Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” thể hiện một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người:một cách nhìn đa dạng nhiều chiều,phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng. Đồng thời tác phẩm in đậm phong cách tự sự-triết lí của Nguyễn Minh Châu: với cách khắc họa nhân vật,xây dựng cốt truyện độc đáo và sáng tạo. Dưới đây bút nghiên xin hệ thống câu hỏi hướng dẫn học sinh đọc hiểu Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
Câu 1: Dựa vào văn bản (cả phần lược bỏ và phần trích), hãy tóm tắt cốt truyện Chiếc thuyền ngoài xa.
- Phóng viên nhiếp ảnh Phùng được trưởng phòng đề nghị đi chụp một cảnh biển buổi sáng có sương mù để bổ sung vào bộ ảnh lịch nghệ thuật về thuyền và biển. Nhân chuyến đi thăm Đẩu, người bạn chiến đấu năm xưa, giờ đang là chánh án huyện, Phùng đi tới một vùng biển miền Trung, từng là chiến trường cũ của anh thời chống Mĩ. Phùng đã “phục kích” mấy buổi sáng mà chưa chụp được bức ảnh nào. Sau gần một tuần lễ suy nghĩ, tìm kiếm, Phùng quyết định thu vào chiếc máy ảnh cảnh thuyền đánh cá thu lưới vào lúc bình minh với “một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích”. Nhưng chính từ chiếc thuyền ngoài xa với vẻ đẹp tuyệt đỉnh, toàn bích ấy lại bước xuống một đôi vợ chồng hàng chài, và lão đàn ông hùng hổ dùng “chiếc thắt lưng của lính ngụy” thẳng tay quật tới tấp vào người vợ, trong khi người vợ nhẫn nhục chịu đựng, “không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách trốn chạy”. Phùng chưa kịp xông ra can ngăn thì thằng bé Phác, con lão, đã kịp chạy tới giằng chiếc thắt lưng quật vào người bố để che chở người mẹ. Biết Phùng chứng kiến tình cảnh của gia đình nó, thằng bé Phác đâm ra căm ghét anh. Ba hôm sau, cũng trong làn sương sớm, Phùng lại chứng kiến cảnh lão đàn ông đánh vợ, cảnh cô chị gái rượt đuổi thằng em trai để tước con dao găm thằng bé giấu trong cạp quần, định dùng làm vũ khí để bảo vệ mẹ. Không thể nén chịu hơn được nữa, Phùng xông ra đánh nhau với lão đàn ông và bị thương nhẹ. Anh nán lại ở vùng biển mấy ngày theo lời mời của Đẩu. Người đàn bà, lần thứ hai, được Đẩu mời đến tòa án huyện. Ở đây, Phùng và Đẩu đã nghe câu chuyện của người đàn bà hàng chài với bao sự cảm thông, ngỡ ngàng, ngạc nhiên và vỡ lẽ ra nhiều điều. Những tấm ảnh Phùng mang về, trưởng phòng “rất bằng lòng” và chọn lấy một tấm đưa vào bộ lịch năm ấy và sau này “vẫn còn được treo ở nhiều nơi”. Tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kĩ, Phùng “vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai”, và bao giờ anh “cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh”, “hòa lẫn trong đám đông...”.
Câu 2: Chiếc thuyền ngoài xa được tổ chức xung quanh một tình huống truyện như thế nào? Anh/chị có nhận xét gì về cách tạo tình huống truyện của Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm này? Cách tạo tình huống truyện như vậy có tác dụng gì đối với nội dung, ý nghĩa của tác phẩm?
- Về tình huống truyện trong Chiếc thuyền ngoài xa, có người cho là tình huống nhận thức, người khác coi là tình huống nghịch lí, lại có người cho rằng nó gồm cả hai nhưng không đồng đẳng. Quả thực, qua câu chuyện gia đình hàng chài ta thấy nổi lên một tình thế nghịch lí: chồng đánh vợ, con đánh bố; người vợ tốt mà luôn bị chồng đánh đập tàn bạo; bị chồng hành hạ đau đớn mà vẫn nín thinh, thậm chí xin được đưa lên bờ mà đánh; nhìn con đánh bố để che chở cho mình thì lại van xin khóc lóc... Một cuộc sống như thế còn gì nghịch lí hơn? Nhưng sự kiện bao trùm lên cả thiên truyện, đó không phải là cuộc sống đầy nghịch lí của gia đình hàng chài mà là chuyến đi thực tế tới làng chài của nghệ sĩ Phùng để chụp một bức ảnh theo đề nghị của trưởng phòng. Trong chuyến đi này, Phùng đã phát hiện ra những nghịch lí, làm phá vỡ hoàn toàn sự nhận thức lâu nay của mình về thực trạng cuộc sống và về sự trái ngược giữa thực trạng cuộc sống với ý đồ nghệ thuật của trưởng phòng. Trong vai người kể chuyện, Phùng không chỉ muốn kể về nghịch cảnh của một gia đình hàng chài, mà muốn trình bày những “vỡ lẽ” trong hành trình nhận thức quanh co mà cả người nghệ sĩ lẫn vị thẩm phán trải qua. Bởi vậy, tình huống bao trùm thiên truyện là một tình huống nhận thức, còn cái tình huống nghịch lí của gia đình hàng chài chỉ là một tình huống nhỏ được lồng trong đó.
Tạo được một tình huống truyện vừa đan lồng (tình huống nhỏ lồng vào tình huống lớn) vừa đồng tâm (cả người nghệ sĩ nhiếp ảnh lẫn vị thẩm phán đều trải qua một hành trình nhận thức quanh co để “vỡ ra” chân lí), mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống, đó là nét độc đáo trong cách tổ chức tình huống truyện trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu. Cách tạo tình huống truyện như vậy vừa có tác dụng hấp dẫn, lôi cuốn người đọc vừa làm nổi bật được chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
Câu 3: Anh/chị hãy phân tích quá trình nhận thức của hai nhân vật Phùng và Đẩu. Qua hai nhân vật này nhà văn muốn nói lên điều gì?
