Cơ chế đã "mở" để các trường tự cân đối tài chính và dành kinh phí thưởng Tết cho giáo viên. Tuy nhiên, thực tế nhiều trường vẫn không có tiền để chi.
Muốn thưởng tết, Nhà nước phải "rót" tiền
Sĩ số ít mà vẫn phải có giáo viên nên các trường học vùng cao không thể tiết kiệm để thưởng Tết cho giáo viên. Ảnh: Phạm Thông
Công tác gần 20 năm trong ngành giáo dục nhưng bà Võ Thị Tâm, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Yên Thế (tỉnh Bắc Giang) chưa bao giờ biết đến thưởng Tết giáo viên.
Tết năm 2009, ngành cũng được các công ty trong huyện hỗ trợ 5 triệu đồng. Lúc đó, số tiền này được chia thành 50 suất, mỗi suất 100.000 đồng để động viên những giáo viên có hoàn cảnh khó khăn.
Theo bà Tâm, tuy hiện nay, ngân sách cho giáo dục đã được chuyển xuống tận các trường để tự cân đối thu - chi nhưng khoản "để dành" được cũng chỉ còn khoảng 3-5 triệu. Với khoản tiền ít ỏi đó, dùng để mua văn phòng phẩm, chi phí hoạt động chuyên môn... là hết, không có tiền dôi ra để thưởng cho giáo viên.
"Vùng này dân nghèo, đóng học phí còn khó khăn thì không thể xã hội hóa giáo dục được", bà Tâm bộc bạch.
Đồng quan điểm đó, ông Hoàng Văn Đồng, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Mù Cang Chải cho hay, chi thường xuyên không dôi ra được để thưởng cho anh em. Vì vùng cao, dân số thưa thớt nên sĩ số các lớp học rất ít, chỉ khoảng 20 HS/lớp. Thậm chí, có trường tiểu học có 6-7 điểm lẻ, mỗi điểm vài HS cũng vẫn phải có giáo viên. Do đó, việc trả lương cho giáo viên đã "ngốn" hết vào phần chi phí.
Cả huyện Mù Cang Chải hiện nay có khoảng hơn 950 giáo viên, từ mầm non đến THCS. Dân số chỉ khoảng 5 vạn người.
Tuy giáo viên công tác ở vùng cao khoảng 10 năm thì mức lương khoảng 3-4 triệu đồng/tháng. Giáo viên trẻ mới ra trường cũng được 2,5-3 triệu. Nhưng thời tiết vùng cao khắc nghiệt nên đời sống sinh hoạt khá đắt đỏ.
Còn ở Cao Bằng, ông Trần Hữu Khang, Giám đốc Sở GD-ĐT cho biết, năm ngoái, với vài chục triệu được chia từ tiền quyên góp của Chính phủ, mỗi giáo viên đã được chia 300.000 đồng. Giáo viên rất phấn khởi, đặc biệt là những giáo viên hợp đồng, lương chỉ 850.000 đồng/tháng.
Bà Võ Thị Tâm cho rằng, Nhà nước có chủ trương cho các trường tự cân đối để thưởng Tết, nhưng thực tế là các trường cũng không có tiền. Do đó, nếu muốn thưởng Tết cho giáo viên thì ngân sách phải "rót" tiền về, hỗ trợ mỗi giáo viên khoảng 200-300 nghìn đồng.
Xa xôi và khó khăn hơn, ông Đồng đề xuất nhà nước hỗ trợ thấp nhất là 500.000 đồng.
Hà nội: Cao nhất là 3 triệu"
Nếu các vùng nông thôn, cùng sâu, vùng xa chỉ mong được 200-300 nghìn đồng để an ủi ngày Tết thì giáo viên ở thành phố có lợi thế và được thưởng nhiều hơn. Từ Tết Dương lịch, trung bình mỗi giáo viên và cán bộ công nhân viên Trường THPT Trần Nhân Tông, Hà Nội đã được thưởng khoảng 2,5-3 triệu đồng.
"Chúng tôi đã làm việc này 3 năm nay rồi", ông Nguyễn Thanh Sơn, hiệu trưởng nhà trường nói.
Ông Sơn cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43 cho phép các cơ quan, các chủ tài khoản tiết kiệm được thì thưởng cho giáo viên và chia vào lương. Có người gọi là thưởng Tết hoặc có người gọi là tháng lương thứ 13. Đó là một phần trong tiền ngân sách nhà nước, mà như vậy thì phải theo năm Dương lịch nên trường phải thực hiện sớm.
"Tiết kiệm thu - chi nên chúng tôi cũng có được một ít chia cho anh em", ông Sơn nói. Theo ông Sơn, thành phố quy định, mỗi trường dành ngân sách để chi lương là 80% và 20% chi thường xuyên, biết tiết kiệm thì sẽ thừa.
