• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

[HELP] Cần hướng dẫn kĩ năng vễ biểu đồ địa lí và nhận xét tn thpt

Mr Bi

New member
Xu
74
Năm ny thi tnpt, hiện tại tôi cần một số hướng dẫn về kĩ năng vẽ biểu đồ địa lí và nhận xét. Đặc biệt là hướng dẫn của phần nhận xét. Ai có kinh nghiệm quý báu mong được chia sẻ. Thanks rất nhiều cho ai chia sẻ! :72:
 

Hữu Bi

New member
Xu
0
Năm ny thi tnpt, hiện tại tôi cần một số hướng dẫn về kĩ năng vẽ biểu đồ địa lí và nhận xét. Đặc biệt là hướng dẫn của phần nhận xét. Ai có kinh nghiệm quý báu mong được chia sẻ. Thanks rất nhiều cho ai chia sẻ! :72:

KỸ NĂNG NHẬN XÉT BIỂU ĐỒ

CHÌA KHOÁ ĐẠT ĐIỂM TỐI ĐA MÔN ĐỊA LÝ


Để có thể đạt điểm cao môn Địa lý, kỹ năng nhận xét biểu đồ là một yếu tố quan trọng giúp các bạn có một bài thi thành công! Tuy nhiên, mỗi loại đề bài và mỗi loại biểu đồ lại yêu cầu những phương pháp nhận xét khác nhau, gây lúng túng cho không ít bạn trong khi làm bài thi. Sau đây là một số kỹ năng để các bạn tham khảo:

DẠNG 1: DẠNG BIỂU ĐỒ CỘT

Enlarge this image Click to see fullsize



Trường hợp cột đơn (chỉ có một yếu tố)
* Bước 1: Xem xét năm đầu và năm cuối của bảng số liệu để trả lời câu hỏi tăng hay giảm? và tăng giảm bao nhiêu? (lấy số liệu năm cuối trừ cho số liệu năm đầu hay chia đều được).
* Bước 2: Xem số liệu ở khoảng trong để trả lời tiếp là tăng (hay giảm) liên tục hay không liên tục? (lưu ý những năm nào không liên tục).
* Bước 3: Nếu liên tục thì cho biết giai đoạn nào nhanh, giai đoạn nào chậm. Nếu không liên tục: thì năm nào không liên tục.
* Kết luận và giải thích qua về xu hướng của đối tượng.
Ví dụ:
Vẽ biểu đồ và nhận xét tình hình dân số ở nước ta theo bảng sau và nhận xét
(Đơn vị: triệu người)
Nhận xét:
- Từ năm 1921 đến năm 2002: dân số nước ta tăng liên tục và tăng từ 15,6 lên 80 triệu người (tăng 64,4 triệu người; hay tăng gấp hơn 5 lần).
- Từ năm 1921 đến năm 1960: dân số nước ta tăng chậm, gấp 2 lần trong 39 năm (hay tăng 14,6 triệu người trong 39 năm, bình quân mỗi năm tăng 0,37 triệu người).
- Từ năm 1960 đến năm 1990: dân số nước ta tăng nhanh hơn, gấp 2,2 lần chỉ trong 30 năm (hay tăng 36 triệu người trong 30 năm, bình quân mỗi năm tăng 1,2 triệu người).
- Năm 1990 đến năm 2002: dân số nước ta có xu hướng tăng chậm lại, tăng 13,8 triệu người trong 12 năm, bình quân mỗi năm tăng 1,2 triệu người.
- Dân số nước ta tăng nhanh qua các năm, đặc biệt vào những năm 60 và 70, đây là thời kì bùng nổ dân số ở nước ta. Xu hướng tăng chậm lại vào đầu thế kỉ 21.Tuy tỉ lệ tăng dân số hàng năm có giảm nhưng dân số vẫn tăng nhanh bởi vì dân số nước ta đông.