- Phùng là một nghệ sĩ nhiếp ảnh, theo yêu cầu của trưởng phòng, anh đã đến một vùng biển miền Trung, nơi phong cảnh “thật là thơ mộng”, để chụp bổ sung vào bộ ảnh lịch một bức ảnh với cảnh biển buổi sáng có sương mù. Và anh đã phát hiện thấy “một cảnh “đắt” trời cho”, cảnh “chiếc thuyền ngoài xa” với đường nét, màu sắc “đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích”, anh “tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lí của sự toàn thiện”, thấy tâm hồn mình như được gột rửa, trở nên trong ngần, ngập tràn hạnh phúc trước “cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh vừa mang lại”, khiến anh chiêm nghiệm “bản thân cái đẹp chính là đạo đức”. Nhưng ngay sau đấy, anh bất ngờ chứng kiến đến hai lần cái cảnh bạo hành tồi tệ, dã man, nhức nhối của chính cái gia đình sống trên chiếc thuyền “thơ mộng” đó. Trước nghịch cảnh ấy, điều gì đang “vỡ ra” trong nhận thức của nghệ sĩ Phùng? Phải chăng đó là cái vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng thường che lấp cái sự thực bên trong? Bởi vậy, người nghệ sĩ sẽ không bao giờ hiểu thấu được sự thực ở đời nếu chỉ nhìn cuộc sống từ ngoài, từ xa. Và, nghệ thuật chỉ “chụp ảnh” cái bề ngoài là một thứ nghệ thuật giả dối, phi đạo đức. Không chỉ có vậy. Chứng kiến câu chuyện người đàn bà hàng chài kể lể ở tòa án, Phùng còn vỡ lẽ thêm nhiều điều khác. Thì ra, ở người đàn bà hàng chài, đằng sau sự nhẫn nhục chịu đựng xúc phạm, hành hạ, là đức hi sinh lớn lao của tình mẫu tử; đằng sau vẻ ù lì thất học, lại là một người "thâm trầm trong việc hiểu thấu các lẽ đời"… Và, khuất sau hành vi côn đồ, vô đạo của thằng con đánh bố, là tình thương sâu nặng dành cho người mẹ. Chưa hết, điều vỡ lẽ bất ngờ, sâu sắc hơn ở Phùng là những nhận thức về cái lão hàng chài "độc ác và tàn nhẫn nhất thế gian". Ban đầu, với nhận thức giản đơn Phùng đinh ninh cái xấu cái ác ở lão có nguồn gốc từ phía địch, hoặc từ rượu chè hay từ bản tính của lão. Hóa ra không phải. Lão không đi lính ngụy mà trốn lính. Rượu chè cũng không. Bản tính lão vốn “cục tính nhưng hiền lành, không bao giờ đánh đập vợ". Và bây giờ, mỗi khi đánh vợ, lão cũng "rên rỉ đau đớn". Không phải từ bản tính, từ rượu chè, từ phía địch. Vậy thì từ đâu? Hóa ra, cái ác cái xấu ở lão là do lão bị cầm tù trong cuộc sống quẩn quanh, đói khổ, trong tập quán lạc hậu, khiến bị thui chột ý thức về nhân phẩm, về giá trị người, giá trị sống, cho nên lão chà đạp lên nhân phẩm, giá trị người mà vẫn không hay biết. Hóa ra, lão đàn ông vừa là tội phạm, lại vừa là nạn nhân. Đối mặt với những sự thực ấy, điều gì đang “vỡ ra” trong đầu nghệ sĩ Phùng? Phải chăng người nghệ sĩ nếu chỉ nhìn nhận giản đơn, sơ lược thì không thể phát hiện được cái khuất lấp, cái bề sâu của cuộc đời và con người. Bởi vậy, người nghệ sĩ phải biết dấn thân vào cuộc đời, phải có cái nhìn bề sâu, đa diện, nhiều chiều mới có thể phát hiện ra sự thật và cái đẹp thường bị che lấp bởi cái vẻ đẹp bên ngoài, cái xấu bề nổi của cuộc sống và con người.
Đẩu là một vị chánh án huyện, vốn trước đây là một người lính, nên với lối nghĩ thời chiến, anh tin luật pháp công bằng và thiện chí của mình sẽ giúp thay đổi số phận người đàn bà hàng chài. Anh đã giáo dục, răn đe chồng bà ta nhiều lần nhưng không mấy kết quả. Thấy "ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng", anh nghĩ bà ta “không sống nổi với cái lão đàn ông vũ phu ấy” nên đành gợi ý bà ta bỏ chồng để khỏi bị hành hạ. Nhưng bà ta vẫn khăng khăng gắn bó, lạy lục van xin đừng bắt bỏ chồng. Đẩu đã phải thốt lên "không thể nào hiểu được!". Đến khi thấu hết lời người đàn bà hàng chài, trong đầu vị chánh án cấp huyện ấy có “một cái gì vừa mới vỡ ra”. Cái điều “vỡ ra” ấy, phải chăng là anh đã có thể hiểu được những nghịch lí của đời sống mà con người phải chấp nhận? Phải chăng trong cuộc sống, bao việc tưởng vô lí nhưng xem ra lại có lí riêng; nhiều chuyện ngỡ đơn giản, kì thực, hết sức phức tạp? Không thể đem thiện chí và ý chí đơn thuần giải quyết mà xong được.
Câu 4: Phân tích tính cách người đàn bà hàng chài (chú ý những lời giải bày của người đàn bà ở tòa án huyện); qua đó phát biểu cảm nghĩ của anh/chị về nhân vật này.
- Trong tác phẩm, tác giả chỉ gọi là “người đàn bà” một cách phiếm định, không có tên tuổi cụ thể, nhưng số phận nhân vật này lại được tác giả tập trung thể hiện với thái độ đáng cảm thông, chia sẻ nhất. Trạc ngoài bốn mươi, thô kệch, rỗ mặt, lúc nào cũng xuất hiện với “khuôn mặt mệt mỏi”, người đàn bà hàng chài gợi ấn tượng về một cuộc đời cực nhọc, lam lũ. “Nhưng tình thương con cũng như nỗi đau, cũng như cái sự thâm trầm trong việc hiểu thấu các lẽ đời hình như mụ chẳng bao giờ để lộ rõ rệt ra bề ngoài”. Với chồng, một lão đàn ông vũ phu thường xuyên đánh đập, hành hạ dã man “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”, bà vẫn thầm lặng chịu đựng mọi đớn đau, “không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách chạy trốn”. Nhưng sự cam chịu, nhẫn nhục của bà không phải mù quáng mà thương xót và thấu hiểu hơn ai hết, vì bà cũng như bao người đàn bà vùng biển khác “cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng một sắp con”. Với con, bà là một người mẹ thương yêu vô bờ, tận tâm, che chở cho con, biết chịu đựng, hi sinh để “sống cho con chứ không thể sống cho mình”, bà lo sợ con làm điều dại dột, cố tránh cho con khỏi bị tổn thương. Trước vị chánh án huyện, bà tự tin, sắc sảo, thông cảm và bộc bạch thành thực những suy nghĩ của mình. Qua những lời giải bày thật tình của bà ở tòa án huyện, ta càng thấy rõ mọi sự chịu đựng, hi sinh, gánh lấy khổ đau của bà chỉ vì để sống cho con, nuôi con khôn lớn. Một sự cam chịu, nhẫn nhục như thế thật đáng để chia sẻ, cảm thông. Bà là một tính cách người mẹ khó nhọc, lam lũ, cam chịu mà nhân hậu, giàu lòng vị tha, đức hi sinh. Người mẹ hàng chài ấy chẳng phải là bóng dáng của biết bao người phụ nữ, bà mẹ Việt Nam đó sao?
