Hiện thực và mơ ước trong một số tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu mà em đã học và đọc thêm.
Bài làm:
Nguyễn Đình Chiểu – lá cờ đầu của thơ văn yêu nước chống Pháp Nam Bộ. Nguyễn Đình Chiểu – thơ văn ông chói ngời tinh thần yêu nước, thương dân. Bấy nhiêu thôi đã quá đủ để dựng nên tượng đài một Đồ Chiểu trong lòng bao thế hệ người dân miền Nam, bao thế hệ người dân Việt Nam. Một tượng đài sừng sững đã từng thách thức bạo tàn quân xâm lược. Một tượng đài được đắp nên bởi bao trăn trở suy nghĩ của một nhà nho yêu nước. Những hiện thực và mơ ước, những khát khao mong mỏi của nhà thơ trong xã hội đương thời, tất cả thể hiện rõ trong thơ của ông.
Cuộc đời ông đầy những bất hạnh, rủi ro. Sớm phải tách đường công danh, trong nỗi đau mất người thân, ông lại bị mù cả hai mắt, chuyện hôn nhân bị lỡ, Nguyễn Đình Chiểu về sống torng vòng tay yêu thương kính trọng của lối xóm. Trong thời gian này, ông đã sáng tác nên Lục Vân Tiên nổi tiếng, phổ biến như Truyện Kiều của vùng Nam Bộ. Rồi giặc Pháp tràn vào, thơ văn Nguyễn Đình Chiểu xuất hiện thêm chất chữ tình yêu nước, tạo nên những tác phẩm hào hùng mà thấm đẫm tình yêu thương con người, trong giai đoạn này, bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc và Chạy Tây là hao trong số những bài giá trị của ông. Về sau, khi ở trong vùng giặc tạm chiếm Đồ Chiểu đã viết nên Ngư tiều y thuật vấn đáp với lòng mong mỏi non sông tươi sáng để không phải thấy kẻ thù quân thân. Tất cả những bài thơ, sáng tác của ông đều chứa đựng nỗi niềm yêu nước thương dân một khát khao về một cuộc sống tốt đẹp bặt gió Tây. Nơi con người yêu thương nhau, nơi những người dân nghèo lương thiện tìm được cho mình một chỗ đứng tự chủ bình yên, nơi chẳng còn đói rét bệnh tật, nơi mà thánh đế sẽ trị vì cai quản.
Ước mơ ấy, khao khát đấy, mong mỏi đấy nhưng hiện thực tàn nhẫn của giai đoạn suy tàn của chế độ phong kiến cứ hiện hữu trước mắt nhà thơ. Dẫu mắt mù lòa nhưng lòng ông sáng, tâm hồn ông vẫn nhạy cảm để hiểu được những gì đang diễn ra. Từ Lục Vân Tiên, ta cũng đã cảm nhận được cái hèn hạ xấu xa của một tầng lớp người có học có địa vị cao trong xã hội. Đại diện như Võ Công., Võ Thể Loan, Bùi Kiệm, Trịnh Hâm, Thái sư…Những kẻ dùng ,mọi thủ đoạn để hãm hại người hiền lương, hòng cầu vinh hoa phú quý cho bản thân. Những kẻ bất chấp luân thường đạo lý, sẵn sàng hãm hại bạn bè, hãm hại người tài. Những kẻ tâm địa ác độc hiện hữu trong thơ văn Đồ Chiểu, chịu gánh tất cả sự khinh miệt căm tức của nhà thơ. Xã hội đương thời đang thối nát với sự suy sụp không gì cưỡng lại nổi của tầng lớp phong kiến. Những kẻ càng hám danh hám lợi, tâm địa chúng càng đen tối. Thực trạng quan hệ giữa người với người không còn như xưa nữa, sự lợi dụng, ghen ghét, hiềm khích hãm hại đầy rẫy trở thành nỗi đau trong tâm hồn nhà thơ. Còn đến với phần thơ văn yêu nước, nỗi đau, niềm trăn trở này được cụ thể hóa, chân thành mộc mạc hơn qua hình ảnh những người dân lương thiện bị áp bức, bị giày xéo dưới gót giày của đế quốc thực dân. Cảnh những người dân hoảng loạn, lạc long trong sự tàn nhẫn của chiến tranh xâm lược của sung đạn, cảnh đất nước bị chia cắt, bị xâm chiếm, cảnh những con người áo vải đứng lên rồi ngã xuống trên mảnh đất quê hương với lý tưởng lớn lao của cả cuộc đời, tất cả làm cho Đồ Chiểu xót xa, ứa máu, làm cho vần thơ ông tha thiết mãnh liệt hơn. Một nhà thơ mù lòa có thể viết nên được những vần thơ từ tận đáy lòng nỗi đau xót, có thể viết nên được cảnh thực bằng cái nhìn của tấm lòng yêu nước thương dân.
Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây
Một bàn cờ thế phút sat ay
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy
Mất ổ bầy chim dáo dác bay
Bến Nghé của tiền tan bọt nước
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây.
( Chạy Tây).
Với bút pháp đảo ngữ và tả thực. Nguyễn Đình Chiểu đã vẽ được nên một bức tranh sinh động miêu tả cảnh hoảng loạn, tan tác của nhân dân trong tiếng súng Tây. Rồi nỗi đau về cảnh nước mất nhà tan, đất nước bị chia cắt được thể hiện qua ngòi bút căm hờn đau đớn của nhà thơ.
Bờ cõi xưa đa chia đất khác
Nắng sương nay há đội trời chung
( Xúc cảnh – trích trong Ngư Tiều y thuật vấn đáp).
Ngòi bút ông càng sáng ngời một ý chí rạch ròi, sắt đá.
