PHÚC KEYNES
New member
- Xu
- 0
Charles B. Guignon (chủ biên).
The Cambridge Companion to Heidegger
Cambridge University Press, 1993.
--- o0o ---
HEIDEGGER VÀ BƯỚC NGOẶT THÔNG DIỄN HỌC
Những thập niên cuối cùng của thế kỷ này [thế kỷ 20 – chú thích của người dịch, ĐHP] được đánh dấu bằng một sự khảo sát liên ngành trên diện rộng lý thuyết về sự lý giải và những hàm ý thực tiễn của nó. Bàn về một cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng có lẽ là quá rộng, nhưng chắc chắn đã có một phong trào khá phổ biến có thể gọi là “bước ngoặt thông diễn học”. Bước ngoặt này mang nhiều hình thức khác nhau, gồm: nghiên cứu hậu cấu trúc về văn hóa, nghiên cứu giải cấu trúc về văn chương, nhân loại học lý giải và khoa học xã hội, và nghiên cứu luật học phê phán. Đương nhiên, những bước ngoặt chuyên biệt diễn ra trong từng lĩnh vực này là những sự phản ứng lại với các cách thức thực hành cũ hơn ở từng bộ môn. Nhưng trong bất cứ trường hợp nào, việc nhấn mạnh đến sự lý giải được dùng như là liều thuốc giải, như những quan niệm khách quan luận về các phương pháp của bộ môn thường làm. Nhưng ắt hẳn ta không thể nào hình dung ra những bước ngoặt đặc thù ấy nếu không có một biến đổi sâu sắc trước đó trong thế kỷ này: sự biến đổi trong triết học do Martin Heidegger gây ra vào năm 1927 trong công trình Sein und Zeit/ Tồn tại và Thời gian. Bước ngoặt thông diễn học của Heidegger được biểu hiện rõ nhất trong các tiểu mục 31 và 32 của sách ấy, ở đó Heidegger biến việc hiểu trên cơ sở lý giải thành cách thế hiện hữu trung tâm của con người (hay Dasein).
Vào năm 1927, bản thân Heidegger cũng không thể nào thấy trước được những tác động khác nhau của lý thuyết của ông đến tư tưởng sau này, và trong phần cuối bài tiểu luận này, tôi sẽ mô tả sự ảnh hưởng của ông đến triết học thông diễn học và triết học giải cấu đã nổi lên vào nửa sau thế kỷ này. Nhưng lúc đó, Heidegger xem nghiên cứu của ông về sự hiểu như là một sự đoạn tuyệt có tính cách mạng với những sự nhấn mạnh của triết học truyền thống với đến các vấn đề về nhận thức và đến sự phân đôi giữa tính chủ quan và tính khách quan. Để giải thích sự đoạn tuyệt này, tôi sẽ bắt đầu bằng cách xem xét chi tiết nghiên cứu của Heidegger về sự hiểu (understanding) và sự lý giải (interpretation) trong Tồn tại và thời gian, đặt tài liệu này trên cái nền của thông diễn học truyền thống cũng như của triết học Descartes và triết học Kant.
Bước ngoặt siêu thông diễn học trong sự tự-quan niệm của triết học
Hans-Georg Gadamer là triết gia đầu tiên phát triển nghiên cứu của Heidegger về sự lý giải thành một thông diễn học tổng quát. Trong Wahrheit und Methode: Grundzüge einer philosophischen Hermeneutik/ Chân lý và phương pháp: Những nền tảng của thông diễn học triết học (1960), ông định nghĩa thông diễn học là công việc triết học mà câu hỏi trung tâm là: “Làm thế nào sự hiểu có thể có được?” [1]Phát biểu này là một cách trực diện nói lên cái đặc trưng của thông diễn học triết học mà chính Gademer đã góp vào cho triết học thế kỷ 20. Tuy nhiên, trước Heidegger, hay với bất cứ ai chưa đọc Heidegger, câu hỏi ắt sẽ lạc hướng, bởi lẽ thông diễn học do đó chỉ có thể là một ngành của triết học, ngành phân tích hiện tượng của sự hiểu đối lập với những hoạt động khác của con người như nhận thức hay ngôn ngữ. Các triết gia thông diễn học trước Heidegger không suy tưởng về sự hiểu theo cách này, và vì thế họ phân biệt các bộ môn có thể sở đắc được tri thức bằng con đường khách quan, như trong các ngành khoa học tự nhiên, với các bộ môn không mang lại những giải thích tựa như là quy luật mà thay vào đó là đưa ra những lý giải, như trong các ngành khoa học nhân văn (hay Geisteswissenschaften/ các khoa học tinh thần).
Được phân loại như vậy là vì các bộ môn khoa học nhân văn như sử học, luật học, nghiên cứu văn học và văn hóa (và có lẽ cả bản thân triết học) hiếm khi hay không bao giờ mang lại những giải thích cố sao chụp các quy luật nhân quả trong khoa học tự nhiên, chúng có vẻ là đám bà con nghèo nàn trong gia tộc tri thức. Một sự bảo vệ cho Geisteswissenschaftennày là yêu sách một vị thế riêng cho chúng và xem chúng như là những ví dụ cho một thao tác nhận thức riêng biệt được gọi là sự hiểu. Sự vận động này, xuyên suốt thông diễn học truyền thống từ Friedrich Schleiermacher (1768-1834) đến Wilhelm Dilthey (1833-1911), có một nhược điểm vì nó có vẻ như từ bỏ sự hiểu như là một phụ loài phái sinh và không đầy đủ của nhận thức.
Phần di sản cốt lõi của Heidegger đến từ quan niệm khác rất đáng chú ý của ông về thông diễn học. Phân tích pháp của Heidegger về Dasein như là tồn tại-trong-thế giới làm thay đổi cách hiểu của ta về sự hiểu từ chỗ là một hiện tượng phái sinh đến chỗ là đặc điểm cốt lõi, viên đá đỉnh vòm, của kinh nghiệm con người. Như Gadamer nhận xét: “Phân tích pháp trên bình diện thời gian của Heidegger về Dasein, theo tôi, đã chỉ ra một cách thuyết phục rằng hiểu không thật đúng là một trong những hành vi khả hữu khác nhau của chủ thể mà là cách thế tồn tại của chính Dasein … và vì thế bao quát toàn bộ kinh nghiệm của nó về thế giới.”[2]Khi sự hiểu trở thành hiện tượng trung tâm cho triết học, thông diễn học không còn được quan niệm chỉ đơn thuần như là một ngành hẹp của triết học nữa. Thay vào đó, bản thân triết học lại trở thành thông diễn học. Hay ít ra, giờ ta có thể nói về một tiếp cận thông diễn học đến với triết học đối lập với cách tiếp cận truyền thống đi từ Descartes qua Kant rồi đến Husserl.” Lối tiếp cận truyền thống này quan niệm con người như là một “chủ thể”, một chủ thể nhận thức (knower) tách mình khỏi thế giới và khỏi hoạt động thực tiễn trong thế giới.
Bước ngoặt thông diễn học của Heidegger là triệt để hơn triết học thời kỳ đầu, rồi vì nó tránh mô hình truyền thống về chủ thể như là chủ thể nhận thức đứng bên trên cái phải được biết, tức thế giới khách quan. Bước ngoặt thông diễn học của ông cho thấy hai điều: 1) từ vựng tâm thức học của mô hình chủ thể-khách thể không phải là khởi điểm khả hữu duy nhất cho triết học; 2) từ vựng này là phái sinh tử khởi điểm cơ bản hơn, ở đó Dasein và thế giới gặp nhau trong sự hiểu. Heidegger quan niệm Dasein và thế giới như là việc tạo thành một vòng tròn, và vì thế ông mở rộng vòng tròn thông diễn truyền thống giữa văn bản và việc đọc văn bản xuống đến cấp độ tiên khởi nhất của sự hiện hữu của con người. Theo nghĩa truyền thống, hệ hình cho vòng tròn thông diễn là việc đọc một văn bản, ở đó ta không thể lý giải các bộ phận nếu không hiểu cái toàn bộ, và cũng không thể nắm bắt cái toàn bộ nếu không hiểu các bộ phận. Như tôi sẽ giải thích, trong phần quan niệm sâu sắc hơn của Heidegger về vòng tròn thông diễn như là một đặc điểm của sự hiện hữu của con người nói chung, quan hệ giữa sự nhận thức và sự hiểu không phải là quan hệ đối kháng cũng không phải là quan hệ dửng dưng, mà là quan hệ mà nhiệm vụ đạt được sự nhận thức sao cho chính đáng là một phụ loài (subspecies) của hiện tượng phổ biến hơn của sự hiểu của con người.
Trong tiểu mục 31 quyển Tồn tại và thời gian, Heidegger bắt đầu tiến hành triệt để bước ngoặt thông diễn học bằng cách phân biệt quan niệm của mình về sự hiểu với một quan niệm khác về việc làm sao mà nhà triết học lại có thể quan tâm đến việc phân tích sự hiểu: “Giống như sự giải thích, ‘hiểu’ theo nghĩa là một loại nhận thức khả hữu trong số các loại nhận thức khác (như được phân biệt với giải thích chẳng hạn) phải được lý giải như là một phổ sinh phái sinh của sự hiểu tiên khởi ấy, vốn là một trong những yếu tố cấu thành của sự Tồn tại của những cái tồn tại nói chung” (BT 182). Thông diễn học truyền thống trước Heidegger đã phân biệt sự hiểu và sự lý giải của các khoa học tinh thần với những giải thích tựa như định luật của các khoa học tự nhiên, và vì thế nó đặt mình vào một thế yếu khi siêu-câu hỏi [3]được nêu ra: vị thế của nhận thức được yêu sách bởi bản thân triết học thông diễn học là gì? Bản thân triết học thông diễn học có phải là một sự giải thích đúng đắn hay nó chỉ là một sự lý giải khả hữu? Rõ ràng là, bản thân thông diễn học không đưa ra những giải thích nhân quả, nên đúng ra nó dường như chỉ là một sự lý giải khả hữu, chứ không phải là một sự giải thích dứt điểm, về việc đặt ra câu hỏi và sự hiện hữu của con người. Thông diễn học truyền thống, đặc biệt là Dilthey, vì thế bị lâm vào cảnh phiền phức trước nguy cơ của chủ nghĩa tương đối, nhất là chủ nghĩa tương đối của vị thế triết học của chính nó.
