rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Mọi người không xin sự giúp đỡ nhiều như họ nên làm. Mặc cho những quy tắc đạo đức tử tế của chúng ta và khả năng nói chuyện qua Snapchat, con người gây bất ngờ khi họ vui vẻ tự kéo 12 túi hàng hoặc tự học môn vật lý cho bài thi giữa kỳ.
Tại sao chúng ta không sẵn sàng tìm kiếm sự giúp đỡ? Một khả năng đó là con người đánh giá thấp cơ hội họ sẽ nhận được sự giúp đỡ. Một nghiên cứu mới do Daniel Newark (đại học Stanford) dẫn đầu đã kiểm tra điều này xảy ra như thế nào trong một trường hợp cụ thể - khi một người tìm kiếm sự giúp đỡ xin sự giúp đỡ lần hai sau khi lần đầu bị từ chối.
Newark và nhóm của ông tin rằng có hai lý do con người từ chối giúp đỡ sẽ đánh giá thấp khả năng họ sẽ nhận được sự giúp đỡ nếu họ xin giúp đỡ lần nữa. Thứ nhất, họ suy đoán là những người tìm kiếm sự giúp đỡ sẽ đánh giá thấp việc người họ xin giúp đỡ cảm thấy không thoải mái khi từ chối lời đề nghị giúp đỡ lần thứ hai. Các nghiên cứu cho thấy con người cảm thấy bị áp lực phải nói “có” và áp lực đó có khả năng lớn hơn khi họ đã từng nói “không.” Nhưng khi một ai đó từ chối lời xin giúp đỡ của bạn, bạn hầu như không để ý đến việc quyết định đó làm họ cảm nhận như thế nào. Do đó trong khi một người tìm kiếm sự giúp đỡ xem sự từ chối lần một như dấu hiệu rằng có ít nỗi buồn khi nói “không”, thì một người nhận được yêu cầu xin giúp đỡ lần hai thậm chí đối mặt với nỗi buồn nhiều hơn do thực tế là họ từng nói “không” một lần.
Lý do thứ hai là chúng ta có xu hướng quy gán những hành động của người khác cho những yếu tố không thể thay đổi được hơn là quy cho hoàn cảnh cụ thể. Vì vậy, khi ai đó từ chối giúp đỡ, chúng ta giả định là họ không phải là người rất rộng lượng, chứ không giả định là họ có một lý do chính đáng để nói “không.” Kết quả là mọi người sẽ thường đánh giá thấp tính rộng lượng của những người từ chối một lời cầu xin giúp đỡ.
Sau một phát hiện từ thực nghiệm ủng hộ những giả thuyết của họ, các nhà nghiên cứu gửi những người tham gia đến một ký túc xá ở đại học để nhờ mọi người trả lời một bảng khảo sát dài 1 trang (yêu cầu giúp đỡ đầu tiên) và sau đó gửi một lá thư (yêu cầu giúp đỡ thứ hai). Trước khi đi, những người tham gia dự đoán khả năng những người giúp đỡ tiềm năng sẽ đồng ý với những lời đề nghị của họ. Hóa ra những người tham gia khá giỏi trong việc dự đoán liệu mọi người sẽ đáp ứng thế nào với đề nghị giúp đỡ đầu tiên. Những người tham gia nghĩ 34% sẽ đồng ý, và trong thực tế là 33% đồng ý. Nhưng đúng như dự đoán của các nhà nghiên cứu, những người tham gia không dự đoán được mọi người sẽ phản ứng như thế nào trước đề nghị giúp đỡ thứ hai sau khi họ đã từ chối đề nghị đầu tiên. Những người tham gia dự đoán rằng một lời từ chối lúc đầu sẽ chỉ dẫn đến 18% nói “có” với đề nghị thứ hai, nhưng thực tế thì 43% người giúp đỡ tiềm năng đồng ý với đề nghị thứ hai sau khi họ đã từ chối đề nghị giúp đỡ đầu tiên.