Tuy nhiên, tết âm lịch thì chắc mỗi người chỉ được khoảng vài trăm nghìn đồng. Đây là nguồn tự có từ quỹ công đoàn, nhà trường, các đơn vị giúp đỡ hoặc quỹ của hội phụ huynh...
Trường THPT Việt Đức (Hà Nội) cũng đã lên kế hoạch thưởng Tết cho giáo viên với mức trung bình khoảng 1 triệu đồng/người. Hiệu trưởng Nguyễn Quốc Bình cho biết, thành phố chi cho mỗi đầu học sinh là 1,88 triệu đồng, cả trường có 2.230 HS. Tuy nhiên, do đội ngũ nhà trường phần đông là những người có thâm niên công tác lâu năm nên phần để trả lương chiếm đến 80%. Phần còn lại chi cho các hoạt động phục vụ dạy - học và không thể cắt giảm.
"Đã tiết kiệm hết mức có thể nên phần còn lại không nhiều, thậm chí phải trích một phần từ ngân sách năm 2010 để thưởng", ông Bình cho hay.
Hiệu trưởng Đới Đăng Tiện, Trường THCS Trung Màu, huyện Gia Lâm, Hà Nội cho biết: cố gắng lắm thì nhà trường cũng thưởng được 500.000 đồng/người. Trường chỉ có 8 lớp, với 25 giáo viên và 275 học sinh.
Thầy Đặng Anh Hiếu cho biết, với khoản thưởng tết được vài triệu, thầy có thể trang trải được nhiều khoản sinh hoạt phí. "Đây là nguồn động viên rất lớn với tôi và gia đình", thầy Hiếu nói.
Theo Bảo Anh - VietnamNet
Muốn thưởng tết, Nhà nước phải "rót" tiền
Sĩ số ít mà vẫn phải có giáo viên nên các trường học vùng cao không thể tiết kiệm để thưởng Tết cho giáo viên. Ảnh: Phạm Thông
Công tác gần 20 năm trong ngành giáo dục nhưng bà Võ Thị Tâm, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Yên Thế (tỉnh Bắc Giang) chưa bao giờ biết đến thưởng Tết giáo viên.
Tết năm 2009, ngành cũng được các công ty trong huyện hỗ trợ 5 triệu đồng. Lúc đó, số tiền này được chia thành 50 suất, mỗi suất 100.000 đồng để động viên những giáo viên có hoàn cảnh khó khăn.
Theo bà Tâm, tuy hiện nay, ngân sách cho giáo dục đã được chuyển xuống tận các trường để tự cân đối thu - chi nhưng khoản "để dành" được cũng chỉ còn khoảng 3-5 triệu. Với khoản tiền ít ỏi đó, dùng để mua văn phòng phẩm, chi phí hoạt động chuyên môn... là hết, không có tiền dôi ra để thưởng cho giáo viên.
"Vùng này dân nghèo, đóng học phí còn khó khăn thì không thể xã hội hóa giáo dục được", bà Tâm bộc bạch.
Đồng quan điểm đó, ông Hoàng Văn Đồng, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Mù Cang Chải cho hay, chi thường xuyên không dôi ra được để thưởng cho anh em. Vì vùng cao, dân số thưa thớt nên sĩ số các lớp học rất ít, chỉ khoảng 20 HS/lớp. Thậm chí, có trường tiểu học có 6-7 điểm lẻ, mỗi điểm vài HS cũng vẫn phải có giáo viên. Do đó, việc trả lương cho giáo viên đã "ngốn" hết vào phần chi phí.
Cả huyện Mù Cang Chải hiện nay có khoảng hơn 950 giáo viên, từ mầm non đến THCS. Dân số chỉ khoảng 5 vạn người.
Tuy giáo viên công tác ở vùng cao khoảng 10 năm thì mức lương khoảng 3-4 triệu đồng/tháng. Giáo viên trẻ mới ra trường cũng được 2,5-3 triệu. Nhưng thời tiết vùng cao khắc nghiệt nên đời sống sinh hoạt khá đắt đỏ.
Còn ở Cao Bằng, ông Trần Hữu Khang, Giám đốc Sở GD-ĐT cho biết, năm ngoái, với vài chục triệu được chia từ tiền quyên góp của Chính phủ, mỗi giáo viên đã được chia 300.000 đồng. Giáo viên rất phấn khởi, đặc biệt là những giáo viên hợp đồng, lương chỉ 850.000 đồng/tháng.
Cô Hoàng Thị Hạ, giáo viên Trường THCS Hoàng Hoa Thám (Yên Thế, Bắc Giang): Ra giêng sẽ... chật vật.