Mà Heidegger lại rất muốn nói rằng quyển Tồn tại và thời gian là một sự lý giải. Nhưng vì có một quan niệm sâu sắc hơn về việc thế nào là sự hiểu, nên ông tất sẽ có một quan niệm về sự lý giải và một nghiên cứu khác về vấn đề sự lý giải nảy sinh từ việc hiểu như thế nào. Khi dùng chữ “hiểu” thì ông không chỉ đơn thuần muốn nói đến một trong những dạng nhận thức nào đó, mà còn nói đến cái năng lực căn bản nhất mà ta có để sống trong thế giới của mình và đối phó sao cho khéo với cái thế giới ấy. Đương nhiên, năng lực này phải tính đến điều rằng cái cách mà những đặc điểm của thế giới bộc lộ ra là thường xuyên thay đổi, và sự thay đổi thường xuyên này đòi hỏi ta phải hình thành những lý giải đặc thù. Vì những dự phóng và những nhu cầu của ta thay đổi, ta sẽ phải thay đổi những lý giải của mình. Chẳng hạn, đôi khi ta phải lý giải mình như là một sinh viên, đôi khi như là một thành viên trong gia đình, đôi khi như là một người tiêu dùng, và đôi khi như là một triết gia. Thế nhưng Heidegger lại cho rằng tất cả các lý giải này đều tiền thiết định một sự hiểu tiên khởi về thế giới ẩn trong những lý giải ấy. Việc ta chuyển từ một lý giải này sang một lý giải khác khi thấy thích hợp là một tín hiệu cho thấy ta đang tiến hành hiểu thế giới. Cho nên một sự thay đổi trong lý giải tuyệt đối không phải là tín hiệu không có sự hiểu, vì trong những trường hợp này sự thay đổi lý giải cho thấy ta có thể đảm đương được nhưng yêu cầu khác nhau mà thế giới đặt lên ta.
Heidegger vẫn đang mô tả “sự hiểu tiên khởi” ẩn trong những phương cách khác nhau của việc ta đang hiện hữu trong thế giới và lý giải nó. Vậy thì vị thế của hoạt động mô tả triết học này là gì? Bản thân sự mô tả triết học là một sự lý giải, nhưng trên bình diện khác với những lý giải xuất phát một cách tự nhiên từ những cách ta ứng phó với thế giới trong cuộc sống thường nhật của mình. Vì thế, Heidegger phân biệt ra hai chữ: Auslegung và Interpretierung. Auslegung, dịch thật chuẩn [sang tiếng Anh] là “interpretation”/ “lý giải” với chữ “i” viết thường, bao gồm các hiện tượng của các kỹ năng thông dụng trong đời sống hàng ngày như: nện búa, đánh máy chữ, hay lái xe. Interpretierung, được dịch là “Interpretation”/ “Lý giải” với chữ “I” viết hoa, gồm sự diễn tả rõ ràng dựa trên suy lý để làm bật vấn đề và sự lý thuyết hóa. Bản thân Interpretierung được xem là hình thái phái sinh từ Auslegung, nhưng rõ ràng là Heidegger không muốn hạ thấp Interpretierung vì quyển Tồn tại và thời gian chính là một Intrepretierung (với nghĩa là lý giải văn bản – chú thích của người dịch, ĐHP). Interpretierung là một công việc phản tư tận căn về các hiện tượng, như người ta đã làm trong triết học và ngữ văn học. Vì thế Heidegger mới yêu sách cái vị thế Intrepretierung triết học, chứ không phải “sự nhận thức” hay “sự lý giải” như là một sự mô tả, cho những gì ông đang làm.
Trong khi các lý giải thông thường ít nhiều mang tính tự động vô ý thức, thì sự Lý giải triết học về các lý giải thông thường ấy lại mang tính phản tư theo hai nghĩa. Thứ nhất, nó mang tính phản tư vì nó phải diễn tả hay nêu bật vấn đề một cách thật rõ ràng những gì đang diễn ra trực tiếp hơn nhưng lại không rõ ràng trong việc ứng phó hàng ngày. Thứ hai, nó là tự-phản tư về mặt lôgic vì tự nó phải là một biểu hiện khả hữu trong nhiều biểu hiện khác của cái hiểu tiên khởi; nó tất sẽ không phải là một biểu tượng của cái gì thuộc một loại khác với nó, mà sẽ là của cái gì thuộc cùng một loại với cái nó nắm bắt được. Sự Lý giải triết học có thể “đúng thật với” (“true to”) hoạt động hiện tượng của những lý giải thông thường về thế giới vì chính nó là một hình thức của cùng một hiện tượng, cho dù đó là một hình thức minh nhiên hay một hình thức được phát biểu rõ ràng hơn. Vì vậy, sự Lý giải triết học không đơn thuần mang tính võ đoán, và cũng không bị đe dọa bởi vấn đề chủ nghĩa tương đối, bởi lẽ nó là một trường hợp của sự hiểu tiên khởi mà nó đang cố nắm bắt lấy. Sự lý giải triết học có thể được cải tiến lại, hoặc nó có thể bị thay thế bởi những sự mô tả lại sau này về việc triết học nên là gì, nhưng nếu thừa nhận có một cái hiểu tiên khởi về thế giới thì sự diễn tả triết học về cái hiểu ấy sẽ trở nên bó buộc ở mức độ nó thỏa ứng với những biểu hiện hiện tượng của sự hiểu, vốn là cái bao gồm cả bản thân triết học.
Có cách nào để kiểm tra sự Lý giải triết học của Heidegger không? Một sự Lý giải như vậy sẽ không chỉ nhằm làm sáng rõ những cách dùng thông thường các thuật ngữ như “hiểu”, “giải thích” và “nhận thức”, mà còn nhằm lý giải lại hay sắp đặt trình tự lại chúng. Việc sắp đặt lại trình tự này là cái đang diễn ra khi Heidegger cho rằng cái gì đó được rút ra từ cái gì đó khác. Nếu Heidegger có thể luận chứng thuyết phục rằng nhận thức bằng giải thích là một trường hợp phái sinh của sự hiểu, thì ông sẽ có một lập trường triết học mạnh mẽ hơn so với thông diễn học truyền thống, ở đó việc hiểu chỉ là một cách thái lựa chọn khác của nhận thức. “Những phái sinh” của Heidegger làm ta nhớ đến phần “diễn dịch siêu nghiệm” của Kant trong quyển Phê phán lý tính thuần túy, trong đó Kant yêu sách là phải chứng minh và biện minh sự giả định rằng những kinh nghiệm của ta không chỉ có tính chủ quan mà còn có tính khách quan. Heidegger cho thấy tiểu mục 31 như là một nỗ lực đi sâu hơn Kant bằng cách giải thích những gì Kant còn chưa giải thích (Heidegger, 1927, tr. 184). Một siêu-vấn đề với việc Kant cố gắng giải thích cái khả thể [làm điều kiện] cho nhận thức khoa học của ta về Tự nhiên là vị thế của sự nhận thức tổng hợp tiên nghiệm được yêu sách bởi bản thân sự Phê phán. Tức là, Kant luôn bị cáo buộc là cố đưa ra những giải thích triết học về sự giải thích khoa học mà không phản tư một cách đầy đủ về việc liệu sự nhận thức triết học được đề xuất trong Phê phán thứ nhất có cùng những điều kiện như nhận thức khoa học hay không.
Heidegger có thể tránh vấn đề này bằng cách tuyên bố một cách nhất quán rằng Tồn tại và Thời gian là một sự Lý giải. Sự Lý giải này không loại bỏ những thao tác suy luận như giải thích, tính toán cân nhắc, phản tư, quyết định, mà đặt chúng vào trong một nghiên cứu tổng quát hơn về việc chúng phù hợp với nhau như thế nào trong một sự hiểu tiên khởi, vốn cũng bao gồm cả những sự tương tác hàng ngày của ta trong thế giới và với thế giới. Nghiên cứu của Heidegger có kể một câu chuyện về việc làm thế nào sự giải thích nhận thức luôn có sẵn trong một ngữ cảnh của tính khả niệm vốn đã được phóng chiếu vào sự hiểu. Nghiên cứu của Heidegger vì thế được cấu tạo hợp lý ở chỗ nó không phải là một luận cứ siêu nghiệm có tính quy định và đơn nhất, mà là một một sự Lý giải, tức là, một sự kiến tạo lại cho hợp lý và khá hoàn chỉnh những điều kiện đạt được nếu mọi sự trong thế giới là có thể hiểu được, và nếu những hữu thể như bản thân chúng ta cũng là một bộ phận của thế giới. Sự hiểu nằm trong số những điều kiện ấy và là sự dự phóng của một ngữ cảnh bao gộp hay khuôn mẫu của tính khả niệm giữ vốn vai trò như là cái phông nền (background) cho công việc tạo nghĩa được diễn ra.
