• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Hãy trình bày sự vận dụng trong quá trình xây dựng đời sống văn hóa mới ở nước ta hiện nay ?

Huỳnh Trúc

New member
Xu
0
Từ quan điểm của phép biện chứng duy vật về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội . Hãy trình bày sự vận dụng trong quá trình xây dựng đời sống văn hóa mới ở nước ta hiện nay ?
 
a. Vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội

Sự quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội thể hiện ở chỗ:

Thứ nhất, tồn tại xã hội là nguồn gốc khách quan, cơ sở khách quan của sự hình thành, ra đời của ý thức xã hội (nghệ thuật, tư tưởng, chính trị, pháp quyền).

Thứ hai, tồn tại xã hội quyết định nội dung, tính chất, đặc điểm của ý thức xã hội nói chung, của các hình thái ý thức xã hội nói riêng.

Thứ ba, tồn tại xã hội thay đổi sớm hay muộn sẽ kéo theo sự thay đổi của ý thức xã hội. Tất nhiên, mức độ, nhịp độ thay đổi của các bộ phận trong ý thức xã hội diễn ra khác nhau. Có những bộ phận biến đổi nhanh hơn (ví dụ như chính trị, pháp luật), có bộ phận thay đổi chậm hơn (ví dụ như nghệ thuật, tôn giáo).

Thứ tư, trong xã hội có giai cấp thì ý thức xã hội cũng mang tính giai cấp.

b. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội

Trong quá trình phát triển của mình, ý thức xã hội có tính độc lập tương đối so với tồn tại xã hội. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội thể hiện ở các khía cạnh sau:

Thứ nhất,
ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội.

Có điều này là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Ở đây, ý thức xã hội là cái phản ánh, tồn tại xã hội là cái được phản ánh. Cái được phản ánh là cái có trước và biến đổi nhanh, còn cái phản ánh là cái có sau và thường biến đổi chậm hơn cái được phản ánh. Mặt khác, một số bộ phận của ý thức xã hội, đặc biệt trong các hiện tượng tâm lý xã hội, đã ăn sâu vào tiềm thức con người, nên nó có tính bảo thủ, có sức ỳ rất lớn. Trong xã hội thường có lực lượng bảo thủ muốn duy trì những ý thức xã hội lạc hậu theo hướng bảo vệ lợi ích của mình.

Khắc phục những biểu hiện lạc hậu của ý thức xã hội bằng con đường phát triển kinh tế - xã hội, phát triển khoa học - kỹ thuật và tuyên truyền giáo dục ý thức tiến bộ, cũng như phải đấu tranh chống lại những lực lượng bảo thủ, phản tiến bộ.

Thứ hai, ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội.

Ý thức xã hội thể hiện trong lý luận khoa học là sự khái quát dự báo khoa học sự vận động và phát triển xã hội. Với tính cách là lý luận khoa học, ý thức xã hội có vai trò dẫn đường, định hướng cho hoạt động thực tiễn của con người, nó tác động tích cực đối với tồn tại xã hội. Do dựa trên cơ sở khoa học, những quan điểm tiến bộ có thể dự báo được khuynh hướng vận động, phát triển của xã hội. Do vậy, ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội là vậy. Tuy nhiên, ngay cả khi vượt trước, ý thức xã hội cũng vẫn bị chi phối bởi tồn tại xã hội.

Thứ ba, ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển của mình.