Câu 5: Anh/chị thử tìm những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực trong gia đình hàng chài. Chi tiết lão đàn ông rút “chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa”, “quật tới tấp vào lưng người đàn bà”, ngay ở bên “chiếc xe rà phá mìn của công binh Mĩ” có phải là một sự gợi ý về nguyên nhân của tình trạng này không? Anh/chị có nhận xét gì về tư tưởng nhân đạo của tác giả khi đề cập tình trạng bạo lực trong gia đình?
- Trong tác phẩm, cảnh lão đàn ông hành hạ, đánh đập vợ tàn bạo bằng “chiếc thắt lưng của lính ngụy” thường diễn ra bên những chiếc xe tăng và xe rà phá mìn sét gỉ trên bãi biển – là những thứ tàn tích sau chiến tranh – là một sắp đặt đầy dụng ý của tác giả. Tuy nhiên, tái hiện những hình ảnh này, Nguyễn Minh Châu không hề giản đơn để ám chỉ về cái xấu và cái ác kia như một thứ tàn tích của chiến tranh. Phải chăng trong những hình ảnh ấy còn hàm chứa một ẩn ý bề sâu? Đó là bạo lực chiến tranh do kẻ địch gây ra đã bị tiêu diệt còn chưa lùi xa, thì đã sinh ra thứ bạo lực khác, dai dẳng và đáng sợ hơn nhiều. Là vì thứ bạo lực này chà đạp lên phẩm giá người, hủy hoại nhân tính, làm tha hóa cuộc sống con người, nhưng nó lại khó nhận ra, khó tiêu diệt hơn. Nhưng thứ bạo lực đáng sợ này sinh ra từ đâu? Qua tính cách lão đàn ông hàng chài, người đọc có thể thấy nó nằm sẵn trong lão, nó sinh ra từ tình trạng đời sống đói khổ, tăm tối, từ sự lạc hậu, mông muội, khiến lão bị thui chột ý thức về nhân tính, về tư cách người, giá trị người, vì thế lão chà đạp lên nhân phẩm, giá trị người mà vẫn không nhận ra.
- Đề cập tình trạng bạo lực trong gia đình hàng chài – chồng đánh vợ, con đánh bố, Nguyễn Minh Châu đã làm dấy lên nỗi xót thương và niềm lo âu về tình trạng phụ nữ và trẻ em bị hành hạ, ngược đãi, về nguy cơ trẻ em sẽ sớm nhiễm thói vũ phu thô bạo, tồi tệ do bị tổn thương tâm hồn, đánh mất niềm tin vào gia đạo, cuộc sống. Tác giả không chỉ lên án bạo lực, phê phán sự lạc hậu, mông muội, không chỉ bày tỏ tình thương yêu đối với những con người nhỏ bé, bất hạnh, lam lũ, khổ đau mà còn cảnh báo một nguy cơ đáng sợ: nếu không giải phóng con người khỏi đói nghèo, tăm tối, lạc hậu thì không thể tiêu diệt được cái xấu cái ác. Chính nhà văn đã chỉ ra điều này trong lời kể đầy ẩn ý: “… cái lão đàn ông đã từng hành hạ mụ, và không khéo sẽ còn hành hạ mụ cho đến khi chết – nếu không có cách mạng về”. Đó là chiều sâu tư tưởng nhân đạo của thiên truyện.
Câu 6: Tên truyện là Chiếc thuyền ngoài xa. Gần cuối truyện, hình ảnh chiếc thuyền ấy lại hiện lên trước một cơn giông tố lớn đang ập đến. Anh/chị có nhận xét gì về dụng ý nghệ thuật và ý nghĩa thể hiện qua chi tiết này?
- Tên truyện Chiếc thuyền ngoài xa rõ ràng hàm chứa một ẩn ý của nhà văn. Qua nội dung câu chuyện, hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa nơi nhan đề gắn với cái đẹp “tuyệt đỉnh của ngoại cảnh”, cái đẹp “toàn bích, toàn thiện”, nhưng cuộc sống đích thực của gia đình hàng chài trên con thuyền ấy biết bao khó nhọc, lam lũ, khổ đau, bất hạnh, bạo hành tồi tệ. Thì ra hình ảnh chiếc thuyền nhìn từ xa rất khác với nhìn gần; nhìn từ xa thì thấy thơ mộng, tuyệt đỉnh; nhìn gần thì thấy sự thực tàn bạo, tồi tệ, nhức nhối. Đó là nghịch lí giữa cái đẹp bên ngoài và sự thực xấu xa, tồi tệ bên trong mà một cái nhìn giản đơn, sơ lược không thể phát hiện khám phá ra được. Nhan đề truyện là một khái quát giản dị về mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống và là một ẩn dụ tượng trưng cho cái nhìn nghệ thuật về cuộc đời và con người.
- Gần cuối truyện, vẫn là hình ảnh chiếc thuyền ấy, nhưng trước một cơn giông tố lớn đang ập đến. Hàm ý tượng trưng ẩn ở tầng sâu hơn. Đó không giản đơn là một cảnh báo với niềm lo âu về một nguy cơ cuộc sống trước cơn bão bạo lực mà là một dự cảm với chiều sâu nhân đạo về cơn bão cáchmạng để tiêu diệt cái ác, để đổi thay cuộc sống, giải phóng con người khỏi đói nghèo, tăm tối để con người được sống xứng đáng là con người.
Câu 7: Phân tích đoạn văn cuối truyện (“Không những trong bộ lịch năm ấy …, hòa lẫn trong đám đông…”); qua đó phát biểu nhận xét về quan điểm nghệ thuật và tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Minh Châu.
