặc những cái nhảm nhí tương tự như thế được, mà phải xuất phát từ toàn bộ phương thức sản xuất và giao tiếp hiện đang tồn tại, phương thức sản xuất và giao tiếp này không phụ thuộc vào khái niệm thuần túy, cũng như việc phát minh ra máy dệt tự động và việc sử dụng đường sắt không phụ thuộc vào triết học Hêghen”(2).
Như vậy, cách tiếp cận của C.Mác về tha hóa được dựa trên nền tảng hiện thực, nói cách khác quan niệm duy vật lịch sử về tha hóađã được tuân thủ và áp dụng triệt để.
Vậy, cách tiếp cận để nghiên cứu tha hóa hiện thực haythực chất của sự tha hóađược C.Mác trình bày như thế nào? Có thể chỉ ra thực chất của sự tha hóa theo quan niệm của C.Mác như sau:
2. Tha hóa là quá trình con người đã trở thành không phải chính mình
Điều này được thể hiện trong việc C.Mác vạch ra và lý giải, do nhiều nguyên nhân khác nhau và trong những điều kiện xác định, quá trình tha hóa ở con người với tư cách là những cá nhân trong xã hội đã diễn ra như một quá trình. “Việc quan hệ cá nhân chuyển biến thành mặt đối lập của nó, - C.Mác viết -, tức là thành quan hệ thuần túy khách thể, việc cá nhân tự mình phân biệt cá tính và tính ngẫu nhiên, như chúng tôi đã chỉ rõ, là một quá trình lịch sử và mang những hình thức khác nhau, ngày càng gay gắt và phổ biến ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Trong thời đại hiện nay, sự thống trị của những quan hệ khách thể đối với cá nhân, sự khống chế của tính ngẫu nhiên đối với cá tính đã mang một hình thức gay gắt nhất, phổ biến nhất, do vậy đã đặt ra trước những cá nhân đang tồn tại một nhiệm vụ hoàn toàn rõ ràng. Sự thống trị đó đã đặt ra trước họ nhiệm vụ sau đây: xác lập sự thống trị của cá nhân đối với tính ngẫu nhiên và những quan hệ để thay thế cho sự thống trị của những quan hệ và của tính ngẫu nhiên đối với cá nhân”(3). Khi phê phán Pruđông về vấn đề này, C.Mác phân tích rõ hơn: “Pruđông chưa thể diễn đạt tư tưởng ấy của mình một cách thích đáng. “Chiếm hữu bình đẳng” là quan niệm kinh tế chính trị, do đó vẫn còn là biểu hiện tha hóa của một sự thực là: vật thể, với tư cách là sự tồn tại vì con người, với tư cách là sự tồn tại vật thể của con ngườithì đồng thời cũng là sự tồn tại hiện có của con người thì đồng thời cũng là sự tồn tại hiện có của con người vì người khác, là quan hệ người của anh ta đối với người khác, là quan hệ xã hội của người đối với người”(4).
3. Tha hóa là một hiện tượng xã hội
Hêghen cho rằng tha hóa là một thuộc tính phổ biến, một quá trình phổ biến của cả tự nhiên, xã hội vàtư duy. Vớicác nhà lý luận tôn giáo, tha hóa là một quan hệ thuần túy mang tính tư tưởng. Ở Pruđông, tha hóa chỉ đơn giản là một phạm trù thuần túy “kinh tế chính trị” (lý thuyết thuần túy). Ở Phoiơbắc, tha hóa chính là quá trình hòa tan bản chất con người vào bản chất tôn giáo (chính xác hơn là Cơ đốc hóa bản chất con người). Còn với C.Mác, tha hóa chỉ là một loại quan hệ xã hội, tha hóa chỉ tồn tại ở con người và xã hội loài người. Nói cách khác,nội dung của phạm trù tha hóa chỉ phản ánh và thể hiện những cái, những hiện tượng, những quá trình có liên quan đến con người và xã hội loài người.