Tóm lại, đối lập với cả Kant lẫn thông diễn học truyền thống, Heidegger cố gắng chỉ cho ta thấy rằng ta không được xem “nhận thức” như là cái tiên khởi, còn “sự hiểu” và “sự lý giải” như là cái được phái sinh, trừ phi ta có thể đảo ngược sự phái sinh này. Thế nhưng, ngay cả khi sự đảo ngược này thành công thì một vấn đề mới nảy sinh ra nếu kết quả này chỉ đơn thuần cho ta biết cả hai hướng phái sinh đều có giá trị hiệu lực như nhau. Toàn bộ chiến lực tái sắp xếp hay dẫn xuất ắt sẽ bị phá sản nếu đó là kết luận duy nhất, và ta khó tránh khỏi nguy cơ của chủ nghĩa tương đối. Nhưng Heidegger nghĩa rằng vì triết học truyền thống đã vấp phải những nghịch lý không thể giải quyết và những sự phân đôi (dichotomies) không thể vượt qua, nên việc tái sắp xếp của ông tỏ ra hợp lý hơn trong chừng mực nó tránh được những khó khăn như thế. Cũng vậy, Heidegger có thể chủ trương rằng bằng cách xuất phát từ hiện tượng tiên khởi hơn của sự hiểu, ông có thể giải thích tường tận hơn so với truyền thống về việc làm thế nào nhận thức có thể thực sự có được. Triết học truyền thống từ Descartes đến Kant không chỉ muốn đưa ra một định nghĩa về nhận thức (như là biểu tượng đúng đắn về thế giới thực tại chẳng hạn), mà còn muốn đưa ra một giải thích rõ ràng về vấn đề chủ thể nhận thức (the knower) được nối kết với đối tượng nhận thức (the known) như thế nào. Chiến lược của Heidegger khác với chiến lược của Descartes, tức là chiến lược bắt đầu bằng việc giả định một sự phân ly bản thể học cơ sở (như: giữa bản thể tinh thần và bản thể vật chất), rồi sau đó đi tìm những trường hợp nối kết về mặt nhận thức (epistemological) không thể hoài nghi được nữa (nhận thức về sự hiện hữu của một chủ thể đang tư duy chẳng hạn). Chiến lược của Heidegger là xem Dasein như là đã ở trong thế giới (already in the world). Điều này ngụ ý rằng cái cần được giải thích không phải là sự nối kết – vì đây là cái cơ sở - mà chính là sự phân ly (disconnection). Những trường hợp phân ly diễn ra một cách hiển nhiên và thường xuyên, như khi con người phạm sai lầm cả mặt nhận thức lẫn mặt thực hành. Chiến lược của Descartes gặp phải khó khăn khi nó không giải thích được (cho những người hoài nghi chẳng hạn) sự nối kết. Chiến lược của Heidegger phải chỉ ra rằng nó không phạm phải những vấn đề tương tự khi cố gắng giải thích việc làm thế nào những sự phân ly biểu kiến có thể xảy ra, như khi làm hỏng một công cụ vật-dụng (ready-to-hand) và biến nó thành một đối tượng có-đó (present-at-hand) hay một đống đồ vụn đơn thuần. Phần mấu chốt trong nghiên cứu của Heidegger về sự nối kết giữa Dasein và thế giới là mục bàn về “hiểu” như là sự dự phóng của những khả thể, và bây giờ tôi sẽ tập trung vào việc những chi tiết trong mục ấy đóng góp gì cho bước ngoặt thông diễn học.
Hiểu, dự phóng và khả thể
Nếu bản thân triết học là một phương thức lý giải thì một câu hỏi nảy sinh là: “Làm thế nào một Lý giải như thế có thể được cho là tốt hơn những lý giải khác?” Nó là “chân lý” chăng? Còn có những Lý giải nào khác thuộc loại đó có thể là “chân lý” theo cùng một nghĩa không? Để làm rõ những câu hỏi này, Heidegger phân biệt hai mặt nghĩa của từ “chân lý”. Mặt thứ nhất là nghĩa triết học thông thường về chân lý, ở đó sự khẳng định phơi bày ra hay bộc lộ ra sự kiện nào đó trong thế giới. Heidegger thường mô tả chân lý theo nghĩa này như là sự tồn tại thuộc các sự vật (being about things) không có đặc tính của Dasein (BT I 18) bằng cách dùng thuật ngữ Entdecktheit (tính được bộc lộ ra). Thuật ngữ đối lập, “tính khai mở” (Ertchlossenheit), ngụ ý rằng toàn bộ ngữ cảnh được mở ra qua việc hiểu. Vì thế, hiểu không chỉ là đưa ra những khẳng định về thế giới, mà còn nắm bắt toàn bộ cách thế tồn tại-trong-thế giới. Sự hiểu nắm bắt thế giới xét như là thế giới, nếu không có điều này thì việc khám phá ra những đặc điểm riêng của thế giới ắt không thể có được. Tuy nhiên, hiểu không chỉ nắm bắt thế giới mà còn nắm bắt cách thức Dasein tồn tại trong thế giới. Vì vậy, một sự hiểu về thế giới bao giờ cũng là một sự tự-hiểu.
Nhưng ta có thể sai lầm khi nói về sự tự-hiểu nếu nó gợi đến cái tôi (ego) của Descartes hay của Kant, vốn là cái tôi giữa khoảng cách với thế giới khách quan như thể nó chiếm một thế giới khác: thế giới chủ quan. Thay vào đó Heidegger nói rằng sự khai mở bao hàm cùng lúc cả thế giới lẫn Dasein. Việc Dasein hiểu về thế giới của nó vì thế không khác gì với việc nó hiểu về chính mình, mà đồng thời cũng là một sự lý giải về chính mình. Sự tự-lý giải này vì thế không bộc lộ những sự kiện thuộc về những đặc tính của một bản thể tinh thần hay một cái tôi tự thân (noumenal self), mà nó khai mở việc Dasein đã và đang xử lý câu hỏi hay “vấn đề” về sự hiện hữu của chính mình như thế nào. Chẳng hạn, một sinh viên ngành Vật lý học không chỉ học để biết một số sự kiện nào đó thuộc thế giới vật lý, mà còn học cách làm vật lý học như thế nào. Vì thế sinh viên ấy đang trong quá trình trở thành một nhà vật lý học, ít ra là ở mức độ nào đó. Nhìn chung, tốt hơn hết ta không mô tả “sinh viên” là người tìm kiếm những năng lực bẩm sinh ngay trong bản thân mình hay biết được cả đống những sự kiện trong thế giới; thay vào đó, “là một sinh viên”, như Heidegger mô tả, là học cách đi vào thế giới theo cách nào đó, ví dụ: như là một nhà vật lý học hay như là một triết gia, ở đó việc ta là ai và ta làm gì không tách rời nhau.
Việc hiểu do đó phức tạp hơn việc khám phá ra những sự kiện thuộc những đặc điểm riêng của thế giới. Một cách tiên khởi hơn, hiểu là sự khai mở của cái mà Heidegger gọi là những khả thể. Heidegger cho rằng sự khai mở của những khả thể không thể được rút ra từ sự bộc lộ ra của những đặc điểm kiện tính. Sự Lý giải triết học của ông là cố chỉ ra rằng cả sự bộc lộ lẫn sự khai mở đều là tất yếu đối với sự hoạt động của con người. Chỉ chú trọng đến sự bộc lộ của các sự kiện thôi (ví dụ: như các triết gia duy nghiệm đã làm) thì ta sẽ che lấp chiều kích của sự khai mở. Cho nên, sự Lý giải của Heidegger chỉ ra rằng nếu ta thừa nhận chiều kích của sự khai mở thì cả sự bộc lộ lẫn sự khai mở đều có thể được xét tới, bởi lẽ sự khai mở làm cho hiện tượng của sự bộc lộ ấy trở nên hiểu được. Sự bộc lộ riêng lẻ có tính cách nguyên tử luận của các sự kiện tiếp nối nhau sẽ mang lại cho ta cái hiểu về một hỗn hợp các yếu tố rời rạc, chứ không phải cái hiểu về một thế giới có ý nghĩa và khả niệm. Một sự lý giải rõ ràng không phải là một mớ sự kiện mà là một sự nghiên cứu về việc làm thế nào các sự kiện này có thể có được.
Với Heidegger, khả thể (possibility) không đơn thuần là khả thể lôgíc, bởi lẽ hiểu là hiểu về những quan hệ và những hoàn cảnh hiện thực. Khả thể cũng không có nghĩa là cái chưa-thành-hiện thực (not-yet-actual), vì bản thân Dasein hiện thời là một phương cách khả hữu của sự hiện hữu và sự hiểu. Dasein hiện hữu như là những khả thể “xác định” hay cụ thể (BT 183), và nó không chọn lấy những khả thể này một cách tùy tiện. Dasein nhận thấy chính nó như là đã có sẵn những khả thể này. Ta có thể bắt đầu xem xét những gì mà Heidegger muốn nói bằng cách quay trở lại với ví dụ của tôi về vấn đề “là một sinh viên” nghĩa là gì. Heidegger không mô tả tiến trình của việc lập kế hoạch một cách minh nhiên để là một nhà vậy lý hay một triết gia, và những khả thể không phải là những tư tưởng trừu tượng mà một sinh viên có thế có về việc là một nhà vật lý hay một triết gia sẽ có thể như thế nào. Những khả thể chỉ được thừa nhận trong hoạt động cụ thể của việc làm vật lý học hay làm triết học và là cái giới hạn phạm vi của những gì mà nó có thể thực hiện và cố gắng thực hiện trong những hoạt động này. Cái có thể nhận biết để thực hiện trong một hoàn cảnh đặc thù là đã được trình bày trước đó trong một sự hiểu xác thực về những khả thể cụ thể ấy. Dasein có thể không ý thức một cách minh nhiên về những khả thể mà nó đã bỏ qua ấy, hay thậm chí về những khả thể đang là đặc trưng cho nó. Dasein cũng có thể bị hiểu nhầm về những khả thể của mình, chẳng hạn như qua việc cố gắng ấn định chúng một cách cứng nhắc đến mức xem chúng như là những tất yếu thay vì như là những khả thể, do đó nó ngộ nhận chính mình và đi đến phân ly với cái hiểu tiên khởi hơn về chính mình (BT 183).
Việc Dasein hiểu về chính mình như là khả thể, và “nhận thức” của nó về những khả thể mà nó có khả năng đạt tới này, vì thế là một vấn đề về cấp độ. “Nhận thức” này thường là “cái biết-thực hành” (“know-how”) có tính chất mặc nhiên hơn là “cái biết-lý thuyết” (knowing-that) có tính chất minh nhiên, và nó là một sự nắm bắt về hoàn cảnh trong thế giới hơn là một sự chuyển hướng vào nội tâm có tính chất phản tư. Chừng nào Dasein còn nhận thấy mình bị ném vào một hoàn cảnh không do nó tạo nên thì khi ấy “dù thế nào đi nữa, nó vẫn còn bị lầm lạc và không nhận ra được chính mình” (BT 184). Vì thế Dasein không “biết” chính mình ngay từ đầu, nhưng nếu nó tìm lại được hay “tìm thấy chính mình” thì nó phải hiểu những gì nó có thể làm nhờ vào những khả thể của nó trong hoàn cảnh thế giới của nó.
