• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

help me?? Đề cương ôn tập kiểm tra một tiết

dongbangtheyang

New member
Xu
0
1. Trong sản xuất Nông nghiệp của vùng Đông nam bộ có những thế mạnh gì? Dựa trên điều kiện nào?
2. Tại sao Đông Nam bộ có sức thu hút vốn đầu tư nước ngoài?
3. Sản xuất nông nghiệp của vùng ĐB sông Cửu Long dựa trên điều kiện nào?
4. Tại sao ngành chế biến lương thực, thực phẩm ở ĐB sông Cửu Long chiếm tỉ trọng cao?
5. Vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía nam đối với vùng Đông Nam Bộ và vùng ĐB sông Cửu Long.
:cold::cold::cold:
 
5. Vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía nam đối với vùng Đông Nam Bộ và vùng ĐB sông Cửu Long.
Em thử xem lại câu hỏi này xem có chính xác không ? Theo anh nhận thấy thì hai từ " đối với " có sự mâu thuẫn về nội dung kiến thức của vấn đề này.

Cá nhân anh thường thấy thì câu hỏi này bỏ hai từ đó đi, hoặc thay thế bằng từ loại sở hữu "của" vào.
 
1. Trong sản xuất Nông nghiệp của vùng Đông nam bộ có những thế mạnh gì? Dựa trên điều kiện nào?
2. Tại sao Đông Nam bộ có sức thu hút vốn đầu tư nước ngoài?
3. Sản xuất nông nghiệp của vùng ĐB sông Cửu Long dựa trên điều kiện nào?
4. Tại sao ngành chế biến lương thực, thực phẩm ở ĐB sông Cửu Long chiếm tỉ trọng cao?
5. Vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía nam đối với vùng Đông Nam Bộ và vùng ĐB sông Cửu Long.
:cold::cold::cold:

Câu 1: Thế mạnh trong sản suất Nông Nghiệp của ĐNB:
- Địa hình thoải, đất bazan, đất xám. Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, nguồn sinh thuỷ tốt

- Mặt bằng xây dựng tốt. Các cây trồng thích hợp: Cao su, cà phê, hồ tiêu, điêu, đậu tương, lạc, mía đường, thuốc lá, hoa quả.

Dựa trên điều kiện tự nhiên:

- Phía tây giáp Căm-Pu-Chia
- Phía bắc giáp duyên hải NTB và Tây Nguyên
- Phía đông giáp biển Đông
- Phía nam giáp Căm-Pu-Chia và đồng bằng sông Cửu Long
- Là cầu nối giữa Tây Nguyên, DH Nam Trung Bộ với đb sông Cửu Long
- Cầu nối giữa đất liền với biển đông giàu tiềm năng
- Ngoài ra vùng còn lợi thế giao lưu với các nước khác trong khu vực Đông Nam Á

Câu 2: Đông Nam bộ có sức thu hút vốn đầu tư nước ngoài vì:+ Vị trí địa lí kinh tế thuận lợi.
+ Có tiềm lực kinh tế lớn hơn các vùng khác.
+ Vùng phát triển năng động.
+ Số lao động có kỹ thuật nhiều, nhạy bén với KHKT, năng động.

Câu 3: Sản xuất nông nghiệp của vùng ĐB sông Cửu Long dựa trên điều kiện:
- Có diện tích Đất phù sa rộng lớn, màu mỡ.
- Khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, lượng mưa lớn.
- Sông ngòi, kênh rạch dày đặc.
- Dân đông, có kinh nghiệm trong SX lúa.
- Có nhiều chính sách phát triển nông nghiệp.
- Diện tích đồng bằng rộng, đất đai màu mỡ
- Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm và điều hoà.
- Điều kiện tưới tiêu thuận lợi
- Người dân thích ứng linh hoạt trong sản xuất.
- Diện tích mặt nước (Biển, sông ngòi) rộng
- Biển ấm quanh năm.
- Nguồn thức ăn, thuỷ sản phong phú.

Câu 4: ngành chế biến lương thực, thực phẩm ở ĐB sông Cửu Long chiếm tỉ trọng cao vì:
ĐBSCL là vùng trọng điểm lúa lớn nhất cả nước (do những thuận lợi về thiên nhiên, cũng như con người.)
- Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước: xoài, dừa, cam, bưởi….
- Nuôi vịt đàn phát triển mạnh.
- Nghề khai thác và nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh: chiếm hơn 50% sản lượng cả nước

=> Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm của cả nước, hàng năm cung cấp khoảng 50% sản lượng lúa, 52% sản lượng thủy sản, 70% sản lượng trái cây của cả nước. Đây là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển công nghiệp nông thôn, đặc bịêt là công nghiệp chế biến nông sản, chế biến thủy sản phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

- Đảm bảo cung cấp lương thực cho vùng và cả nước.
- Phục vụ xuất khẩu.
Câu 5: Vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía nam đối với vùng Đông Nam Bộ và vùng ĐB sông Cửu Long.