Tha hóa với tư cách là quan hệ xã hội là “quan hệ kép”. Một mặt, đó là quan hệ của người lao động với chính lao động của anh ta và mặt khác, là quan hệ của hành vi lao động với sản phẩm lao động của anh ta. C.Mác lý giải: “Chúng ta đã xét một mặt, xét lao động bị tha hóatrong quan hệ của nó với bản thân người công dân, nghĩa là quan hệ của lao động bị tha hóa với bản thân nó. Chúng ta đã tìm thấy quan hệ sở hữu của con người - không - phải - công - nhân với người công nhân và với lao độngvới tính cách là sản phẩm hay kết quả tất nhiên của quan hệ đó. Sở hữu tư nhân, với tính cách là biểu hiện vật chất khái quát của lao động bị tha hóa, bao gồm hai quan hệ: quan hệ của công nhân với lao động, với sản phẩm lao động của mình và với người - không - phải - công - nhân, và quan hệ của người - không - phải - công - nhân với người công nhân và với sản phẩm lao động của người công nhân”(5).
Tư tưởng coi tha hóa là một loại quan hệ xã hội được V.I.Lênin đánh giá rất cao, cho là hết sức đặc sắc và độc đáo:“Vì nó vạch rõ C.Mác đã tiến gần như thế nào đến tư tưởng cơ bản của toàn bộ “hệ thống” của ông, sit venia verbo, - tức là tư tưởng về những quan hệ sản xuất xã hội”(6).
4. Tha hóa chính là cái xuất phát từ con người, từ xã hội loài người, do nhiều nguyên nhân
Tha hóa chính là cái xuất phát từ con người, từ xã hội loài người, do nhiều nguyên nhân, đã trở thành cái khác xa lạ, đứng lên trên con người và xã hội loài người; quay trở lại chi phối, nô dịch con người và xã hội loài người.
“Sự tha hóa thể hiện ở chỗ, - C.Mác viết -, tư liệu sinh hoạt củatôi thuộc về người khác, ở chỗ đối tượng mong muốn của tôilà vật sở hữu của người khác mà tôi không với tới được, cũng như ở chỗ bản thân mỗi vật hóa ra là một cái khácvới bản thân nó, ở chỗ hoạt động của tôi hóa ra là một cái khácnào đó và cuối cùng - điều này cũng đúng cả đối với nhà tư sản, - lực lượng không phải ngườinói chung thống trị tất cả”(7).
Như vậy, tha hóa chính là cái xuất phát từ con người, từ xã hội loài người, song trong những điều kiện và hoàn cảnh bất thuận đã trở thành cái xa lạ, quay trở lại chi phối, thống trị con người và xã hội loài người. Rõ ràng, cách hiểu của C.Mác về tha hóa khác về chấtso với cách hiểu của những nhà lý luận tôn giáokhác nhưPhoiơbắc, Pruđông và kể cả Hêghen, mặc dù trong giai đoạn đầu của sự nghiệp triết học, C.Mác đã một vàilần sử dụng thuật ngữ “vật hóa” -thuật ngữ mà Hêghen thường dùng để luận giải về tha hóa.
5. Lao động tha hóa
Đây là nội dung cơ bản nhất, xuyên suốt nhất, bao trùm nhất trong toàn bộ lý luận của C.Mác về tha hóa.
Thực ra, tha hóa lao động là hiện tượngxuất hiệntừ lâu trước khi có chủ nghĩa tư bản. Nó là hiện tượng gắn với những xã hội mà ở đó con người đã sản xuất ra những điều kiện sống chủ yếucho xã hội, song lại được hưởng quá ít từ những điều kiện sống do chính mình sản xuất rađó. “Tính tha hóa và tính độc lập, - C.Mác viết, mà trong đó mối liên hệ ấy còn tồn tại đối với các cá nhân, chỉ chứng minh rằng con người vẫn đang trong quá trình tạo ra những điều kiện cho đời sống xã hội của mình, chứ chưa sống đời sống xã hội, xuất phát từ những điều kiện ấy”(8).