Ý thức xã hội một mặt phản ánh tồn tại xã hội, trong sự phát triển của nó với tính cách là một chỉnh thể, nó không nảy sinh đơn thuần chỉ từ tồn tại xã hội, phản ánh tồn tại xã hội ấy mà luôn có sự kế thừa trong dòng chảy phát triển của mình. Vì vậy, chúng ta không thể giải thích một tư tưởng, quan niệm nào đó, đơn thuần từ tồn tại xã hội mà không chú ý đến sự phát triển của tư tưởng, quan niệm đó trước đấy trong lịch sử, hay sự kế thừa những di sản, giá trị của các thời đại trước, của các dân tộc khác trên thế giới. Trong lịch sử nhân loại, có những quốc gia kinh tế không phát triển so với các nước láng giềng nhưng tư tưởng triết học lại phát triển rực rỡ hơn các nước có kinh tế phát triển. Ví dụ, nước Pháp thế kỷ XVIII, kinh tế không phát triển bằng nước Anh, nhưng triết học phát triển hơn nước Anh. Nước Đức nửa đầu thế kỷ XIX kinh tế không phát triển bằng nước Anh, Pháp nhưng triết học Đức phát triển hơn triết học Anh, Pháp. Tính chất, nội dung kế thừa phụ thuộc vào địa vị và lợi ích giai cấp. Các giai cấp khác nhau thì kế thừa những yếu tố khác nhau của ý thức xã hội.

Vì vậy, chúng ta phải biết kế thừa những gia trị của nhân loại, của cha ông trước đây trong quá trình xây dựng đời sống văn hoá mới, tinh thần mới.

Thứ tư, sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội trong sự phát triển của chúng

Các hình thái ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội ở các góc độ khác nhau; nhưng giữa chúng có sự tác động qua lại, ảnh hưởng chi phối lẫn nhau. Ví dụ, ý thức chính trị và ý thức pháp luật tác động qua lại, trực tiếp lẫn nhau. Ý thức đạo đức và ý thức pháp luật tác động, bổ sung cho nhau. Ở mỗi thời đại nhất định, có một số hình thái ý thức nổi lên, có vai trò chi phối ảnh hưởng đến các hình thái ý thức khác. Ví dụ, triết học thời cổ đại, thần học thời trung cổ, chính trị trong thời cận hiện đại.

Thứ năm, sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội

Ý thức xã hội ra đời trên cơ sở tồn tại xã hội, nhưng sau khi ra đời trong hình thức hoàn chỉnh của nó, ý thức xã hội tác động trở lại đối với tồn tại xã hội. Sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội là nhiều chiều, đan xen, phức tạp, nhưng nhìn chung theo hai hướng tích cực và tiêu cực. Hướng tích cực tức là thúc đẩy tồn tại phát triển, hướng tiêu cực là kìm hãm tồn tại xã hội phát triển.

Mức độ tác động và hiệu quả tác động của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội tùy thuộc vào các yếu tố sau:

- Tính tiến bộ, cách mạng hay lạc hậu, phản động của chủ thể mang ý thức xã hội (địa vị lịch sử của giai cấp - chủ thể của ý thức xã hội).

- Tính khoa học (hay không) của ý thức xã hội.

- Mức độ thâm nhập vào đời sống xã hội, vào quần chúng nhân dân của ý thức xã hội.

- Năng lực triển khai, hiện thực hóa ý thức xã hội vào trong thực tiễn của các giai cấp.

I- Tồn tại xã hội và ý thức xã hội

1. Tồn tại xã hội là toàn bộ những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, bao gồm:

- Hoàn cảnh địa lý.

- Điều kiện dân số.

- Phương thức sản xuất ra của cải vật chất.

Trong ba nhân tố đó thì phương thức sản xuất ra của cải vật chất là nhân tố quyết định đối với tồn tại xã hội.

2. Ý thức xã hội là toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội, bao gồm những tư tưởng, quan điểm, lý luận, tình cảm, tâm trạng, tập quán, truyền thống v.v. phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển khác nhau của lịch sử.

Ý thức xã hội bao gồm tâm lý xã hội và hệ tư tưởng. Đó là hai trình độ, hai phương thức phản ánh khác nhau của ý thức xã hội. Nó có chung một nguồn gốc là phản ánh tồn tại xã hội và giữa chúng có quan hệ tác động lẫn nhau. Nhưng hệ tư tưởng xã hội không nảy sinh tự phát từ tâm lý xã hội và không phải là sự biểu hiện trực tiếp của tâm lý xã hội. Trong xã hội có giai cấp ý thức xã hội có tính giai cấp.


