• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Hãy phân tích một số dẫn chứng lấy trong hai đoạn trích của tác phẩm Hamlet, Romeo và Juliet để làm

Hãy phân tích một số dẫn chứng lấy trong hai đoạn trích của tác phẩm Hamlet, Romeo và Juliet để làm sáng tỏ về chủ nghĩa nhân văn.
BÀI LÀM

Con người! Hai tiếng ấy vang lên mới đẹp làm sao! Thế mà trước đây nhiều thế lực hắc ám, tạn bạo đã dựa vào nhà thờ Cơ Đốc Giáo và triết học kinh viện để chà đạp thô bạo lên quyền sống, quyền làm người của con người. Vì thế, ở thế kỷ XIV- XV, ngọn gió nhân văn chủ nghĩa đã bùng lên trong văn học Ý và sao đó lại thổi lên một luồng sinh khí mới sang văn học nhiều nước chấu Âu. Mãi đến thế kỷ XVI, nền văn học Anh mới thấm nhuần chủ nghĩa nhân văn mà đỉnh cao là Shekespeare (1564- 1616).

Vậy thế nào là chủ nghĩa nhân văn trong văn học? Chủ nghĩa nhân văn đã được thể hiện như thế nào qua hai vở kịch Hamlet và Romeo và Juliet? Chủ nghĩa nhân văn là một trào lưu tiến bộ, tôn trọng và đề cao con người trong cuộc sống trần thế. Nó đối lập với triết học kinh viện và nhà thờ Cơ Đốc giáo. Đây là một hệ tư tưởng chính thống của thời đại, là hệ tư tưởng duy tâm khuên con người phải tin vào những thế lực siêu nhiên, huyền bí nhầm tìm hạnh phúc ở chốn thiên đàng. “Đây là vũng bùn hôi thối” và các học giả đã nhận thấy những điều xuyên tạc, dối trá nên họ đã nghiên cứu và phát hiện nề văn minh huy hoàng của Hy Lạp, La Mã cổ đại. Phương Tây bần hoàng và kinh ngạc trước những di sản văn hoá thời cổ đại… “Trong những cuốn sách viết tay còn cứu vớt được sau khi nên văn minh Bydangxơ đã sụp đổ, trong những kho tượng thời cổ đại kahi quật được trong những đống hoang tàn ở La Mã, người ta đã thấy một thế giới mới lạ… đó là thời cổ đại Hy Lạp, những hình thức chói loà của nó đánh tan những bong ma thời trung cổ”. Nhận thức rõ, sở dĩ cha ông người Hy Lạp sáng tạo được nền văn minh như vậy là vị họ đã sống trong một ca hội tự do, dân chủ, quyền sống, quyền con người được tôn trọng.

Ở thế kỷ XIV,XV, nước Ý đã mọc lên nhiều đô thị nhờ kinh tế công thương nghiệp phát triển, tầng lớp thị dân giàu có nên họ có ý thức về quyền lợi, vai trò của cá nhân mình. Đây là tiền đề, là xuất phát điểm cảu ngọn gió nhân văn chủ nghĩa. Chủ nghĩa nhân văn trong nền văn nghệ Ý đạt những thành tựu to lớn ở các lĩnh vực như hội hoạ, kiến trúc, điêu khắc…Ngọn cờ đầu của chủ nghĩa nhân văn là Donte, tác giả của kiệt tác thần khúc.

Sang thế kỷ XV-XVI, ngọn gió nhân văn chủ nghĩa thổi một luồng sinh khí mới vào nền văn nghệ các nước Tây Âu và Trung Âu. Nước Anh bước vào thời đại Phục hưng muộn hơn so với nước Ý, Pháp nhưng nền văn nghệ Anh nhất là thơ ca, kịch phát triển rất nhanh và rất mạnh, đỉnh cao nhất là nhà viết kịch William Shakespeare, xuất thân tại thị trấn Stratford-on-abon. Đấy là một thị trấn nhỏ nhưng khá phồn thịnh. Bố của Shakespeare là một thương nhân buôn bán đồ len khá giả. Về sau, gia đình bị sau sút nên ông phải nghỉ học, đi làm việc. Đến Luân Đôn, ông đã từng giữ ngựa, nhắc vở, diễn viên rồi sau đó mới cải biên, nhuận săc và sáng tác hang loạt vở kịch có giá trị lớn. Với ba mươi tám vở kịch gồm kịch lịch sử, hài kịch, bi kịch ông đã trở thành một nhà viết kịch thiên tài. Ở hai vở kịch Hamlet và Romeo và Juliet Shakespear đã đấu tranh cho sự tự do của con người trong hạnh phúc yêu đương và trong hành động dũng cảm chống lại cái ác.