Trường hợp cột đôi, ba (ghép nhóm) … (có từ hai yếu tố trở lên)
* Nhận xét xu hướng chung.
* Nhận xét từng yếu tố một, giống như trường hợp 1 yếu tố (cột đơn)
* Sau đó kết luận (có thể so sánh, hay tìm yếu tố liên quan giữa hai cột)
* Có một vài giải thích và kết luận.
Ví dụ:
Hãy nêu nhận xét về sản lượng than sạch và phân hoá học ở Việt Nam giai đoạn 1976 – 1997
(Đơn vị: Nghìn tấn)
Nhận xét:
* Giai đoạn 1976 – 1997:
- Than sạch ở nước ta tăng không liên tục, tăng từ 5.700 lên 10.647 nghìn tấn (tăng 4.947 nghìn tấn).
- Phân hoá học cũng tăng không liên tục, tăng từ 435 lên 994 nghìn tấn (tăng 559 nghìn tấn ).
- Ngành công nghiệp chế biến than sạch luôn có sản lượng cao hơn công nghiệp chế biến phân hoá học.
* Trong đó:
- Giai đoạn 1976 – 1985: Cả than và phân bón đều tăng, than tăng 100 nghìn tấn, phân tăng 96 nghìn tấn.
- Giai đoạn 1985 – 1990: cả than và phân bón đều giảm, than giảm 1.173 nghìn tấn, phân giảm 177 nghìn tấn.
- Giai đoạn 1990 – 1997: cả than và phân bón đều tăng trở lại, than tăng 6.020 nghìn tấn, phân tăng 650 nghìn tấn.
>>>Tóm lại: Từ năm 1976 – 1997: Cả than và phân bón có thời gian tăng không liên tục giống nhau, trong đó phân bón tăng nhanh hơn than (phân tăng 2,28 lần, còn than tăng 1,87 lần). Do nhu cầu ngày càng tăng của quá trình phát triển kinh tế đất nước, do vậy sản lượng của ngành công nghiệp chế biến tăng lên.
* Trường hợp cột là các vùng, các nước…

- Cái đầu tiên đó là nhìn nhận chung nhất về bảng số liệu nói lên điều gì.
- Tiếp theo hãy xếp hạng cho các tiêu chí: Cao nhất, thứ nhì… thấp nhất (cần chi tiết). Rồi so sánh giữa cái cao nhất và cái thấp nhất, giữa đồng bằng với đồng bằng, giữa miền núi với miền núi.
- Một vài điều kết luận và giải thích.
Ví dụ:
Công suất của một số nhà máy thủy điện ở nước ta. (Đơn vị: nghìn kw)
Nhận xét:
>> Trong các nhà máy thủy điện nêu trên, ta thấy:
- Nhìn chung hệ thống các nhà máy thủy điện của nước ta có công suất không lớn (trừ thủy điện Hoà Bình).
- Nhà máy thủy điện Hoà Bình có công suất lớn nhất 1.900.000 kw
- Thứ nhì là Yaly có công suất 700.000 kw
- Thứ ba là Trị An có công suất là 400.000 kw
- Thứ tư là Đa Nhim 160.000 kw
- Thứ năm là Thác Mơ 150.000 kw
- Cuối cùng (hay ghi thấp nhất) là Thác Bà 110.000 kw
- Nhà máy thủy điện Hoà Bình cao hơn Thác Bà đến 17,3 lần.
>>> Các nhà máy thủy điện của nước ta đã và đang đáp ứng một phần lớn nhu cầu về tiêu thụ năng lượng cho quốc gia. Trong tương lai nhu cầu điện năng tăng cao vì thế vai trò của năng lượng nói chung, thủy điện nói riêng càng có vai trò to lớn. Để ngày càng đáp ứng đầy đủ nhu cầu đó, hiện nay Chính phủ đang cho xây dựng thêm các nhà máy thủy điện có công suất lớn hơn nữa (như thủy điện Sơn La công suất 2,4 triệu kw…)