- Đoạn văn cuối truyện là một ấn tượng lạ lùng của nhân vật Phùng. Là một nghệ sĩ say mê, nhạy cảm trước cái đẹp “toàn thiện, toàn bích”, anh đã thực sự xúc động, ngỡ ngàng, cảm thấy “hạnh phúc tràn ngập tâm hồn” trong cái khoảnh khắc phát hiện “cái đẹp tuyệt đỉnh” của chiếc thuyền ngoài xa hòa vào “bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào”. Và anh đã chủ tâm chụp lấy bức ảnh “không có người. Hoàn toàn là thế giới tĩnh vật” như trưởng phòng mong muốn. Nhưng anh không ngờ chính trên chiếc thuyền ấy là một gia đình hàng chài đang sống trong tình trạng bạo hành, dã man, tồi tệ. Trước sự đối lập, nghịch lí giữa “cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh” với cuộc sống lầm than, cay cực của gia đình hàng chài, anh đã day dứt, trăn trở, trải qua một cuộc đối chất riết ráo giữa thứ nghệ thuật “hoàn toàn tĩnh vật” mà vị trưởng phòng mong muốn với nghệ thuật vì sự thực ở đời, vì những kiếp lầm than. Điều này đã luôn ám ảnh anh, đến nỗi sau này, mỗi lần nhìn ngắm bức ảnh chụp cảnh biển buổi sáng có sương, “tuy là ảnh đen trắng” nhưng anh “vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai”, và “bao giờ cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh”. Cái ám ảnh, cái ấn tượng lạ lùng này của Phùng cho thấy trong sâu thẳm nhận thức, tư tưởng của anh, anh đã li khai với thứ nghệ thuật “màu hồng” xa lạ với sự thật về đời sống và con người; lòng người nghệ sĩ này đã thấu hiểu nghệ thuật chân chính luôn là sự thực ở đời, là vì cuộc đời, vì những kiếp lầm than; nó không thể nhân danh bất cứ điều gì để lảng tránh sự thật về con người, mà phải có trách nhiệm can dự vào cuộc đời, phải góp tiếng nói tích cực vào việc giải phóng con người khỏi sự cầm tù của nghèo đói, tăm tối và bạo lực để con người có một cuộc sống xứng đáng với con người. Đó cũng chính là tuyên ngôn nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu qua truyện ngắn này mà nhan đề Chiếc thuyền ngoài xa là một ẩn ý về tuyên ngôn đó. - Tuy nhiên, ý nghĩa của đoạn kết truyện không chỉ dừng lại ở đấy. Câu văn “và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh, […] Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân dậm trên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông…” chứa đựng chiều sâu ý nghĩa nhân đạo của tác phẩm. Phải chăng tình trạng khốn khổ, cay cực của người đàn bà hàng chài kia không hề là cá biệt, mà trong đám đông kia, ai cũng là một người như thế. Câu văn canh cánh một niềm lo âu ấy không chỉ thể hiện tình thương yêu đối với những kiếp lầm than, cay cực mà còn là tiếng kêu giải phóng con người khỏi đói nghèo, tăm tối, lạc hậu, để có thể xóa bỏ được cái xấu cái ác, làm cho con người được sống xứng đáng với con người. Muốn vậy, không còn giải pháp nào khác ngoài con đường cách mạng. Ấy là một cuộc cách mạng diệt trừ cái xấu cái ác, xóa bỏ các thứ bạo lực để con người ngày càng hoàn thiện, đất nước ngày càng đẹp tươi. Cuộc cách mạng ấy đã và đang về, chứ không còn là dự cảm, là kì vọng đau đáu của một nhà văn suốt đời không ngừng trăn trở về số phận nhân dân và trách nhiệm của người cầm bút – Nguyễn Minh Châu.
Câu 8: Anh/chị có nhận xét gì về ngôn ngữ người kể chuyện, ngôn ngữ nhân vật và giọng điệu trần thuật trong Chiếc thuyền ngoài xa?
- Ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật trong truyện Chiếc thuyền ngoài xa cũng rất đáng chú ý. Trong truyện, người kể chuyện là nhân vật Phùng - thực ra là sự hóa thân của tác giả. Cách chọn người kể chuyện như vậy tạo ra được một điểm nhìn trần thuật sắc sảo, tăng cường khả năng phát hiện khám phá đời sống được nhận thức, làm cho lời kể trở nên khách quan, chân thật, giàu sức thuyết phục. Ngôn ngữ nhân vật phù hợp với đặc điểm tính cách của từng người: giọng điệu, lời lẽ lão đàn ông vũ phu đầy vẻ tục tằn, thô bỉ, tàn nhẫn, hung bạo; lời lẽ của người đàn bà thật dịu dàng và xót xa khi nói với con, thật đớn đau và thấu trải lẽ đời khi nói về thân phận của mình; lời lẽ của Đẩu ở tòa án huyện rõ là giọng của một người tốt bụng, nhiệt thành,... Lối sử dụng ngôn ngữ người kể chuyện, ngôn ngữ nhân vật rất phù hợp, linh hoạt, sáng tạo như thế đã góp phần bộc lộ sâu sắc chủ đề tư tưởng của thiên truyện.
- Nét đặc sắc trong ngôn ngữ kể chuyện của truyện Chiếc thuyền ngoài xa là giọng điệu trần thuật – phần hồn của lời kể. Nó bộc lộ thái độ cảm xúc của chủ thể, là một hiện thân của tư tưởng tác giả. Trong truyện ngắn này, nhân vật trưởng phòng là đối tượng bị phê phán. Nhưng thái độ phê phán ở đây không bộc lộ qua giọng điệu, lời lẽ gay gắt, trực diện – như thế thì bất lợi và thất cách – mà giấu thật kĩ, thật sâu đằng sau cái giọng khách quan, bình thản, có khi là giọng tán dương, hàm ơn, hay chỉ là giọng phàn nàn vô hại, qua những lời lẽ có vẻ đề cao vị trưởng phòng, nào là "sâu sắc", "lắm sáng kiến", nào là "quả quyết", "cặp mắt đầy tinh khôn,… Ngay cả khi nói đến cái chủ trương làm bộ lịch ảnh về thuyền và biển, "không có người. Hoàn toàn thế giới tĩnh vật" rất đáng phê phán của vị trưởng phòng thì tác giả cũng chỉ kể lại một cách khách quan bình thản. Vì thế mà thoáng đọc, người đọc khó nhận ra thái độ phê phán ẩn sâu trong những đánh giá có vẻ ưu ái ấy. Thế nhưng, khi người đọc phát hiện ra sự đối lập gay gắt giữa thứ nghệ thuật mà vị trưởng phòng muốn với cái thực trạng tồi tệ của hiện thực đời sống thì cái ý vị mỉa mai, chua xót, sâu cay trong giọng điệu trần thuật của người kể chuyện mới bật lên sau những lời lẽ có vẻ tán dương, đề cao kia. Cũng như vậy, người đọc có thể nhận ra thái độ mỉa mai, chua xót, cay đắng của tác giả đằng sau những lời mô tả đầy hoa mĩ, thơ mộng, lãng mạn, ngây ngất của Phùng trước cái đẹp được coi là “tuyệt đỉnh của ngoại cảnh” ở phần đầu truyện, khi người đọc chứng kiến cái thực trạng dã man, tồi tệ, phi đạo đức được bày ra ở phần sau truyện, cùng với những đau xót sâu sắc và chân thực của Phùng… Nén thái độ vào giọng, giấu giọng vào mạch, dùng tình huống để đảo lộn giọng trong lời kể, đó là một tài năng nghệ thuật bậc thầy của Nguyễn Minh Châu qua thiên truyện.