Việc hiểu vì thế bao hàm những khả thể, và những khả thể này không chỉ đơn thuần là những hiện tượng chủ quan hay những hiện tượng nội tâm, mà luôn được gắn liền với những hoàn cảnh trong thế giới. Heidegger muốn giữ khoảng cách với cái ý niệm truyền thống cho rằng những khả thể này nên được suy tưởng như là những sự lựa chọn tự do một cách tự khởi, và ông cũng bác bỏ cả “sự tự do dửng dưng” (libetas indifferentiae). Cho nên ông tránh việc biến “sự lựa chọn” thành khởi điểm cho phân tích pháp của mình về sự hiểu tiên khởi, mà thay vào đó ông xuất phát từ cái mà ông gọi là “dự phóng”. Dự phóng bao hàm một sự hiểu về cái có tầm quan trọng (what matters), và đối với cái có tầm quan trọng này thì sự dự phóng bao giờ cũng có hai mặt. Thứ nhất, phải có một ngữ cảnh của ý nghĩa, của những nghĩa thực sự có thể có được trong “thế giới hiện thời”. Thứ hai, không thể có vấn đề hay tạo ra sự dị biệt nào trừ phi nó là quan trọng hay tạo ra sự dị biệt cho những cái tồn tại được chăm lo, cho nên Heidegger cho rằng sự tồn tại riêng của Dasein cũng được dự phóng về phương diện cái “vì” (“for-the-sake-of-which”) mà bất cứ điều gì là quan trọng hay tạo ra sự dị biệt.
Sự dự phóng không đơn giản là suy luận dựa theo một danh mục về tất cả các sự lựa chọn khả hữu riêng của ta, như theo hay không theo sự lựa chọn, đối với một quyết định nào đó. Việc lập danh mục tất cả “những sự kiện” về bản thân mình và hoàn cảnh của mình ắt là một quá trình không ngừng nghỉ, ngay cả khi ý niệm về việc chuyên biệt hóa tất cả những gì có thể được biết về bất cứ đối tượng nào có thể là không thể hiểu được. Hơn nữa, “những sự kiện” thuộc về con người bao giờ cũng đã là nghĩa chuyển tải (meaning-laden) và mang tính lý giải rồi. Vì thế Heidegger đưa ra sự phân biệt giữa “tính sự kiện thông thường” (Tatsächlichkeit) và “tính sự kiện hiển nhiên” [hay “kiện tính”] (Faktizität). Tính sự kiện thông thường liên quan đến những sự vật không phải con người, tức những sự kiện cụ thể về cái có thể được đưa vào danh mục. Cố lập ra một danh mục như thế cho bất cứ trường hợp đặc thù nào của Dasein sẽ không nói lên được đặc trưng của Dasein, và vì thế bản thân Dasein luôn là cái gì “nhiều” hơn chính nó (trên thực tế). Nhưng mục tiêu chính trong nghiên cứu của Heidegger về sự hiểu là phải chỉ ra sự quyện chặt với đời (world)[4]của Dasein, nghĩa là Dasein không phải là một tinh thần phiêu dạt nổi trôi nào đó vượt lên trên hoàn cảnh vật chất của nó. Với tính cách là sự dự phóng (Entwurt, gốc từ tiếng Đức là “ném”), Dasein nhận thấy mình “bị ném” vào trong đời, và nó nhận thấy mình như là đã được dự phóng hay “bị ném” vào một hoàn cảnh với những khả thể cụ thể. Những khả thể cụ thể (hay xác định, bestimmte) khác với những khả thể lôgic thuần túy, vì chúng xảy ra với những giới hạn cụ thể. Chính vì vậy, Heidegger nói về những giới hạn này như là “kiện tính” của Dasein, đối lập với loại sự kiện khác mà ông gọi là “tính sự kiện thông thường”.
Giờ đây một cách chính xác thì tại sao ta khó bàn hay khó giải thích cho mình cũng như cho những người khác cái gì đó đang diễn ra hay tạo nên một sự khác biệt. Do đó, Heidegger muốn cách biệt quan niệm của mình về sự hiểu có tính chất dự phóng không chỉ với sự lựa chọn tự phát, mà còn với cả những quyết định có cân nhắc, việc lập kế hoạch có ý thức, hay việc cân nhắc những khả năng lựa chọn khác nhau. Ông không thừa nhận rằng sự dự phóng chính là việc xây dựng những kế hoạch rõ ràng hay nắm bắt những khả thể “về mặt chủ đề” (“thematically”) như là những nội dung rõ ràng trong trí não. Phải chăng việc lập kế hoạch cho thật rõ hay cân nhắc có ý thức về những khả năng lựa chọn khác nhau và việc quyết định không bao giờ đi vào hành động của con người? Trong Tồn tại và Hư vô (Être et Néant ,1943), Jean-Paul Sartre đưa ra lập trường cứng rắn rằng sự phản tư (hay sự cân nhắc) hữu thức không có liên quan gì đáng kể với sự lựa chọn trong thực tế, và trên thực tế người ta đang tự đánh lừa mình bằng sự phản tư như vậy để trì hoãn cái nhất thiết phải làm. Như Sartre nói, “một sự chủ động cân nhắc luôn là sự ngụy tín”, và trên thực tế nó trì hoãn một sự lựa chọn đã có sẵn; cho nên sự quyết định hữu thức luôn xảy ra sau và “les jeux sont faits” (mọi sự đã rồi).[5]
Heidegger không cần phải đưa ra một tuyên bố hùng hồn như thế, chính là vì ông có một sự Lý giải khác về vấn đề hiểu là gì. Hiểu bao hàm một sự dự phóng tổng thể của một ngữ cảnh ở đó những khả thể riêng biệt trước hết trở nên có thể hiểu được. Phần lớn những gì ta hiểu vì thế chủ yếu vẫn còn chưa rõ ràng. Nhưng khi Heidegger nói hiểu không nắm bắt những khả thể của nó “về mặt chủ đề” thì ta không được suy ra rằng ông buộc phải không thừa nhận điều là hiểu bao giờ cũng là hiểu theo chủ đề bằng cách nào đó. Khác với Sartre, ông không cần phải khẳng định rằng việc lập chủ đề (cân nhắc và quyết định) bao giờ cũng chỉ là một phương cách trì hoãn nhu cầu cần hành động và vì thế là không hiệu quả. Thay vào đó vấn đề là những thao tác có tính chất phản tư hơn như: giải thích, cân nhắc, hay quyết định bao giờ cũng là khả hữu chỉ by supervening trên một bối cảnh rộng lớn hơn của những đặc điểm có thể không bao giờ được lập thành chủ đề một cách rõ ràng, trừ phi chúng là một phần của việc hiểu, và do đó là một phần của những khả thể cụ thể.
Trái với tuyên bố “mọi sự đã rồi” của Sartre, luận cứ của Heidegger đặt tiêu điểm vào một tuyên bố khác: “Hãy trở thành cái mà anh là” (BT 186). Khẩu hiệu này có một truyền thống xa xưa, ngược đến tận người Hy Lạp, nhưng nó cũng hết sức tiêu biểu ở Nietzsche. Mệnh lệnh rằng ta hãy trở thành kẻ mà ta là có vẻ như nghịch lý, bởi lẽ ta chỉ có thể thành cái mà ta không (chưa) là, và một cái tồn tại thực sự là cái tồn tại cũng không thể nào cố gắng trở thành cái nó là. Giải pháp của Heidegger muốn nói rằng sự nghịch lý (paradox) có thể thực sự áp dụng cho những tồn tại không có đặc tính của Dasein. Nhưng ông khẳng định rằng Dasein không chỉ có thể trở thành cái mà nó là, mà còn có thể không thể trở thành cái mà nó là. Vì thế, sự phân biệt kiện tính-tính sự kiện thông thường làm sáng tỏ việc làm sao mà mệnh đề “Hãy trở thành cái mà anh là” lại diễn đạt một mệnh lệnh xác thực. Dasein không thuộc về tính sự kiện thông thường, cho nên nó không phải là cái-là-gì (what it is) về mặt tính sự kiện thông thường. Nhưng vì Dasein là sự hiểu, và sự hiểu bao gồm sự dự phóng vào một “thế giới hiện thời”, nên Dasein là cái-là-gì về mặt kiện tính. Nhưng vì lẽ sự dự phóng cũng bao hàm những khả thể cụ thể nên Dasein có thể trở thành cái-là-gì bằng cách trở thành cái mang khả thể để nó là gì. Ở đây, có một cách lựa chọn xác thực khác, vì lẽ khả năng đối diện và khả năng không thể đối diện với những khả thể này của Dasein là như nhau nên nó có thể và vì thế nó có thể đâm ra bị phân ly với chính mình khi nó không thể mở ra toàn bộ những gì nó đã và có thể là.
(còn nữa)
*Giáo sư triết học, Trường Đại học California, Santa Cruz.
[1]Hans-Georg Gadamer, Truth and Method, 2d rev. ed., trans. Joel Weinsheimer and Donald G. Marshall (New York: Crossroad, 1989), p. xxx.
[2]Ibid.
[3]Siêu-câu hỏi là câu hỏi lấy bản thân cấu trúc của câu hỏi được nêu ra làm đối tượng để hỏi (chú thích của người dịch – ĐHP).
[4]Vì thuật ngữ “Dasein” được Heidegger dùng để chỉ con người trong hiện tượng hiện hữu đặc trưng riêng có của mình, cho nên “thế giới” (“world”) của Dasein chính là cõi đời. Vì vậy, tùy theo văn cảnh mà chúng tôi dịch chữ “world” là “thế giới” hay “đời” (chú thích của người dịch – ĐHP)
[5]Jean-Paul Sartre, Being and Nothingness, trans. Hazel E. Barnes (New York: Washington Square Press, 1956), p. 581.
The Cambridge Companion to Heidegger
Cambridge University Press, 1993.