Romeo và Juliet được sáng tác vào khoảng 1594, 1955 là một bản tình ca bất tử, ca ngợi sức mạnh của tình yêu đã chiến thắng oán thù và các thế lực xấu xa, đen tối trong xã hội. Bối cảnh câu chuyện xảy ra tại thị trấn Verona ở Ý. Nới có hai gia đình thế phiệt trâm anh là Capulet va Montague từng có mối hiềm thù sâu xa đến nỗi những người đầy tớ của họ gập nhau ngoài đường cũng đánh và giết nhau bằng gươm. Những kẻ dung gươm sẽ chết vì gươm. Đây là cái dấu vết hiềm thù thời trung cổ còn xót lại. Romeo vốn là con trai của nhà Montague, yêu nàng Rosaline- một người con gái mà chàng cho là đẹp nhất cõi trần gian. Nhưng tiết thay dòng suối tình yêu của chàng không được nàng Rosaline đáp trả. Chàng đâm ra thất vọng. Nhưng Mecudio, người bạn tốt bụng của chàng, hứa là sẽ giới thiệu cho chàng một người con gái đẹp hơn, huyền diệu hơn Rosaline gấp bội.

Thế rồi, dịp đó đã đến. Bằng cách nguỵ trang một chiếc mặt nạ, Romeo đã lọt vào một bữa tiệt ở nhà Capulet- một bữa tiệc mời tất cả cư dân trong thị trấn Verona, trừ những người thuộc dòng họ Montague. Thông qua ánh mắt nụ cười, tiếng sét ái tình cảu chàng và Juliet đã bột phát. Vì giết Tybalt- một người cháu họ của Juliet- Romeo bị đày đến Mantua cách xa ngàn dặm. Trước khi chịu an đi đày, chàng đã nhiều lần vượt qua bức tường cao nhà Capulet để gặp Juliet. Đó là những đêm trăng thần tiên tố điểm them tình yêu của họ.

Xa cách Romeo, Juliet bị gia đình ép gả cho Paris, một người giàu có mà nàng không hề yêu. Nàng đã bí mật tìm đến nhà linh lục Laurence, để nhờ vị linh mục này bày cho nàng cách thể hiện tình yêu chung thuỷ với Romeo. Trước đêm cưới Paris, nàng đã uống hai viên thuốc ngủ để giả vờ chết trong bốn mươi hai giờ đồng hồ. người ta đem nàng ra nhà mồ. Tại Mantua, khi sứ giả của vị linh mục chưa đến thì Romeo đã hay được hung tin, liền vội vã trở về Verona bằng con đường tắt. Khi đến nhà mồ, chàng đã giết chết Paris và uống thuốc độc tự tử. Chàng vừa ngã xuống thì Juliet tình dậy. Thấy Romeo đã trở thành người thiên cổ, Juliet bang hoàng sững sốt và cũng tự sát. Người đầy tớ của Paris chạy đi loan tinh cho mọi người biết. Vị hoàng tử và cả hai gia đình Capulet và Montaque đều kéo đến và vô cùng thương xót. Dòng họ Capulet hứa sẽ xây dựng một tượng đài cho Juliet và dòng họ Montaque cũng vậy.

