Hành trình trở lại ngã ba đông dương

  • Thread starter Thread starter HuyNam
  • Ngày gửi Ngày gửi
H

HuyNam

Guest
HÀNH TRÌNH TRỞ LẠI NGÃ BA ĐÔNG DƯƠNG - NGÃ BA ĐÔNG DƯƠNG

Chuyến đi cuối cùng ở Việt Nam.

Địa danh ngã ba Đông Dương trên dãy Trường Sơn hùng vĩ luôn nằm trong ký ức của bao nhiêu lớp cán bộ, bộ đội, thanh niên xung phong trên đường vào chiến trường miền Nam, chiến trường C. (Lào), chiến trường K. (Campuchia) trong những năm đánh Mỹ với bao hy sinh, gian khó. Đây là vùng đất được mệnh danh là nơi tiếng gà gáy cả ba nước cùng nghe.

Đặc biệt, ở đây còn có cột mốc biên giới do ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia cùng thống nhất xây dựng trên đỉnh núi cao 1.086m so với mặt biển, là vị trí giao điểm đường biên giới ba nước và cách thị trấn Plây Cần khoảng 30km.


.....
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Nắng giữ hương trời ươm xuống đất
Hương đất ươm lên ướp vào hoa
Hoa lại ủ hương trong dòng nhựa
Dòng nhựa thơm đời, ngọt tiếng ca

Cây cao su được người Pháp đưa vào Việt Nam lần đầu tiên tại vườn thực vật Sài Gòn năm 1878 nhưng không sống.

Đến năm 1892, 2000 hạt cao su từ Ídonesia được nhập vào Việt Nam. Trong 1600 cây sống, 1000 cây được giao cho trạm thực vật Ong Yệm (Bến Cát, Bình Dương), 200 cây giao cho bác sĩ yersi trồng thử ở Suối Dầu (cách Nha Trang 20 km).

Năm 1897 đã đánh dầu sự hiện diện của cây cao su ở Việt Nam. Công ty cao su đầu tiên được thành lập là Suzannah (dầu Giây, Long Khánh,Đồng Nai) năm 1907. Tiếp sau, hàng loạt đồn điền và công ty cao su ra đời, chủ yếu là của người Pháp và tập trung ở Đông Nam Bộ : SIPH, SPTR, CEXO, Michelin … Một số đồn điền cao su tư nhân Việt Nam cũng được thành lập.

Đến năm 1920, miền Đông Nam Bộ có khoảng 7.000ha và sản lượng 3.000 tấn.

Cây cao su được trồng thử ở Tây Nguyên năm 1923 và phát triển mạnh trong giai đoạn 1960 – 1962, trên những vùng đất cao 400 – 600 m, sau đó ngưng vì chiến tranh

Trong thời kỳ trước 1975, để có nguồn nguyên liệu cho nền công nghiệp miền Bắc, cây cao su đã được trồng vượt trên vĩ tuyến 170 Bắc (Quảng Trị,Quảng Bình,Nghệ An,Thanh Hóa,Phú Thọ). Trong những năm 1958 – 1963 bằng nguồn giống từ Trung Quốc, diện tích đã lên đến khoảng 6.000 ha.

Đến 1976, Việt Nam còn khoảng 76.000 ha, tập trung ở Đông Nam Bộ khoảng 69.500 ha, Tây Nguyên khoảng 3.482 ha, các tỉnh duyên hải miền Trung và khu 4 cũ khoảng 3.636 ha.

Sau 1975, cây cao su được tiếp tục phát triển chủ yếu ở Đông Nam Bộ. Từ 1977, Tây Nguyên bắt đầu lại chương trình trồng mới cao su, thoạt tiên do các nông trường quân đội, sau 1985 đo các nông trường quốc doanh, từ 1992 đến nay tư nhân đã tham gia trồng cao su. Ở miền Trung sau 1984, cây cao su được phát triển ở Quảng trị, Quảng Bình trong các công ty quốc doanh.

Đến năm 1999, diện tích cao su cả nước đạt 394.900 ha, cao su tiểu điền chiếm khoảng 27,2%. Năm 2004, diện tích cao su cả nước là 454.000 ha, trong đó cao su tiểu điền chiếm 37%. Năm 2005, diện tích cao su cả nước là 464.875 ha.

Năm 2007 diện tích Cao Su ở Đông Nam Bộ (339.000 ha), Tây Nguyên (113.000 ha), Trung tâm phía Bắc (41.500 ha) và Duyên Hải miền Trung (6.500 ha).hiện nay vào khoảng tháng 05/2010 có một số bệnh lạ khiến người dân khốn khổ, bệnh bắt đầu có biểu hiện như, nhẹ thì vàng lá .nặng hơn một chút thì rụng lá rồi chết mà cách đặc trị thì chua thực sụ hiệu quả.View attachment 15705
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top