Nhiều năm qua, tỷ lệ đậu tốt nghiệp của học viên hệ giáo dục thường xuyên (GDTX) TPHCM luôn cao hơn so với bình quân của cả nước. Tuy nhiên, kết thúc học kỳ 1 năm học 2009 - 2010, có rất nhiều học viên (HV) đạt điểm yếu kém tại các môn học.
75% dưới trung bình!
Theo báo cáo của Sở GD-ĐT TPHCM, 55,4% HV có điểm kiểm tra học kỳ 1 môn Hóa lớp 9 dưới trung bình (từ 0 - 4,5 điểm), trong đó, từ 0 đến 1,5 điểm chiếm đến 10,6%. Tỷ lệ này ở môn Toán lớp 9 là 50,4%. Ở lớp 12, hầu hết các môn đều có điểm dưới trung bình. Đơn cử như môn Hóa: 50%, Lý: 75,8%, Địa: 54,4%, Sinh: 54%, Sử: 51,5%, Văn: 58,7%. Riêng môn Toán, trong số 61% HV có điểm dưới 5 thì có đến 14,6% HV từ 0-1,5 điểm, môn Sử có 17,2% HV điểm từ 0-1,5 điểm.
Theo phân tích của Sở GD-ĐT, với yêu cầu nâng cao chất lượng và trình độ cho HV GDTX nên ngoài những kiến thức cơ bản, đề kiểm tra học kỳ 1 năm học 2009-2010 còn thêm một số câu khó để HV chuẩn bị cho các kỳ thi tốt nghiệp và ĐH, CĐ sau này. Ở môn Toán, kiến thức cơ bản chiếm 3/4 cấu trúc đề thi tạo điều kiện cho HV có điểm từ trung bình trở lên. Thế nhưng, ở môn Toán lớp 9, chỉ có 14/25 đơn vị đạt điểm trung bình trở lên, ở lớp 12 là 10/39 đơn vị.
Nguyên nhân của kết quả đáng buồn này là do chất lượng học tập của HV còn yếu, trong đó có khá nhiều HV bị hổng kiến thức cơ bản. Ở môn Lý, HV đạt điểm thấp còn là do chương trình học nặng hơn so với trình độ chung của HV GDTX. Ngoài ra, việc phân bố chương trình và thời gian giảng dạy chưa hợp lý gây nhiều khó khăn cho cả giáo viên và HV. Ở bộ môn Hóa, lại “vướng” phải tình trạng thiếu giáo viên. Phòng thí nghiệm và thiết bị dạy học còn thiếu, giáo viên phải dạy chay nên HV không tiếp thu được.
Cơ sở nhỏ hẹp, giáo viên thiếu
Nhiều năm nay, cơ sở vật chất của hệ GDTX TPHCM gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh một số trung tâm GDTX được đầu tư xây mới, đáp ứng yêu cầu giảng dạy như trung tâm GDTX quận 3, quận Tân Phú, huyện Củ Chi… TPHCM vẫn còn khoảng 20 trung tâm GDTX nhỏ hẹp, thiếu phòng học, phòng chức năng, không có đủ trang thiết bị, không có sân chơi. Một số trung tâm không có phòng thí nghiệm như trung tâm GDTX quận 7, quận 9 và ở quận 2, 4, 10, Bình Thạnh, Bình Chánh, Hóc Môn, Bình Tân chỉ có một phòng thí nghiệm. Chính vì vậy, giáo viên không có đủ điều kiện để giảng dạy. Dù số HV đông nhưng hầu hết các trung tâm ở nội thành không đạt tiêu chuẩn 1m²/HV.
Ở hệ GDTX, ít giáo viên giỏi bởi có một bộ phận giáo viên không dạy được ở hệ phổ thông chuyển về! Theo Sở GD-ĐT TPHCM, trong tổng số 1.039 giáo viên dạy hệ GDTX, có đến 673 là giáo viên hợp đồng. Một số trung tâm GDTX có đội ngũ giáo viên biên chế còn mỏng và có sự chênh lệch về trình độ chuyên môn với giáo viên hợp đồng. Vì vậy, chất lượng giảng dạy không ổn định. Chính tình trạng thiếu giáo viên ở hệ GDTX đã ảnh hưởng khá nhiều đến việc thực hiện tiến độ của chương trình giảng dạy và cả khả năng tiếp thu của HV.