Song, theo C.Mác, chỉ đến chủ nghĩa tư bản, thì tha hóa lao động ở con người và xã hội loài người mới trở nên phổ biến nhất, rõ ràng nhất và có những biểu hiện đầy đủ nhất. C.Mác đã chỉ ra: “Trong mâu thuẫn đó, khoa kinh tế chính trị chỉ nói lên cái thực chất của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, hay nếu ta muốn, chỉ nói lên cái thực chất của lao động làm thuê, của lao động bị tha hóa khỏi bản thân, mà của cải được sản xuất ra lại đối lập với nó như là của cải của người khác, sức sản xuất của bản thân nó lại đối lập với nó như là sức sản xuất của sản phẩm của nó, việc làm giàu của nó đối lập với nó như là việc tự làm cho mình trở nên nghèo khổ, lực lượng xã hội của nó đối lập với nó như một quyền lực xã hội thống trị nó”(9). Và trong chủ nghĩa tư bản, không chỉ sản phẩm lao động bị tha hóa là tất yếu mà chính hành vi (hình thái) lao động bị tha hóa cũng là tất yếu: “Những hình thái xã hội của lao động của bản thân người công nhân,- C.Mác viết,- hay là những hình thái của lao động xã hội của bản thân họ, - là những quan hệ được hình thành một cách hoàn toàn độc lập đối với công nhân, nếu lấy tách riêng từng người ra; những người công nhân phụ thuộc vào tư bản trở thành những yếu tố của những cơ cấu xã hội đó, những cơ cấu xã hội đó lại không thuộc về công nhân. Vì vậy, những cơ cấu ấy đối lập với công nhân như là những phương thứcdo chính tư bản sử dụng, như là những sự kết hợp cấu thành cái thuộc tính của tư bản (khác với sức lao động của mỗi người công nhân đứng tách riêng ra), phát sinh từ tư bản và được gộp vào thành phần của tư bản”(10).
Cũng theo C.Mác, sự tha hóa sản phẩm lao động và sự tha hóa hình thái lao động có mối quan hệ nhân quả: tha hóa hình thái lao động là nguyên nhân, tha hóa sản phẩm lao động là kết quả, là hệ quả tất yếu của tha hóa hành vi sản xuất. C.Mác phân tích:
“Cho đến nay, chúng ta xét sự tha hóa của công nhân chỉ về một phương diện, cụ thể là phương diện quan hệ của anh ta với sản phẩm lao động của anh ta. Nhưng sự tha hóa xuất hiện không chỉ trong kết quả cuối cùng của sản xuất mà cả trong bản thân hành vi sản xuất, trong bản thân hoạt động sản xuất. Người công nhân có thể đứng đối lập với sản phẩm của hoạt động của anh ta như một cái gì đó xa lạ hay không, nếu trong chính ngay hành vi sản xuất, anh ta không tha hóa khỏi bản thân anh ta? Trên thực tế, sản phẩm chỉ là kết quả của hoạt động, của sản xuất. Vậy, nếu sản phẩm của lao động là sự tha hóa thì bản thân sản xuất phải là sự tha hóa bằng hành động, là sự tha hóa của hoạt động, là hoạt động của sự tha hóa. Sự tha hóa của đối tượng lao động chỉ là kết quả tổng kết sự tha hóa trong hoạt động của bản thân lao động”(11).
