• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Hệ lụy từ việc bỏ giáo dục lao động

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, việc đánh giá xếp loại học sinh dựa vào bốn mặt: văn hóa, đạo đức, lao động và văn thể mỹ. Đây là những tiêu chuẩn được các nhà giáo dục đánh giá là phù hợp, toàn diện trong đánh giá, phân loại học sinh.

Nhưng thực tế nhiều năm qua, hầu hết các trường phổ thông chỉ đánh giá học sinh trên ba mặt: văn hóa, đạo đức, văn thể mỹ, còn lao động dường như "cho qua". Bởi, từ quét dọn sân trường, các phòng học, đến lau chùi bàn ghế, bảng đen... trong nhà trường đều đã được "dịch vụ hóa".

Đầu năm, họp phụ huynh, nhà trường thường đưa ra chủ trương, phụ huynh đóng tiền để thuê người vệ sinh lớp học, phòng ốc với nhiều lý do thuyết phục như: "lao động phải tốn thời gian, ít nhiều ảnh hưởng đến học hành của các em"...

Vậy là, học sinh nhiều trường từ thành phố tới tỉnh lẻ đều vui vẻ bỏ qua các tiết học “lao động”, chỉ chú tâm vào học tập và tham gia các hoạt động, phong trào khác. Giáo viên chủ nhiệm có cái “khỏe” là không phải soạn giáo án lao động và hướng dẫn học sinh lao động (4 tiết/tuần, trong đó có 1 tiết hướng dẫn lao động). Ban lao động nhà trường cũng chỉ tồn tại trên danh nghĩa, giấy tờ. Sự chậm chạp, ít hoạt động cơ bắp, không chỉ có ở học sinh khu vực thành phố mà còn bắt đầu xuất hiện nhiều ở học sinh nông thôn là một trong những hệ lụy của việc bỏ quên giáo dục lao động.

Thời phổ thông 20 năm về trước, ngoài lao động quét dọn, lau chùi bàn ghế trong không gian trường; thỉnh thoảng, một năm khoảng hai lần, HS còn được nhà trường đưa đi lao động xã hội chủ nghĩa, đào đắp, nạo vét kênh mương cho người dân địa phương. Qua những lần lao động ấy, tình cảm, tình đoàn kết, sự hợp tác của lớp học trò càng thêm thắt chặt, gắn bó; đồng thời cũng thấu hiểu được một phần nào đó của giá trị lao động và nỗi vất vả của người nông dân.

Còn bây giờ, học sinh THCS, THPT, kể cả ở khu vực nông thôn, dường như không có những chuyến đi lao động tập thể bên ngoài nữa. Phải chăng, thời nay, việc rèn luyện học sinh biết lao động, yêu lao động là không cần thiết?

Theo ĐV.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top