Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
Khi vận động viên trượt băng nghệ thuật Kim Yu-na gây chú ý ở Thế vận hội Mùa đông tại Vancouver, Canada, niềm tự hào của dân tộc Hàn Quốc dường như được đặt trên đôi vai cô bé 19 tuổi này.
Sự cổ vũ ở quê nhà để cô dành huy chương vàng càng trở nên hết sức cuồng nhiệt còn bởi vì đối thủ theo sát cô là Mao Asada đến từ nước Nhật, nước đã từng đô hộ Hàn Quốc. Là một dân tộc luôn thấy mình bị lép vế và bị thế giới lãng quên do sự che lấp bởi 2 cường quốc láng giềng là Trung Quốc và Nhật, Hàn Quốc coi việc dành chiến thắng trên trường quốc tế có một ý nghĩa đặc biệt.
Tuy nhiên, trên thực tế vị thế lép vế đó hầu như đã được xóa sổ. Nền kinh tế của Hàn Quốc lớn bằng Ân Độ, một nước có dân số lớn gấp 21 lần Hàn Quốc. Hàn Quốc xuất khẩu nhiều hơn cả nước Anh, một thống kê làm ngạc nhiên những ai vẫn còn nghĩ rằng nước Anh dược coi là nhà sản xuất hàng hóa của thế giới. Samsung cách đây không lâu từng bị coi là bản sao thấp cấp của Sony, năm ngoái đã mua và cải tổ Hewlet-Packard để trở thành công ty công nghệ lớn nhất thế giới về doanh thu. Năm nay Samsung thu lợi bằng tổng doanh thu của 15 công ty điện tử hàng đầu của Nhật cộng lại.
Nữ hoàng sân băng Hàn Quốc Kim Yu-na. Ảnh: koreatimes.co.kr
Hàn Quốc cũng tỏ ra vững vàng trong cuộc khủng hoảng vừa rồi. Trong khi các nước khác đang sa lầy vào thoái trào hay sụp đổ, Hàn Quốc đã trở lại với tăng trưởng mạnh mẽ. Sau khi qua khỏi cơn nguy khó của năm 2009, nền kinh tế Hàn Quốc có hy vọng đạt tăng trưởng 4,7% trong năm nay với thâm hụt ngân sách chỉ ở mức 2% tổng sản lượng quốc dân. Hàn Quốc ngày nay được đô thị hóa với đời sống đa dạng phong phú, với các cổng thông tin hiện đại đã đạt mức thu nhập bình quân đầu người 28.000 đôla (tính theo sức mua tương đương) - chỉ kém đối thủ láng giềng nổi tiếng là Nhật 5.000 đôla/ đầu người. Đất nước này đã ngấp nghé vị thế của một nước giàu mà dân tộc đã từng bao năm khao khát. Thậm chí nền điện ảnh Hàn Quốc đã sản xuất những bộ phim dài tình cảm nhiều tập được ưa chuộng nhất ở châu Á.
Nền kinh tế Hàn Quốc thực sự vượt xa những gì nhiều người dự đoán 18 tháng trước, khi nhiều nhà kinh tế đã tiên lượng một cuộc khủng hoảng về ngân hàng. Seoul đã hành động nhanh chóng bằng cách tạo ra một quỹ tái cấp vốn 15 tỷ đôla và giúp ổn định đồng uôn bằng việc thu xếp 90 tỷ đôla thông qua các bảo lãnh hoán đổi tiền tệ với Mỹ, Nhật và Trung Quốc. Các nhà ngoại giao cho rằng họ đã sử dụng sự cạnh tranh giữa Nhật và Trung Quốc để đạt tối đa nguồn tiền. Chính phủ cũng thực hiện gói kích cầu với tính mục đích cao như tập trung vào tạo việc làm và tăng hiệu quả sử dụng năng lượng cho nền kinh tế.
