Bút Nghiên
Smod Trùm ^^
- Xu
- 322
Các ngành công nghiệp văn hóa trên phạm vi thế giới đã và đang thích ứng với các công nghệ kỹ thuật số tân tiến, hiện đại và với các chính sách quốc gia, vùng miền và của các nhà lãnh đạo quốc tế. Những nhân tố này thay đổi hoàn toàn phạm vi mà các thương phẩm văn hóa, dịch vụ và vốn đầu tư dịch chuyển giữa các quốc gia, và do đó những ngành công nghiệp này đã và đang trải qua một quá trình quốc tế hóa và tập trung phát triển không ngừng, dẫn đến sự hình thành của một vài tập đoàn lớn: một sự độc quyền thiểu số bán toàn cầu mới.
CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA LÀ GÌ?
Công nghiệp văn hoá có xuất phát điểm từ khá lâu, tuy nhiên, kể từ những năm 2000 trở lại đây, khái niệm các ngành công nghiệp văn hoá (cultural industries) mới được nhắc đến nhiều hơn, và trở thành một trong những trọng tâm phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới. Với nước Anh, nhà kinh tế học John Howkins khởi xướng khái niệm nền kinh tế sáng tạo (creative economy) như một gợi ý về việc sử dụng những tiềm năng sáng tạo để tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới. Thuật ngữ này đã khởi phát những khái niệm mới như các ngành kinh tế sáng tạo (creative industries), các ngành công nghiệp văn hoá (cultural industries), khởi nghiệp (start-up). Năm 2005, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) thông qua Công ước về bảo vệ và phát huy các biểu đạt đa dạng của văn hóa (sau đây gọi là Công ước 2005). Công ước 2005 xác định các quốc gia có quyền chủ quyền về văn hóa và khuyến khích các quốc gia xây dựng các chính sách, hệ thống luật pháp để bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa của mình. Công ước nhấn mạnh nhiệm vụ phát triển các ngành công nghiệp văn hóa như một công cụ để bảo vệ và phát huy các biểu đạt đa dạng của văn hóa. Tinh thần Công ước 2005 đã được các quốc gia thành viên hưởng ứng, và tạo nên một phong trào xây dựng chính sách, luật pháp về văn hóa, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến các chính sách liên quan đến phát triển công nghiệp văn hóa.
Công nghiệp văn hóa là thuật ngữ sử dụng cho các ngành công nghiệp kết hợp sự sáng tạo, sản xuất và thương mại hóa các nội dung sáng tạo. Những nội dung này về bản chất mang tính phi vật thể và văn hóa, được bảo vệ bởi luật bản quyền và thể hiện dưới hình thức sản phẩm hay dịch vụ. Các ngành công nghiệp văn hóa thể hiện rõ xu thế kinh tế và văn hóa thấm sâu vào nhau, là kết hợp của các yếu tố chính: sang tạo, cơ sở hạ tầng và công nghệ sản xuất hiện đại, từ đó có thể sản sinh ra các sản phẩm văn hóa đem lại lợi ích kinh tế.
Công nghiệp văn hóa là sự ứng dụng của những tiến bộ công nghệ - thông tin và kỹ năng kinh doanh, sử dụng nguyên liệu đầu vào là năng lực sáng tạo, nguồn vốn văn hóa, nguồn vốn trí tuệ, để tạo đầu ra là các sản phẩm - dịch vụ văn hóa, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng, hưởng thụ văn hóa ngày mạnh mẽ và đa dạng của người dân.
Khái niệm khái quát công nghiệp văn hóa: các ngành công nghiệp sản xuất ra các sản phẩm mang tính nghệ thuật và sáng tạo, có bản chất vật thể hoặc phi vật thể, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, hưởng thụ văn hóa của người dân và qua đó khai thác những giá trị văn hóa cùng những sản phẩm và dịch vụ có tính trí tuệ, có ý nghĩa xã hội và văn hóa để thu về những nguồn lợi kinh tế.