Năm là, hệ quả của sự tha hóa lao động - con người mất dần tính loài
Phân tích và lý giải về quá trình lao động bị tha hóa trong chủ nghĩa tư bản, C.Mác đã rút ra kết luận:
“Vậy, sự tha hóa của lao động dẫn tới những kết quả như sau:
+ Bản chất có tính loài của con người, - giới tự nhiên (cơ thể con người) cũng như tài sản tinh thần có tính loài của con người, - bị biến thành một bản chất xa lạvới con người, thành phương tiệnduy trìsự tồn tại cá nhâncủa con người. Lao động bị tha hóa làm cho thân thể của bản thân con người, cũng như giới tự nhiên ở bên ngoài con người, cũng như bản chất tinh thần của con người, bản chất nhân loạicủa con người, trở thành xa lạ với con người.
+ Kết quả trực tiếp của việc con người bị tha hóa với sản phẩm lao động của mình, với hoạt động sống của mình, với bản chất có tính loài của mình, là sự tha hóa của con người với con người. Khi con người đối lập với bản thân mình thì con người khác đối lập với nó...
Nói chung, luận điểm cho rằng bản chất có tính loài của con người bị tha hóa với con người, có nghĩa là một người này bị tha hóa với người khác và từng người trong số họ bị tha hóa với bản chất người”(12).
C.Mác giải thích thêm, trong quá trình tồn tại và sinh sống gắn với cải biến thế giới vật chất, con người là “một sinh vật có ý thức, nghĩa là đời sống của bản thân con người là một đối tượng đối với con người, chính chỉ vì con người là một sinh vật có tính loài. Chỉ vì thế mà hoạt động của con người là hoạt động tự do. Lao động bị tha hóa đảo ngược quan hệ đó khiến cho con người chính vì là một sinh vật có ý thức, chỉ biến hoạt động sinh sống của mình, bản chất của mình thành phương tiện để duy trì sự tồn tạicủa mình mà thôi”(13).
Như vậy, con người vốn có bản chất loài (bản chất xã hội), song đã bị cá biệt hóadần trong quá trình tha hóa, dẫn đến hệ quả tất yếu là bản chất loài mất dần di, triệt tiêu dần đi. Con người chỉ còn là những cá nhân, những cá thể riêng lẻ, đơn độc, tất yếu mất dần tính loài, tính người.
Ghi chú:
(1), (5), (7), (11), (12), (13), C.Mác và Ph.Ăngghen:Toàn tập, t.42, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.139, 144-145,196,132,138-139,136,143.
(4) C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, t.2,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,1995, tr.214, 65.
(2), (3) C.Mác và Ph.Ăngghen:Sđd, t.3, tr.214-215,643.
(6)V.I.Lênin: Toàn tập, t.29. NxbTiến bộ, Mátxcơva, 1981, tr.17.
(8): C.Mác và Ph.Ăngghen:Toàn tập, t.46, p.1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tr.174.
(9)C.Mác và Ph.Ăngghen:Sđd, t.26, p.3, tr.358-359.
(10) C.Mác và Ph.Ăngghen:Sđd, t.26, p.1, tr.555.
Bài viết tham khảo:
1. Từ cách tiếp cận của C.Mác về tha hóa đến các hiện tượng tha hóa ở Việt Nam hiện nay; PGS, TS Ngô Đình Xây - Học viện Báo chí và Tuyên truyền;
2. Bước đầu tìm hiểu khái niệm “tha hóa” trong triết học; TS Bùi Thanh Hương - Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền số tháng 6.2006;
