maylangthang
New member
- Xu
- 0
Hãy kể lại câu chuyện về một người thông minh.
Bài làm
Ngày xưa có một ông vua muốn tìm người tài giỏi trong thiên hạ nên cử một viên quan đi khắp nước để tìm kiếm. Đi đến đâu, vị quan nọ cũng ra nhiều câu hỏi oái oăm để hỏi mọi người nhưng không tìm ra ai thật thông minh, tài giỏi, thật lỗi lạc.
Trên đường trở về kinh đô, viên quan đi qua một cánh đồng ở một làng nọ, thấy hai cha con đang làm ruộng, cha đánh trâu cày, con đập đất. Viên quan dừng ngựa và hỏi:
_ Này lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường?
Người cha chưa tìm được cách trả lời, thì đứa con chừng bảy, tám tuổi nhanh nhẩu hỏi vặn lại vị quan nọ:
_ Thế xin hỏi ông câu này đã. Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy bước thì tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường.
Viên quan nghe cậu bé hỏi lại như thế thì lấy làm ngạc nhiên lắm. Và, thầm nghĩ nhân tài là đây. Vị quan bèn hỏi tên tuổi, quê quán cha con người thợ cày rồi phấn khỏi phi ngựa về tâu vua.
Vua nghe chuyện thì lấy làm mừng lắm. Nhưng chọn đúng người có tài thì cần phải thử lại cậu bé một lần nữa. Cách thử của vua là: Vua ban cho làng ba thúng gạo nếp, ba con trâu đực, rồi lệnh cho dân làng, một năm sau ba con trâu ấy phải đẻ ra chín con, nêu không nộp đủ thì cả làng phải tội.
Nhận được vậy vua ban, cả làng mừng lắm, nhưng khi nghe lệnh của vua, ai nấy đều lo lắng, cho rằng đó là họa. Cả làng họp bàn đi, bàn lại nhiều lần, đem ra nhiều cách giải quyết, mà vẫn không ổn. Con người thợ cày biết chuyện, liền nói với cha:
_ Cha cứ tưa với làng thịt hai con trâu, đổ hai thúng gạo nếp để xin làng ăn mừng lộc vua ban. Còn một con và một thúng gạo nếp thì xin làng làm lộ phí để cha con mình lên khinh lo liêu việc đó.
Người cha không thuận ý. Nhưng nghe đứa con nói nhất quyết nên đành thưa với làng. Mọi người nghe vậy cũng lấy ngờ vực. Cuối cùng làng đồng ý làn theo nhưng cha con người thợ cày phải làm giấy cam đoan, làng mới dám ngả trâu, đồ xôi đánh chén.
Hai cha con người thợ cày lên đến kinh đô, người con bảo cha đứng đợi ngoài hoàng cung, còn mình thì tùm cách lẻn vào sân rồng, rồi đứng khóc như mưa. Thấy lạ, vua sai lính điệu thằng bé vào hỏi:
_Có việc gì mà mày đến đây khóc thảm thiết thế?
Cậu bé im bặt, rồi tâu với vua:
_Tâu đức vua, mẹ con chết sớm. Con muốn có em bé để cùng chơi, mà cha con không chịu đẻ em bé cho con. Nhờ đức vua phán cha con đẻ em bé cho con.
Nghe vậy, vua và các quan bật cười, rồi vua phán:
_ Này chú bé, muố có em bé thì cha mày phải lấy vợ khác, chứ đàn ông là giống đực thì làm sao mà đẻ được.
Chỉ chờ có thế, chú bé tươi tỉnh hẳn lên, liền tâu với vua:
_ Làng của con được vua ban ba con trâu đực và lệnh nuôi làm sao trong một năm ba con trâu đực ấy phải đẻ được chín con.
Vua tươi cười, rồi bảo:
Đó là ta thử đấy! Này chú bé, về nói với làng ngả trâu đồ xôi mà ăn với nhau.
Chú bé nhanh nhẩu thưa lại với vua:
_ Làng chúng con biết đó là lộc vua ban nên đã ngả trâu ăn mừng rồi ạ!
Nghe vậy vua và các quan ai cũng khen đứa bé thông minh. Nhưng vua vẫn muốn thử tài cậu bé một lần nữa. Lần này, vua sai sứ giả mang đến cho cha con người thợ cày một con chim sẻ và ra lệnh phải dọn thành ba mâm cỗ thức ăn. Cậu bé liền đưa cho sứ giả một cái kim và nói:
_ Ông cầm cái kim này về tâu với đức vua, xin rèn cho tôi thành một con dao để xẻ thịt chim.
Vua nghe vậy , tỏ ra thán phục tài ứng đáp của đứa bé. Và cho người mời hai cha con người thợ cày vào, ban thưởng rất hậu.
Một hôm, nhà vua triều thần tiếp sứ giả một nước láng giềng. Sứ giả đưa sang một cái vỏ ốc vặn rất dài, rỗng hai đầu và đố làm sao xâu được sợi chỉ xuyên qua đường ruột ống. Vua và triều thần nhìn nhau lo lắng. Nếu không làm được chuyện này thì nước mình sẽ bị thua kém, và đồng nghĩa với việc chịu thua thần phục nước làng giềng nọ. Các đại thần vò đầu suy nghĩ tìm ra cách làm bằng được, nhưng không tìm ra cách làm. Cuối cùng, vua sai sứ giả ra trước cổng thành hỏi con người thợ cày.
Nghe vị sứ giả nêu sự việc, chú bé liền nêu ra cách làm bằng mấy vần thơ:
Tang tình tang! Tính tình tang
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
Bên thời lấy giấy mà bưng
Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang
Tang tình tang…
Và dặn cứ theo cách đó mà làm.
Quả nhiên con kiến càng đã xâu được sợi chỉ xuyên qua đường ruột con ốc vặn. Vua và các triều thần cùng sứ giả thật sự thán phục, khen ngợi hết lời.
Về sau, đứa bé con người thợ cày được nhà vua phong làm trạng nguyên và ở trong một dinh thự sang trọng bên cạnh hoàng cung. Mỗi khi có việc cần vua lại đến hỏi chú bé thông minh, tài giỏi.