Ngay cả trong thời kỳ khủng hoảng, một số công ty đã vượt lên để nâng cấp tiềm lực công nghệ. Chẳng hạn, một tổ hợp đứng đầu là Công ty điện lực Hàn Quốc đã đánh bại đối thủ Mỹ, Pháp và Nhật để dành một hợp đồng xây dựng nhà máy điện hạt nhân trị giá 20 tỷ đôla ở Tiểu Vương Quốc Ả rập. Seoul ước tính sẽ bỏ túi 400 tỷ đôla từ việc bán lò phản ứng hạt nhân trong vòng 20 năm tới.
Trong khi đó, nhà sản xuất ô tô Huyndai đã tận dụng thời cơ ở thị trường Mỹ. Sự trục trặc của Toyota chỉ làm tăng thêm vị thế của Huyndai. Công ty đã tăng thị phần ở thị trường Mỹ từ 3,7% cho đến 4,4% chỉ trong vòng 12 tháng và trở thành công ty sản xuất ô tô tăng trưởng nhanh nhất toàn cầu.
Các công ty sản xuất hàng xuất khẩu đã hồi phục nhanh hơn hầu hết các dự đoán. Hàn Quốc là nhà cung cấp lớn các thiết bị và nguyên liệu cho các dự án xây dựng khổng lồ thuộc gói kích cầu của Trung Quốc. Xe hơi, máy DVD, hàng điện tử Hàn Quốc đặt giá hợp lý để chiếm lĩnh thị trường từ các khách hàng đã trở nên tằn tiện hơn. Các nhà xuất khẩu đỡ khó khăn hơn trong khủng hoảng nhờ sự thâm nhập mạnh mẽ vào các thị trường mới nổi chiếm tới 70% nhu cầu hàng hóa của Hàn Quốc...
Sự thành công của các công ty Hàn Quốc dường như bắt nhịp cùng xu hướng ngoại giao. Quan hệ của Nhà Trắng với Nhật trở nên gập ghềnh vì bất đồng về căn cứ quân sự. Quan hệ của họ với Trung Quốc cũng gặp khó khăn vì việc bán vũ khí cho Đài Loan và vấn đề an ninh mạng. Điều này khiến Seoul trở thành người bạn tốt nhất của Mỹ trong vùng, một điều có thể giúp Hàn Quốc củng cố uy tín của mình trong vai chủ tịch G20 của năm nay.
Tất nhiên Hàn Quốc cũng đối đầu với nhiều thử thách. Sự thành công của họ phụ thuộc khá nhiều vào sự vững bền của những tập đoàn đa năng như Samsung. Những tập đoàn này vẫn cần phải chứng tỏ mình là những nhà sáng tạo tầm cỡ quốc tế. Mặt khác, khu vực dịch vụ vẫn còn chưa phát triển. Thị trường lao động vẫn còn chưa linh hoạt cho một nền kinh tế có khả năng nhanh chóng đưa các nguồn lực vào các ngành công nghiệp tạo giá trị cao. Một nền kinh tế cưỡi trên lưng người khổng lồ Trung Quốc có thể bị lao đao nếu Trung Quốc gặp sự bất ổn.
Xã hội Hàn Quốc cũng được coi là bị già hóa nhanh vào loại nhất thế giới. Nếu không tăng năng xuất lao động nguồn nhân lực suy giảm sẽ đưa Hàn Quốc vào viễn cảnh mà Nhật hiện đang phải đối đầu.
Đương nhiên những thách thức này, cũng như câu chuyện của Nhật, chính là hệ quả của thành công. Hàn Quốc vào những năm 60 chỉ ở mức của các nước châu Phi tại sa mặc Sahara mà bây giờ đã bắt kịp Anh và Pháp. Họ đã bỏ xa cái địa vị lép vế ngày nào. Sẽ thật tuyệt vời cho người dân Hàn Quốc nếu cô KimYu-na đạt huy chương vàng (cô đã dành được huy chương vàng). Nhưng cho dù cô không dành được chiếc huy chương vàng này thì nước Hàn Quốc cũng không có gì phải xấu hổ cả.