3. Tha hóa và chủ nghĩa xã hội; Hồ Ngọc Hương (Tạp chí Triết học, số 3/1989).
-------
Nguồn: Luật Minh Khuê
Mục lục bài viết
1. Khái quát quan điểm của C.Mác về sự tha hóa trong xã hội con người
2. Tha hóa là quá trình con người đã trở thành không phải chính mình
3. Tha hóa là một hiện tượng xã hội
4. Tha hóa chính là cái xuất phát từ con người, từ xã hội loài người, do nhiều nguyên nhân
5. Lao động tha hóa
1. Khái quát quan điểm của C.Mác về sự tha hóa trong xã hội con người
C.Mác cho rằng: tha hóa là một hiện thực có thật, một hiện trạng thực tế trong xã hội và có cơ sở kinh tế của nó. “Chúng tôi đã xuất phát từ một sự kiện kinh tế - sự tha hóa của công nhân và của sản phẩm của công nhân. Chúng tôi đã nêu lên khái niệm của cái thực tế này: lao động bị tha hóa. Chúng tôi đã phân tích khái niệm đó. Như thế là đã phân tích một sự kiện của kinh tế”(1). Và cũng theo C.Mác, để giải thích, nghiên cứu về tha hóa thì: “Không thể lại dùng những khái niệm khác, không thể lại dùng “tự ý thức”, hoặc những cái nhảm nhí tương tự như thế được, mà phải xuất phát từ toàn bộ phương thức sản xuất và giao tiếp hiện đang tồn tại, phương thức sản xuất và giao tiếp này không phụ thuộc vào khái niệm thuần túy, cũng như việc phát minh ra máy dệt tự động và việc sử dụng đường sắt không phụ thuộc vào triết học Hêghen”(2).
Như vậy, cách tiếp cận của C.Mác về tha hóa được dựa trên nền tảng hiện thực, nói cách khác quan niệm duy vật lịch sử về tha hóađã được tuân thủ và áp dụng triệt để.
Vậy, cách tiếp cận để nghiên cứu tha hóa hiện thực haythực chất của sự tha hóađược C.Mác trình bày như thế nào? Có thể chỉ ra thực chất của sự tha hóa theo quan niệm của C.Mác như sau:
2. Tha hóa là quá trình con người đã trở thành không phải chính mình
Điều này được thể hiện trong việc C.Mác vạch ra và lý giải, do nhiều nguyên nhân khác nhau và trong những điều kiện xác định, quá trình tha hóa ở con người với tư cách là những cá nhân trong xã hội đã diễn ra như một quá trình. “Việc quan hệ cá nhân chuyển biến thành mặt đối lập của nó, - C.Mác viết -, tức là thành quan hệ thuần túy khách thể, việc cá nhân tự mình phân biệt cá tính và tính ngẫu nhiên, như chúng tôi đã chỉ rõ, là một quá trình lịch sử và mang những hình thức khác nhau, ngày càng gay gắt và phổ biến ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Trong thời đại hiện nay, sự thống trị của những quan hệ khách thể đối với cá nhân, sự khống chế của tính ngẫu nhiên đối với cá tính đã mang một hình thức gay gắt nhất, phổ biến nhất, do vậy đã đặt ra trước những cá nhân đang tồn tại một nhiệm vụ hoàn toàn rõ ràng. Sự thống trị đó đã đặt ra trước họ nhiệm vụ sau đây: xác lập sự thống trị của cá nhân đối với tính ngẫu nhiên và những quan hệ để thay thế cho sự thống trị của những quan hệ và của tính ngẫu nhiên đối với cá nhân”(3). Khi phê phán Pruđông về vấn đề này, C.Mác phân tích rõ hơn: “Pruđông chưa thể diễn đạt tư tưởng ấy của mình một cách thích đáng. “Chiếm hữu bình đẳng” là quan niệm kinh tế chính trị, do đó vẫn còn là biểu hiện tha hóa của một sự thực là: vật thể, với tư cách là sự tồn tại vì con người, với tư cách là sự tồn tại vật thể của con ngườithì đồng thời cũng là sự tồn tại hiện có của con người thì đồng thời cũng là sự tồn tại hiện có của con người vì người khác, là quan hệ người của anh ta đối với người khác, là quan hệ xã hội của người đối với người”(4).
