Hãy nuôi dạy con bằng tinh thần lạc quan, vui vẻ!
Con người chúng ta thường có khuynh hướng nhìn vào những điều tồi tệ, mà theo các nhà khoa học, đó là “định kiến tiêu cực”. Điều này thực tế đúng với ông bà, tổ tiên chúng ta trước đây. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại, khuynh hướng của chúng ta thay đổi, và trở thành những người lạc quan.
Một tin vui là: chúng ta có thể tự rèn luyện để trở thành người tích cực. Bộ não con người là những bộ lọc khổng lồ, và chỉ tìm kiếm những hình mẫu quen thuộc. Nếu chúng ta luyện tập nhìn vào những điều tốt đẹp, chúng ta sẽ liên tục nói với bộ não của mình rằng đâu là điều quan trọng hơn cả – những điều tốt đẹp hay những điều tồi tệ. Và bộ não của bạn thiết lập liên kết thần kinh theo cách như vậy.
Một kỹ thuật giúp khuyến khích tính lạc quan – ở trẻ em và chính bạn – là một chuỗi thói quen khi con còn bé. Vào giờ đi ngủ, bạn hãy cho bé dành một chút thời gian tính nhẩm lại những việc tốt đẹp đã đến trong ngày, và hãy theo dõi hành động của bé cho đến khi bé thực hiện nó theo thói quen. Có rất nhiều bằng chứng khoa học chứng minh rằng thực hiện thói quen thường xuyên sẽ làm tăng tinh thần, cả về thể chất và tinh thần. Ngoài ra, những thói quen thực hiện như thế này thường mang lại cho bé những giấc mơ vui vẻ, và nuôi dưỡng những ngày tươi sáng và rạng rỡ phía trước cho con bạn.
Dạy con suy nghĩ lạc quan bằng như thế nào?
Dạy con suy nghĩ lạc quan trước hết sẽ bắt đầu với bằng những hoạt động nho nhỏ và thú vị,. Bọn trẻ thích vừa học vừa chơi cùng với đồ vật, vì vậy, hãy để bé hình thành suy nghĩ lạc quan một cách tự nhiên thông qua tự khám phá và có được những thái độ ấy bằng các trò chơi.
Là một “bác sĩ” chữa trị tâm lý tuyệt vời: Để bé có suy nghĩ lạc quan, bạn cần làm gương cho con trước. Nếu bé liên tục than phiền về một vấn đề nào đó, hãy hướng bé theo suy nghĩ tích cực. Ví dụ, khi bé nói rằng ai đó đã lấy mất con búp bê của mình, bạn hãy nói với bé rằng “Có thể người đó rất yêu thích con búp bê đó, và chăm sóc cẩn thận cho con đấy”.
Cả nhà cùng nhau ghi ra những điều ước và chia sẻ cho nhau nghe. Bạn chắc chắn sẽ tìm thấy một trong những điều ước của bé là mong muốn cả gia đình vui vẻ bên nhau suốt cả ngày đấy.
Cùng bé tạo một chiếc hộp niềm vui và lưu giữ tất cả những thứ khiến cho bé cảm thấy mình tỏa sáng. Chiếc hộp này có thể làm từ một thùng các-tông mà gia đình không còn dùng đến nữa, bạn sẽ gợi ý cho bé cách trang trí thùng các-tông này trở nên rực rỡ và nổi bật. Sau khi tạo thành một chiếc hộp hoàn chỉnh, hãy bỏ những thứ “khiến bé cảm thấy tỏa sáng” như phiếu bé ngoan từ những tuần đi học nhà trẻ không khóc nhè, huy hiệu kỷ niệm một khóa học mùa hè, hoặc huy chương bé nhận được từ một cuộc thi, hay thậm chí là một mảnh ghi chú từ bạn bè hoặc thầy cô mà bé đã nhận được và cảm thấy mình thực sự tỏa sáng. Và mỗi khi bé gặp chuyện buồn phiền, lo lắng, ngoài việc trốn vào một góc phòng buồn thui thì bé có thể xáo trộn trong hộp niềm vui, và nhớ lại những lúc mình đã từng tỏa sáng, và cảm thấy dũng cảm và yên lòng hơn.
Dạy cho bé cách cư xử tử tế và tốt bụng để nhận thấy niềm vui trong cuộc sống. Có rất nhiều hoạt động tình nguyện mà trẻ con có thể tham gia, hoặc bé có thể cùng bạn đến những nơi nuôi dưỡng những đứa trẻ kém may mắn. Dành thời gian giúp đỡ những người kém may mắn hơn mình sẽ giúp bé cảm thấy cuộc sống tốt đẹp hơn và biết ơn đối với những gì mình đang có.