Sưu tầm
Câu 1: Dựa vào văn bản (cả phần lược bỏ và phần trích), hãy tóm tắt cốt truyện Chiếc thuyền ngoài xa.
- Phóng viên nhiếp ảnh Phùng được trưởng phòng đề nghị đi chụp một cảnh biển buổi sáng có sương mù để bổ sung vào bộ ảnh lịch nghệ thuật về thuyền và biển. Nhân chuyến đi thăm Đẩu, người bạn chiến đấu năm xưa, giờ đang là chánh án huyện, Phùng đi tới một vùng biển miền Trung, từng là chiến trường cũ của anh thời chống Mĩ. Phùng đã “phục kích” mấy buổi sáng mà chưa chụp được bức ảnh nào. Sau gần một tuần lễ suy nghĩ, tìm kiếm, Phùng quyết định thu vào chiếc máy ảnh cảnh thuyền đánh cá thu lưới vào lúc bình minh với “một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích”. Nhưng chính từ chiếc thuyền ngoài xa với vẻ đẹp tuyệt đỉnh, toàn bích ấy lại bước xuống một đôi vợ chồng hàng chài, và lão đàn ông hùng hổ dùng “chiếc thắt lưng của lính ngụy” thẳng tay quật tới tấp vào người vợ, trong khi người vợ nhẫn nhục chịu đựng, “không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách trốn chạy”. Phùng chưa kịp xông ra can ngăn thì thằng bé Phác, con lão, đã kịp chạy tới giằng chiếc thắt lưng quật vào người bố để che chở người mẹ. Biết Phùng chứng kiến tình cảnh của gia đình nó, thằng bé Phác đâm ra căm ghét anh. Ba hôm sau, cũng trong làn sương sớm, Phùng lại chứng kiến cảnh lão đàn ông đánh vợ, cảnh cô chị gái rượt đuổi thằng em trai để tước con dao găm thằng bé giấu trong cạp quần, định dùng làm vũ khí để bảo vệ mẹ. Không thể nén chịu hơn được nữa, Phùng xông ra đánh nhau với lão đàn ông và bị thương nhẹ. Anh nán lại ở vùng biển mấy ngày theo lời mời của Đẩu. Người đàn bà, lần thứ hai, được Đẩu mời đến tòa án huyện. Ở đây, Phùng và Đẩu đã nghe câu chuyện của người đàn bà hàng chài với bao sự cảm thông, ngỡ ngàng, ngạc nhiên và vỡ lẽ ra nhiều điều. Những tấm ảnh Phùng mang về, trưởng phòng “rất bằng lòng” và chọn lấy một tấm đưa vào bộ lịch năm ấy và sau này “vẫn còn được treo ở nhiều nơi”. Tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kĩ, Phùng “vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai”, và bao giờ anh “cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh”, “hòa lẫn trong đám đông...”.
Câu 2: Chiếc thuyền ngoài xa được tổ chức xung quanh một tình huống truyện như thế nào? Anh/chị có nhận xét gì về cách tạo tình huống truyện của Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm này? Cách tạo tình huống truyện như vậy có tác dụng gì đối với nội dung, ý nghĩa của tác phẩm?
- Về tình huống truyện trong Chiếc thuyền ngoài xa, có người cho là tình huống nhận thức, người khác coi là tình huống nghịch lí, lại có người cho rằng nó gồm cả hai nhưng không đồng đẳng. Quả thực, qua câu chuyện gia đình hàng chài ta thấy nổi lên một tình thế nghịch lí: chồng đánh vợ, con đánh bố; người vợ tốt mà luôn bị chồng đánh đập tàn bạo; bị chồng hành hạ đau đớn mà vẫn nín thinh, thậm chí xin được đưa lên bờ mà đánh; nhìn con đánh bố để che chở cho mình thì lại van xin khóc lóc... Một cuộc sống như thế còn gì nghịch lí hơn? Nhưng sự kiện bao trùm lên cả thiên truyện, đó không phải là cuộc sống đầy nghịch lí của gia đình hàng chài mà là chuyến đi thực tế tới làng chài của nghệ sĩ Phùng để chụp một bức ảnh theo đề nghị của trưởng phòng. Trong chuyến đi này, Phùng đã phát hiện ra những nghịch lí, làm phá vỡ hoàn toàn sự nhận thức lâu nay của mình về thực trạng cuộc sống và về sự trái ngược giữa thực trạng cuộc sống với ý đồ nghệ thuật của trưởng phòng. Trong vai người kể chuyện, Phùng không chỉ muốn kể về nghịch cảnh của một gia đình hàng chài, mà muốn trình bày những “vỡ lẽ” trong hành trình nhận thức quanh co mà cả người nghệ sĩ lẫn vị thẩm phán trải qua. Bởi vậy, tình huống bao trùm thiên truyện là một tình huống nhận thức, còn cái tình huống nghịch lí của gia đình hàng chài chỉ là một tình huống nhỏ được lồng trong đó.
Tạo được một tình huống truyện vừa đan lồng (tình huống nhỏ lồng vào tình huống lớn) vừa đồng tâm (cả người nghệ sĩ nhiếp ảnh lẫn vị thẩm phán đều trải qua một hành trình nhận thức quanh co để “vỡ ra” chân lí), mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống, đó là nét độc đáo trong cách tổ chức tình huống truyện trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu. Cách tạo tình huống truyện như vậy vừa có tác dụng hấp dẫn, lôi cuốn người đọc vừa làm nổi bật được chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
Câu 3: Anh/chị hãy phân tích quá trình nhận thức của hai nhân vật Phùng và Đẩu. Qua hai nhân vật này nhà văn muốn nói lên điều gì?