--- o0o ---
HEIDEGGER VÀ BƯỚC NGOẶT THÔNG DIỄN HỌC
David Couzens Hoy*
Những thập niên cuối cùng của thế kỷ này [thế kỷ 20 – chú thích của người dịch, ĐHP] được đánh dấu bằng một sự khảo sát liên ngành trên diện rộng lý thuyết về sự lý giải và những hàm ý thực tiễn của nó. Bàn về một cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng có lẽ là quá rộng, nhưng chắc chắn đã có một phong trào khá phổ biến có thể gọi là “bước ngoặt thông diễn học”. Bước ngoặt này mang nhiều hình thức khác nhau, gồm: nghiên cứu hậu cấu trúc về văn hóa, nghiên cứu giải cấu trúc về văn chương, nhân loại học lý giải và khoa học xã hội, và nghiên cứu luật học phê phán. Đương nhiên, những bước ngoặt chuyên biệt diễn ra trong từng lĩnh vực này là những sự phản ứng lại với các cách thức thực hành cũ hơn ở từng bộ môn. Nhưng trong bất cứ trường hợp nào, việc nhấn mạnh đến sự lý giải được dùng như là liều thuốc giải, như những quan niệm khách quan luận về các phương pháp của bộ môn thường làm. Nhưng ắt hẳn ta không thể nào hình dung ra những bước ngoặt đặc thù ấy nếu không có một biến đổi sâu sắc trước đó trong thế kỷ này: sự biến đổi trong triết học do Martin Heidegger gây ra vào năm 1927 trong công trình Sein und Zeit/ Tồn tại và Thời gian. Bước ngoặt thông diễn học của Heidegger được biểu hiện rõ nhất trong các tiểu mục 31 và 32 của sách ấy, ở đó Heidegger biến việc hiểu trên cơ sở lý giải thành cách thế hiện hữu trung tâm của con người (hay Dasein).
Vào năm 1927, bản thân Heidegger cũng không thể nào thấy trước được những tác động khác nhau của lý thuyết của ông đến tư tưởng sau này, và trong phần cuối bài tiểu luận này, tôi sẽ mô tả sự ảnh hưởng của ông đến triết học thông diễn học và triết học giải cấu đã nổi lên vào nửa sau thế kỷ này. Nhưng lúc đó, Heidegger xem nghiên cứu của ông về sự hiểu như là một sự đoạn tuyệt có tính cách mạng với những sự nhấn mạnh của triết học truyền thống với đến các vấn đề về nhận thức và đến sự phân đôi giữa tính chủ quan và tính khách quan. Để giải thích sự đoạn tuyệt này, tôi sẽ bắt đầu bằng cách xem xét chi tiết nghiên cứu của Heidegger về sự hiểu (understanding) và sự lý giải (interpretation) trong Tồn tại và thời gian, đặt tài liệu này trên cái nền của thông diễn học truyền thống cũng như của triết học Descartes và triết học Kant.
Bước ngoặt siêu thông diễn học trong sự tự-quan niệm của triết học
Hans-Georg Gadamer là triết gia đầu tiên phát triển nghiên cứu của Heidegger về sự lý giải thành một thông diễn học tổng quát. Trong Wahrheit und Methode: Grundzüge einer philosophischen Hermeneutik/ Chân lý và phương pháp: Những nền tảng của thông diễn học triết học (1960), ông định nghĩa thông diễn học là công việc triết học mà câu hỏi trung tâm là: “Làm thế nào sự hiểu có thể có được?” [1]Phát biểu này là một cách trực diện nói lên cái đặc trưng của thông diễn học triết học mà chính Gademer đã góp vào cho triết học thế kỷ 20. Tuy nhiên, trước Heidegger, hay với bất cứ ai chưa đọc Heidegger, câu hỏi ắt sẽ lạc hướng, bởi lẽ thông diễn học do đó chỉ có thể là một ngành của triết học, ngành phân tích hiện tượng của sự hiểu đối lập với những hoạt động khác của con người như nhận thức hay ngôn ngữ. Các triết gia thông diễn học trước Heidegger không suy tưởng về sự hiểu theo cách này, và vì thế họ phân biệt các bộ môn có thể sở đắc được tri thức bằng con đường khách quan, như trong các ngành khoa học tự nhiên, với các bộ môn không mang lại những giải thích tựa như là quy luật mà thay vào đó là đưa ra những lý giải, như trong các ngành khoa học nhân văn (hay Geisteswissenschaften/ các khoa học tinh thần).
Được phân loại như vậy là vì các bộ môn khoa học nhân văn như sử học, luật học, nghiên cứu văn học và văn hóa (và có lẽ cả bản thân triết học) hiếm khi hay không bao giờ mang lại những giải thích cố sao chụp các quy luật nhân quả trong khoa học tự nhiên, chúng có vẻ là đám bà con nghèo nàn trong gia tộc tri thức. Một sự bảo vệ cho Geisteswissenschaftennày là yêu sách một vị thế riêng cho chúng và xem chúng như là những ví dụ cho một thao tác nhận thức riêng biệt được gọi là sự hiểu. Sự vận động này, xuyên suốt thông diễn học truyền thống từ Friedrich Schleiermacher (1768-1834) đến Wilhelm Dilthey (1833-1911), có một nhược điểm vì nó có vẻ như từ bỏ sự hiểu như là một phụ loài phái sinh và không đầy đủ của nhận thức.
Phần di sản cốt lõi của Heidegger đến từ quan niệm khác rất đáng chú ý của ông về thông diễn học. Phân tích pháp của Heidegger về Dasein như là tồn tại-trong-thế giới làm thay đổi cách hiểu của ta về sự hiểu từ chỗ là một hiện tượng phái sinh đến chỗ là đặc điểm cốt lõi, viên đá đỉnh vòm, của kinh nghiệm con người. Như Gadamer nhận xét: “Phân tích pháp trên bình diện thời gian của Heidegger về Dasein, theo tôi, đã chỉ ra một cách thuyết phục rằng hiểu không thật đúng là một trong những hành vi khả hữu khác nhau của chủ thể mà là cách thế tồn tại của chính Dasein … và vì thế bao quát toàn bộ kinh nghiệm của nó về thế giới.”[2]Khi sự hiểu trở thành hiện tượng trung tâm cho triết học, thông diễn học không còn được quan niệm chỉ đơn thuần như là một ngành hẹp của triết học nữa. Thay vào đó, bản thân triết học lại trở thành thông diễn học. Hay ít ra, giờ ta có thể nói về một tiếp cận thông diễn học đến với triết học đối lập với cách tiếp cận truyền thống đi từ Descartes qua Kant rồi đến Husserl.” Lối tiếp cận truyền thống này quan niệm con người như là một “chủ thể”, một chủ thể nhận thức (knower) tách mình khỏi thế giới và khỏi hoạt động thực tiễn trong thế giới.
Bước ngoặt thông diễn học của Heidegger là triệt để hơn triết học thời kỳ đầu, rồi vì nó tránh mô hình truyền thống về chủ thể như là chủ thể nhận thức đứng bên trên cái phải được biết, tức thế giới khách quan. Bước ngoặt thông diễn học của ông cho thấy hai điều: 1) từ vựng tâm thức học của mô hình chủ thể-khách thể không phải là khởi điểm khả hữu duy nhất cho triết học; 2) từ vựng này là phái sinh tử khởi điểm cơ bản hơn, ở đó Dasein và thế giới gặp nhau trong sự hiểu. Heidegger quan niệm Dasein và thế giới như là việc tạo thành một vòng tròn, và vì thế ông mở rộng vòng tròn thông diễn truyền thống giữa văn bản và việc đọc văn bản xuống đến cấp độ tiên khởi nhất của sự hiện hữu của con người. Theo nghĩa truyền thống, hệ hình cho vòng tròn thông diễn là việc đọc một văn bản, ở đó ta không thể lý giải các bộ phận nếu không hiểu cái toàn bộ, và cũng không thể nắm bắt cái toàn bộ nếu không hiểu các bộ phận. Như tôi sẽ giải thích, trong phần quan niệm sâu sắc hơn của Heidegger về vòng tròn thông diễn như là một đặc điểm của sự hiện hữu của con người nói chung, quan hệ giữa sự nhận thức và sự hiểu không phải là quan hệ đối kháng cũng không phải là quan hệ dửng dưng, mà là quan hệ mà nhiệm vụ đạt được sự nhận thức sao cho chính đáng là một phụ loài (subspecies) của hiện tượng phổ biến hơn của sự hiểu của con người.
Trong tiểu mục 31 quyển Tồn tại và thời gian, Heidegger bắt đầu tiến hành triệt để bước ngoặt thông diễn học bằng cách phân biệt quan niệm của mình về sự hiểu với một quan niệm khác về việc làm sao mà nhà triết học lại có thể quan tâm đến việc phân tích sự hiểu: “Giống như sự giải thích, ‘hiểu’ theo nghĩa là một loại nhận thức khả hữu trong số các loại nhận thức khác (như được phân biệt với giải thích chẳng hạn) phải được lý giải như là một phổ sinh phái sinh của sự hiểu tiên khởi ấy, vốn là một trong những yếu tố cấu thành của sự Tồn tại của những cái tồn tại nói chung” (BT 182). Thông diễn học truyền thống trước Heidegger đã phân biệt sự hiểu và sự lý giải của các khoa học tinh thần với những giải thích tựa như định luật của các khoa học tự nhiên, và vì thế nó đặt mình vào một thế yếu khi siêu-câu hỏi [3]được nêu ra: vị thế của nhận thức được yêu sách bởi bản thân triết học thông diễn học là gì? Bản thân triết học thông diễn học có phải là một sự giải thích đúng đắn hay nó chỉ là một sự lý giải khả hữu? Rõ ràng là, bản thân thông diễn học không đưa ra những giải thích nhân quả, nên đúng ra nó dường như chỉ là một sự lý giải khả hữu, chứ không phải là một sự giải thích dứt điểm, về việc đặt ra câu hỏi và sự hiện hữu của con người. Thông diễn học truyền thống, đặc biệt là Dilthey, vì thế bị lâm vào cảnh phiền phức trước nguy cơ của chủ nghĩa tương đối, nhất là chủ nghĩa tương đối của vị thế triết học của chính nó.