Ông Hà Văn Hùng, Giám đốc Trung tâm GDTX huyện Củ Chi cho biết: “Do trình độ đầu vào của HV không đồng đều nên trung tâm mất rất nhiều thời gian để củng cố kiến thức cơ bản HV. Trong khi đó, nguồn thu học phí khá thấp (45.000 đồng/HS/tháng) khiến trung tâm khó cân đối để trả thù lao tương xứng với công sức giáo viên đã bỏ ra”. Thực tế tại nhiều địa phương cho thấy, hệ GDTX gặp khó khăn nhiều mặt, lại thêm việc phải tự cân đối thu chi khiến nhiều trung tâm không mời được giáo viên giỏi.
Ông Phạm Anh Ba, Trưởng phòng GDTX Sở GD-ĐT, cho biết: “Lẽ ra hệ GDTX phải được ưu tiên hơn hệ phổ thông vì đa số HV đầu vào trình độ thấp, đại bộ phận HV vừa đi học, vừa đi làm. Tuy nhiên, trong thời gian tới, sự ưu tiên dành cho hệ GDTX sẽ nhiều hơn. Cụ thể, sắp tới, hệ GDTX sẽ được giải quyết về biên chế, nói nôm na là dù không có học viên thì giáo viên vẫn có lương”.
DOANH DOANH / SGGP
75% dưới trung bình!
Theo báo cáo của Sở GD-ĐT TPHCM, 55,4% HV có điểm kiểm tra học kỳ 1 môn Hóa lớp 9 dưới trung bình (từ 0 - 4,5 điểm), trong đó, từ 0 đến 1,5 điểm chiếm đến 10,6%. Tỷ lệ này ở môn Toán lớp 9 là 50,4%. Ở lớp 12, hầu hết các môn đều có điểm dưới trung bình. Đơn cử như môn Hóa: 50%, Lý: 75,8%, Địa: 54,4%, Sinh: 54%, Sử: 51,5%, Văn: 58,7%. Riêng môn Toán, trong số 61% HV có điểm dưới 5 thì có đến 14,6% HV từ 0-1,5 điểm, môn Sử có 17,2% HV điểm từ 0-1,5 điểm.
Một lớp học bổ túc văn hóa tại Trung tâm Giáo dục Thường xuyên quận 1. Ảnh: MAI HẢI
Đầu vào của hệ phổ thông cao hơn bổ túc, do vậy, nếu đối chiếu chất lượng giữa hai hệ với nhau sẽ dẫn đến một so sánh khập khiễng. Tuy nhiên, khoảng cách quá chênh lệch giữa hai hệ này thật đáng suy ngẫm, đặc biệt khi Bộ GD-ĐT có định hướng sử dụng đề chung cho hai hệ trong tương lai. Tỷ lệ HV yếu kém hệ GDTX cao gấp 2 đến 3 lần so với hệ phổ thông. Lớp 10 GDTX: 45,7% (hệ phổ thông: 24,87%). Tỷ lệ yếu kém ở lớp 11 là 41,5% (hệ phổ thông: 18,57%), lớp 12: 49,5 (15,94%). Tương tự, khối 6: 24,2% so với 11,29%, khối 9: 32,3%- 11,29%.
Theo phân tích của Sở GD-ĐT, với yêu cầu nâng cao chất lượng và trình độ cho HV GDTX nên ngoài những kiến thức cơ bản, đề kiểm tra học kỳ 1 năm học 2009-2010 còn thêm một số câu khó để HV chuẩn bị cho các kỳ thi tốt nghiệp và ĐH, CĐ sau này. Ở môn Toán, kiến thức cơ bản chiếm 3/4 cấu trúc đề thi tạo điều kiện cho HV có điểm từ trung bình trở lên. Thế nhưng, ở môn Toán lớp 9, chỉ có 14/25 đơn vị đạt điểm trung bình trở lên, ở lớp 12 là 10/39 đơn vị.