3. Tha hóa là một hiện tượng xã hội
Hêghen cho rằng tha hóa là một thuộc tính phổ biến, một quá trình phổ biến của cả tự nhiên, xã hội vàtư duy. Vớicác nhà lý luận tôn giáo, tha hóa là một quan hệ thuần túy mang tính tư tưởng. Ở Pruđông, tha hóa chỉ đơn giản là một phạm trù thuần túy “kinh tế chính trị” (lý thuyết thuần túy). Ở Phoiơbắc, tha hóa chính là quá trình hòa tan bản chất con người vào bản chất tôn giáo (chính xác hơn là Cơ đốc hóa bản chất con người). Còn với C.Mác, tha hóa chỉ là một loại quan hệ xã hội, tha hóa chỉ tồn tại ở con người và xã hội loài người. Nói cách khác,nội dung của phạm trù tha hóa chỉ phản ánh và thể hiện những cái, những hiện tượng, những quá trình có liên quan đến con người và xã hội loài người.
Tha hóa với tư cách là quan hệ xã hội là “quan hệ kép”. Một mặt, đó là quan hệ của người lao động với chính lao động của anh ta và mặt khác, là quan hệ của hành vi lao động với sản phẩm lao động của anh ta. C.Mác lý giải: “Chúng ta đã xét một mặt, xét lao động bị tha hóatrong quan hệ của nó với bản thân người công dân, nghĩa là quan hệ của lao động bị tha hóa với bản thân nó. Chúng ta đã tìm thấy quan hệ sở hữu của con người - không - phải - công - nhân với người công nhân và với lao độngvới tính cách là sản phẩm hay kết quả tất nhiên của quan hệ đó. Sở hữu tư nhân, với tính cách là biểu hiện vật chất khái quát của lao động bị tha hóa, bao gồm hai quan hệ: quan hệ của công nhân với lao động, với sản phẩm lao động của mình và với người - không - phải - công - nhân, và quan hệ của người - không - phải - công - nhân với người công nhân và với sản phẩm lao động của người công nhân”(5).
Tư tưởng coi tha hóa là một loại quan hệ xã hội được V.I.Lênin đánh giá rất cao, cho là hết sức đặc sắc và độc đáo:“Vì nó vạch rõ C.Mác đã tiến gần như thế nào đến tư tưởng cơ bản của toàn bộ “hệ thống” của ông, sit venia verbo, - tức là tư tưởng về những quan hệ sản xuất xã hội”(6).
4. Tha hóa chính là cái xuất phát từ con người, từ xã hội loài người, do nhiều nguyên nhân
Tha hóa chính là cái xuất phát từ con người, từ xã hội loài người, do nhiều nguyên nhân, đã trở thành cái khác xa lạ, đứng lên trên con người và xã hội loài người; quay trở lại chi phối, nô dịch con người và xã hội loài người.
“Sự tha hóa thể hiện ở chỗ, - C.Mác viết -, tư liệu sinh hoạt củatôi thuộc về người khác, ở chỗ đối tượng mong muốn của tôilà vật sở hữu của người khác mà tôi không với tới được, cũng như ở chỗ bản thân mỗi vật hóa ra là một cái khácvới bản thân nó, ở chỗ hoạt động của tôi hóa ra là một cái khácnào đó và cuối cùng - điều này cũng đúng cả đối với nhà tư sản, - lực lượng không phải ngườinói chung thống trị tất cả”(7).
Như vậy, tha hóa chính là cái xuất phát từ con người, từ xã hội loài người, song trong những điều kiện và hoàn cảnh bất thuận đã trở thành cái xa lạ, quay trở lại chi phối, thống trị con người và xã hội loài người. Rõ ràng, cách hiểu của C.Mác về tha hóa khác về chấtso với cách hiểu của những nhà lý luận tôn giáokhác nhưPhoiơbắc, Pruđông và kể cả Hêghen, mặc dù trong giai đoạn đầu của sự nghiệp triết học, C.Mác đã một vàilần sử dụng thuật ngữ “vật hóa” -thuật ngữ mà Hêghen thường dùng để luận giải về tha hóa.
5. Lao động tha hóa
Đây là nội dung cơ bản nhất, xuyên suốt nhất, bao trùm nhất trong toàn bộ lý luận của C.Mác về tha hóa.