DẠNG 2: BIỂU ĐỒ TRÒN


* Khi chỉ có một vòng tròn: ta nhận định cơ cấu tổng quát lớn nhất là cái nào, nhì là, ba là… Và cho biết tương quan giữa các yếu tố (gấp mấy lần hoặc kém nhau bao nhiêu %). Đặc biệt là yếu tố lớn nhất so với tổng thể có vượt xa không?
Lưu ý : Tỷ trọng có thể giảm nhưng số thực nó lại tăng, vì thế cần ghi rõ. Ví dụ: xét về tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm… không ghi trống kiểu ngành nông nghiệp giảm … vì như thế là chưa chính xác, có thể bị trừ hay không được cho điểm.
* Khi có từ hai vòng tròn trở lên (giới hạn tối đa là ba hình tròn cho một bài)
- Nhận xét cái chung nhất (nhìn tổng thế): tăng/ giảm như thế nào?
- Ta nhận xét tăng hay giảm trước, nếu có ba vòng trở lên thì thêm liên tục hay không liên tục, tăng (giảm) bao nhiêu?
- Sau đó mới nhận xét về nhất, nhì, ba … của các yếu tố trong từng năm, nếu giống nhau thì ta gom chung lại cho các năm một lần thôi (không nhắc lại 2, 3 lần)
* Cuối cùng, cho kết luận về mối tương quan giữa các yếu tố.
* Có thêm giải thích chút về vấn đề.
* Trường hợp cho bảng số liệu mang giá trị tuyệt đối (tỉ đồng, nghìn tấn, nghìn ha…) thì cần phải xử lý ra số liệu tương đối ( % ). Và cần lưu ý nếu có từ 2 hình tròn trở lên chúng ta cần tính bán kính của hình tròn.
Ví dụ 1: Vẽ biểu đồ cơ cấu lao động phân theo các ngành kinh tế ở nước ta năm 1999 (Đơn vị: %)
QUOTE Ta nhận xét như sau:
Năm 1999, ở nước ta:
- Lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm nhiều nhất: 63,5%.
- Dịch vụ đứng thứ hai với 25%.
- Công nghiệp thấp nhất chỉ còn 11,5% lao động.
- Lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp nhiều gấp 5,5 lần lao động trong công nghiệp và gấp 2,5 lần dịch vụ.
- Tóm lại: Nền kinh tế ở nước ta chủ yếu vẫn là nông, lâm, ngư nghiệp. Công nghiệp, dịch vụ vẫn còn chiếm tỉ trọng thấp. Do điểm xuất phát kinh tế thấp, hơn nữa lại phải trải qua chiến tranh kéo dài.
Ví dụ 2:
Cho bảng số liệu sau: (Đơn vị: %)
a)Vẽ biểu đồ cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) phân theo khu vực kinh tế ở nước ta.
b) Nhận xét
QUOTE Vẽ 2 biểu đồ tròn
Nhận xét:
Từ năm 2000 đến năm 2002 tổng sản phẩm phân theo khu vực kinh tế ở nước ta có sự chuyển dịch:
+ Nông lâm ngư nghiệp giảm, giảm từ 24,6 % xuống còn 23% (giảm 1,5%).
+ Công nghiệp và xây dựng tăng, tăng từ 36,7% lên tới 38,4% (tăng 1,7%).
+ Dịch vụ không tăng, có giảm nhưng không đáng kể (0,01%).
- Trong cả 2 thời điểm thì dịch vụ luôn đứng đầu, kế đến là công nghiệp và thấp nhất là nông lâm ngư nghiệp.
- Năm 2002 sản phẩm công nghiệp và dịch vụ tăng đồng đều và gần tương đương nhau.
- Tóm lại: nền kinh tế nước ta có xu hướng đi lên theo hướng công nghiệp hoá.