- Phùng là một nghệ sĩ nhiếp ảnh, theo yêu cầu của trưởng phòng, anh đã đến một vùng biển miền Trung, nơi phong cảnh “thật là thơ mộng”, để chụp bổ sung vào bộ ảnh lịch một bức ảnh với cảnh biển buổi sáng có sương mù. Và anh đã phát hiện thấy “một cảnh “đắt” trời cho”, cảnh “chiếc thuyền ngoài xa” với đường nét, màu sắc “đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích”, anh “tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lí của sự toàn thiện”, thấy tâm hồn mình như được gột rửa, trở nên trong ngần, ngập tràn hạnh phúc trước “cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh vừa mang lại”, khiến anh chiêm nghiệm “bản thân cái đẹp chính là đạo đức”. Nhưng ngay sau đấy, anh bất ngờ chứng kiến đến hai lần cái cảnh bạo hành tồi tệ, dã man, nhức nhối của chính cái gia đình sống trên chiếc thuyền “thơ mộng” đó. Trước nghịch cảnh ấy, điều gì đang “vỡ ra” trong nhận thức của nghệ sĩ Phùng? Phải chăng đó là cái vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng thường che lấp cái sự thực bên trong? Bởi vậy, người nghệ sĩ sẽ không bao giờ hiểu thấu được sự thực ở đời nếu chỉ nhìn cuộc sống từ ngoài, từ xa. Và, nghệ thuật chỉ “chụp ảnh” cái bề ngoài là một thứ nghệ thuật giả dối, phi đạo đức. Không chỉ có vậy. Chứng kiến câu chuyện người đàn bà hàng chài kể lể ở tòa án, Phùng còn vỡ lẽ thêm nhiều điều khác. Thì ra, ở người đàn bà hàng chài, đằng sau sự nhẫn nhục chịu đựng xúc phạm, hành hạ, là đức hi sinh lớn lao của tình mẫu tử; đằng sau vẻ ù lì thất học, lại là một người "thâm trầm trong việc hiểu thấu các lẽ đời"… Và, khuất sau hành vi côn đồ, vô đạo của thằng con đánh bố, là tình thương sâu nặng dành cho người mẹ. Chưa hết, điều vỡ lẽ bất ngờ, sâu sắc hơn ở Phùng là những nhận thức về cái lão hàng chài "độc ác và tàn nhẫn nhất thế gian". Ban đầu, với nhận thức giản đơn Phùng đinh ninh cái xấu cái ác ở lão có nguồn gốc từ phía địch, hoặc từ rượu chè hay từ bản tính của lão. Hóa ra không phải. Lão không đi lính ngụy mà trốn lính. Rượu chè cũng không. Bản tính lão vốn “cục tính nhưng hiền lành, không bao giờ đánh đập vợ". Và bây giờ, mỗi khi đánh vợ, lão cũng "rên rỉ đau đớn". Không phải từ bản tính, từ rượu chè, từ phía địch. Vậy thì từ đâu? Hóa ra, cái ác cái xấu ở lão là do lão bị cầm tù trong cuộc sống quẩn quanh, đói khổ, trong tập quán lạc hậu, khiến bị thui chột ý thức về nhân phẩm, về giá trị người, giá trị sống, cho nên lão chà đạp lên nhân phẩm, giá trị người mà vẫn không hay biết. Hóa ra, lão đàn ông vừa là tội phạm, lại vừa là nạn nhân. Đối mặt với những sự thực ấy, điều gì đang “vỡ ra” trong đầu nghệ sĩ Phùng? Phải chăng người nghệ sĩ nếu chỉ nhìn nhận giản đơn, sơ lược thì không thể phát hiện được cái khuất lấp, cái bề sâu của cuộc đời và con người. Bởi vậy, người nghệ sĩ phải biết dấn thân vào cuộc đời, phải có cái nhìn bề sâu, đa diện, nhiều chiều mới có thể phát hiện ra sự thật và cái đẹp thường bị che lấp bởi cái vẻ đẹp bên ngoài, cái xấu bề nổi của cuộc sống và con người.
Đẩu là một vị chánh án huyện, vốn trước đây là một người lính, nên với lối nghĩ thời chiến, anh tin luật pháp công bằng và thiện chí của mình sẽ giúp thay đổi số phận người đàn bà hàng chài. Anh đã giáo dục, răn đe chồng bà ta nhiều lần nhưng không mấy kết quả. Thấy "ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng", anh nghĩ bà ta “không sống nổi với cái lão đàn ông vũ phu ấy” nên đành gợi ý bà ta bỏ chồng để khỏi bị hành hạ. Nhưng bà ta vẫn khăng khăng gắn bó, lạy lục van xin đừng bắt bỏ chồng. Đẩu đã phải thốt lên "không thể nào hiểu được!". Đến khi thấu hết lời người đàn bà hàng chài, trong đầu vị chánh án cấp huyện ấy có “một cái gì vừa mới vỡ ra”. Cái điều “vỡ ra” ấy, phải chăng là anh đã có thể hiểu được những nghịch lí của đời sống mà con người phải chấp nhận? Phải chăng trong cuộc sống, bao việc tưởng vô lí nhưng xem ra lại có lí riêng; nhiều chuyện ngỡ đơn giản, kì thực, hết sức phức tạp? Không thể đem thiện chí và ý chí đơn thuần giải quyết mà xong được.
Câu 4: Phân tích tính cách người đàn bà hàng chài (chú ý những lời giải bày của người đàn bà ở tòa án huyện); qua đó phát biểu cảm nghĩ của anh/chị về nhân vật này.
- Trong tác phẩm, tác giả chỉ gọi là “người đàn bà” một cách phiếm định, không có tên tuổi cụ thể, nhưng số phận nhân vật này lại được tác giả tập trung thể hiện với thái độ đáng cảm thông, chia sẻ nhất. Trạc ngoài bốn mươi, thô kệch, rỗ mặt, lúc nào cũng xuất hiện với “khuôn mặt mệt mỏi”, người đàn bà hàng chài gợi ấn tượng về một cuộc đời cực nhọc, lam lũ. “Nhưng tình thương con cũng như nỗi đau, cũng như cái sự thâm trầm trong việc hiểu thấu các lẽ đời hình như mụ chẳng bao giờ để lộ rõ rệt ra bề ngoài”. Với chồng, một lão đàn ông vũ phu thường xuyên đánh đập, hành hạ dã man “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”, bà vẫn thầm lặng chịu đựng mọi đớn đau, “không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách chạy trốn”. Nhưng sự cam chịu, nhẫn nhục của bà không phải mù quáng mà thương xót và thấu hiểu hơn ai hết, vì bà cũng như bao người đàn bà vùng biển khác “cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng một sắp con”. Với con, bà là một người mẹ thương yêu vô bờ, tận tâm, che chở cho con, biết chịu đựng, hi sinh để “sống cho con chứ không thể sống cho mình”, bà lo sợ con làm điều dại dột, cố tránh cho con khỏi bị tổn thương. Trước vị chánh án huyện, bà tự tin, sắc sảo, thông cảm và bộc bạch thành thực những suy nghĩ của mình. Qua những lời giải bày thật tình của bà ở tòa án huyện, ta càng thấy rõ mọi sự chịu đựng, hi sinh, gánh lấy khổ đau của bà chỉ vì để sống cho con, nuôi con khôn lớn. Một sự cam chịu, nhẫn nhục như thế thật đáng để chia sẻ, cảm thông. Bà là một tính cách người mẹ khó nhọc, lam lũ, cam chịu mà nhân hậu, giàu lòng vị tha, đức hi sinh. Người mẹ hàng chài ấy chẳng phải là bóng dáng của biết bao người phụ nữ, bà mẹ Việt Nam đó sao?