Rõ ràng là Romeo và Juliet đã chết nhưng ý tưởng và sự tự do trong hạnh phúc yêu đương của họ vẫn còn mãi mãi tồn tại. mối tình của Romeo va Juliet đã chứng minh sức mạnh của tình yêu. Yêu Juliet, Romeo đã làm tất cả những điều phi thường để mong sao Juliet có được hạnh phúc. Chàng đã vượt qua bao bức tường cao của nhà Capulet, tức là vực qua bao bong đêm nghiệt ngã của sự hiềm kích hận thù thời trung cổ. Sự lưu cữu hận thù hận thù này là một nhát cắt oan nghiệt đè nặng lên đôi lứa đang yêu và sẵn sàng hy sinh vì tình yêu. Juliet cũng vậy, cái chết của họ là một hồi chuông cảnh tỉnh cho toàn nhân loại phải tôn trọng sự tự do hạnh phúc yêu đương của con người. trong một hoàn cảnh xã hội u ám, lạnh lẽo, đối tình nhân Romio và Juliet vẫn ấm áp bởi vì họ có tình yêu. Tình yêu đem lại hơi thở và sức sống căng tràn cho một tâm hồn, nếu đó là tình yêu trong sạch. Họ chết rất bi thãm, cũng vì bảo vệ tình yêu: “For never was a story of more woe than this of more woe than this of Juliet and Romeo" (Chưa có chuyện tình nào bi thảm hơn chuyện tình của Romeo và Juliet).

Sau Romeo và Juliet vờ kịch Hamlet được William sáng tác năm 1601 lại chứng minh về sức mạnh phi thường của con người chống lại cái ác đang hoành hành Ương xã hội. Hamlet là một điển hình về kiểu con người có thái độ hoài nghi khoa học và biết hành động dũng cảm, thông minh để diệt trừ cái ác. Từ nơi xa nghe tin vua cha mất, Hamlet liền vội vã về kinh. về đến nơi, chàng choáng váng vì thấy người chú ruột là Clodiut lên ngôi và mẹ chàng vội vàng tái giá với hắn. Đêm đêm, Hamlet thơ thẩn và được hồn vua cha hiện về bảo cho chàng biết về cái chết oan khốc của mình. chàng phải giả điên, giả dại đê tôn tại Ương kinh thành. Thây vậy, Clodiut phái nhiêu tên theo dõi chàng và hắn cùng tên cận thần Poloniut rình rập để theo dõi cuộc gặp gỡ giữa chàng với con gái của Poloniut. Đoán biết được âm mưu cùa chúng, Hamlet tiếp tục giả điên để tìm ra sự thật. Chàng luôn luôn tâm niệm: "Thời đại tan hoang. Nhưng quái ác thay, chính ta lại sinh ra để dựng nó lại ngay ngắn vững vàng".

Chàng đã bố tó để nhà vua và hoàng hậu cùng xem một vở kịch có cảnh mưu sát gần như cái chết của cha chàng. Clodiut ra sức cầu nguyện, Hamlet không giết, chàng đã gặp hoàng hậu và phân tích cho bà thấy rõ những sai lầm. Tên Poloniut rình mò để nghe trộm đã bị lưỡi gươm của chàng hạ sát.

Clodiut tin chắc rằng Hamlet chỉ giả điên và để trừ hậu họa, hắn đã phái chàng sang Anh Quốc. Chàng phát hiện ra bức mật thư liền ừở về Đan Mạch. Thấy người yêu đã quá đau khổ trước đám tang của cha và ngã xuống vực chết đuối, chàng đau khổ vô cùng. Anh trai nàng đã nhảy vào đánh chàng. Clodiut nảy ra một quỉ kế trừ khử chàng bằng cách cho chàng và Laocte đấu kiếm. Chàng đã đánh rơi kiểm của Laocte và hai bên đổi kiếm cho nhau. Để phòng xa, Clodiut đã chuẩn bị sẵn chén rượu độc để trừ khử chàng nếu chàng chiến thắng. Hamlet đã đâm trúng đối phương và biết được âm mưu của hắn. Hamlet đã xông đến đâm trúng Clodiut nên sau khi bàn giao mọi chuyện cho Foctinbrat chàng đã ngã xuống Ương sự thanh thản hoàn toàn.

Mượn câu chuyện về chàng hoàng tử Đan Mạch hoài nghi và dũng cảm, thông minh, Shakespeare đã tố cáo một xã hội đảo điên, tàn ác. Bấy giờ, nước Anh đang ở ương thời kỳ quá độ từ chế độ phong niến đi lên tư bản chủ nghĩa. Trong cảnh tranh tối tranh sáng ấy, nhiều thế lực hắc ám, tàn bạo đã xuất hiện gây nên những tội ác đáng ghê tởm. Không thể chịu khoanh tay trước cái ác, những người như Hamlet là một nhân vật có thái độ hoài nghi khoa học, dám nghĩ dám hành động. Như Hegel đã viết một cách đúng đắn: "Hamlet tự mình không kiên quyết, tuy nhiên, anh nghi hoặc không ^phải ở chỗ mình phải làm cái gì, mà ở chỗ mình phải làm điều đó như thế nào". Cuối cùng, chàng đã tiêu diệt được kẻ thù và ngã xuống một cách anh hùng. Sự hy sinh của Hamlet chứng tỏ rằng lực lượng tiến bộ, chính nghĩa còn non yểu nhưng tinh thần đấu tranh của Hamlet đã từng làm bừng thức trái tim cùa loài người tiến bộ.