DẠNG 3: BIỂU ĐỒ MIỀN

Enlarge this image Click to see fullsize



* Đây là dạng biểu đồ có yêu cầu của đề bài giống với dạng biểu đồ hình tròn (biểu đồ cơ cấu). Nên rất dễ nhầm lẫn với xây dựng biểu đồ tròn.
* Để xác định vẽ biểu đồ miền, với số liệu được thể hiện trên 3 năm (nghĩa là việc vẽ tới 4 hình tròn như thông thường thì ta lại chuyển sang biểu đồ miền). Vậy số liệu đã cho cứ trên 3 năm mà thể hiện về cơ cấu thì vẽ biểu đồ miền.
Cách nhận xét:
- Nhận xét chung toàn bộ bảng số liệu: nhìn nhận, đánh giá xu hướng chung của số liệu.
- Ta nhận xét hàng ngang trước: theo thời gian yếu tố A tăng hay giảm, tăng giảm như thế nào, tăng giảm bao nhiêu? Sau đó đến yếu tố B tăng hay giảm … yếu tố C (mức chênh lệch)
- Nhận xét hàng dọc: yếu tố nào xếp hạng nhất, nhì, ba và có thay đổi thứ hạng hay không?
- Tổng kết và giải thích.
Ví dụ:
Vẽ biểu đồ và nhận xét chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng Sông Hồng
(Đơn vị: %)
Nhận xét:
- Nhìn chung ở Đồng bằng sông Hồng tỉ trọng ngành dịch vụ tăng nhanh và dần chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của vùng. Công nghiệp có tăng nhưng chậm, nông nghiệp giảm nhanh.
Hàng ngang: Từ năm 1986 đến năm 2000: ở Đồng bằng sông Hồng, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch:
- Nông nghiệp giảm liên tục và giảm nhanh từ 49,5% xuống 29,1%, giảm 20,4%.
- Công nghiệp tăng liên tục, tăng nhẹ từ 21,5% lên 27,5% tăng 6%.
- Dịch vụ tăng liên tục, tăng khá nhanh từ 29% lên 43,4% tăng 4%.
Hàng dọc: Từ năm 1980 đến năm 1990, nông nghiệp đứng đầu, dịch vụ đứng thứ hai, công nghiệp đứng thứ 3.
Từ năm 1995 -2000, dịch vụ vươn lên đứng thứ nhất, nông nghiệp đứng thứ hai và công nghiệp đứng thứ 3.
Kết luận: Đồng bằng sông Hồng có sự thay đổi về cơ cấu kinh tế, đi từ nông nghiệp qua dịch vụ, qua công nghiệp. Điều này phù hợp với xu thế chung của thế giới và cũng cho thấy con đường đi lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta nói chung và của đồng bằng sông Hồng nói riêng.

DẠNG 4: DẠNG BIỂU ĐỒ ĐỒ THỊ

Enlarge this image Click to see fullsize



Trường hợp thể hiện một đối tượng:
Bước 1: So sánh số liệu năm đầu và năm cuối có trong bảng số liệu để trả lời câu hỏi: Đối tượng cần nghiên cứu tăng hay giảm? Nếu tăng (giảm) thì tăng (giảm) bao nhiêu? (lấy số liệu năm cuối trừ cho số liệu năm đầu hay chia gấp bao nhiêu lần cũng được)
Bước 2: Xem đường biểu diễn đi lên (tăng) có liên tục hay không? (lưu ý năm nào không liên tục)
Bước 3:
+ Nếu liên tục thì cho biết giai đoạn nào tăng nhanh, giai đoạn nào tăng chậm
+ Nếu không liên tục: Thì năm nào không còn liên tục
Bước 4: Một vài giải thích cho đối tượng, giải thích những năm không liên tục.
Trường hợp cột có hai đường trở lên:
- Ta nhận xét từng đường một giống như trên theo đúng trình tự bảng số liệu cho: Đường A trước, rồi đến đường B, rồi đến C,D…
- Sau đó, chúng ta tiến hành so sánh, tìm mỗi liên hệ giữa các đường biểu diễn.
- Kết luận và giải thích.
Ví dụ: Cho bảng số liệu sau
DÂN SỐ VÀ SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1980 – 2005
1. Trên cùng một hệ toạ độ vẽ đường biểu diễn dân số và đường biểu diễn sản lượng lương thực qua các năm.
2. Nhận xét về diễn biến dân số và sản lượng lương thực của nước ta giai đoạn 1980 – 2005.
Trả lời:
1. Vẽ biểu đồ
- Biểu đồ 2 đường biểu diễn
- Có chú giải và tên biểu đồ.
2. Nhận xét
- Dân số và sản lượng lương thực của nước ta đều tăng, nhưng tốc độ tăng không đều:
+ Dân số tăng 1,55 lần.
+ Sản lượng lương thực tăng 2,75 lần. Do sản lượng có tốc độ tăng nhanh hơn dân số, nên bình quân lương thực theo đầu người ở nước ta tăng khá nhanh (năm 1980 là 268 kg/người, năm 2005 là 476,5 kg/người).
- Tuy nhiên, tốc độ tăng sản lượng lương thực còn chậm vì để tăng 1% dân số thì phải tăng 4% sản lượng lương thực. Do đó để đảm bảo an ninh lương thực một mặt phải đẩy mạnh phát triển sản xuất lương thực mặt khác phải hạ thấp tỉ lệ tăng dân số.