Định hướng phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam
Quan điểm về phát triển công nghiệp văn hoá được Đảng ta được khẳng định cụ thể tại Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trương khoá XI về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước xác định: “Phát triển công nghiệp văn hoá nhằm khai thác và phát huy những tiền năng và giá trị đặc sắc của văn hoá Việt Nam; khuyến khích xuất khẩu sản phẩm văn hoá, góp phần quảng bá văn hoá Việt Nam ra thế giới. Có cơ chế khuyến khích đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm văn hoá. Tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp văn hoá, văn nghệ, thể thao, du lịch thu hút các nguồn lực xã hội phát triển. Đổi mới, hoàn thiện thể chế, tạo môi trường pháp lý thuận lợi để xây dựng, phát triển thị trường văn hoá và công nghiệp văn hoá”. Có thể nói, Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khoá XI đã thể hiện sự phát triển tư duy lý luận của Đảng về vai trò của văn hoá khi khẳng định sự cần thiết phải xây dựng ngành công nghiệp văn hoá ở Việt Nam.
Trong Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nhấn mạnh yêu cầu: “xây dựng môi trường văn hóa số phù hợp với nền kinh tế số, xã hội số và công dân số, làm cho văn hóa thích nghi, điều tiết sự phát triển bền vững đất nước trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Khẩn trương phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, xây dựng thị trường văn hóa lành mạnh”. Như vậy, phát triển các ngành công nghiệp văn hóa được xem như một khâu đột phá trong phát triển văn hóa, con người Việt Nam, giúp chúng ta phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam nhằm thực hiện khát vọng phát triển Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc, để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần, soi đường cho quốc dân đi trong sự nghiệp đổi mới hiện nay.
Coi trọng yếu tố sáng tạo - nguồn lực lớn nhất cho sự phát triển của quốc gia - là một xu thế lớn trên thế giới từ đầu những năm 2000. Các ngành kinh tế sáng tạo, công nghiệp văn hoá – sáng tạo đã và đang trở thành động lực cho sự phát triển kinh tế thế giới. Chúng ta chứng kiến nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp từ ý tưởng sáng tạo trở thành những công ty định hình lại mô hình kinh doanh toàn cầu như facebook, amazon, airbnb, netflix, grab, uber,... Văn hóa nhờ đó được quan tâm nhiều hơn khi chính văn hoá là tác nhân kích thích sự hình thành và tạo ra giá trị cho sáng tạo. Các ngành công nghiệp văn hóa trở thành một trong những lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất ở các quốc gia phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản hay Hàn Quốc. Chúng ta có thể thấy, ở các nước phát triển, công nghiệp văn hóa đã mang lại nguồn thu lớn cho tổng sản phẩm trong nước (GDP).
Trong bối cảnh như vậy, Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế chung của thế giới. Việc chưa chú trọng quan tâm phát triển các ngành công nghiệp văn hóa sẽ khiến cho nước ta không chỉ tụt hậu hơn so với các quốc gia khác mà còn không tận dụng hết các ưu thế về văn hóa của mình trong nỗ lực gia tăng khả năng cạnh tranh và sức mạnh kinh tế cũng như tạo dựng hình ảnh đất nước, khẳng định vị thế quốc gia trên thế giới. Đặc biệt là trong thời đại toàn cầu hóa, sự phát triển của các quốc gia đều ảnh hưởng lẫn nhau, các ngành công nghiệp văn hóa chính là tài sản chiến lược trong chính sách ngoại giao, hợp tác quốc tế, giúp củng cố tính độc đáo của quốc gia và đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy bản sắc văn hóa; đồng thời là công cụ hữu hiệu cho tăng trưởng, đổi mới kinh tế, biến văn hóa trở thành một thành tố quan trọng của thương mại và cạnh tranh quốc tế, giúp xây dựng nền kinh tế sáng tạo, bao gồm các lĩnh vực có giá trị kinh tế cao.
Sản phẩm và dịch vụ của mỗi ngành công nghiệp văn hóa có đặc điểm riêng, nhưng về cơ bản, các ngành công nghiệp văn hóa có quy trình hoạt động chính: sáng tạo, sản xuất, phân phối dịch vụ và tiêu dùng sản phẩm văn hóa.
Tầm quan trọng của phát triển công nghiệp văn hóa
Công nghiệp văn hóa có khả năng tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm, đạo đức và lối sống của người tiêu dùng. Công nghiệp văn hóa đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu của người dân và phát triển nền văn hóa của mỗi quốc gia; đồng thời nó còn là kênh hữu hiệu để truyền bá các thông điệp văn hóa của mỗi quốc gia đến với cộng đồng quốc tế.
