lo kien

New member
Xu
0
Hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa. Vì sao hàng hóa có hai thuộc tính đó ?

Hàng hóa là sản phẩm của người lao động, có khả năng làm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người và được đi vào tiêu dùng thông qua trao đổi, mua bán.


Hai thuộc tính của hàng hóa:

* Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng, tính có ích của sản phẩm có khả năng thỏa mãn nhu cầu nào đó của con nguời.

+ Công dụng của vật phẩm do thuộc tính tự nhiên hay kết cấu vật chất quyết định

+ Một vật phẩm có thể có 1 hoặc nhiều giá trị sử dụng. Số lượng giá trị sử dụng của vật phẩm phát triển dần cùng với sự phát triển đời sống, của lực lượng sản xuất và mở rộng của khoa học kĩ thuật. Số lượng giá trị sử dụng ngày càng tăng, chất lượng ngày càng cao và chủng loại ngày càng phong phú. Có những vật phẩm khác nhau nhưng lại cùng giá trị sử dụng.

+ Hàng hóa để thỏa nhu cầu có khả năg thanh toán của xã hội bao gồm: Hàng hóa vật thể và hàng hóa không mang tính thái vật thể. Do đó giá trị sử dụng của hàng hóa là giá trị sử dụng xã hội

+ Phạm trù giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh cửu.

+ Giá trị sử dụng của hàng hóa chỉ được thể hiện trong lĩnh vực tiêu dùng.

* Giá trị của hàng hóa (trao đổi): một vật phẩm có giá trị sử dụng thì có khả năng trao đổi vơi sản phẩm khác theo tỉ lệ nhất định. Giá trị trao đổi của một hàng hóa tỉ lệ về mặt số lượng giữa hai hàng hóa khác nhau trao đổi với nhau.

+ VD: 2 m vải = 10 kg thóc

Vải và thóc có giá trị sử dụng khác nhau nhưng có thể so sánh được với nhau thì bản thân 2 hàng hóa phải có một cái chung giống nhau. Nếu ta gạt bỏ giá trị sử dụng của hàng hóa đi, mọi hàng hóa đều là sản phẩm của lao động. Chính lao động là cơ sở của trao đổi và tạo thành giá trị hàng hóa.Vậy thực chất của trao đổi sản phẩm là trao đổi lao động.
Giá trị hao phí lao động của người sản xuất ra hàng hóa kết tinh trong sản phẩm tạo ra.


Giá trị trao đổi là biểu hiện của giá trị hàng hóa,còn giá trị hàng hóa là co sở, là giá trị bên trong của giá trị trao đổi. Khi giá trị biểu hiện bằng một sổ tiền nhất định gọi là giá cả.

Giá trị hàng hóa là một phạm trù lịch sử vì chỉ trong kinh tế hàng hóa mới xét giá trị.

Tóm lại: Đã là hàng hóa phải có đủ hai thuộc tính trên một vật.

• Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa:

Hai thuộc tính của hàng hóa có mối quan hệ với nhau vừa thống nhất vừa mâu thuẫn nhau:

- Thống nhất: đã là hàng hóa phải có hai thuộc tính, nếu thiếu một trong hai thuộc tính không phải là hàng hóa.

- Mâu thuẫn giữa hai thuộc tính thể hiện:

* Các hàng hóa nếu xét với tư cách là giá trị sử dụng thì chúng khác nhau về chất. Nhưng nếu xét hàng hóa với tư cách là giá trị thì các hàng hóa lại đồng nhất về chất đó đều là sự kết tinh lao động của con người.

* Quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng là hai quá trình khác nhau về thời gian và không gian.

* Đối với người sản xuất chỉ quan tâm đến giá trị nhưng để sản xuất thì cần phải chú ý đến giá trị sử dụng. Còn đối với người tiêu dùng thì họ chỉ quan tâm đến giá trị sử dụng nhưng để có giá trị sử dụng thì phải trả giá trị cho người sản xuất hay người bán.

Từ các mâu thuẫn trên ta thấy, nếu giá trị hàng hóa không được thực hiện sẽ dẫn đến khủng hoảng sản xuất thừa.
Sở dĩ hàng hoá có hai thuộc tính vì lao động sản xuất có tính chất hai mặt: Lao động cụ thể và lao động trừu tượng.
Lao động cụ thể: Là sự hao phí sức lao động giữa một ngành nghề chuyên môn nhất định. Lao động này tạo ra giá trị sử dụng của hàng hoá.


Lao động trừu tượng: Là sự hao phí sức lao động của người sản xuất hàng hoá không kể đến các hình thức cụ thể của nó. Lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hoá.
 