DẠNG 5: BIỂU ĐỒ KẾT HỢP


Các bước nhận xét của dạng này thì giống như biểu đồ đồ thị
Ví dụ: Cho bảng số liệu sau:
DÂN SỐ VÀ TỈ SUÂT GIA TĂNG DÂN SỐ TỰ NHIÊN Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1960 – 2006
1. Vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện quy mô dân số và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta, giai đoạn 1960– 2006.
2. Nêu nhận xét.
3. Giải thích vì sao hiện nay quy mô dân số nước ta vẫn tăng mặc dù tỉ lệ tăng dân số đã giảm nhanh.
Hướng dẫn trả lời:
1. Vẽ biểu đồ:
- Biểu đồ kết hợp đường (tỉ suất gia tăng tự nhiên) và cột (dân số).
- Có chú giải, chú ý khoảng cách năm.
- Tên biểu đồ.
2. Nhận xét
- Dân số nước ta liên tục tăng qua các năm (dẫn chứng).
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm (dẫn chứng). Đây là kết quả của việc triển khai cuộc vận động dân số, kế hoạch hoá gia đình.
3. Giải thích
- Do quy mô dân số hiện nay lơn hơn trước đây nhiều, vì vậy tuy tỉ lệ gia tăng dân số giảm nhanh, nhưng tổng dân số vẫn tăng nhanh.
- Do hậu quả của vấn đề tăng nhanh dân số trước đây nên số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở nước ta hiện nay chiếm tỉ lệ khá đông.
 

Phong Cầm

Yêu!
Thành viên BQT
Biểu đồ Địa Lý rất đơn giản nếu ta hiểu được quy luật của nó. TRước tớ học cấp 3 và ôn thi Đh không mất công cho phần này .
Trước hết vẽ biểu đồ, các dạng cơ bản của nó là BĐ Tròn, cánh quạt ( thi tốt nghiệp chắc dạng này ít có), miền, đường,cột... ngoài ra có các BĐ kết hợp nữa nhưng mà mình nghĩ chỉ cần tốt nghiệp thui thì không ra dạng đó nhiều: biểu đồ đường kết hợp bđ cột hay gặp nhất.
Nếu cho dữ liệu 2, 3 năm để so sánh thì là vẽ BĐ tròn, lớn hơn ta chuyển sang BĐ miền. Tóm lại là các biểu đồ rất dễ :

1. Khi vẽ các biểu đồ cột, biểu đồ đường, biểu đồ đường, biểu đồ kết hợp cột và đường cần chú ý:


a. Trục giá trị (y) phải chia các đơn vị giá trị, có giá trị cao nhất, lớn hơn giá trị cao nhất trong bảng số liệu và có mũi tên chỉ chiều tăng giá trị.
b. Trục định loại (x) phải ghi rõ danh số.

· Nếu thể hiện mốc thời gian năm tháng … thì ghi khoảng cách giữa các mốc thời gian chia theo tỉ lệ.
· Đối với biểu đồ cột đơn thì phải ghi giá trị trên đầu mỗi cột.(Trường hợp số lượng cột ít ( < 7 ) là vừa đủ để nhìn biểu đồ không bị rối, gây nhầm lẫn khi nhận xét và nghiên cứu, khảo sát biểu đồ)
· Phải thiết kế kí hiệu ở bảng chú giải trước khi vẽ biểu đồ.
· Phải ghi tên biểu đồ ở phía dưới.