Nguyên nhân của kết quả đáng buồn này là do chất lượng học tập của HV còn yếu, trong đó có khá nhiều HV bị hổng kiến thức cơ bản. Ở môn Lý, HV đạt điểm thấp còn là do chương trình học nặng hơn so với trình độ chung của HV GDTX. Ngoài ra, việc phân bố chương trình và thời gian giảng dạy chưa hợp lý gây nhiều khó khăn cho cả giáo viên và HV. Ở bộ môn Hóa, lại “vướng” phải tình trạng thiếu giáo viên. Phòng thí nghiệm và thiết bị dạy học còn thiếu, giáo viên phải dạy chay nên HV không tiếp thu được.
Cơ sở nhỏ hẹp, giáo viên thiếu
Nhiều năm nay, cơ sở vật chất của hệ GDTX TPHCM gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh một số trung tâm GDTX được đầu tư xây mới, đáp ứng yêu cầu giảng dạy như trung tâm GDTX quận 3, quận Tân Phú, huyện Củ Chi… TPHCM vẫn còn khoảng 20 trung tâm GDTX nhỏ hẹp, thiếu phòng học, phòng chức năng, không có đủ trang thiết bị, không có sân chơi. Một số trung tâm không có phòng thí nghiệm như trung tâm GDTX quận 7, quận 9 và ở quận 2, 4, 10, Bình Thạnh, Bình Chánh, Hóc Môn, Bình Tân chỉ có một phòng thí nghiệm. Chính vì vậy, giáo viên không có đủ điều kiện để giảng dạy. Dù số HV đông nhưng hầu hết các trung tâm ở nội thành không đạt tiêu chuẩn 1m²/HV.
Ở hệ GDTX, ít giáo viên giỏi bởi có một bộ phận giáo viên không dạy được ở hệ phổ thông chuyển về! Theo Sở GD-ĐT TPHCM, trong tổng số 1.039 giáo viên dạy hệ GDTX, có đến 673 là giáo viên hợp đồng. Một số trung tâm GDTX có đội ngũ giáo viên biên chế còn mỏng và có sự chênh lệch về trình độ chuyên môn với giáo viên hợp đồng. Vì vậy, chất lượng giảng dạy không ổn định. Chính tình trạng thiếu giáo viên ở hệ GDTX đã ảnh hưởng khá nhiều đến việc thực hiện tiến độ của chương trình giảng dạy và cả khả năng tiếp thu của HV.
Ông Hà Văn Hùng, Giám đốc Trung tâm GDTX huyện Củ Chi cho biết: “Do trình độ đầu vào của HV không đồng đều nên trung tâm mất rất nhiều thời gian để củng cố kiến thức cơ bản HV. Trong khi đó, nguồn thu học phí khá thấp (45.000 đồng/HS/tháng) khiến trung tâm khó cân đối để trả thù lao tương xứng với công sức giáo viên đã bỏ ra”. Thực tế tại nhiều địa phương cho thấy, hệ GDTX gặp khó khăn nhiều mặt, lại thêm việc phải tự cân đối thu chi khiến nhiều trung tâm không mời được giáo viên giỏi.
Ông Phạm Anh Ba, Trưởng phòng GDTX Sở GD-ĐT, cho biết: “Lẽ ra hệ GDTX phải được ưu tiên hơn hệ phổ thông vì đa số HV đầu vào trình độ thấp, đại bộ phận HV vừa đi học, vừa đi làm. Tuy nhiên, trong thời gian tới, sự ưu tiên dành cho hệ GDTX sẽ nhiều hơn. Cụ thể, sắp tới, hệ GDTX sẽ được giải quyết về biên chế, nói nôm na là dù không có học viên thì giáo viên vẫn có lương”.
DOANH DOANH / SGGP