Tác giả: Châu Sa (Theo David Pilling- Báo Financial Times)
Nguồn :tuanvietnam.net
Sự cổ vũ ở quê nhà để cô dành huy chương vàng càng trở nên hết sức cuồng nhiệt còn bởi vì đối thủ theo sát cô là Mao Asada đến từ nước Nhật, nước đã từng đô hộ Hàn Quốc. Là một dân tộc luôn thấy mình bị lép vế và bị thế giới lãng quên do sự che lấp bởi 2 cường quốc láng giềng là Trung Quốc và Nhật, Hàn Quốc coi việc dành chiến thắng trên trường quốc tế có một ý nghĩa đặc biệt.
Tuy nhiên, trên thực tế vị thế lép vế đó hầu như đã được xóa sổ. Nền kinh tế của Hàn Quốc lớn bằng Ân Độ, một nước có dân số lớn gấp 21 lần Hàn Quốc. Hàn Quốc xuất khẩu nhiều hơn cả nước Anh, một thống kê làm ngạc nhiên những ai vẫn còn nghĩ rằng nước Anh dược coi là nhà sản xuất hàng hóa của thế giới. Samsung cách đây không lâu từng bị coi là bản sao thấp cấp của Sony, năm ngoái đã mua và cải tổ Hewlet-Packard để trở thành công ty công nghệ lớn nhất thế giới về doanh thu. Năm nay Samsung thu lợi bằng tổng doanh thu của 15 công ty điện tử hàng đầu của Nhật cộng lại.
Nữ hoàng sân băng Hàn Quốc Kim Yu-na. Ảnh: koreatimes.co.kr
Hàn Quốc cũng tỏ ra vững vàng trong cuộc khủng hoảng vừa rồi. Trong khi các nước khác đang sa lầy vào thoái trào hay sụp đổ, Hàn Quốc đã trở lại với tăng trưởng mạnh mẽ. Sau khi qua khỏi cơn nguy khó của năm 2009, nền kinh tế Hàn Quốc có hy vọng đạt tăng trưởng 4,7% trong năm nay với thâm hụt ngân sách chỉ ở mức 2% tổng sản lượng quốc dân. Hàn Quốc ngày nay được đô thị hóa với đời sống đa dạng phong phú, với các cổng thông tin hiện đại đã đạt mức thu nhập bình quân đầu người 28.000 đôla (tính theo sức mua tương đương) - chỉ kém đối thủ láng giềng nổi tiếng là Nhật 5.000 đôla/ đầu người. Đất nước này đã ngấp nghé vị thế của một nước giàu mà dân tộc đã từng bao năm khao khát. Thậm chí nền điện ảnh Hàn Quốc đã sản xuất những bộ phim dài tình cảm nhiều tập được ưa chuộng nhất ở châu Á.
Nền kinh tế Hàn Quốc thực sự vượt xa những gì nhiều người dự đoán 18 tháng trước, khi nhiều nhà kinh tế đã tiên lượng một cuộc khủng hoảng về ngân hàng. Seoul đã hành động nhanh chóng bằng cách tạo ra một quỹ tái cấp vốn 15 tỷ đôla và giúp ổn định đồng uôn bằng việc thu xếp 90 tỷ đôla thông qua các bảo lãnh hoán đổi tiền tệ với Mỹ, Nhật và Trung Quốc. Các nhà ngoại giao cho rằng họ đã sử dụng sự cạnh tranh giữa Nhật và Trung Quốc để đạt tối đa nguồn tiền. Chính phủ cũng thực hiện gói kích cầu với tính mục đích cao như tập trung vào tạo việc làm và tăng hiệu quả sử dụng năng lượng cho nền kinh tế.
Ngay cả trong thời kỳ khủng hoảng, một số công ty đã vượt lên để nâng cấp tiềm lực công nghệ. Chẳng hạn, một tổ hợp đứng đầu là Công ty điện lực Hàn Quốc đã đánh bại đối thủ Mỹ, Pháp và Nhật để dành một hợp đồng xây dựng nhà máy điện hạt nhân trị giá 20 tỷ đôla ở Tiểu Vương Quốc Ả rập. Seoul ước tính sẽ bỏ túi 400 tỷ đôla từ việc bán lò phản ứng hạt nhân trong vòng 20 năm tới.
Trong khi đó, nhà sản xuất ô tô Huyndai đã tận dụng thời cơ ở thị trường Mỹ. Sự trục trặc của Toyota chỉ làm tăng thêm vị thế của Huyndai. Công ty đã tăng thị phần ở thị trường Mỹ từ 3,7% cho đến 4,4% chỉ trong vòng 12 tháng và trở thành công ty sản xuất ô tô tăng trưởng nhanh nhất toàn cầu.
Các công ty sản xuất hàng xuất khẩu đã hồi phục nhanh hơn hầu hết các dự đoán. Hàn Quốc là nhà cung cấp lớn các thiết bị và nguyên liệu cho các dự án xây dựng khổng lồ thuộc gói kích cầu của Trung Quốc. Xe hơi, máy DVD, hàng điện tử Hàn Quốc đặt giá hợp lý để chiếm lĩnh thị trường từ các khách hàng đã trở nên tằn tiện hơn. Các nhà xuất khẩu đỡ khó khăn hơn trong khủng hoảng nhờ sự thâm nhập mạnh mẽ vào các thị trường mới nổi chiếm tới 70% nhu cầu hàng hóa của Hàn Quốc...
Sự thành công của các công ty Hàn Quốc dường như bắt nhịp cùng xu hướng ngoại giao. Quan hệ của Nhà Trắng với Nhật trở nên gập ghềnh vì bất đồng về căn cứ quân sự. Quan hệ của họ với Trung Quốc cũng gặp khó khăn vì việc bán vũ khí cho Đài Loan và vấn đề an ninh mạng. Điều này khiến Seoul trở thành người bạn tốt nhất của Mỹ trong vùng, một điều có thể giúp Hàn Quốc củng cố uy tín của mình trong vai chủ tịch G20 của năm nay.
Tất nhiên Hàn Quốc cũng đối đầu với nhiều thử thách. Sự thành công của họ phụ thuộc khá nhiều vào sự vững bền của những tập đoàn đa năng như Samsung. Những tập đoàn này vẫn cần phải chứng tỏ mình là những nhà sáng tạo tầm cỡ quốc tế. Mặt khác, khu vực dịch vụ vẫn còn chưa phát triển. Thị trường lao động vẫn còn chưa linh hoạt cho một nền kinh tế có khả năng nhanh chóng đưa các nguồn lực vào các ngành công nghiệp tạo giá trị cao. Một nền kinh tế cưỡi trên lưng người khổng lồ Trung Quốc có thể bị lao đao nếu Trung Quốc gặp sự bất ổn.
Xã hội Hàn Quốc cũng được coi là bị già hóa nhanh vào loại nhất thế giới. Nếu không tăng năng xuất lao động nguồn nhân lực suy giảm sẽ đưa Hàn Quốc vào viễn cảnh mà Nhật hiện đang phải đối đầu.
Đương nhiên những thách thức này, cũng như câu chuyện của Nhật, chính là hệ quả của thành công. Hàn Quốc vào những năm 60 chỉ ở mức của các nước châu Phi tại sa mặc Sahara mà bây giờ đã bắt kịp Anh và Pháp. Họ đã bỏ xa cái địa vị lép vế ngày nào. Sẽ thật tuyệt vời cho người dân Hàn Quốc nếu cô KimYu-na đạt huy chương vàng (cô đã dành được huy chương vàng). Nhưng cho dù cô không dành được chiếc huy chương vàng này thì nước Hàn Quốc cũng không có gì phải xấu hổ cả.
Tác giả: Châu Sa (Theo David Pilling- Báo Financial Times)
Nguồn :tuanvietnam.net