26017_bd_cot_don_picture2.png


Biểu đồ thể hiện lượng mưa trung bình của Hà Giang

2. Khi vẽ biểu đồ tròn cần chú ý:

a. Thiết kế bảng chú giải trước khi vẽ.
b. Trật tự các quạt phải theo đúng trật tự của bảng số liệu và bảng chú giải.

*Quy trình vẽ:

· Quạt thứ nhất bắt đầu từ tia 12 h và các quạt tiếp theo vẽ thuận theo chiều kim đồng hồ.
· Nếu bảng số liệu chỉ cho các giá trị tuyệt đối ( ví dụ : triệu tấn, triệu ha… ) thì phải chuyển thành các giá trị % để vẽ biểu đồ tròn.

*Ví dụ: Để biểu diễn cơ cấu cây trồng với bảng số liệu như sau:

Diện tích (nghìn ha) Chuyển sang %
Cây lương thực 6474.6 ***** 71.6
Cây công nghiệp 1199.3 ***** 133.3
Cây thực phẩm 1366.1 ***** 15.1
Tổng số 9040 ***** 100

26016_co_cau_picture1.png


Biểu đồ thể hiện cơ cấu cây trồng (biểu đồ này là biểu đồ vẽ trên máy nên khi vẽ chỉ vẽ một mặt trước của biểu đồ như đã học)

*Cách thực hiện:

Sau khi chuyển sang bảng số liệu %, ta chuyển sang vẽ hình theo các bước:

a. Tính tỉ lệ
Vd: Tỉ lệ 71.6 % thì ở biểu đồ tròn ta có:
Góc xOy = 71.6 * 3.6 = 257.76
Ta vẽ góc xOy từ tia 12h sang phải 1 góc 257.6*…
b. Viết rõ tên biểu đồ
c. Kẻ bảng chú giải

Với chương trình phổ thông thì khi vẽ dạng biểu đồ này cần chú thích 360 độ tương ứng với 100% ==> 3,6 độ tương ứng với 1% rồi vẽ là có điểm tuyệt đối chứ ko cần phải lập bảng xử lí số liệu ra làm gì ----> rất nhanh chóng.


Cách nhận xét biểu đồ:

- nhận xét từ nhỏ đến lớn, từ riêng lẻ đến bao quát. nhận xét từng năm (nếu số lượng năm < 4), còn không thì nhận xét từng ngành (ví dụ đó là biểu đồ ngành , chắc chắn >4 không có BĐ tròn rồi, sẽ là biểu đồ cột, đường orr miền, ta lấy đối tượng và px giả dụ đối tượng ở đây là cơ cấu ngành nào đó) nhận thấy sự tăng giảm, đi lên/ xuống qua các năm mà ta vừa vẽ ra, xem trong năm đó tình hình các ngành hay sản lượng....biến đổi như thế nào . Sau đó nhìn lại, tổng kết chiều hướng phát triển, thay đổi *tăng lên, giảm đi) của sản lượng, cơ cấu ngành...=> kiểu gì cũng sẽ đi theo hướng: Công nghiệp tăng, dịch vụ tăng chậm, không đều , nông nghiệp giảm... Còn trong từng ngành , các loại nhỏ hơn thì cũng tương tự...Kết lại = xu hướng phát triển của đất nước, của ngành
- Đường , cột cũng vậy ( cái này có mô típ chung ý mà, chém cái nào cũng như nhau hết, có điều phải nói kèm dẫn chứng, dữ liệu, tăng bao nhiêu, giảm bao nhiêu, giảm / tăng nhiều hay ít, tăng mạnh hay tăng nhẹ) sau đó chốt lại xu hướng tổng quát.

Mình nói loanh quanh có hiểu j không nhể. Ai muốn giúp đỡ về Địa lí , tìm phong cầm nhá, phong cầm tình nguyện giúp đỡ, không đỗ không lấy tiền :D

 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top