húng ta đang sống trong thời kỳ thanh đổi nhanh chóng khác thường do sự chi phối của nhiều yếu tố như tiến bộ công nghệ và các xu hướng toàn cầu hóa mà toàn cầu đều công nhận.
Những yếu tố này sẽ ngày càng gia tăng ảnh hưởng tới các nền kinh tế và thị trường lao động trên toàn thế giới, bao gồm cả Việt Nam và đòi hỏi các thị trường lao động và các thiết chế thị trường lao động cần được nâng cấp. Mặc dù chúng ta không thể dự đoán được tương lai, chúng ta biết rõ một đặc điểm của tương lai này, đó là thay đổi sẽ là một hằng số duy nhất và nó sẽ diễn biến ngày một nhanh hơn. Một ví dụ mà chúng ta thường được nghe nói tới là công nghệ. Dĩ nhiên thay đổi về công nghệ không còn là một điều gì mới mẻ.
Tuy nhiên, vấn đề ở đây là thời gian từ khi một công nghệ mới được phát kiến và thử nghiệm trong phòng thí nghiệm tới khi công nghệ đó được ứng dụng trong nhà máy giờ đây ngắn hơn. Và kể từ khi công nghệ áp dụng trong nhà máy dẫn đến việc thay đổi các dây chuyền và thực tiễn sản xuất cũng như kỹ năng cần có để vận hành sản xuất cũng thay đổi, người ta chú ý nhiều hơn tới việc điều gì sắp diễn ra.
Một câu chuyện tương tự có thể kể đến là hội nhập quốc tế hay toàn cầu hóa. Địa chính trị và các yếu tố khác đang tác động tới xu hướng toàn cầu hóa.
Chúng ta thường nghe nói rằng thế giới ngày càng trở nên gắn kết và chắc chắn chúng ta cho rằng Việt Nam cũng có xu hướng này vì Việt Nam ngày càng kết nối hơn, nhưng các xu hướng toàn cầu hóa thực tế phức tạp hơn thế nhiều.
Một xu hướng thú vị chúng ta nhận thấy trong suốt năm 2019 là xu hướng toàn cầu hóa chậm lại, đúng như cái cách mà người ta định nghĩa hiện tượng này. Người ta đánh giá địa chính trị là yếu tố then chốt tác động thúc đẩy khu vực hóa (quy mô thương mại khu vực lớn hơn so với thương mại toàn cầu) và công nghệ là một trong những nhân tố tác động tới làn sóng reshoring (quyết định đưa công đoạn sản xuất mà trước đây được di chuyển sang các nước có chi phí thấp hơn về chính quốc).
Những thay đổi này có hàm ý sâu sắc đối với các nền kinh tế và thị trường lao động. Việt Nam được nhìn nhận là một quốc gia có mức độ hội nhập quốc tế nổi bật và tham vọng nhanh chóng trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao và tiếp tục hiện đại hóa kinh tế và xã hội hơn nữa. Do vậy, những xu hướng toàn cầu hóa chung và các quyết định về thương mại của các nền kinh tế lớn có liên hệ mật thiết tới Việt Nam.
Những vấn đề khác như thách thức về môi trường hay di cư cũng là những yếu tố thay đổi chắc chắn sẽ có tác động tới nền kinh tế và thị trường lao động của Việt Nam hiện tại và trong tương lai.