Ở Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín (Ban chấp hành Trung ương khóa XI) đã xác định nhiệm vụ thứ 5 là phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hóa. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII một lần nữa nhấn mạnh nhiệm vụ quan trọng này, và coi đây là một vấn đề hết sức quan trọng và được coi là một trong những khâu đột phá trong việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
Chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa của nhà nước với 4 quan điểm phát triển gồm:
1. Các ngành công nghiệp văn hóa là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi nhằm thu hút tối đa nguồn lực từ các doanh nghiệp và xã hội để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa;
2. Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa dựa trên sự sáng tạo, khoa học công nghệ và bản quyền trí tuệ; khai thác tối đa yếu tố kinh tế của các giá trị văn hóa;
3. Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa có trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, phát huy được lợi thế của Việt Nam, phù hợp với các quy luật cơ bản của kinh tế thị trường; được đặt trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa các ngành, các khâu sáng tạo, sản xuất, phân phối, phổ biến và tiêu dùng;
4. Phát triển công nghiệp văn hóa gắn liền với việc quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, góp phần bảo vệ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình giao lưu, hội nhập và hợp tác quốc tế.
Quyết định “Phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, ngày 18/6/2016, của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định số 1755/QĐ-TTg) khẳng định, các ngành công nghiệp văn hóa là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi nhằm thu hút tối đa nguồn lực từ các doanh nghiệp và xã hội để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa.
Chiến lược chỉ rõ 12 lĩnh vực của công nghiệp văn hóa Việt Nam bao gồm:
Để các ngành công nghiệp văn hóa của Việt Nam phát triển đạt mục tiêu đề ra trong Chiến lược đến năm 2030 đóng góp 7% GDP, trong thời gian tới cần phải quan tâm thực hiện những điểm sau:
- Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện thể chế công nghiệp văn hóa trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó, tập trung vào hoàn thiện chính sách thúc đẩy sự phát triển và khai thác có hiệu quả tài nguyên văn hóa Việt Nam (tài nguyên văn hóa được thể hiện ở các lĩnh vực như nghệ thuật, thiết kế, giải trí, tài sản văn hóa, lối sống (ăn,ở, mặc,..); chính sách đào tạo và thu hút nhân tài; chính sách hợp tác công – tư.
- Thứ hai, lựa chọn phát triển những ngành có tính chất tập trung lao động dựa trên cơ sở tri thức, tạo ra việc làm và nguồn thu nhập cao.
- Thứ ba, phát triển thị trường công nghiệp văn hóa, thúc đẩy tính liên ngành; mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế nhằm tiếp cận những thành tựu phát triển của thế giới.
- Thứ tư, phát huy tối đa lợi thế của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để phát triển hạ tầng công nghiệp văn hóa, gia tăng khả năng tiếp cận của đại chúng, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng.
- Thứ năm, tập trung nguồn lực đầu tư một số trung tâm công nghiệp sáng tạo của Việt Nam, có chính sách riêng đối với những trung tâm này nhằm thu hút các tài năng sáng tạo công nghiệp văn hóa và thuận lợi hơn trong công tác quản lý.
Học công nghiệp văn hóa bậc đại học ở đâu?
Công nghiệp văn hoá và sáng tạo, ĐHQG Hà Nội
Học viên tốt nghiệp sẽ có kiến thức và kỹ năng liên ngành về các trụ cột chính của công nghiệp văn hoá và sáng tạo: Sự sáng tạo; Chính sách và luật pháp liên quan đến công nghiệp văn hoá và sáng tạo;
Văn hóa, di sản, bản sắc dân tộc; Truyền thông, marketing; Công nghệ; Đạo đức nghề nghiệp liên quan đến công nghiệp văn hoá và sáng tạo.
Chuyên ngành Công nghiệp văn hóa (Ngành Văn hóa học) trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh
Khoa Công nghiệp văn hóa, trường ĐH Thủ Dầu Một
Khoa Công nghiệp văn hóa, gồm 05 chương trình đào tạo: Thiết kế đồ họa, Mỹ thuật, Âm nhạc, Văn hóa học, Truyền thông đa phương tiện; cùng các quyết định phân công nhân sự.
Trên đây là mình tổng hợp những tư liệu về ngành Công nghiệp văn hóa, nếu có thiếu xót bạn hãy bổ sung ở dưới nhé.
----
Nguồn tư liệu:
quochoi.vn/hoatdongcuaquochoi/cackyhopquochoi/quochoikhoaXIII/Pages/danh-sach-ky-hop.aspx?
hcmuc.edu.vn/bolg/chuyen-nganh-cong-nghiep-van-hoa-su-lua-chon-cho-tuong-lai.html
CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA LÀ GÌ?