VẬN DỤNG

Nước ta trong thời gian những năm gần đây đã có thay đổi rất lớn và tăng trưởng kinh tế cũng như xây dựng lối sống văn minh đô thị

song song với việc phát triển kinh tế bằng nhiều hình thức cả về hàng không, đường biển cũng như đường bộ....thì đảng và nhà nước ta cũng chú trọng tới phát triển về giáo dục, nâng cao trình độ dân trí,

hàng năm đã có có những phương án thay đổi sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm, lao động có trình độ cao và chuyên nghiệp được đào tạo ngày càng rộng rãi và phổ biến

xây dựng tư tưởng đoàn kết vững mạnh trong tầng lớp nhân dân ,

hệ thống giao thông được thay đổi đáng kể, bằng việc xây dựng những cây cầu vượt không những làm đẹp mỹ quan đô thị mà còn làm giảm đáng lể việc ách tắc giao thông,

xây dựng những tuyến đường cao tốc đạt tiêu chuẩn quốc gia, góp phần đẩy mạnh tăng trưởng lưu thông hàng hóa, đời sống nhân dân được ấm no, người dân có công ăn việc làm, thu nhập ổn định sẽ giảm những vụ phạm tội về tài sản,

trong những trận mưa bão đảng và nhà nước đã chú ý nhiều hơn tới đời sống vùng lũ,

hỗ trợ những gói kinh tế để vực dậy kinh tế quốc dân, thay đổi lề lối làm việc lạc hậu từ thủ công dần sang máy móc,

an ninh được thắt chặt hơn, tội phạm giảm lộng hành, có những tổ tuần tra liên ngành như 114, cơ động kết hợp dân quân, cảnh sát giao thông, có thêm nhiều chốt chặn an nình dọc những tuyến đường, đô thị

.......
 
Tồn tại là những cái có sẵn trong xã hội còn tồn lại..

Ý thức là nhận thức

Trong việc phát triển hiện nay thì việc phát triển văn minh đô thị, áp dụng hình thức khu phố sạch, khu phố văn hóa, khu phố không tội phạm....làm được việc này thì các cấp các ngành cần có chỉ đạo đúng đắn cho cán bộ quản lý cấp dưới, có những buổi tiếp xúc với dân lắng nghe cũng như hiểu được tâm tư nguyện vọn của dân,

Giao thông văn minh khi tham gia giao thông, vấn nạn bất cập trong đô thị như ngập đường ngập xá....thì cơ quan đầu ngành phải có phương án làm giảm tình trạng như hiện nay, mỗi cơn mưa nhẹ cũng làm toàn tuyến đường chìm trong nước

Nâng cao ý thức tự nhiên của người dân, đào tạo lao động tri thức nhiều hơn và nhiều hơn nữa, nhà nước có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, dân no ấm...

Tạo cho người dân một ý thức nhất định về những tồn tại còn đọng lại, như không tham gia tàng trữ buôn bán chất cấm.

Có những lớp hướng nghiệp cho người lao động thất nghiệp, tạo cơ hội nghề nghiệp choh họ,( sinh nghề tử nghiệp mà)

Có những trung tâm . CLB thanh niên, có nhiều công tác lành mạnh đẩy mạnh nếp sống văn minh cho lớp trẻ, cho họ thấy được tầm quan trọng của ý thức trong xã hội

Tăng cường an ninh khu vực cũng như biên giới hay hải đảo, với phương trâm đối nội đối ngoại ok dân sẽ giàu nước sẽ mạnh, từ đó sẽ hạn chế được những tồn tại xã hội như quan liêu, hách dịch......

Kiên quyết bài trừ những tham quan, loại bỏ những người thiếu đức kém tài ra hàng ngũ quản trị...

Chăm lo tới đời sống tâm linh, tạo tinh thần thư thái nơi thanh tịnh để mọi người có thể tới đó làm thanh thản lòng mình....

....................

https://diendankienthuc.net/diendan/showthread.php?t=106886
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top