"Tôi định đề xuất với UBND tỉnh, nếu không có tiền, có thể xin quyên góp", ông Khang cho hay. Ông Khang cũng cho biết thêm, năm 2009, Hà Nội đã giúp Cao Bằng 300 triệu để giúp đỡ giáo viên, học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong dạy và học.Lương của những giáo viên mới ra trường được vài năm cũng chỉ khoảng gần 2 triệu đồng/tháng, lại phải lo bên nội, bên ngoại trong dịp Tết...
Ngoài 2 tháng lương được nhà trường trả trước và 100.000 đồng tiền Tết thì chỉ cần thêm 200.000 đồng là thấy "ấm lòng" hơn dù ra giêng sẽ chật vật vì lương đã lĩnh trước.
Bà Võ Thị Tâm cho rằng, Nhà nước có chủ trương cho các trường tự cân đối để thưởng Tết, nhưng thực tế là các trường cũng không có tiền. Do đó, nếu muốn thưởng Tết cho giáo viên thì ngân sách phải "rót" tiền về, hỗ trợ mỗi giáo viên khoảng 200-300 nghìn đồng.
Xa xôi và khó khăn hơn, ông Đồng đề xuất nhà nước hỗ trợ thấp nhất là 500.000 đồng.
Hà nội: Cao nhất là 3 triệu"
Nếu các vùng nông thôn, cùng sâu, vùng xa chỉ mong được 200-300 nghìn đồng để an ủi ngày Tết thì giáo viên ở thành phố có lợi thế và được thưởng nhiều hơn. Từ Tết Dương lịch, trung bình mỗi giáo viên và cán bộ công nhân viên Trường THPT Trần Nhân Tông, Hà Nội đã được thưởng khoảng 2,5-3 triệu đồng.
"Chúng tôi đã làm việc này 3 năm nay rồi", ông Nguyễn Thanh Sơn, hiệu trưởng nhà trường nói.
Ông Sơn cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43 cho phép các cơ quan, các chủ tài khoản tiết kiệm được thì thưởng cho giáo viên và chia vào lương. Có người gọi là thưởng Tết hoặc có người gọi là tháng lương thứ 13. Đó là một phần trong tiền ngân sách nhà nước, mà như vậy thì phải theo năm Dương lịch nên trường phải thực hiện sớm.
"Tiết kiệm thu - chi nên chúng tôi cũng có được một ít chia cho anh em", ông Sơn nói. Theo ông Sơn, thành phố quy định, mỗi trường dành ngân sách để chi lương là 80% và 20% chi thường xuyên, biết tiết kiệm thì sẽ thừa.
Tuy nhiên, tết âm lịch thì chắc mỗi người chỉ được khoảng vài trăm nghìn đồng. Đây là nguồn tự có từ quỹ công đoàn, nhà trường, các đơn vị giúp đỡ hoặc quỹ của hội phụ huynh...
Trường THPT Việt Đức (Hà Nội) cũng đã lên kế hoạch thưởng Tết cho giáo viên với mức trung bình khoảng 1 triệu đồng/người. Hiệu trưởng Nguyễn Quốc Bình cho biết, thành phố chi cho mỗi đầu học sinh là 1,88 triệu đồng, cả trường có 2.230 HS. Tuy nhiên, do đội ngũ nhà trường phần đông là những người có thâm niên công tác lâu năm nên phần để trả lương chiếm đến 80%. Phần còn lại chi cho các hoạt động phục vụ dạy - học và không thể cắt giảm.
"Đã tiết kiệm hết mức có thể nên phần còn lại không nhiều, thậm chí phải trích một phần từ ngân sách năm 2010 để thưởng", ông Bình cho hay.
Hiệu trưởng Đới Đăng Tiện, Trường THCS Trung Màu, huyện Gia Lâm, Hà Nội cho biết: cố gắng lắm thì nhà trường cũng thưởng được 500.000 đồng/người. Trường chỉ có 8 lớp, với 25 giáo viên và 275 học sinh.
Thầy Đặng Anh Hiếu cho biết, với khoản thưởng tết được vài triệu, thầy có thể trang trải được nhiều khoản sinh hoạt phí. "Đây là nguồn động viên rất lớn với tôi và gia đình", thầy Hiếu nói.
Từ giữa tháng 1/2010, Sở GD-ĐT Hà Nội đã có công văn về việc chăm lo đời sống cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong dịp Tết Canh Dần 2010. Công văn ghi rõ, các đơn vị thực hiện tiết kiệm chi tiêu thường xuyên và các nguồn kinh phí của đơn vị dành kinh phí quan tâm, hỗ trợ đời sống cán bộ, giáo viên trong dịp Tết này.
Theo Bảo Anh - VietnamNet