Thực ra, tha hóa lao động là hiện tượngxuất hiệntừ lâu trước khi có chủ nghĩa tư bản. Nó là hiện tượng gắn với những xã hội mà ở đó con người đã sản xuất ra những điều kiện sống chủ yếucho xã hội, song lại được hưởng quá ít từ những điều kiện sống do chính mình sản xuất rađó. “Tính tha hóa và tính độc lập, - C.Mác viết, mà trong đó mối liên hệ ấy còn tồn tại đối với các cá nhân, chỉ chứng minh rằng con người vẫn đang trong quá trình tạo ra những điều kiện cho đời sống xã hội của mình, chứ chưa sống đời sống xã hội, xuất phát từ những điều kiện ấy”(8).
Song, theo C.Mác, chỉ đến chủ nghĩa tư bản, thì tha hóa lao động ở con người và xã hội loài người mới trở nên phổ biến nhất, rõ ràng nhất và có những biểu hiện đầy đủ nhất. C.Mác đã chỉ ra: “Trong mâu thuẫn đó, khoa kinh tế chính trị chỉ nói lên cái thực chất của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, hay nếu ta muốn, chỉ nói lên cái thực chất của lao động làm thuê, của lao động bị tha hóa khỏi bản thân, mà của cải được sản xuất ra lại đối lập với nó như là của cải của người khác, sức sản xuất của bản thân nó lại đối lập với nó như là sức sản xuất của sản phẩm của nó, việc làm giàu của nó đối lập với nó như là việc tự làm cho mình trở nên nghèo khổ, lực lượng xã hội của nó đối lập với nó như một quyền lực xã hội thống trị nó”(9). Và trong chủ nghĩa tư bản, không chỉ sản phẩm lao động bị tha hóa là tất yếu mà chính hành vi (hình thái) lao động bị tha hóa cũng là tất yếu: “Những hình thái xã hội của lao động của bản thân người công nhân,- C.Mác viết,- hay là những hình thái của lao động xã hội của bản thân họ, - là những quan hệ được hình thành một cách hoàn toàn độc lập đối với công nhân, nếu lấy tách riêng từng người ra; những người công nhân phụ thuộc vào tư bản trở thành những yếu tố của những cơ cấu xã hội đó, những cơ cấu xã hội đó lại không thuộc về công nhân. Vì vậy, những cơ cấu ấy đối lập với công nhân như là những phương thứcdo chính tư bản sử dụng, như là những sự kết hợp cấu thành cái thuộc tính của tư bản (khác với sức lao động của mỗi người công nhân đứng tách riêng ra), phát sinh từ tư bản và được gộp vào thành phần của tư bản”(10).
Cũng theo C.Mác, sự tha hóa sản phẩm lao động và sự tha hóa hình thái lao động có mối quan hệ nhân quả: tha hóa hình thái lao động là nguyên nhân, tha hóa sản phẩm lao động là kết quả, là hệ quả tất yếu của tha hóa hành vi sản xuất. C.Mác phân tích:
“Cho đến nay, chúng ta xét sự tha hóa của công nhân chỉ về một phương diện, cụ thể là phương diện quan hệ của anh ta với sản phẩm lao động của anh ta. Nhưng sự tha hóa xuất hiện không chỉ trong kết quả cuối cùng của sản xuất mà cả trong bản thân hành vi sản xuất, trong bản thân hoạt động sản xuất. Người công nhân có thể đứng đối lập với sản phẩm của hoạt động của anh ta như một cái gì đó xa lạ hay không, nếu trong chính ngay hành vi sản xuất, anh ta không tha hóa khỏi bản thân anh ta? Trên thực tế, sản phẩm chỉ là kết quả của hoạt động, của sản xuất. Vậy, nếu sản phẩm của lao động là sự tha hóa thì bản thân sản xuất phải là sự tha hóa bằng hành động, là sự tha hóa của hoạt động, là hoạt động của sự tha hóa. Sự tha hóa của đối tượng lao động chỉ là kết quả tổng kết sự tha hóa trong hoạt động của bản thân lao động”(11).