Mà Heidegger lại rất muốn nói rằng quyển Tồn tại và thời gian là một sự lý giải. Nhưng vì có một quan niệm sâu sắc hơn về việc thế nào là sự hiểu, nên ông tất sẽ có một quan niệm về sự lý giải và một nghiên cứu khác về vấn đề sự lý giải nảy sinh từ việc hiểu như thế nào. Khi dùng chữ “hiểu” thì ông không chỉ đơn thuần muốn nói đến một trong những dạng nhận thức nào đó, mà còn nói đến cái năng lực căn bản nhất mà ta có để sống trong thế giới của mình và đối phó sao cho khéo với cái thế giới ấy. Đương nhiên, năng lực này phải tính đến điều rằng cái cách mà những đặc điểm của thế giới bộc lộ ra là thường xuyên thay đổi, và sự thay đổi thường xuyên này đòi hỏi ta phải hình thành những lý giải đặc thù. Vì những dự phóng và những nhu cầu của ta thay đổi, ta sẽ phải thay đổi những lý giải của mình. Chẳng hạn, đôi khi ta phải lý giải mình như là một sinh viên, đôi khi như là một thành viên trong gia đình, đôi khi như là một người tiêu dùng, và đôi khi như là một triết gia. Thế nhưng Heidegger lại cho rằng tất cả các lý giải này đều tiền thiết định một sự hiểu tiên khởi về thế giới ẩn trong những lý giải ấy. Việc ta chuyển từ một lý giải này sang một lý giải khác khi thấy thích hợp là một tín hiệu cho thấy ta đang tiến hành hiểu thế giới. Cho nên một sự thay đổi trong lý giải tuyệt đối không phải là tín hiệu không có sự hiểu, vì trong những trường hợp này sự thay đổi lý giải cho thấy ta có thể đảm đương được nhưng yêu cầu khác nhau mà thế giới đặt lên ta.
Heidegger vẫn đang mô tả “sự hiểu tiên khởi” ẩn trong những phương cách khác nhau của việc ta đang hiện hữu trong thế giới và lý giải nó. Vậy thì vị thế của hoạt động mô tả triết học này là gì? Bản thân sự mô tả triết học là một sự lý giải, nhưng trên bình diện khác với những lý giải xuất phát một cách tự nhiên từ những cách ta ứng phó với thế giới trong cuộc sống thường nhật của mình. Vì thế, Heidegger phân biệt ra hai chữ: Auslegung và Interpretierung. Auslegung, dịch thật chuẩn [sang tiếng Anh] là “interpretation”/ “lý giải” với chữ “i” viết thường, bao gồm các hiện tượng của các kỹ năng thông dụng trong đời sống hàng ngày như: nện búa, đánh máy chữ, hay lái xe. Interpretierung, được dịch là “Interpretation”/ “Lý giải” với chữ “I” viết hoa, gồm sự diễn tả rõ ràng dựa trên suy lý để làm bật vấn đề và sự lý thuyết hóa. Bản thân Interpretierung được xem là hình thái phái sinh từ Auslegung, nhưng rõ ràng là Heidegger không muốn hạ thấp Interpretierung vì quyển Tồn tại và thời gian chính là một Intrepretierung (với nghĩa là lý giải văn bản – chú thích của người dịch, ĐHP). Interpretierung là một công việc phản tư tận căn về các hiện tượng, như người ta đã làm trong triết học và ngữ văn học. Vì thế Heidegger mới yêu sách cái vị thế Intrepretierung triết học, chứ không phải “sự nhận thức” hay “sự lý giải” như là một sự mô tả, cho những gì ông đang làm.
Trong khi các lý giải thông thường ít nhiều mang tính tự động vô ý thức, thì sự Lý giải triết học về các lý giải thông thường ấy lại mang tính phản tư theo hai nghĩa. Thứ nhất, nó mang tính phản tư vì nó phải diễn tả hay nêu bật vấn đề một cách thật rõ ràng những gì đang diễn ra trực tiếp hơn nhưng lại không rõ ràng trong việc ứng phó hàng ngày. Thứ hai, nó là tự-phản tư về mặt lôgic vì tự nó phải là một biểu hiện khả hữu trong nhiều biểu hiện khác của cái hiểu tiên khởi; nó tất sẽ không phải là một biểu tượng của cái gì thuộc một loại khác với nó, mà sẽ là của cái gì thuộc cùng một loại với cái nó nắm bắt được. Sự Lý giải triết học có thể “đúng thật với” (“true to”) hoạt động hiện tượng của những lý giải thông thường về thế giới vì chính nó là một hình thức của cùng một hiện tượng, cho dù đó là một hình thức minh nhiên hay một hình thức được phát biểu rõ ràng hơn. Vì vậy, sự Lý giải triết học không đơn thuần mang tính võ đoán, và cũng không bị đe dọa bởi vấn đề chủ nghĩa tương đối, bởi lẽ nó là một trường hợp của sự hiểu tiên khởi mà nó đang cố nắm bắt lấy. Sự lý giải triết học có thể được cải tiến lại, hoặc nó có thể bị thay thế bởi những sự mô tả lại sau này về việc triết học nên là gì, nhưng nếu thừa nhận có một cái hiểu tiên khởi về thế giới thì sự diễn tả triết học về cái hiểu ấy sẽ trở nên bó buộc ở mức độ nó thỏa ứng với những biểu hiện hiện tượng của sự hiểu, vốn là cái bao gồm cả bản thân triết học.
Có cách nào để kiểm tra sự Lý giải triết học của Heidegger không? Một sự Lý giải như vậy sẽ không chỉ nhằm làm sáng rõ những cách dùng thông thường các thuật ngữ như “hiểu”, “giải thích” và “nhận thức”, mà còn nhằm lý giải lại hay sắp đặt trình tự lại chúng. Việc sắp đặt lại trình tự này là cái đang diễn ra khi Heidegger cho rằng cái gì đó được rút ra từ cái gì đó khác. Nếu Heidegger có thể luận chứng thuyết phục rằng nhận thức bằng giải thích là một trường hợp phái sinh của sự hiểu, thì ông sẽ có một lập trường triết học mạnh mẽ hơn so với thông diễn học truyền thống, ở đó việc hiểu chỉ là một cách thái lựa chọn khác của nhận thức. “Những phái sinh” của Heidegger làm ta nhớ đến phần “diễn dịch siêu nghiệm” của Kant trong quyển Phê phán lý tính thuần túy, trong đó Kant yêu sách là phải chứng minh và biện minh sự giả định rằng những kinh nghiệm của ta không chỉ có tính chủ quan mà còn có tính khách quan. Heidegger cho thấy tiểu mục 31 như là một nỗ lực đi sâu hơn Kant bằng cách giải thích những gì Kant còn chưa giải thích (Heidegger, 1927, tr. 184). Một siêu-vấn đề với việc Kant cố gắng giải thích cái khả thể [làm điều kiện] cho nhận thức khoa học của ta về Tự nhiên là vị thế của sự nhận thức tổng hợp tiên nghiệm được yêu sách bởi bản thân sự Phê phán. Tức là, Kant luôn bị cáo buộc là cố đưa ra những giải thích triết học về sự giải thích khoa học mà không phản tư một cách đầy đủ về việc liệu sự nhận thức triết học được đề xuất trong Phê phán thứ nhất có cùng những điều kiện như nhận thức khoa học hay không.
Heidegger có thể tránh vấn đề này bằng cách tuyên bố một cách nhất quán rằng Tồn tại và Thời gian là một sự Lý giải. Sự Lý giải này không loại bỏ những thao tác suy luận như giải thích, tính toán cân nhắc, phản tư, quyết định, mà đặt chúng vào trong một nghiên cứu tổng quát hơn về việc chúng phù hợp với nhau như thế nào trong một sự hiểu tiên khởi, vốn cũng bao gồm cả những sự tương tác hàng ngày của ta trong thế giới và với thế giới. Nghiên cứu của Heidegger có kể một câu chuyện về việc làm thế nào sự giải thích nhận thức luôn có sẵn trong một ngữ cảnh của tính khả niệm vốn đã được phóng chiếu vào sự hiểu. Nghiên cứu của Heidegger vì thế được cấu tạo hợp lý ở chỗ nó không phải là một luận cứ siêu nghiệm có tính quy định và đơn nhất, mà là một một sự Lý giải, tức là, một sự kiến tạo lại cho hợp lý và khá hoàn chỉnh những điều kiện đạt được nếu mọi sự trong thế giới là có thể hiểu được, và nếu những hữu thể như bản thân chúng ta cũng là một bộ phận của thế giới. Sự hiểu nằm trong số những điều kiện ấy và là sự dự phóng của một ngữ cảnh bao gộp hay khuôn mẫu của tính khả niệm giữ vốn vai trò như là cái phông nền (background) cho công việc tạo nghĩa được diễn ra.