Công nghiệp văn hoá có xuất phát điểm từ khá lâu, tuy nhiên, kể từ những năm 2000 trở lại đây, khái niệm các ngành công nghiệp văn hoá (cultural industries) mới được nhắc đến nhiều hơn, và trở thành một trong những trọng tâm phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới. Với nước Anh, nhà kinh tế học John Howkins khởi xướng khái niệm nền kinh tế sáng tạo (creative economy) như một gợi ý về việc sử dụng những tiềm năng sáng tạo để tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới. Thuật ngữ này đã khởi phát những khái niệm mới như các ngành kinh tế sáng tạo (creative industries), các ngành công nghiệp văn hoá (cultural industries), khởi nghiệp (start-up). Năm 2005, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) thông qua Công ước về bảo vệ và phát huy các biểu đạt đa dạng của văn hóa (sau đây gọi là Công ước 2005). Công ước 2005 xác định các quốc gia có quyền chủ quyền về văn hóa và khuyến khích các quốc gia xây dựng các chính sách, hệ thống luật pháp để bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa của mình. Công ước nhấn mạnh nhiệm vụ phát triển các ngành công nghiệp văn hóa như một công cụ để bảo vệ và phát huy các biểu đạt đa dạng của văn hóa. Tinh thần Công ước 2005 đã được các quốc gia thành viên hưởng ứng, và tạo nên một phong trào xây dựng chính sách, luật pháp về văn hóa, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến các chính sách liên quan đến phát triển công nghiệp văn hóa.
Công nghiệp văn hóa là thuật ngữ sử dụng cho các ngành công nghiệp kết hợp sự sáng tạo, sản xuất và thương mại hóa các nội dung sáng tạo. Những nội dung này về bản chất mang tính phi vật thể và văn hóa, được bảo vệ bởi luật bản quyền và thể hiện dưới hình thức sản phẩm hay dịch vụ. Các ngành công nghiệp văn hóa thể hiện rõ xu thế kinh tế và văn hóa thấm sâu vào nhau, là kết hợp của các yếu tố chính: sang tạo, cơ sở hạ tầng và công nghệ sản xuất hiện đại, từ đó có thể sản sinh ra các sản phẩm văn hóa đem lại lợi ích kinh tế.
Công nghiệp văn hóa là sự ứng dụng của những tiến bộ công nghệ - thông tin và kỹ năng kinh doanh, sử dụng nguyên liệu đầu vào là năng lực sáng tạo, nguồn vốn văn hóa, nguồn vốn trí tuệ, để tạo đầu ra là các sản phẩm - dịch vụ văn hóa, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng, hưởng thụ văn hóa ngày mạnh mẽ và đa dạng của người dân.
Khái niệm khái quát công nghiệp văn hóa: các ngành công nghiệp sản xuất ra các sản phẩm mang tính nghệ thuật và sáng tạo, có bản chất vật thể hoặc phi vật thể, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, hưởng thụ văn hóa của người dân và qua đó khai thác những giá trị văn hóa cùng những sản phẩm và dịch vụ có tính trí tuệ, có ý nghĩa xã hội và văn hóa để thu về những nguồn lợi kinh tế.
Định hướng phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam
Quan điểm về phát triển công nghiệp văn hoá được Đảng ta được khẳng định cụ thể tại Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trương khoá XI về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước xác định: “Phát triển công nghiệp văn hoá nhằm khai thác và phát huy những tiền năng và giá trị đặc sắc của văn hoá Việt Nam; khuyến khích xuất khẩu sản phẩm văn hoá, góp phần quảng bá văn hoá Việt Nam ra thế giới. Có cơ chế khuyến khích đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm văn hoá. Tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp văn hoá, văn nghệ, thể thao, du lịch thu hút các nguồn lực xã hội phát triển. Đổi mới, hoàn thiện thể chế, tạo môi trường pháp lý thuận lợi để xây dựng, phát triển thị trường văn hoá và công nghiệp văn hoá”. Có thể nói, Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khoá XI đã thể hiện sự phát triển tư duy lý luận của Đảng về vai trò của văn hoá khi khẳng định sự cần thiết phải xây dựng ngành công nghiệp văn hoá ở Việt Nam.
