Hiện tượng chóng mặt.

dream_high

Moderator
Xu
0
Trả lời giúp mình:hiện tượng chóng mặt

Gần đây mình hay bị chóng mặt, không hiểu tại sao. Nhìn vào sách mừ chữ cứ quay tròn à, chỉ muốn nhắm mắt lại..Còn nữa, mỗi khi ngồi lâu mà đứng lên mình lại thấy hoa mắt, phải mất một lúc mới bình thường được.
Vậy các bạn cho mình hỏi thế là mình bị làm sao, thiếu chất gì à và phải nên ăn uống, bổ sung như thế nào
 
Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng chóng mặt. Việc xác định được nguyên nhân không phải là dễ. Hiện tượng chóng mặt có thể do có sự rối loạn ở tai trong, nhưng có khi lại có nguyên nhân hoàn toàn tâm lý như trường hợp có nhiều người cứ đứng ở trên cao là thấy chóng mặt, dù chỗ đứng đảm bảo không bị ngã.

Khi bị chóng mặt nhiều, nên ngồi xuống hoặc nằm xuống, nhắm mắt lại, bình tĩnh thở thật sâu. Nên nằm ở nơi có bóng mát, không bị ánh sáng làm chói mắt và tránh cử động đầu mạnh.
 
Có nhiều nguyên nhân dẫ đến chóng mặt nhưng theo kinh nghiệm bản thân mình và thực trạng thức khuya của Dream2 thì hiện tượng chóng mặt trên là do bạn ý bị hạ huyết áp, huyết áp thấp gây chóng mặt, ù tai, cũng có khi là do thiếu máu nữa. tốt nhất là D2 thử đi khám hoặc đo huyết áp xem thế nào.
Nếu huyết áp thấp bạn có thể ăn trứng, ăn ( uống sinh tố ) mướp đắng( khổ qua)......v.....v....
Đấy là kinh nghiệm của mình :)
 
Em giúp chị dream nè
Trả lời:

Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng chóng mặt. Việc xác định được nguyên nhân không phải là dễ. Hiện tượng chóng mặt có thể do có sự rối loạn ở tai trong, nhưng có khi lại có nguyên nhân hoàn toàn tâm lý như trường hợp có nhiều người cứ đứng ở trên cao là thấy chóng mặt, dù chỗ đứng đảm bảo không bị ngã.

Đối với người cao tuổi, cần phải đề phòng hiện tượng chóng mặt vì thường dẫn tới tai nạn té ngã có thể gây ra hậu quả trầm trọng.

Triệu chứng

Người bị chóng mặt thấy choáng váng, cảnh vật xung quanh nhảy múa, đảo lộn hoặc quay cuồng, đồng thời có cảm giác sợ bị ngã.

Đôi khi, cảm giác chóng mặt nhẹ chỉ làm cho người ta cảm thấy mình đi, đứng không vững. Cảm giác này thường xuất hiện khi chúng ta đang ngồi mà vội đứng lên hoặc nằm nhanh xuống.

Cần phải làm gì?

Khi bị chóng mặt nhiều, nên ngồi xuống hoặc nằm xuống, nhắm mắt lại, bình tĩnh thở thật sâu. Nên nằm ở nơi có bóng mát, không bị ánh sáng làm chói mắt và tránh cử động đầu mạnh.

Lần đầu bị một cơn chóng mặt, nên tới bác sĩ để được hướng dẫn việc chữa trị. Nếu là cơn chóng mặt tái phát, cần uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ đã điều trị cho mình.

Chẩn đoán và điều trị

Bác sĩ sẽ tìm hiểu xem bệnh nhân bị chóng mặt lúc nào và như thế nào, kiểm tra huyết áp, nghe nhịp tim, thử phản ứng thần kinh trước khi cho thuốc chống chóng mặt. Nếu chóng mặt nhiều, cần dùng loại thuốc tiêm (chích).

Yêu cầu bệnh nhân kiểm tra về tai-mũi-họng, về tim, về não và có thể làm cả xét nghiệm máu nữa.

Hiện tượng chóng mặt nhiều gây choáng váng, ù tai, nôn ói có thể do một nguyên nhân nào đó ở tai. Nếu một bên tai bị điếc, cần phải tới bệnh viện để chữa trị ngay. Nguyên nhân có thể do có mạch máu bị co cứng, do chất dịch trong hệ thống ống bán khuyên ở tai bị tắc (gọi là chứng rối loạn tiền đình), do viêm tai, do chấn thương hoặc có khối u ở não. Chứng viêm dây thần kinh thính giác có thể phát hiện được bằng phương pháp chụp scanner và cần phải mổ.

Có thể bị chấn thương sọ não ở vùng tai. Hiện tượng chóng mặt kèm theo sốt có thể là triệu chứng của bệnh đau màng óc, viêm tiền đình tai trong, chứng phù não hoặc viêm cột sống.

Hiện tượng bị chóng mặt mỗi khi cử động đầu do chất dịch ở các ống bán khuyên tai trong có các hạt sạn nhỏ. Người ta có thể làm cho các hạt sạn này dính vào thành ống bằng các bài tập về cử động liệu pháp.

Người già khi đứng lên thấy chóng mặt là do huyết áp hạ, có thể điều trị bằng thuốc tăng huyết áp. Khi đang nằm muốn đứng dậy nên thực hiện qua 2 giai đoạn: ngồi dậy từ từ và giữ tư thế ngồi một vài giây trước khi đứng lên. Đôi khi, nguyên nhân còn có thể do hẹp động mạch ở cổ, di chứng vết thương ở cột sống, chứng loạn nhịp tim, hoặc hiện tượng hẹp động mạch chủ.

Người trẻ bị chóng mặt có thể do bị tổn thương ở tai, do ảnh hưởng của một cuộc lặn sâu, bị rối loạn thần kinh, bị xơ cứng mạch máu, v.v…

Chứng chóng mặt do ảnh hưởng từ bên ngoài có thể xảy ra với mọi lứa tuổi trong các trường hợp như: không quen nhìn thấy máu, bị xúc động mạnh, sau khi tiêm chích thuốc, sau một bữa rượu, v.v…

Ngoài ra, hiện tượng chóng mặt còn có thể do thiếu đường trong máu, bị nhiễm độc bởi thuốc sốt rét quinine hoặc một số thuốc kháng sinh khác.

Chúc bạn sức khỏe!
Bs.Thuocbietduoc
(Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ)
 
Theo em thì chị D2 nhà ta bị bệnh thiếu máu đó ah, nên máu lên não chậm, khiến chị ngồi xuống hay đứng dậy cảm thấy chóng mặt và hoa mắt ah:D ! Chị nên uống bổ sung viên Fe nè vs thêm ăn nhiều thịt bò vô:D! Ăn uống như vầy sẽ khiến chị đỡ hơn nhiều đó;)! Em làm thử rồi chị yên tâm ha:X ! Nhưng trình độ em có hạn nên chỉ biết ngang đó thôi chị ah:(, chị cứ thử làm như thế coi sao rồi pm lại cho em nha chị:D! Mong chị mau khỏe và luôn xinh tươi nha:X! Ngày mới vui vẻ ah:D!
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top