( Ngư Tiều y thuật vấn đáp).
Mặc dù không trực tiếp chiến đấu, nhưng với ngòi bút sắc bén của mình, Nguyễn Đình Chiểu vẫn là một chiến sĩ dũng cảm hiên ngang trên chiến của riêng ông. Ông xót xa cho những người dân áo vải hiền lành chất phác, tình nguyện đứng lên bảo vệ đất nước, rồi ra đi trong niềm thương xót vô bờ của những người ở lại.
“ Đoái sông Cần Giuộc cỏ cây mấy dặm sầu giăng,nhìn chợ Trường Bình, già trẻ hai hàng lụy nhỏ.
Chẳng phải án cướp án gian đày tới, mà vì binh đánh giặc cho cam tâm, vốn không giữ thành lũy bỏ đi, mà hiệu lực theo quân cho đáng số.
( Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc).
Bởi căm thù giặc, bởi yêu nước mãnh liệt nên họ mới sẵn sàng hy sinh. Lòng căm thù ấy tràn ra đầu ngọn bút Nguyễn Đình Chiểu.
Bữa thấy bong bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan, ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ.
Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chem. Rắn đuổi hươu, hai vầng nhật nguyệt chói lòa, đâu dung lũ treo dê bán chó.
Người nông dân Nam Bộ bấy giờ chưa hề được tập luyện quân sự, ra trận với cái nghèo truyền kiếp và hy sinh như những anh hùng thật sự. Họ để lại sau mình nỗi đau sự trống vắng của người thân, và của tác giả.
“ Đau đớn bấy mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều, não nùng thay, vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bong xế dật dờ trước ngõ”.
Hiện thực hiện ra trước mắt nhà thơ, hiện ra trong từng bài thơ, qua từng sáng tác thật chẳng tươi đẹp gì. Một xã hội đang dần lụi tàn luôn mang theo bên nó những nỗi nhức nhối, những niềm đau mà một nhà thơ mù lòa cũng có thể cảm nhận được bằng tất cả tâm hồn và tình yêu thương dân, nước.
Nhưng hiện thực dù là tàn nhẫn đến mấy, tự torng thơ của Đồ Chiểu luôn ánh lên những hy vọng, những ước mơ không bao giờ bị dập tắt. Một Lục Vân Tiên hào hiệp tốt bụng, bị hãm hại nhưng luôn được người, được thần giúp đỡ. Hình ảnh chàng Vân Tiên được Giao Long cứu giúp là một hình ảnh đẹp trong tác phẩm. Một niềm tin tuyệt đối về tình nghĩa và cũng là một bản tố cáo sự tàn nhẫn độc ác của những kẻ bất nhân. Vân Tiên lại tiếp tục được Ngư Ông giúp đỡ và được thuốc tiên làm cho sáng mắt, đó phải chăng là ước mơ về “ ở hiền gặp lành” của Nguyễn Đình Chiểu sao? Nàng Nguyệt Nga chung thủy, chàng Hớn Minh trọng nghĩa, chàng Vương Tử Trực thẳng thắn, tất cả đều vượt qua được những khó khăn, cám dỗ và cạm bẫy để rồi được hưởng một cuộc sống vui vẻ hạnh phúc thật sự. Những kẻ ác độc, bội bạc thì phải nhận được cái giá đích đáng cho những việc mình đã làm. Lục Vân Tiên được coi là bài ca chiến thắng của lẽ phải, của những phẩm chất, khí tiết thanh cao. Những sáng tác trong giai đoạn đất nước bị giặc Pháp chiếm đón lại có bước phát triển mới mẻ, Nguyễn Đình Chiểu quan tâm sâu sắc hơn tới nỗi đau mất nước ,và nỗi thống khổ của nhân dân. Là một nhà nho phong kiến, ý thức của ông vẫn chưa thoát khỏi phần nào hệ phong kiến xưa.
Bởi vậy hình ảnh ông mơ ước về người giúp dân luôn là những anh hùng hào kiệt, những minh quân.
Chừng nào thánh đế ân soi thấu
Một trận mưa nhuần rửa núi sông.
( Xúc cảnh – trích Ngư Tiều y thuật vấn đáp).
Một niềm tin mãnh liệt về một vị thánh đế sẽ giúp dân, giúp nước. Đồ Chiểu sống cả cuộc đời với niềm tin, niềm hy vọng đó. Dẫu rằng đã từng sống trong cảnh.
Mây giăng ải Bắc trong tin nhạn
Ngày xế non Nam bặt tiếng hồng.
Nhưng chưa bao giờ lòng nhà thơ hết tin tưởng, hết mơ ước về một đất nước bình yên, nhân dân no đủ dưới sự dẫn dắt của một vị mà không chỉ ông, nhân dân cũng sẽ gọi là “ thánh đế”.
Là một nhà nho mang ý thức hệ phong kiến nhưng Đồ Chiểu là một nhà nho yêu ước, tiến bộ. Với tình yêu dân mãnh liệt, ông hiểu được bản chất của nhả yêu nước đương thời, hiểu sự bất tài của kẻ cầm quyền, vô trách nhiệm.
Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng
Nỡ để dân đen mắc nạn này?
Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu luôn là ngòi bút sắc nhọn, “ chẳng tà” chống lại những gì xấu xa trong xã hội đương thời vừa “ hay ghét” cũng vừa “ hay thương”. Với những hiện thực và mơ ước thể hiện trong các tác phẩm của mình, Nguyễn Đình Chiểu mãi mãi xứng đáng là tượng đài cao quý sừng sững trong lòng dân Nam Bộ và trong lòng toàn dân Việt Nam hôm qua, hôm nay và mai sau.
Bùi Thị Phương Thư ( Trường Quốc học – Huế).