Trong Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nhấn mạnh yêu cầu: “xây dựng môi trường văn hóa số phù hợp với nền kinh tế số, xã hội số và công dân số, làm cho văn hóa thích nghi, điều tiết sự phát triển bền vững đất nước trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Khẩn trương phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, xây dựng thị trường văn hóa lành mạnh”. Như vậy, phát triển các ngành công nghiệp văn hóa được xem như một khâu đột phá trong phát triển văn hóa, con người Việt Nam, giúp chúng ta phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam nhằm thực hiện khát vọng phát triển Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc, để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần, soi đường cho quốc dân đi trong sự nghiệp đổi mới hiện nay.
Coi trọng yếu tố sáng tạo - nguồn lực lớn nhất cho sự phát triển của quốc gia - là một xu thế lớn trên thế giới từ đầu những năm 2000. Các ngành kinh tế sáng tạo, công nghiệp văn hoá – sáng tạo đã và đang trở thành động lực cho sự phát triển kinh tế thế giới. Chúng ta chứng kiến nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp từ ý tưởng sáng tạo trở thành những công ty định hình lại mô hình kinh doanh toàn cầu như facebook, amazon, airbnb, netflix, grab, uber,... Văn hóa nhờ đó được quan tâm nhiều hơn khi chính văn hoá là tác nhân kích thích sự hình thành và tạo ra giá trị cho sáng tạo. Các ngành công nghiệp văn hóa trở thành một trong những lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất ở các quốc gia phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản hay Hàn Quốc. Chúng ta có thể thấy, ở các nước phát triển, công nghiệp văn hóa đã mang lại nguồn thu lớn cho tổng sản phẩm trong nước (GDP).
Trong bối cảnh như vậy, Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế chung của thế giới. Việc chưa chú trọng quan tâm phát triển các ngành công nghiệp văn hóa sẽ khiến cho nước ta không chỉ tụt hậu hơn so với các quốc gia khác mà còn không tận dụng hết các ưu thế về văn hóa của mình trong nỗ lực gia tăng khả năng cạnh tranh và sức mạnh kinh tế cũng như tạo dựng hình ảnh đất nước, khẳng định vị thế quốc gia trên thế giới. Đặc biệt là trong thời đại toàn cầu hóa, sự phát triển của các quốc gia đều ảnh hưởng lẫn nhau, các ngành công nghiệp văn hóa chính là tài sản chiến lược trong chính sách ngoại giao, hợp tác quốc tế, giúp củng cố tính độc đáo của quốc gia và đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy bản sắc văn hóa; đồng thời là công cụ hữu hiệu cho tăng trưởng, đổi mới kinh tế, biến văn hóa trở thành một thành tố quan trọng của thương mại và cạnh tranh quốc tế, giúp xây dựng nền kinh tế sáng tạo, bao gồm các lĩnh vực có giá trị kinh tế cao.
Sản phẩm và dịch vụ của mỗi ngành công nghiệp văn hóa có đặc điểm riêng, nhưng về cơ bản, các ngành công nghiệp văn hóa có quy trình hoạt động chính: sáng tạo, sản xuất, phân phối dịch vụ và tiêu dùng sản phẩm văn hóa.
Tầm quan trọng của phát triển công nghiệp văn hóa
Công nghiệp văn hóa có khả năng tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm, đạo đức và lối sống của người tiêu dùng. Công nghiệp văn hóa đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu của người dân và phát triển nền văn hóa của mỗi quốc gia; đồng thời nó còn là kênh hữu hiệu để truyền bá các thông điệp văn hóa của mỗi quốc gia đến với cộng đồng quốc tế.
Ở Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín (Ban chấp hành Trung ương khóa XI) đã xác định nhiệm vụ thứ 5 là phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hóa. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII một lần nữa nhấn mạnh nhiệm vụ quan trọng này, và coi đây là một vấn đề hết sức quan trọng và được coi là một trong những khâu đột phá trong việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
Chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa của nhà nước với 4 quan điểm phát triển gồm:
1. Các ngành công nghiệp văn hóa là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi nhằm thu hút tối đa nguồn lực từ các doanh nghiệp và xã hội để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa;
2. Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa dựa trên sự sáng tạo, khoa học công nghệ và bản quyền trí tuệ; khai thác tối đa yếu tố kinh tế của các giá trị văn hóa;
3. Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa có trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, phát huy được lợi thế của Việt Nam, phù hợp với các quy luật cơ bản của kinh tế thị trường; được đặt trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa các ngành, các khâu sáng tạo, sản xuất, phân phối, phổ biến và tiêu dùng;
4. Phát triển công nghiệp văn hóa gắn liền với việc quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, góp phần bảo vệ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình giao lưu, hội nhập và hợp tác quốc tế.