Tóm lại, đối lập với cả Kant lẫn thông diễn học truyền thống, Heidegger cố gắng chỉ cho ta thấy rằng ta không được xem “nhận thức” như là cái tiên khởi, còn “sự hiểu” và “sự lý giải” như là cái được phái sinh, trừ phi ta có thể đảo ngược sự phái sinh này. Thế nhưng, ngay cả khi sự đảo ngược này thành công thì một vấn đề mới nảy sinh ra nếu kết quả này chỉ đơn thuần cho ta biết cả hai hướng phái sinh đều có giá trị hiệu lực như nhau. Toàn bộ chiến lực tái sắp xếp hay dẫn xuất ắt sẽ bị phá sản nếu đó là kết luận duy nhất, và ta khó tránh khỏi nguy cơ của chủ nghĩa tương đối. Nhưng Heidegger nghĩa rằng vì triết học truyền thống đã vấp phải những nghịch lý không thể giải quyết và những sự phân đôi (dichotomies) không thể vượt qua, nên việc tái sắp xếp của ông tỏ ra hợp lý hơn trong chừng mực nó tránh được những khó khăn như thế. Cũng vậy, Heidegger có thể chủ trương rằng bằng cách xuất phát từ hiện tượng tiên khởi hơn của sự hiểu, ông có thể giải thích tường tận hơn so với truyền thống về việc làm thế nào nhận thức có thể thực sự có được. Triết học truyền thống từ Descartes đến Kant không chỉ muốn đưa ra một định nghĩa về nhận thức (như là biểu tượng đúng đắn về thế giới thực tại chẳng hạn), mà còn muốn đưa ra một giải thích rõ ràng về vấn đề chủ thể nhận thức (the knower) được nối kết với đối tượng nhận thức (the known) như thế nào. Chiến lược của Heidegger khác với chiến lược của Descartes, tức là chiến lược bắt đầu bằng việc giả định một sự phân ly bản thể học cơ sở (như: giữa bản thể tinh thần và bản thể vật chất), rồi sau đó đi tìm những trường hợp nối kết về mặt nhận thức (epistemological) không thể hoài nghi được nữa (nhận thức về sự hiện hữu của một chủ thể đang tư duy chẳng hạn). Chiến lược của Heidegger là xem Dasein như là đã ở trong thế giới (already in the world). Điều này ngụ ý rằng cái cần được giải thích không phải là sự nối kết – vì đây là cái cơ sở - mà chính là sự phân ly (disconnection). Những trường hợp phân ly diễn ra một cách hiển nhiên và thường xuyên, như khi con người phạm sai lầm cả mặt nhận thức lẫn mặt thực hành. Chiến lược của Descartes gặp phải khó khăn khi nó không giải thích được (cho những người hoài nghi chẳng hạn) sự nối kết. Chiến lược của Heidegger phải chỉ ra rằng nó không phạm phải những vấn đề tương tự khi cố gắng giải thích việc làm thế nào những sự phân ly biểu kiến có thể xảy ra, như khi làm hỏng một công cụ vật-dụng (ready-to-hand) và biến nó thành một đối tượng có-đó (present-at-hand) hay một đống đồ vụn đơn thuần. Phần mấu chốt trong nghiên cứu của Heidegger về sự nối kết giữa Dasein và thế giới là mục bàn về “hiểu” như là sự dự phóng của những khả thể, và bây giờ tôi sẽ tập trung vào việc những chi tiết trong mục ấy đóng góp gì cho bước ngoặt thông diễn học.
Hiểu, dự phóng và khả thể
Nếu bản thân triết học là một phương thức lý giải thì một câu hỏi nảy sinh là: “Làm thế nào một Lý giải như thế có thể được cho là tốt hơn những lý giải khác?” Nó là “chân lý” chăng? Còn có những Lý giải nào khác thuộc loại đó có thể là “chân lý” theo cùng một nghĩa không? Để làm rõ những câu hỏi này, Heidegger phân biệt hai mặt nghĩa của từ “chân lý”. Mặt thứ nhất là nghĩa triết học thông thường về chân lý, ở đó sự khẳng định phơi bày ra hay bộc lộ ra sự kiện nào đó trong thế giới. Heidegger thường mô tả chân lý theo nghĩa này như là sự tồn tại thuộc các sự vật (being about things) không có đặc tính của Dasein (BT I 18) bằng cách dùng thuật ngữ Entdecktheit (tính được bộc lộ ra). Thuật ngữ đối lập, “tính khai mở” (Ertchlossenheit), ngụ ý rằng toàn bộ ngữ cảnh được mở ra qua việc hiểu. Vì thế, hiểu không chỉ là đưa ra những khẳng định về thế giới, mà còn nắm bắt toàn bộ cách thế tồn tại-trong-thế giới. Sự hiểu nắm bắt thế giới xét như là thế giới, nếu không có điều này thì việc khám phá ra những đặc điểm riêng của thế giới ắt không thể có được. Tuy nhiên, hiểu không chỉ nắm bắt thế giới mà còn nắm bắt cách thức Dasein tồn tại trong thế giới. Vì vậy, một sự hiểu về thế giới bao giờ cũng là một sự tự-hiểu.
Nhưng ta có thể sai lầm khi nói về sự tự-hiểu nếu nó gợi đến cái tôi (ego) của Descartes hay của Kant, vốn là cái tôi giữa khoảng cách với thế giới khách quan như thể nó chiếm một thế giới khác: thế giới chủ quan. Thay vào đó Heidegger nói rằng sự khai mở bao hàm cùng lúc cả thế giới lẫn Dasein. Việc Dasein hiểu về thế giới của nó vì thế không khác gì với việc nó hiểu về chính mình, mà đồng thời cũng là một sự lý giải về chính mình. Sự tự-lý giải này vì thế không bộc lộ những sự kiện thuộc về những đặc tính của một bản thể tinh thần hay một cái tôi tự thân (noumenal self), mà nó khai mở việc Dasein đã và đang xử lý câu hỏi hay “vấn đề” về sự hiện hữu của chính mình như thế nào. Chẳng hạn, một sinh viên ngành Vật lý học không chỉ học để biết một số sự kiện nào đó thuộc thế giới vật lý, mà còn học cách làm vật lý học như thế nào. Vì thế sinh viên ấy đang trong quá trình trở thành một nhà vật lý học, ít ra là ở mức độ nào đó. Nhìn chung, tốt hơn hết ta không mô tả “sinh viên” là người tìm kiếm những năng lực bẩm sinh ngay trong bản thân mình hay biết được cả đống những sự kiện trong thế giới; thay vào đó, “là một sinh viên”, như Heidegger mô tả, là học cách đi vào thế giới theo cách nào đó, ví dụ: như là một nhà vật lý học hay như là một triết gia, ở đó việc ta là ai và ta làm gì không tách rời nhau.
Việc hiểu do đó phức tạp hơn việc khám phá ra những sự kiện thuộc những đặc điểm riêng của thế giới. Một cách tiên khởi hơn, hiểu là sự khai mở của cái mà Heidegger gọi là những khả thể. Heidegger cho rằng sự khai mở của những khả thể không thể được rút ra từ sự bộc lộ ra của những đặc điểm kiện tính. Sự Lý giải triết học của ông là cố chỉ ra rằng cả sự bộc lộ lẫn sự khai mở đều là tất yếu đối với sự hoạt động của con người. Chỉ chú trọng đến sự bộc lộ của các sự kiện thôi (ví dụ: như các triết gia duy nghiệm đã làm) thì ta sẽ che lấp chiều kích của sự khai mở. Cho nên, sự Lý giải của Heidegger chỉ ra rằng nếu ta thừa nhận chiều kích của sự khai mở thì cả sự bộc lộ lẫn sự khai mở đều có thể được xét tới, bởi lẽ sự khai mở làm cho hiện tượng của sự bộc lộ ấy trở nên hiểu được. Sự bộc lộ riêng lẻ có tính cách nguyên tử luận của các sự kiện tiếp nối nhau sẽ mang lại cho ta cái hiểu về một hỗn hợp các yếu tố rời rạc, chứ không phải cái hiểu về một thế giới có ý nghĩa và khả niệm. Một sự lý giải rõ ràng không phải là một mớ sự kiện mà là một sự nghiên cứu về việc làm thế nào các sự kiện này có thể có được.
Với Heidegger, khả thể (possibility) không đơn thuần là khả thể lôgíc, bởi lẽ hiểu là hiểu về những quan hệ và những hoàn cảnh hiện thực. Khả thể cũng không có nghĩa là cái chưa-thành-hiện thực (not-yet-actual), vì bản thân Dasein hiện thời là một phương cách khả hữu của sự hiện hữu và sự hiểu. Dasein hiện hữu như là những khả thể “xác định” hay cụ thể (BT 183), và nó không chọn lấy những khả thể này một cách tùy tiện. Dasein nhận thấy chính nó như là đã có sẵn những khả thể này. Ta có thể bắt đầu xem xét những gì mà Heidegger muốn nói bằng cách quay trở lại với ví dụ của tôi về vấn đề “là một sinh viên” nghĩa là gì. Heidegger không mô tả tiến trình của việc lập kế hoạch một cách minh nhiên để là một nhà vậy lý hay một triết gia, và những khả thể không phải là những tư tưởng trừu tượng mà một sinh viên có thế có về việc là một nhà vật lý hay một triết gia sẽ có thể như thế nào. Những khả thể chỉ được thừa nhận trong hoạt động cụ thể của việc làm vật lý học hay làm triết học và là cái giới hạn phạm vi của những gì mà nó có thể thực hiện và cố gắng thực hiện trong những hoạt động này. Cái có thể nhận biết để thực hiện trong một hoàn cảnh đặc thù là đã được trình bày trước đó trong một sự hiểu xác thực về những khả thể cụ thể ấy. Dasein có thể không ý thức một cách minh nhiên về những khả thể mà nó đã bỏ qua ấy, hay thậm chí về những khả thể đang là đặc trưng cho nó. Dasein cũng có thể bị hiểu nhầm về những khả thể của mình, chẳng hạn như qua việc cố gắng ấn định chúng một cách cứng nhắc đến mức xem chúng như là những tất yếu thay vì như là những khả thể, do đó nó ngộ nhận chính mình và đi đến phân ly với cái hiểu tiên khởi hơn về chính mình (BT 183).
Việc Dasein hiểu về chính mình như là khả thể, và “nhận thức” của nó về những khả thể mà nó có khả năng đạt tới này, vì thế là một vấn đề về cấp độ. “Nhận thức” này thường là “cái biết-thực hành” (“know-how”) có tính chất mặc nhiên hơn là “cái biết-lý thuyết” (knowing-that) có tính chất minh nhiên, và nó là một sự nắm bắt về hoàn cảnh trong thế giới hơn là một sự chuyển hướng vào nội tâm có tính chất phản tư. Chừng nào Dasein còn nhận thấy mình bị ném vào một hoàn cảnh không do nó tạo nên thì khi ấy “dù thế nào đi nữa, nó vẫn còn bị lầm lạc và không nhận ra được chính mình” (BT 184). Vì thế Dasein không “biết” chính mình ngay từ đầu, nhưng nếu nó tìm lại được hay “tìm thấy chính mình” thì nó phải hiểu những gì nó có thể làm nhờ vào những khả thể của nó trong hoàn cảnh thế giới của nó.