Nói tóm lại, nội dung nhân văn chủ nghĩa Ương văn học ở các nước Tây Âu là một Ương những thành tựu rực rỡ của nền văn minh nhân loại. Nó đã làm cho con người có ý thức mạnh mẽ về vai trò của cá nhân, về quyền được sống, quyền hạnh phúc cho nền chủ nghĩa nhân văn được mọi người đón nhận một cách nồng nhiệt.

Là một Ương những nhà văn thiên tài giương cao ngọn cờ chủ nghĩa nhân văn, William Shakespeare xứng đáng là một ương những nhân vật "khổng lồ" của thời đại Phục hưng. Chủ nghĩa nhân văn Ương văn học nghệ thuật càng có giá trị hơn khi dân tộc ta và loài người tiến bộ đang khép dần cánh cửa của thể kỷ XX để bước vào thế kỷ XXI - thế kỷ mà chắc chắn là về mặt khoa học và nghệ thuật sẽ còn có những thành tựu sáng ngời hơn nữa.

BÀI THAM GIA CHẤM ĐIỂM VÒNG SƠ KHẢO

Đề bài khá “hóc” đòi hỏi người viết phải có một tư duy sắc bén và cách thuyết phục. Bài làm cho thấy Thức rất có cố gắng trong việc giải thích “chủ nghĩa nhân văn trong văn học”. Bài viết đã bám rất sát vào giai đoạn lịch sử để phân tích. Qua đó, chứng tỏ bạn có một vốn kiến thức về văn học, lịch sử… phương Tây khá rộng. Tuy nhiên điều đầu tiên tôi cảm nhận được khi đọc bài của Thức là hình như tôi được … đọc tác phẩm Hamlet và Romeo và Juliet thì phải (?!). Biết rằng khi phân tích một tác phẩm, nhắc qua về nội dung tác phẩm là cần thiết. Nhưng tôi nghĩ tóm tắt sơ về nội dung tác phẩm nên cô đọng, chứ không phải dành gần một nữa bài làm của mình để kể về tác phẩm như Thức đã làm. Trong khi đó, đề lại yêu cầu phân tích một số dẫn chứng trong hai đoạn trích của tác phẩm Hamlet, Romeo và Juliet để làm sáng tỏ về chủ nghĩa nhân văn”.Vậy là yêu cầu đề để phân tích và dẫn chứng trong bài làm bạn chưa đáp ứng tốt, vì vậy phân tích chưa có sức thuyết phục lắm.

Nhìn một cách tổng quát thì bài làm của Thức đã thể hiện một năng lực viết văn tốt, cách viết khá lôi cuốn và chững chạc. Nếu như bạn biết bám đề “ chắc hơn” thì bài viết sẽ còn đạt hiệu quả cao hơn.

Đỗ Thị Minh Hoà

Lớp 10 Anh, PTNK đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh

Bài viết của bạn Thức rất dài nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng tốt các yêu cầu đề. Thứ nhất, đề bài yêu cầu “Em hiểu thế nào về chủ nghĩa nhân văn trong văn học”, đáng ra phải lý giải một cách sâu sắc thì bạn còn đề cập rất ít.

Thêm nữa, một số câu của bạn diễn đạt còn chưa rõ nghĩa. Ngoài ra, nội dung chưa phân tích được hoàn chỉnh, chưa có chiều sâu, sức thuyết phục chưa cao, nhiều chỗ còn sa vào kể chuyện. Vì vậy mà không lôi cuốn, không còn sức hấp dẫn cao đối với người đọc.



Nguyễn Thanh Hương
Lớp 11I, Trường THPT Lưu Huỳnh 3, Nghệ An.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top