Năm là, hệ quả của sự tha hóa lao động - con người mất dần tính loài
Phân tích và lý giải về quá trình lao động bị tha hóa trong chủ nghĩa tư bản, C.Mác đã rút ra kết luận:
“Vậy, sự tha hóa của lao động dẫn tới những kết quả như sau:
+ Bản chất có tính loài của con người, - giới tự nhiên (cơ thể con người) cũng như tài sản tinh thần có tính loài của con người, - bị biến thành một bản chất xa lạvới con người, thành phương tiệnduy trìsự tồn tại cá nhâncủa con người. Lao động bị tha hóa làm cho thân thể của bản thân con người, cũng như giới tự nhiên ở bên ngoài con người, cũng như bản chất tinh thần của con người, bản chất nhân loạicủa con người, trở thành xa lạ với con người.
+ Kết quả trực tiếp của việc con người bị tha hóa với sản phẩm lao động của mình, với hoạt động sống của mình, với bản chất có tính loài của mình, là sự tha hóa của con người với con người. Khi con người đối lập với bản thân mình thì con người khác đối lập với nó...
Nói chung, luận điểm cho rằng bản chất có tính loài của con người bị tha hóa với con người, có nghĩa là một người này bị tha hóa với người khác và từng người trong số họ bị tha hóa với bản chất người”(12).
C.Mác giải thích thêm, trong quá trình tồn tại và sinh sống gắn với cải biến thế giới vật chất, con người là “một sinh vật có ý thức, nghĩa là đời sống của bản thân con người là một đối tượng đối với con người, chính chỉ vì con người là một sinh vật có tính loài. Chỉ vì thế mà hoạt động của con người là hoạt động tự do. Lao động bị tha hóa đảo ngược quan hệ đó khiến cho con người chính vì là một sinh vật có ý thức, chỉ biến hoạt động sinh sống của mình, bản chất của mình thành phương tiện để duy trì sự tồn tạicủa mình mà thôi”(13).
Như vậy, con người vốn có bản chất loài (bản chất xã hội), song đã bị cá biệt hóadần trong quá trình tha hóa, dẫn đến hệ quả tất yếu là bản chất loài mất dần di, triệt tiêu dần đi. Con người chỉ còn là những cá nhân, những cá thể riêng lẻ, đơn độc, tất yếu mất dần tính loài, tính người.
Ghi chú:
(1), (5), (7), (11), (12), (13), C.Mác và Ph.Ăngghen:Toàn tập, t.42, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.139, 144-145,196,132,138-139,136,143.
(4) C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, t.2,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,1995, tr.214, 65.
(2), (3) C.Mác và Ph.Ăngghen:Sđd, t.3, tr.214-215,643.
(6)V.I.Lênin: Toàn tập, t.29. NxbTiến bộ, Mátxcơva, 1981, tr.17.
(8): C.Mác và Ph.Ăngghen:Toàn tập, t.46, p.1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tr.174.
(9)C.Mác và Ph.Ăngghen:Sđd, t.26, p.3, tr.358-359.
(10) C.Mác và Ph.Ăngghen:Sđd, t.26, p.1, tr.555.
Bài viết tham khảo:
1. Từ cách tiếp cận của C.Mác về tha hóa đến các hiện tượng tha hóa ở Việt Nam hiện nay; PGS, TS Ngô Đình Xây - Học viện Báo chí và Tuyên truyền;
2. Bước đầu tìm hiểu khái niệm “tha hóa” trong triết học; TS Bùi Thanh Hương - Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền số tháng 6.2006;
3. Tha hóa và chủ nghĩa xã hội; Hồ Ngọc Hương (Tạp chí Triết học, số 3/1989).
-------
Nguồn: Luật Minh Khuê