Việc hiểu vì thế bao hàm những khả thể, và những khả thể này không chỉ đơn thuần là những hiện tượng chủ quan hay những hiện tượng nội tâm, mà luôn được gắn liền với những hoàn cảnh trong thế giới. Heidegger muốn giữ khoảng cách với cái ý niệm truyền thống cho rằng những khả thể này nên được suy tưởng như là những sự lựa chọn tự do một cách tự khởi, và ông cũng bác bỏ cả “sự tự do dửng dưng” (libetas indifferentiae). Cho nên ông tránh việc biến “sự lựa chọn” thành khởi điểm cho phân tích pháp của mình về sự hiểu tiên khởi, mà thay vào đó ông xuất phát từ cái mà ông gọi là “dự phóng”. Dự phóng bao hàm một sự hiểu về cái có tầm quan trọng (what matters), và đối với cái có tầm quan trọng này thì sự dự phóng bao giờ cũng có hai mặt. Thứ nhất, phải có một ngữ cảnh của ý nghĩa, của những nghĩa thực sự có thể có được trong “thế giới hiện thời”. Thứ hai, không thể có vấn đề hay tạo ra sự dị biệt nào trừ phi nó là quan trọng hay tạo ra sự dị biệt cho những cái tồn tại được chăm lo, cho nên Heidegger cho rằng sự tồn tại riêng của Dasein cũng được dự phóng về phương diện cái “vì” (“for-the-sake-of-which”) mà bất cứ điều gì là quan trọng hay tạo ra sự dị biệt.
Sự dự phóng không đơn giản là suy luận dựa theo một danh mục về tất cả các sự lựa chọn khả hữu riêng của ta, như theo hay không theo sự lựa chọn, đối với một quyết định nào đó. Việc lập danh mục tất cả “những sự kiện” về bản thân mình và hoàn cảnh của mình ắt là một quá trình không ngừng nghỉ, ngay cả khi ý niệm về việc chuyên biệt hóa tất cả những gì có thể được biết về bất cứ đối tượng nào có thể là không thể hiểu được. Hơn nữa, “những sự kiện” thuộc về con người bao giờ cũng đã là nghĩa chuyển tải (meaning-laden) và mang tính lý giải rồi. Vì thế Heidegger đưa ra sự phân biệt giữa “tính sự kiện thông thường” (Tatsächlichkeit) và “tính sự kiện hiển nhiên” [hay “kiện tính”] (Faktizität). Tính sự kiện thông thường liên quan đến những sự vật không phải con người, tức những sự kiện cụ thể về cái có thể được đưa vào danh mục. Cố lập ra một danh mục như thế cho bất cứ trường hợp đặc thù nào của Dasein sẽ không nói lên được đặc trưng của Dasein, và vì thế bản thân Dasein luôn là cái gì “nhiều” hơn chính nó (trên thực tế). Nhưng mục tiêu chính trong nghiên cứu của Heidegger về sự hiểu là phải chỉ ra sự quyện chặt với đời (world)[4]của Dasein, nghĩa là Dasein không phải là một tinh thần phiêu dạt nổi trôi nào đó vượt lên trên hoàn cảnh vật chất của nó. Với tính cách là sự dự phóng (Entwurt, gốc từ tiếng Đức là “ném”), Dasein nhận thấy mình “bị ném” vào trong đời, và nó nhận thấy mình như là đã được dự phóng hay “bị ném” vào một hoàn cảnh với những khả thể cụ thể. Những khả thể cụ thể (hay xác định, bestimmte) khác với những khả thể lôgic thuần túy, vì chúng xảy ra với những giới hạn cụ thể. Chính vì vậy, Heidegger nói về những giới hạn này như là “kiện tính” của Dasein, đối lập với loại sự kiện khác mà ông gọi là “tính sự kiện thông thường”.
Giờ đây một cách chính xác thì tại sao ta khó bàn hay khó giải thích cho mình cũng như cho những người khác cái gì đó đang diễn ra hay tạo nên một sự khác biệt. Do đó, Heidegger muốn cách biệt quan niệm của mình về sự hiểu có tính chất dự phóng không chỉ với sự lựa chọn tự phát, mà còn với cả những quyết định có cân nhắc, việc lập kế hoạch có ý thức, hay việc cân nhắc những khả năng lựa chọn khác nhau. Ông không thừa nhận rằng sự dự phóng chính là việc xây dựng những kế hoạch rõ ràng hay nắm bắt những khả thể “về mặt chủ đề” (“thematically”) như là những nội dung rõ ràng trong trí não. Phải chăng việc lập kế hoạch cho thật rõ hay cân nhắc có ý thức về những khả năng lựa chọn khác nhau và việc quyết định không bao giờ đi vào hành động của con người? Trong Tồn tại và Hư vô (Être et Néant ,1943), Jean-Paul Sartre đưa ra lập trường cứng rắn rằng sự phản tư (hay sự cân nhắc) hữu thức không có liên quan gì đáng kể với sự lựa chọn trong thực tế, và trên thực tế người ta đang tự đánh lừa mình bằng sự phản tư như vậy để trì hoãn cái nhất thiết phải làm. Như Sartre nói, “một sự chủ động cân nhắc luôn là sự ngụy tín”, và trên thực tế nó trì hoãn một sự lựa chọn đã có sẵn; cho nên sự quyết định hữu thức luôn xảy ra sau và “les jeux sont faits” (mọi sự đã rồi).[5]
Heidegger không cần phải đưa ra một tuyên bố hùng hồn như thế, chính là vì ông có một sự Lý giải khác về vấn đề hiểu là gì. Hiểu bao hàm một sự dự phóng tổng thể của một ngữ cảnh ở đó những khả thể riêng biệt trước hết trở nên có thể hiểu được. Phần lớn những gì ta hiểu vì thế chủ yếu vẫn còn chưa rõ ràng. Nhưng khi Heidegger nói hiểu không nắm bắt những khả thể của nó “về mặt chủ đề” thì ta không được suy ra rằng ông buộc phải không thừa nhận điều là hiểu bao giờ cũng là hiểu theo chủ đề bằng cách nào đó. Khác với Sartre, ông không cần phải khẳng định rằng việc lập chủ đề (cân nhắc và quyết định) bao giờ cũng chỉ là một phương cách trì hoãn nhu cầu cần hành động và vì thế là không hiệu quả. Thay vào đó vấn đề là những thao tác có tính chất phản tư hơn như: giải thích, cân nhắc, hay quyết định bao giờ cũng là khả hữu chỉ by supervening trên một bối cảnh rộng lớn hơn của những đặc điểm có thể không bao giờ được lập thành chủ đề một cách rõ ràng, trừ phi chúng là một phần của việc hiểu, và do đó là một phần của những khả thể cụ thể.
Trái với tuyên bố “mọi sự đã rồi” của Sartre, luận cứ của Heidegger đặt tiêu điểm vào một tuyên bố khác: “Hãy trở thành cái mà anh là” (BT 186). Khẩu hiệu này có một truyền thống xa xưa, ngược đến tận người Hy Lạp, nhưng nó cũng hết sức tiêu biểu ở Nietzsche. Mệnh lệnh rằng ta hãy trở thành kẻ mà ta là có vẻ như nghịch lý, bởi lẽ ta chỉ có thể thành cái mà ta không (chưa) là, và một cái tồn tại thực sự là cái tồn tại cũng không thể nào cố gắng trở thành cái nó là. Giải pháp của Heidegger muốn nói rằng sự nghịch lý (paradox) có thể thực sự áp dụng cho những tồn tại không có đặc tính của Dasein. Nhưng ông khẳng định rằng Dasein không chỉ có thể trở thành cái mà nó là, mà còn có thể không thể trở thành cái mà nó là. Vì thế, sự phân biệt kiện tính-tính sự kiện thông thường làm sáng tỏ việc làm sao mà mệnh đề “Hãy trở thành cái mà anh là” lại diễn đạt một mệnh lệnh xác thực. Dasein không thuộc về tính sự kiện thông thường, cho nên nó không phải là cái-là-gì (what it is) về mặt tính sự kiện thông thường. Nhưng vì Dasein là sự hiểu, và sự hiểu bao gồm sự dự phóng vào một “thế giới hiện thời”, nên Dasein là cái-là-gì về mặt kiện tính. Nhưng vì lẽ sự dự phóng cũng bao hàm những khả thể cụ thể nên Dasein có thể trở thành cái-là-gì bằng cách trở thành cái mang khả thể để nó là gì. Ở đây, có một cách lựa chọn xác thực khác, vì lẽ khả năng đối diện và khả năng không thể đối diện với những khả thể này của Dasein là như nhau nên nó có thể và vì thế nó có thể đâm ra bị phân ly với chính mình khi nó không thể mở ra toàn bộ những gì nó đã và có thể là.
(còn nữa)
Đinh Hồng Phúc dịch
Nguồn: Charles B. Guignon (chủ biên). 1993. The Cambridge Companion to Heidegger. Cambridge University Press, pp.170-194.
*Giáo sư triết học, Trường Đại học California, Santa Cruz.
[1]Hans-Georg Gadamer, Truth and Method, 2d rev. ed., trans. Joel Weinsheimer and Donald G. Marshall (New York: Crossroad, 1989), p. xxx.
[2]Ibid.
[3]Siêu-câu hỏi là câu hỏi lấy bản thân cấu trúc của câu hỏi được nêu ra làm đối tượng để hỏi (chú thích của người dịch – ĐHP).
[4]Vì thuật ngữ “Dasein” được Heidegger dùng để chỉ con người trong hiện tượng hiện hữu đặc trưng riêng có của mình, cho nên “thế giới” (“world”) của Dasein chính là cõi đời. Vì vậy, tùy theo văn cảnh mà chúng tôi dịch chữ “world” là “thế giới” hay “đời” (chú thích của người dịch – ĐHP)
[5]Jean-Paul Sartre, Being and Nothingness, trans. Hazel E. Barnes (New York: Washington Square Press, 1956), p. 581.