Hai thực nghiệm tiếp theo mà ở đó những người tham gia tưởng tượng mình là một người giúp đỡ hoặc một người xin giúp đỡ đã tái tạo lại những phát hiện ban đầu. Một lần nữa, những người tìm kiếm sự giúp đỡ đã đánh giá thấp khả năng một người giúp đỡ sẽ đồng ý giúp đỡ sau khi từ chối lời đề nghị ban đầu. Thêm nữa, sau khi được cho biết lời đề nghị giúp đỡ đầu của họ bị từ chối, những người tìm kiếm sự giúp đỡ và người giúp đỡ đánh giá về khuynh hướng “giúp đỡ” của những người giúp đỡ và sự không thoải mái mà người giúp đỡ sẽ cảm thấy khi nói “không” trước một đề nghị thứ hai. Đúng như dự đoán, những người tìm kiếm sự giúp đỡ đánh giá những người giúp đỡ là ít giúp đỡ và nghĩ rằng họ sẽ ít cảm thấy khó chịu.
Một câu hỏi còn tồn tại là liệu xu hướng đánh giá thấp khả năng giúp đỡ là khác nhau ở các nền văn hóa. Một nền văn hóa phương Tây nhân mạnh tính cá nhân và khả năng của bản thân có thể nuôi dưỡng niềm tin rằng những người khác không chắc sẽ giúp đỡ. Tuy nhiên, trong một nền văn hóa theo chủ nghĩa tập thể nơi mà sự từ chối giúp đỡ là ít phổ biến, một lời từ chối lúc đầu có thể khiến một ai đó tin rằng một lời đề nghị giúp đỡ lần hai chắc chắn sẽ được chấp nhận.
Nó cũng đáng xem xét liệu việc đánh giá thấp khả năng giúp đỡ có phải là một điều tốt. Trong một xã hội theo chủ nghĩa cá nhân, những niềm tin như vậy có thể khuyến khích bạn tìm ra cách để tự làm mọi việc. Bị từ chối giúp đỡ có thể là một kinh nghiệm buồn, và nếu nỗi buồn đó lớn hơn đáng kể so với sự có lợi khi được giúp đỡ, thì về lâu dài, bị nhụt chí không xin giúp đỡ có thể dẫn đến sự thỏa mãn, hạnh phúc lớn hơn.
Nhưng đối với hầu hết mọi người thì bài học từ nghiên cứu khá rõ ràng. Chỉ vì một ai đó từ chối giúp đỡ bạn, đừng do dự yêu cầu họ giúp đỡ bạn lần nữa.
Nguồn
Ask Again, and You Shall Possibly Receive
People underestimate the chance that a second request for help will be granted.
Published on July 30, 2013 by Eric Horowitz in The Inertia Trap
PsychologyToday
Tại sao chúng ta không sẵn sàng tìm kiếm sự giúp đỡ? Một khả năng đó là con người đánh giá thấp cơ hội họ sẽ nhận được sự giúp đỡ. Một nghiên cứu mới do Daniel Newark (đại học Stanford) dẫn đầu đã kiểm tra điều này xảy ra như thế nào trong một trường hợp cụ thể - khi một người tìm kiếm sự giúp đỡ xin sự giúp đỡ lần hai sau khi lần đầu bị từ chối.
Newark và nhóm của ông tin rằng có hai lý do con người từ chối giúp đỡ sẽ đánh giá thấp khả năng họ sẽ nhận được sự giúp đỡ nếu họ xin giúp đỡ lần nữa. Thứ nhất, họ suy đoán là những người tìm kiếm sự giúp đỡ sẽ đánh giá thấp việc người họ xin giúp đỡ cảm thấy không thoải mái khi từ chối lời đề nghị giúp đỡ lần thứ hai. Các nghiên cứu cho thấy con người cảm thấy bị áp lực phải nói “có” và áp lực đó có khả năng lớn hơn khi họ đã từng nói “không.” Nhưng khi một ai đó từ chối lời xin giúp đỡ của bạn, bạn hầu như không để ý đến việc quyết định đó làm họ cảm nhận như thế nào. Do đó trong khi một người tìm kiếm sự giúp đỡ xem sự từ chối lần một như dấu hiệu rằng có ít nỗi buồn khi nói “không”, thì một người nhận được yêu cầu xin giúp đỡ lần hai thậm chí đối mặt với nỗi buồn nhiều hơn do thực tế là họ từng nói “không” một lần.
Lý do thứ hai là chúng ta có xu hướng quy gán những hành động của người khác cho những yếu tố không thể thay đổi được hơn là quy cho hoàn cảnh cụ thể. Vì vậy, khi ai đó từ chối giúp đỡ, chúng ta giả định là họ không phải là người rất rộng lượng, chứ không giả định là họ có một lý do chính đáng để nói “không.” Kết quả là mọi người sẽ thường đánh giá thấp tính rộng lượng của những người từ chối một lời cầu xin giúp đỡ.