Câu 5: Anh/chị thử tìm những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực trong gia đình hàng chài. Chi tiết lão đàn ông rút “chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa”, “quật tới tấp vào lưng người đàn bà”, ngay ở bên “chiếc xe rà phá mìn của công binh Mĩ” có phải là một sự gợi ý về nguyên nhân của tình trạng này không? Anh/chị có nhận xét gì về tư tưởng nhân đạo của tác giả khi đề cập tình trạng bạo lực trong gia đình?
- Trong tác phẩm, cảnh lão đàn ông hành hạ, đánh đập vợ tàn bạo bằng “chiếc thắt lưng của lính ngụy” thường diễn ra bên những chiếc xe tăng và xe rà phá mìn sét gỉ trên bãi biển – là những thứ tàn tích sau chiến tranh – là một sắp đặt đầy dụng ý của tác giả. Tuy nhiên, tái hiện những hình ảnh này, Nguyễn Minh Châu không hề giản đơn để ám chỉ về cái xấu và cái ác kia như một thứ tàn tích của chiến tranh. Phải chăng trong những hình ảnh ấy còn hàm chứa một ẩn ý bề sâu? Đó là bạo lực chiến tranh do kẻ địch gây ra đã bị tiêu diệt còn chưa lùi xa, thì đã sinh ra thứ bạo lực khác, dai dẳng và đáng sợ hơn nhiều. Là vì thứ bạo lực này chà đạp lên phẩm giá người, hủy hoại nhân tính, làm tha hóa cuộc sống con người, nhưng nó lại khó nhận ra, khó tiêu diệt hơn. Nhưng thứ bạo lực đáng sợ này sinh ra từ đâu? Qua tính cách lão đàn ông hàng chài, người đọc có thể thấy nó nằm sẵn trong lão, nó sinh ra từ tình trạng đời sống đói khổ, tăm tối, từ sự lạc hậu, mông muội, khiến lão bị thui chột ý thức về nhân tính, về tư cách người, giá trị người, vì thế lão chà đạp lên nhân phẩm, giá trị người mà vẫn không nhận ra.
- Đề cập tình trạng bạo lực trong gia đình hàng chài – chồng đánh vợ, con đánh bố, Nguyễn Minh Châu đã làm dấy lên nỗi xót thương và niềm lo âu về tình trạng phụ nữ và trẻ em bị hành hạ, ngược đãi, về nguy cơ trẻ em sẽ sớm nhiễm thói vũ phu thô bạo, tồi tệ do bị tổn thương tâm hồn, đánh mất niềm tin vào gia đạo, cuộc sống. Tác giả không chỉ lên án bạo lực, phê phán sự lạc hậu, mông muội, không chỉ bày tỏ tình thương yêu đối với những con người nhỏ bé, bất hạnh, lam lũ, khổ đau mà còn cảnh báo một nguy cơ đáng sợ: nếu không giải phóng con người khỏi đói nghèo, tăm tối, lạc hậu thì không thể tiêu diệt được cái xấu cái ác. Chính nhà văn đã chỉ ra điều này trong lời kể đầy ẩn ý: “… cái lão đàn ông đã từng hành hạ mụ, và không khéo sẽ còn hành hạ mụ cho đến khi chết – nếu không có cách mạng về”. Đó là chiều sâu tư tưởng nhân đạo của thiên truyện.
Câu 6: Tên truyện là Chiếc thuyền ngoài xa. Gần cuối truyện, hình ảnh chiếc thuyền ấy lại hiện lên trước một cơn giông tố lớn đang ập đến. Anh/chị có nhận xét gì về dụng ý nghệ thuật và ý nghĩa thể hiện qua chi tiết này?
- Tên truyện Chiếc thuyền ngoài xa rõ ràng hàm chứa một ẩn ý của nhà văn. Qua nội dung câu chuyện, hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa nơi nhan đề gắn với cái đẹp “tuyệt đỉnh của ngoại cảnh”, cái đẹp “toàn bích, toàn thiện”, nhưng cuộc sống đích thực của gia đình hàng chài trên con thuyền ấy biết bao khó nhọc, lam lũ, khổ đau, bất hạnh, bạo hành tồi tệ. Thì ra hình ảnh chiếc thuyền nhìn từ xa rất khác với nhìn gần; nhìn từ xa thì thấy thơ mộng, tuyệt đỉnh; nhìn gần thì thấy sự thực tàn bạo, tồi tệ, nhức nhối. Đó là nghịch lí giữa cái đẹp bên ngoài và sự thực xấu xa, tồi tệ bên trong mà một cái nhìn giản đơn, sơ lược không thể phát hiện khám phá ra được. Nhan đề truyện là một khái quát giản dị về mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống và là một ẩn dụ tượng trưng cho cái nhìn nghệ thuật về cuộc đời và con người.
- Gần cuối truyện, vẫn là hình ảnh chiếc thuyền ấy, nhưng trước một cơn giông tố lớn đang ập đến. Hàm ý tượng trưng ẩn ở tầng sâu hơn. Đó không giản đơn là một cảnh báo với niềm lo âu về một nguy cơ cuộc sống trước cơn bão bạo lực mà là một dự cảm với chiều sâu nhân đạo về cơn bão cáchmạng để tiêu diệt cái ác, để đổi thay cuộc sống, giải phóng con người khỏi đói nghèo, tăm tối để con người được sống xứng đáng là con người.
Câu 7: Phân tích đoạn văn cuối truyện (“Không những trong bộ lịch năm ấy …, hòa lẫn trong đám đông…”); qua đó phát biểu nhận xét về quan điểm nghệ thuật và tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Minh Châu.