Góp thêm ý với bạn

a) Giá trị sử dụng

Giá trị sử dụng là công dụng của sản phẩm có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của
con người, ví dụ: cơm để ăn, xe đạp để đi, máy móc, nguyên, nhiên vật liệu để sản
xuất... Vật phẩm nào cũng có một số công dụng nhất định. Công dụng của vật phẩm do
thuộc tính tự nhiên của vật chất quyết định. Khoa học kỹ thuật càng phát triển, người ta
càng phát hiện thêm những thuộc tính mới của sản phẩm và lợi dụng chúng để tạo ra
những giá trị sử dụng mới. Giá trị sử dụng chỉ thể hiện ở việc sử dụng hay tiêu dùng. Nó
là nội dung vật chất của của cải. Giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn.
Giá trị sử dụng nói ở đây với tư cách là thuộc tính của hàng hoá, nó không phải là
giá trị sử dụng cho bản thân người sản xuất hàng hoá, mà là giá trị sử dụng cho người
khác, cho xã hội thông qua trao đổi - mua bán. Trong kinh tế hàng hoá, giá trị sử dụng
là vật mang giá trị trao đổi.


b) Giá trị hàng hoá:

Muốn hiểu được giá trị phải đi từ giá trị trao đổi. Giá trị trao đổi là quan hệ tỷ lệ
về lượng mà giá trị sử dụng này trao đổi với giá trị sử dụng khác.
Ví dụ: 1 m vải = 10 kg thóc. Vải và thóc là hai hàng hoá có giá trị sử dụng khác
nhau về chất, tại sao chúng lại có thể trao đổi được với nhau và trao đổi theo tỷ lệ nào
đó.


Khi hai sản phẩm khác nhau (vải và thóc) có thể trao đổi được với nhau thì giữa
chúng phải có một cơ sở chung nào đó. Cái chung ấy không phải là giá trị sử dụng, tuy
nhiên, sự khác nhau về giá trị sử dụng của chúng là điều kiện cần thiết của sự trao đổi.
Nhưng cái chung đó phải nằm ngay ở trong cả hai hàng hoá. Nếu gạt giá trị sử dụng của
sản phẩm sang một bên, thì giữa chúng chỉ còn một cái chung làm cơ sở cho quan hệ
trao đổi. Đó là chúng đều là sản phẩm của lao động. Để sản xuất ra vải hoặc thóc, những
người sản xuất đều phải hao phí lao động. Chính hao phí lao động ẩn giấu trong hàng
hoá làm cho chúng có thể so sánh được với nhau khi trao đổi. Chúng được trao đổi theo
một tỷ lệ nhất định, một số lượng vải ít hơn đổi lấy một lượng thóc nhiều hơn (1 m vải =
10 kg thóc); nhưng lượng lao động hao phí để sản xuất ra chúng là ngang bằng nhau.
Lao động hao phí để sản xuất ra hàng hoá ẩn giấu trong hàng hoá chính là cơ sở để trao
đổi.


Vậy giá trị là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng
hoá. Chất của giá trị là lao động, vì vậy sản phẩm nào không có lao động của người sản
xuất chứa đựng trong đó, thì nó không có giá trị. Sản phẩm nào lao động hao phí để sản
xuất ra chúng càng nhiều thì giá trị càng cao.


c) Mối quan hệ giữa hai thuộc tính

Giữa hai thuộc tính của hàng hóa luôn có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau. Trong
đó, giá trị là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi; còn giá trị trao đổi là hình thức biểu
hiện của giá trị ra bên ngoài. Khi trao đổi sản phẩm cho nhau, những người sản xuất
ngầm so sánh lao động ẩn giấu trong hàng hoá với nhau. Thực chất của quan hệ trao đổi
là người ta trao đổi lượng lao động hao phí của mình chứa đựng trong các hàng hoá. Vì
vậy, giá trị là biểu hiện quan hệ xã hội giữa những người sản xuất hàng hoá. Giá trị là
một phạm trù lịch sử, gắn liền với nền sản xuất hàng hoá. Nếu giá trị sử dụng là thuộc
tính tự nhiên thì giá trị là thuộc tính xã hội của hàng hoá.


Như vậy, hàng hoá là sự thống nhất của hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị,
nhưng là sự thống nhất của hai mặt đối lập. Đối với người sản xuất hàng hoá, họ tạo ra
giá trị sử dụng, nhưng mục đích của họ không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị, họ
quan tâm đến giá trị sử dụng là để đạt được mục đích giá trị mà thôi. Ngược lại, đối với
người mua, cái mà họ quan tâm là giá trị sử dụng để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của
mình. Nhưng, muốn có giá trị sử dụng thì phải trả giá trị cho người sản xuất ra nó. Như
vậy, trước khi thực hiện giá trị sử dụng phải thực hiện giá trị của nó. Nếu không thực
hiện được giá trị, sẽ không thực hiện được giá trị sử dụng.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top