Sau một phát hiện từ thực nghiệm ủng hộ những giả thuyết của họ, các nhà nghiên cứu gửi những người tham gia đến một ký túc xá ở đại học để nhờ mọi người trả lời một bảng khảo sát dài 1 trang (yêu cầu giúp đỡ đầu tiên) và sau đó gửi một lá thư (yêu cầu giúp đỡ thứ hai). Trước khi đi, những người tham gia dự đoán khả năng những người giúp đỡ tiềm năng sẽ đồng ý với những lời đề nghị của họ. Hóa ra những người tham gia khá giỏi trong việc dự đoán liệu mọi người sẽ đáp ứng thế nào với đề nghị giúp đỡ đầu tiên. Những người tham gia nghĩ 34% sẽ đồng ý, và trong thực tế là 33% đồng ý. Nhưng đúng như dự đoán của các nhà nghiên cứu, những người tham gia không dự đoán được mọi người sẽ phản ứng như thế nào trước đề nghị giúp đỡ thứ hai sau khi họ đã từ chối đề nghị đầu tiên. Những người tham gia dự đoán rằng một lời từ chối lúc đầu sẽ chỉ dẫn đến 18% nói “có” với đề nghị thứ hai, nhưng thực tế thì 43% người giúp đỡ tiềm năng đồng ý với đề nghị thứ hai sau khi họ đã từ chối đề nghị giúp đỡ đầu tiên.
Hai thực nghiệm tiếp theo mà ở đó những người tham gia tưởng tượng mình là một người giúp đỡ hoặc một người xin giúp đỡ đã tái tạo lại những phát hiện ban đầu. Một lần nữa, những người tìm kiếm sự giúp đỡ đã đánh giá thấp khả năng một người giúp đỡ sẽ đồng ý giúp đỡ sau khi từ chối lời đề nghị ban đầu. Thêm nữa, sau khi được cho biết lời đề nghị giúp đỡ đầu của họ bị từ chối, những người tìm kiếm sự giúp đỡ và người giúp đỡ đánh giá về khuynh hướng “giúp đỡ” của những người giúp đỡ và sự không thoải mái mà người giúp đỡ sẽ cảm thấy khi nói “không” trước một đề nghị thứ hai. Đúng như dự đoán, những người tìm kiếm sự giúp đỡ đánh giá những người giúp đỡ là ít giúp đỡ và nghĩ rằng họ sẽ ít cảm thấy khó chịu.
Một câu hỏi còn tồn tại là liệu xu hướng đánh giá thấp khả năng giúp đỡ là khác nhau ở các nền văn hóa. Một nền văn hóa phương Tây nhân mạnh tính cá nhân và khả năng của bản thân có thể nuôi dưỡng niềm tin rằng những người khác không chắc sẽ giúp đỡ. Tuy nhiên, trong một nền văn hóa theo chủ nghĩa tập thể nơi mà sự từ chối giúp đỡ là ít phổ biến, một lời từ chối lúc đầu có thể khiến một ai đó tin rằng một lời đề nghị giúp đỡ lần hai chắc chắn sẽ được chấp nhận.
Nó cũng đáng xem xét liệu việc đánh giá thấp khả năng giúp đỡ có phải là một điều tốt. Trong một xã hội theo chủ nghĩa cá nhân, những niềm tin như vậy có thể khuyến khích bạn tìm ra cách để tự làm mọi việc. Bị từ chối giúp đỡ có thể là một kinh nghiệm buồn, và nếu nỗi buồn đó lớn hơn đáng kể so với sự có lợi khi được giúp đỡ, thì về lâu dài, bị nhụt chí không xin giúp đỡ có thể dẫn đến sự thỏa mãn, hạnh phúc lớn hơn.
Nhưng đối với hầu hết mọi người thì bài học từ nghiên cứu khá rõ ràng. Chỉ vì một ai đó từ chối giúp đỡ bạn, đừng do dự yêu cầu họ giúp đỡ bạn lần nữa.
Nguồn
Ask Again, and You Shall Possibly Receive
People underestimate the chance that a second request for help will be granted.
Published on July 30, 2013 by Eric Horowitz in The Inertia Trap
PsychologyToday