CÁC TRUNG TÂM KINH TẾ VÀ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM - VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
1. Ba trung tâm kinh tế lớn là TP Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu
2. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam:
- Phạm vi gồm Đông Nam Bộ và Long An.
- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có vai trò quan trọng đối với vùng Đông Nam Bộ. Kết hợp với sự phát triển về kinh tế và xã hội đối của cả nước.
- Là vùng kinh tế trọng điểm quan trọng nhất nước ta.

[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (Vùng KTTĐPN) bao gồm TP. Hồ Chí Minh và 7 tỉnh: Đồng Nai; Bình Dương; Bà Rịa-Vũng Tàu; Bình Phước; Tây Ninh; Long An và Tiền Giang, có diện tích tự nhiên trên 30.000 km2 (chiếm 9,2% diện tích cả nước); dân số 14,7 triệu người (chiếm 17,7% cả nước). Năm 2005, so với cả nước, GDP toàn vùng chiếm 40% và GDP/người đạt 22 triệu đồng, gấp 2,4 lần so với mức bình quân chung của nước ta. Kim ngạch xuất khẩu của toàn vùng chiếm 74% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước (năm 2005) và tăng trung bình 21,4%/năm trong 5 năm qua. Vị trí, vai trò của Vùng KTTĐPN ngày càng khẳng định tầm quan trọng và là động lực đối với sự tăng trưởng kinh tế của cả nước.[/FONT]
Tham khảo thêm: Các lợi thế của Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

- Thế mạnh về vị trí: Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nằm giữa một khu vực kinh tế năng động và phát triển, liền kề với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam vùng phát triển năng động nhất Việt Nam bên cạnh các nước Đông Nam á (Thái Lan, Singapore, Malaixia, Philippin, Indonesia...) một khu vực kinh tế năng động và phát triển là những thị trường và đối tác đầu tư quan trọng. Vùng kinh tế này cũng nằm trong khu vực có đường giao thông hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng, giữa Nam á và Đông á cũng như Châu úc và các quần đảo khác trong Thái Bình Dương. Vị trí này hết sức quan trọng quan trọng cho giao lưu quốc tế.

- Thế mạnh về khoáng sản: ĐBSCL có tài nguyên khoáng sản đa dạng. Có triển vọng dầu khí trong thềm lục địa tiếp giáp thuộc biển Đông và Vịnh Thái Lan gồm các bể trầm tích sau: bể trầm tích Cửu Long, Nam Côn Sơn, Thổ Chu - Mã Lai. Đá vôi có trữ lượng khoảng 130 đến 440 triệu tấn. Đá Granit, Andesit có khoảng 450 triệu m3. Sét gạch ngói có trữ lượng đến 40 triệu m3. Cát sỏi có trữ lượng đến 10 triệu m3/năm. Than bùn có lượng 370 triệu tấn, trong đó U Minh khoảng 300 triệu tấn. Nước khoáng có ở Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Minh Hải.

- Thế mạnh về đất đai: Đồng bằng sông Cửu Long, một trong những đồng bằng châu thổ rộng và phì nhiêu ở Đông Nam á và thế giới, là một vùng đất quan trọng, sản xuất lương thực lớn nhất nước, là vùng thuỷ sản và vùng cây ăn trái nhiệt đới lớn của cả nước. Tổng diện tích Đồng bằng sông Cửu Long, không kể hải đảo, khoảng 3,96 triệu ha, trong đó khoảng 2,60 triệu ha được sử dụng để phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản chiếm 65%. Trong quỹ đất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm chiếm trên 50%, trong đó chủ yếu đất lúa trên 90%.

- Thế mạnh về kinh tế biển: Đồng bằng sông Cửu Long có bờ biển dài trên 700 km khoảng 360.000 km2 vùng kinh tế đặc quyền, giáp biển Đông và Vịnh Thái Lan, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế biển.

- Thế mạnh về nhân lực: Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có dân số đông nhất trong các vùng của cả nước, chiếm 22% dân số cả nước. Dân số trong độ tuổi lao động của vùng năm 2000 khoảng 9,7 triệu người, và khoảng trên 12 triệu người năm 2010, chiếm tỷ trọng đông nhất 22,3% so với toàn quốc, trong khi đồng bằng Sông Hồng chiếm 20% so với toàn quốc.
Anh nghiên cứu và sưu tầm rồi trả lời, cũng chưa hẳn đã là đúng. Vì thế nên Em nghiên cứu thêm SGK và nhờ các thầy cô giáo hướng dẫn, bổ sung thêm vào bài viết của mình nhé.
Chúc em vui và học tốt cùng với Diễn Đàn Kiến Thức.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top