- Đoạn văn cuối truyện là một ấn tượng lạ lùng của nhân vật Phùng. Là một nghệ sĩ say mê, nhạy cảm trước cái đẹp “toàn thiện, toàn bích”, anh đã thực sự xúc động, ngỡ ngàng, cảm thấy “hạnh phúc tràn ngập tâm hồn” trong cái khoảnh khắc phát hiện “cái đẹp tuyệt đỉnh” của chiếc thuyền ngoài xa hòa vào “bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào”. Và anh đã chủ tâm chụp lấy bức ảnh “không có người. Hoàn toàn là thế giới tĩnh vật” như trưởng phòng mong muốn. Nhưng anh không ngờ chính trên chiếc thuyền ấy là một gia đình hàng chài đang sống trong tình trạng bạo hành, dã man, tồi tệ. Trước sự đối lập, nghịch lí giữa “cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh” với cuộc sống lầm than, cay cực của gia đình hàng chài, anh đã day dứt, trăn trở, trải qua một cuộc đối chất riết ráo giữa thứ nghệ thuật “hoàn toàn tĩnh vật” mà vị trưởng phòng mong muốn với nghệ thuật vì sự thực ở đời, vì những kiếp lầm than. Điều này đã luôn ám ảnh anh, đến nỗi sau này, mỗi lần nhìn ngắm bức ảnh chụp cảnh biển buổi sáng có sương, “tuy là ảnh đen trắng” nhưng anh “vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai”, và “bao giờ cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh”. Cái ám ảnh, cái ấn tượng lạ lùng này của Phùng cho thấy trong sâu thẳm nhận thức, tư tưởng của anh, anh đã li khai với thứ nghệ thuật “màu hồng” xa lạ với sự thật về đời sống và con người; lòng người nghệ sĩ này đã thấu hiểu nghệ thuật chân chính luôn là sự thực ở đời, là vì cuộc đời, vì những kiếp lầm than; nó không thể nhân danh bất cứ điều gì để lảng tránh sự thật về con người, mà phải có trách nhiệm can dự vào cuộc đời, phải góp tiếng nói tích cực vào việc giải phóng con người khỏi sự cầm tù của nghèo đói, tăm tối và bạo lực để con người có một cuộc sống xứng đáng với con người. Đó cũng chính là tuyên ngôn nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu qua truyện ngắn này mà nhan đề Chiếc thuyền ngoài xa là một ẩn ý về tuyên ngôn đó. - Tuy nhiên, ý nghĩa của đoạn kết truyện không chỉ dừng lại ở đấy. Câu văn “và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh, […] Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân dậm trên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông…” chứa đựng chiều sâu ý nghĩa nhân đạo của tác phẩm. Phải chăng tình trạng khốn khổ, cay cực của người đàn bà hàng chài kia không hề là cá biệt, mà trong đám đông kia, ai cũng là một người như thế. Câu văn canh cánh một niềm lo âu ấy không chỉ thể hiện tình thương yêu đối với những kiếp lầm than, cay cực mà còn là tiếng kêu giải phóng con người khỏi đói nghèo, tăm tối, lạc hậu, để có thể xóa bỏ được cái xấu cái ác, làm cho con người được sống xứng đáng với con người. Muốn vậy, không còn giải pháp nào khác ngoài con đường cách mạng. Ấy là một cuộc cách mạng diệt trừ cái xấu cái ác, xóa bỏ các thứ bạo lực để con người ngày càng hoàn thiện, đất nước ngày càng đẹp tươi. Cuộc cách mạng ấy đã và đang về, chứ không còn là dự cảm, là kì vọng đau đáu của một nhà văn suốt đời không ngừng trăn trở về số phận nhân dân và trách nhiệm của người cầm bút – Nguyễn Minh Châu.
Câu 8: Anh/chị có nhận xét gì về ngôn ngữ người kể chuyện, ngôn ngữ nhân vật và giọng điệu trần thuật trong Chiếc thuyền ngoài xa?
- Ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật trong truyện Chiếc thuyền ngoài xa cũng rất đáng chú ý. Trong truyện, người kể chuyện là nhân vật Phùng - thực ra là sự hóa thân của tác giả. Cách chọn người kể chuyện như vậy tạo ra được một điểm nhìn trần thuật sắc sảo, tăng cường khả năng phát hiện khám phá đời sống được nhận thức, làm cho lời kể trở nên khách quan, chân thật, giàu sức thuyết phục. Ngôn ngữ nhân vật phù hợp với đặc điểm tính cách của từng người: giọng điệu, lời lẽ lão đàn ông vũ phu đầy vẻ tục tằn, thô bỉ, tàn nhẫn, hung bạo; lời lẽ của người đàn bà thật dịu dàng và xót xa khi nói với con, thật đớn đau và thấu trải lẽ đời khi nói về thân phận của mình; lời lẽ của Đẩu ở tòa án huyện rõ là giọng của một người tốt bụng, nhiệt thành,... Lối sử dụng ngôn ngữ người kể chuyện, ngôn ngữ nhân vật rất phù hợp, linh hoạt, sáng tạo như thế đã góp phần bộc lộ sâu sắc chủ đề tư tưởng của thiên truyện.
- Nét đặc sắc trong ngôn ngữ kể chuyện của truyện Chiếc thuyền ngoài xa là giọng điệu trần thuật – phần hồn của lời kể. Nó bộc lộ thái độ cảm xúc của chủ thể, là một hiện thân của tư tưởng tác giả. Trong truyện ngắn này, nhân vật trưởng phòng là đối tượng bị phê phán. Nhưng thái độ phê phán ở đây không bộc lộ qua giọng điệu, lời lẽ gay gắt, trực diện – như thế thì bất lợi và thất cách – mà giấu thật kĩ, thật sâu đằng sau cái giọng khách quan, bình thản, có khi là giọng tán dương, hàm ơn, hay chỉ là giọng phàn nàn vô hại, qua những lời lẽ có vẻ đề cao vị trưởng phòng, nào là "sâu sắc", "lắm sáng kiến", nào là "quả quyết", "cặp mắt đầy tinh khôn,… Ngay cả khi nói đến cái chủ trương làm bộ lịch ảnh về thuyền và biển, "không có người. Hoàn toàn thế giới tĩnh vật" rất đáng phê phán của vị trưởng phòng thì tác giả cũng chỉ kể lại một cách khách quan bình thản. Vì thế mà thoáng đọc, người đọc khó nhận ra thái độ phê phán ẩn sâu trong những đánh giá có vẻ ưu ái ấy. Thế nhưng, khi người đọc phát hiện ra sự đối lập gay gắt giữa thứ nghệ thuật mà vị trưởng phòng muốn với cái thực trạng tồi tệ của hiện thực đời sống thì cái ý vị mỉa mai, chua xót, sâu cay trong giọng điệu trần thuật của người kể chuyện mới bật lên sau những lời lẽ có vẻ tán dương, đề cao kia. Cũng như vậy, người đọc có thể nhận ra thái độ mỉa mai, chua xót, cay đắng của tác giả đằng sau những lời mô tả đầy hoa mĩ, thơ mộng, lãng mạn, ngây ngất của Phùng trước cái đẹp được coi là “tuyệt đỉnh của ngoại cảnh” ở phần đầu truyện, khi người đọc chứng kiến cái thực trạng dã man, tồi tệ, phi đạo đức được bày ra ở phần sau truyện, cùng với những đau xót sâu sắc và chân thực của Phùng… Nén thái độ vào giọng, giấu giọng vào mạch, dùng tình huống để đảo lộn giọng trong lời kể, đó là một tài năng nghệ thuật bậc thầy của Nguyễn Minh Châu qua thiên truyện.
Sưu tầm
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: