Tài liệu, giáo trình Hạch dưới cằm – cẩn thận kẻo ung thư tuyến giáp

ungbuouvietnam

New member
Xu
0
Hạch dưới cằm có thể liên quan đến viêm nhiễm vùng đầu cổ nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư tuyến giáp nếu xuất hiện cùng với nhiều biểu hiện nghi ngờ khác.

Hạch dưới cằm: triệu chứng ung thư tuyến giáp
hach-duoi-cam-600x337.jpg

Hạch dưới cằm liên quan đến nhiều bệnh lý đầu cổ
Hạch bạch huyết nằm khắp cơ thể, bình thường không thể sờ, nắn được. Chúng tập chung nhiều ở cổ, nách, bẹn… Nổi hạch có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề do cơ chế sưng lên để bảo vệ cơ thể khi có tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, vi rút xâm nhập vào cơ thể.
Hạch ở dưới cằm, ở cổ có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang bị nhiễm trùng nhẹ, viêm nhiễm tại chỗ (viêm họng, viêm amidan…), nhiễm trùng đặc hiệu (lao phổi, lao hạch…) và nguy hiểm nhất là ung thư, trong đó có khả năng cao liên quan đến ung thư tuyến giáp, ung thư vòm họng. Đặc biệt khi hạch tự phát không liên quan đến viêm nhiễm hay do chấn thương.
Hạch dưới căm xuất phát từ ung thư tuyến giáp thường dính chặt vào vùng cổ, kích thước khối u hạch tùy thuộc vào từng người bệnh, thường có kích thước lớn trên 1 cm. Hạch nổi do cơ chế bảo vệ cơ thể có thể biến mất sau vài ngày khi khỏi bệnh. Tuy nhiên, nếu hạch nổi không rõ nguyên nhân kéo dài trên một tháng cần đến ngay các cơ sở y tế để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.
Các triệu chứng khác của bệnh ung thư tuyến giáp
hach-duoi-cam-1-600x450.jpg

Khó nuốt có thể gặp ở bệnh nhân ung thư tuyến giáp
  • Khó nuốt, khó thở: tuyến giáp nằm ngay sát khí quản – cơ quan sát với thực quản nên sự phát triển của khối u tại đây dễ chèn ép lên các cơ quan này dẫn đến tình trạng khó nuốt, khó thở ở bệnh nhân ung thư tuyến giáp. Lúc đầu, khó nuốt, khó thở không có biểu hiện rõ ràng, càng về giai đoạn sau biểu hiện bệnh càng rõ với mức độ nặng hơn rất nhiều.
  • Khàn giọng: sự phát triển của khối u ác tính tại tuyến giáp rất dễ tác động đến hộp thoại dẫn đến sự thay đổi giọng nói, giọng bị khàn…
  • Đau cổ, đau họng kéo dài: đau cổ, đau họng kéo dài không rõ nguyên nhân rất có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư tuyến giáp và nhiều bệnh lý vùng đầu cổ khác.
  • Mệt mỏi, sút cân không rõ nguyên nhân: đây là những triệu chứng toàn thân dễ gặp ở bệnh nhân ung thư ngay từ những giai đoạn đầu của bệnh.
Có hạch dưới cằm – xử trí như thế nào?
Nếu thấy hạch dưới cằm xuất hiện bất thường không liên quan đến các bệnh lý như sốt, viêm họng, viêm amidan… thì cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để khám và điều trị bệnh kịp thời.
Trường hợp thấy có biểu hiện nghi ngờ, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm như Anti – TG (dấu ấn ung thư tuyến giáp), siêu âm màu tuyến giáp, sinh thiết… để xác định chính xác tình trạng bệnh.
 
Rất nhiều người hoảng loạn đến gặp bác sĩ với tình trạng hạch nổi dưới cổ họng vì nghi ngờ ung thư. Vậy thực tế, hạch nổi dưới cổ họng có phải ung thư không?

Hạch là tổ chức lympho, là một phần của hệ tạo huyết (gồm tủy xương, tuyến ức, lách, gan, hạch) thực hiện hai chức năng quan trọng của cơ thể là trực tiếp giam giữ tiêu diệt các vi trùng, vi rút, các tế bào lạ khi chung xâm nhập cơ thể và sinh ra kháng thể, tạo ra quá trình miễn dịch cho cơ thể.
Hạch nổi dưới cổ họng có phải ung thư không?
hach-noi-duoi-co-hong-co-phai-ung-thu-khong.jpg

Hạch nổi dưới cổ họng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó không loại trừ khả năng ung thư
Trong cơ thể chúng ta có khoảng 600 hạch lympho phân bố khắp nơi từ trong các phủ tạng, ổ bụng cho đến phần mềm dưới da. Khi các hạch nằm nông dưới da to ra thì chúng ta có thể sờ được vì chúng có hình dạng tròn như hòn bi hoặc dẹt như hạt đậu. Một số vị trí dễ sờ thấy hạch là hạch cổ, hạch nách, bẹn…
Hạch nổi dưới cổ họng có phải ung thư không? Có rất nhiều nguyên nhân làm xuất hiện hạch dưới vùng cổ họng, trong đó không loại trừ khả năng ung thư. Một số nguyên nhân dẫn đến hạch xuất hiện ở vùng cổ họng bao gồm:
  • Cơ thể mắc bệnh ngoài da, nhiễm trùng như viêm họng, viêm lưỡi, viêm lợi, áp xe nướu răng. Trường hợp này hạch thường nhỏ, kích thước chỉ khoảng 1 cm, hạch thường mềm, ít to ra ấn có cảm giác đau nhẹ và sẽ lặn chỉ sau một vài ngày khi tình trạng viêm được điều trị.
  • Hạch lao: hạch lao thường to, ban đầu xuất hiện riêng lẻ sau đó nối thành chùm và có thể gây sẹo vĩnh viễn. Trường hợp này hạch lặn lâu hơn và có kích thước lớn hơn hạch do cơ thể bị viêm nhiễm, thời gian dài có thể xuất hiện mủ.
  • Ung thư: hạch do ung thư có kích thước lớn dần theo thời gian, lúc đầu di động nhưng sau dính chặt vào vùng cổ họng dưới. Một số bệnh ung thư có thể làm xuất hiện hạch vùng dưới cổ họng là ung thư hạch, ung thư vòm họng, ung thư khoang miệng, ung thư tuyến giáp…
Hạch nổi dưới cổ họng và ung thư vòm họng
Do vị trí hạch xuất hiện là vùng dưới cổ họng nên rất nhiều người nghi ngờ ngay đến ung thư vòm họng. Thực tế, các triệu chứng ung thư vòm họng đa số đều là mượn của các cơ quan xung quanh như hạch, thần kinh, tai, mũi… nên nổi hạch có thể được coi là một trong những biểu hiện thường gặp ở bệnh nhân ung thư vòm họng ở giai đoạn ung thư tiến triển. Hãy cảnh giác với ung thư vòm họng nếu bạn xuất hiện nhiều biểu hiện nghi ngờ khác như:
  • Đau đầu: lúc đầu chỉ đau âm ỉ, không thành cơn nhưng sau đau tăng lên dữ dội, đau lan từ nửa bên bệnh sang bên đối diện
  • Ù tai
  • Nghe kém
  • Ngạt mũi
  • Ảnh hưởng dây thần kinh vùng sọ khiến cơ mặt cứng, cử động khó…
hach-noi-duoi-co-hong-co-phai-ung-thu-khong-1-600x399.jpg

Hãy đến bệnh viện kiểm tra nếu cơ thể nổi hạch vài ngày không khỏi
Nổi hạch cảnh báo cơ thể bạn đang có vấn đề . Vì vậy, ngay khi thấy hiện tượng nổi hạch vài ngày không giảm, không liên quan đến trường hợp nhiễm trùng cơ thể hay lao thì bạn hãy coi chừng và nên đến bệnh viện để bác sĩ khám chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.
 
Ung thư vòm họng là bệnh ung thư phổ biến, đặc biệt ở khu vực Đông Nam Á. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể hơn về những triệu chứng ung thư vòm họng để cảnh giác hơn và sớm phát hiện bệnh.


Ung thư vòm họng là ung thư xảy ra ở vòm họng, cơ quan nằm phía sau mũi và phía trên cổ họng. Ung thư biểu mô vòm họng rất hiếm gặp ở Hoa Kỳ. Ở các khu vực khác trên thế giới – cụ thể là Đông Nam Á – ung thư biểu mô vòm họng xảy ra thường xuyên hơn.

Ung thư vòm họng rất khó phát hiện sớm. Lý do là bởi vòm họng nằm ở bên trong sâu, khó kiểm tra và triệu chứng ung thư biểu mô vòm họng hầu như giống với những bệnh lý phổ biến khác vùng mũi họng.

nhung-trieu-chung-ung-thu-vom-hong-khong-nen-bo-qua.jpg

Hình ảnh mô tả ung thư vòm họng
Những triệu chứng ung thư vòm họng
Trong giai đoạn đầu, ung thư biểu mô vòm họng không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Đến giai đoạn tiến triển, người bệnh có thể thấy:

  • Một cục u ở cổ – triệu chứng phổ biến nhất
  • Tắc nghẽn mũi hoặc nghẹt 1 bên mũi
  • Khó nghe
  • Ù tai, tai tích tụ chất lỏng, đau trong tai
  • Đau họng kéo dài
  • Khó thở hoặc khó nói
  • Thường xuyên chảy máu cam
  • Đau, tê mặt
nhung-trieu-chung-ung-thu-vom-hong-khong-nen-bo-qua1.jpg

Ngạt 1 bên mũi, ù tai, chóng mặt… cảnh báo ung thư vòm họng
  • Đau đầu thường xuyên
  • Mở miệng khó khăn
  • Tầm nhìn hẹp, hoa mắt
  • Mệt mỏi
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân
Khi gặp 1 trong các triệu chứng kể trên, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín thăm khám để được xử trí kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm.

Làm thế nào để chẩn đoán ung thư vòm họng?
Các xét nghiệm và thủ thuật được sử dụng để chẩn đoán ung thư biểu mô vòm họng bao gồm:
  • Khám lâm sàng: chẩn đoán ung thư biểu mô vòm họng bắt đầu bằng việc kiểm tra chung. Bác sĩ sẽ hỏi những triệu chứng, khai thác tiền sử bệnh cá nhân và gia đình, khám lâm sàng bằng cách ấn lên cổ để kiểm tra xem các hạch bạch huyết có sưng không.
  • Nội soi mũi họng: nếu nghi ngờ ung thư vòm họng, bác sĩ có thể đề nghị nội soi mũi. Thử nghiệm này sử dụng một ống mỏng, mềm với một máy ảnh ở cuối để kiểm tra, tìm kiếm bất thường bên trong vòm họng. Nội soi mũi có thể cần gây tê cục bộ.
  • Sinh thiết: thử nghiệm để loại bỏ một mẫu tế bào bất thường. Bác sĩ của bạn cũng có thể sử dụng nội soi hoặc dụng cụ khác để lấy mẫu mô nhỏ (sinh thiết) để được kiểm tra ung thư.
noi-soi-vom-hong-600x400.jpg

Nội soi họng, mũi phát hiện những bất thường tại vòm mũi họng
Các xét nghiệm để xác định mức độ ung thư
Một khi chẩn đoán được xác nhận, bác sĩ sẽ yêu cầu các xét nghiệm khác để xác định mức độ (giai đoạn) của bệnh ung thư, chẳng hạn như:

  • Chụp cắt lớp vi tính (CT)
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI)
  • Chụp cắt lớp (PET)
  • Chụp X-quang
Hiện nay, khoa Ung bướu – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc được trang bị đầy đủ thiết bị y tế hiện đại bậc nhất giúp tầm soát ung thư hiệu quả. Khi phát hiện ung thư hoặc nghi ngờ ung thư, người bệnh sẽ được hội chẩn với chuyên gia từ Singapore tại Bệnh viện Thu Cúc.

Để đăng ký khám tầm soát ung thư, vui lòng liên hệ tổng đài 1900 55 88 96 hoặc hotline 0904 970 909.
 
Ung thư vòm họng di căn hạch thường xuất hiện ở giai đoạn cuối của bệnh. Lúc này các tế bào ung thư đã phát triển to ra, di căn xa và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Ung thư vòm họng là bệnh ung thư nguy hiểm đứng thứ 7 trong 10 căn bệnh ung thư hay gặp nhất. Bệnh thường khó phát hiện ở giai đoạn đầu do các triệu chứng mờ nhạt, dẫn tới nhiều trường hợp được chẩn đoán bệnh khi đã ở giai đoạn muộn, tế bào ung thư đã di căn tới nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể như hạch, gan, não, phổi…

Triệu chứng của ung thư vòm họng di căn hạch
Hạch bạch huyết là vị trí đầu tiên mà tế bào ung thư vòm họng dễ dàng di căn tới bởi hạch phân bố khắp cơ thể. Khi tế bào ung thư di căn vào các tế bào bạch huyết, các tế bào này sẽ bị sưng phồng lên với các triệu chứng:

  • Hạch nổi lên khỏi bề mặt da với số lượng nhiều
ung-thu-vom-hong-di-can-hach.jpg

Hạch bạch huyết là cơ quan đầu tiên mà tế bào ung thư vòm họng dễ dàng di căn tới
  • Khi sờ vào hạch thì có cảm giác cứng nhưng không đau
  • Nếu hạch bạch huyết bị vỡ sẽ gây đau và chảy máu
  • Ở giai đoạn cuối hạch sẽ bám dính cố định
Khi hạch bạch huyết sưng to người bệnh có thể cảm thấy vướng, cộm. Lúc này khối u ở vòm họng cũng phát triển to gây khó khăn khi nuốt, khó khăn khi nói chuyện, dẫn tới khàn tiếng. Ngoài ra, người bệnh còn có thể thấy khó thở, đờm có lẫn máu, nghẹt mũi kéo dài…

Điều trị ung thư vòm họng di căn hạch
Ở giai đoạn di căn hạch, phẫu thuật, hóa trị và xạ trị được áp dụng nhằm loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư.

  • Phẫu thuật: phương pháp này có thể được sử dụng để cắt bỏ khối u và loại bỏ tế bào ung thư, tránh khối u chèn ép vào cổ họng và các cơ quan di căn khác như não, gan, phổi…
ung-thu-vom-hong-di-can-hach1.jpg

Ở giai đoạn ung thư vòm họng di căn hạch, hóa trị là phương pháp thường được áp dụng
  • Hóa trị: là phương pháp sử dụng thuốc nhằm làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư và ngăn chặn quá trình phân chia của tế bào ung thư. Phương pháp này thường được áp dụng khi tế bào ung thư đã di căn. Các thuốc hóa chất được truyền vào cơ thể và đi khắp toàn bộ cơ thể giúp kiểm soát tình trạng bệnh. Tuy nhiên khi áp dụng phương pháp này, người bệnh có thể gặp phải các tác dụng phụ như rụng tóc, buồn nôn và nôn, chán ăn, mệt mỏi, thiếu máu…
  • Xạ trị: phương pháp này cũng được sử dụng ở giai đoạn ung thư vòm họng di căn nhằm ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư trong cơ thể.
Ung thư vòm họng di căn hạch có thể chữa khỏi không?
Theo các chuyên gia y tế, ung thư vòm họng di căn hạch có thể chữa được nhưng không thể khỏi hoàn toàn. Bởi ở giai đoạn cuối, tế bào ung thư đã phát triển to, xâm lấn và di căn xa, nhiều khu vực trong cơ thể bị ảnh hưởng. Do đó việc điều trị bệnh ở giai đoạn này chỉ nhằm mục đích giảm nhẹ triệu chứng, ngăn ngừa bệnh phát triển và kéo dài cơ hội sống cho người bệnh.

ung-thu-vom-hong-di-can-hach2.jpg

Người bệnh cần tin tưởng vào phác đồ điều trị của bác sĩ để đạt hiệu quả cao nhất
Bên cạnh đó, tỷ lệ chữa khỏi cao hay thấp của người bệnh còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, tình trạng sức khỏe, khả năng đáp ứng sau điều trị, tâm lý của người bệnh…

Với ung thư vòm họng ở giai đoạn di căn, tỷ lệ sống sau 5 năm của người bệnh khoảng 38%. Càng phát hiện và điều trị sớm, tỷ lệ sống của người bệnh càng cao. Cụ thể ở giai đoạn đầu, tỷ lệ chữa khỏi có thể lên tới 72%.

Hiện nay, tầm soát ung thư phổi là cách hiệu quả nhất giúp phát hiện sớm sự hiện diện của tế bào ung thư trong cơ thể. Do đó, để biết mình có mắc ung thư vòm họng hay không, bạn nên chủ động tầm soát ung thư vòm họng định kỳ. Đặc biệt là nam giới trên 40 tuổi và có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh như: nhiễm virus HPV, EBV, hút thuốc lá, uống nhiều rượu, ăn nhiều thực phẩm lên men như dưa cà muối…

Việc tầm soát ung thư vòm họng sẽ giúp phát hiện sớm bệnh, ngăn ung thư vòm họng tiến triển sang giai đoạn di căn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top