Quyết định “Phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, ngày 18/6/2016, của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định số 1755/QĐ-TTg) khẳng định, các ngành công nghiệp văn hóa là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi nhằm thu hút tối đa nguồn lực từ các doanh nghiệp và xã hội để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa.
Chiến lược chỉ rõ 12 lĩnh vực của công nghiệp văn hóa Việt Nam bao gồm:
- quảng cáo;
- kiến trúc;
- phần mềm và các trò chơi giải trí;
- thủ công mỹ nghệ;
- thiết kế;
- điện ảnh;
- xuất bản;
- thời trang;
- nghệ thuật biểu diễn;
- mỹ thuật; nhiếp ảnh và triển lãm;
- truyền hình và phát thanh;
- du lịch văn hóa.
Để các ngành công nghiệp văn hóa của Việt Nam phát triển đạt mục tiêu đề ra trong Chiến lược đến năm 2030 đóng góp 7% GDP, trong thời gian tới cần phải quan tâm thực hiện những điểm sau:
- Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện thể chế công nghiệp văn hóa trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó, tập trung vào hoàn thiện chính sách thúc đẩy sự phát triển và khai thác có hiệu quả tài nguyên văn hóa Việt Nam (tài nguyên văn hóa được thể hiện ở các lĩnh vực như nghệ thuật, thiết kế, giải trí, tài sản văn hóa, lối sống (ăn,ở, mặc,..); chính sách đào tạo và thu hút nhân tài; chính sách hợp tác công – tư.
- Thứ hai, lựa chọn phát triển những ngành có tính chất tập trung lao động dựa trên cơ sở tri thức, tạo ra việc làm và nguồn thu nhập cao.
- Thứ ba, phát triển thị trường công nghiệp văn hóa, thúc đẩy tính liên ngành; mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế nhằm tiếp cận những thành tựu phát triển của thế giới.
- Thứ tư, phát huy tối đa lợi thế của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để phát triển hạ tầng công nghiệp văn hóa, gia tăng khả năng tiếp cận của đại chúng, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng.
- Thứ năm, tập trung nguồn lực đầu tư một số trung tâm công nghiệp sáng tạo của Việt Nam, có chính sách riêng đối với những trung tâm này nhằm thu hút các tài năng sáng tạo công nghiệp văn hóa và thuận lợi hơn trong công tác quản lý.
Học công nghiệp văn hóa bậc đại học ở đâu?
Công nghiệp văn hoá và sáng tạo, ĐHQG Hà Nội
SIS | Đại học Quốc gia Hà Nội
Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật là 1 trong 21 đơn vị đào tạo trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội với hơn 22 năm kinh nghiệm trong đào tạo, nghiên cứu các chương trình khoa học có tính liên ngành, sáng tạo và nghệ thuật.
sis.vnu.edu.vn
Học viên tốt nghiệp sẽ có kiến thức và kỹ năng liên ngành về các trụ cột chính của công nghiệp văn hoá và sáng tạo: Sự sáng tạo; Chính sách và luật pháp liên quan đến công nghiệp văn hoá và sáng tạo;
Văn hóa, di sản, bản sắc dân tộc; Truyền thông, marketing; Công nghệ; Đạo đức nghề nghiệp liên quan đến công nghiệp văn hoá và sáng tạo.
Chuyên ngành Công nghiệp văn hóa (Ngành Văn hóa học) trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh
Khoa Công nghiệp văn hóa, trường ĐH Thủ Dầu Một
Danh sách các ngành đào tạo Đại học chính quy
tuyensinh.tdmu.edu.vn
Khoa Công nghiệp văn hóa, gồm 05 chương trình đào tạo: Thiết kế đồ họa, Mỹ thuật, Âm nhạc, Văn hóa học, Truyền thông đa phương tiện; cùng các quyết định phân công nhân sự.
Trên đây là mình tổng hợp những tư liệu về ngành Công nghiệp văn hóa, nếu có thiếu xót bạn hãy bổ sung ở dưới nhé.
----
Nguồn tư liệu:
quochoi.vn/hoatdongcuaquochoi/cackyhopquochoi/quochoikhoaXIII/Pages/danh-sach-ky-hop.aspx?
hcmuc.edu.vn/bolg/chuyen-nganh-cong-nghiep-van-hoa-su-lua-chon-cho-tuong-lai.html
Sửa lần cuối: