Tớ nhớ cậu
New member
- Xu
- 0
Góp phần nâng cao nhận thức con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Trong thời đại ngày nay, mỗi quốc gia dân tộc đều có quyền lựa chọn con đường, sự phát triển cho chính mình sao cho phù hợp với xu thế chung của thời đại, với quy luật khách quan của lịch sử và nhu cầu, khát vọng của dân tộc. Do vậy, Việt Nam đi lên CNXH là một tất yếu khách quan hoàn toàn phù hợp với xu thế chung đó.
Mặt khác, việc lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở Việt Nam còn là yêu cầu của lịch sử, là khát vọng của dân tộc đã được lịch sử lựa chọn từ những năm 1930, đó là sự lựa chọn duy nhất đúng đắn. Hơn 80 năm qua, Đảng ta vẫn kiên định nhất quán con đường đi lên CNXH trước những biến đổi sâu sắc của thời đại, đã biểu hiện bản lĩnh vững vàng của Đảng và niềm tin tuyệt đối của dân tộc về con đường đi lên CNXH dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng.Trước thời cơ và vận hội, nguy cơ và thách thức đan xen nhau thì việc tìm hiểu nhằm nâng cao nhận thức về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam là việc làm mang tính cấp thiết, có tầm quan trọng đặc biệt đối với nhận thức và hành động của mỗi chúng ta trong giai đoạn hiện nay.
1. ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM, SỰ LỰA CHỌN DUY NHẤT ĐÚNG ĐẮN
1.1. Đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là phù hợp với quy luật khách quan của lịch sử
Sự phát triển của xã hội loài người là sự thay thế kế tiếp nhau của các HT KT-XH như một quá trình lịch sử tự nhiên. Loài người đã và đang tồn tại qua năm HT KT-XH từ thấp đến cao: Từ HT KT-XH CSNT đến HT KT-XH CSCN mà CNXH là giai đoạn đầu. Chính vì vậy, Việt Nam đi lên CNXH tức là đi vào giai đoạn đầu của HT KT-XH CSCN. Vào năm 1930 trong Cương lĩnh đầu tiên, Đảng ta đã khẳng định: Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng rồi đi tới xã hội cộng sản là hoàn toàn phù hợp với quy luật khách quan của lịch sử.
Tuy nhiên, không phải bất cứ một quốc gia, dân tộc nào cũng phải lần lượt, tuần tự qua đủ năm HT KT-XH, mà có những quốc gia dân tộc bỏ qua một hoặc hai
HT KT-XH nhưng vẫn bảo đảm sự phát triển. Ví dụ như Mỹ đi từ Bộ tộc lên TBCN bỏ qua chế độ CHNL, phong kiến; Australia đi từ CHNL lên TBCN bỏ qua chế độ phong kiến song các nước này hiện tại vẫn phát triển rất cao. Điều đó được khẳng định rằng: Việt Nam đi lên CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN với tư cách một chế độ xã hội hoàn toàn phù hợp với quy luật khách quan của lịch sử.
* Xem xét vấn đề bỏ qua
- CNM-LN cho rằng bỏ qua một HT KT-XH, một chế độ xã hội phải có sự giúp đỡ của các nước tiên tiến đi trước.
- ĐCSVN khẳng định: Quá độ lên CNXH ở Việt Nam bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN với tư cách một chế độ xã hội.
- Vấn đề ở đây là bỏ qua cái gì? Bỏ qua như thế nào? Bỏ qua được không?
Trước hết, bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN với tư cách một chế độ xã hội ở Việt Nam là bỏ qua cái gì? Chính là bỏ qua sự thống trị của QHSX TBCN, kiến trúc thượng tầng tư sản.
Hai là, bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN với tư cách một chế độ xã hội ở Việt Nam là bỏ qua thế nào? Chúng ta nên hiểu, bỏ qua không có nghĩa là phủ định sạch trơn mà phải có sự kế thừa. Kế thừa sự phát triển của KHCN, LLSX, KHQL, CSXH.,… Đây không phải là thành quả của GCTS mà là thành quả của nhân loại chẳng qua GCTS ứng dụng trước mà thôi.
Ba là, bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN với tư cách một chế độ xã hội ở Việt Nam có được không? Trên cơ sở luận chứng khoa học là được với những điều kiện cho phép sau:
+ Điều kiện thế giới:
Xu thế của thời đại ngày nay là xu thế toàn cầu hóa giúp cho các quốc gia dân tộc xích lại gần nhau để chuyển giao công nghệ. Việt Nam đang thực hiện CNH, HĐH đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức tức là đi tắt đón đầu trong chuyển giao công nghệ nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH.Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế nhằm mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế thế giới. Việt Nam chủ động hội nhập trong QHQT vào Asean, WTO.,… từng lúc nâng cao vị thế của mình trong khu vực và trên thế giới.
Vai trò ngày càng quan trọng của kinh tế tri thức tác động một cách mạnh mẽ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây là điều kiện để nước ta ứng dụng KHCN và sản xuất nhất là công nghệ sinh học cho việc lai tạo cây giống, con giống mới đáp ứng cho yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn hướng đến nền nông nghiệp xanh, phát triển bền vững góp phần tích cực cho việc xây dựng thành công nông thôn mới trên phạm vi cả nước.Thời đại ngày nay vẫn là TKQĐ từ CNTB lên CNXH từ CMT1O Nga năm 1917. từ đó Việt Nam quá độ lên CNXH ở Việt Nam bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN với tư cách một chế độ xã hội là hoàn toàn phù hợp với quy luật khách quan của lịch sử.
Hơn 25 năm đổi mới, mở cửa, hội nhập Đảng ta khẳng định: “Hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với tất cả các nước trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế”.
“Trước sau như một ủng hộ các Đảng Cộng sản và công nhân, các phong trào tiến bộ xã hội trong cuộc đấu tranh vì những mục tiêu chung của thời đại; mở rộng quan hệ với các đảng cánh tả, đảng cầm quyền và những đảng khác trên cơ sở bảo đảm lợi ích quốc gia, giữ vững độc lập, tự chủ, vì hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển”.
“Tăng cường hiểu biết, tình hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước trên thế giới”.“Phấn đấu cùng các nước Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển phồn vinh”. (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Nx. Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 2011, tr. 84)
+ Tình hình trong nước.
Có ĐCSVN lãnh đạo với đường lối đúng; ý Đảng hợp lòng dân; dân tin Đảng.Có đội ngũ cán bộ tuyệt đối trung thành với mục tiêu, lý tưởng của dân tộc, xứng đáng là người đày tớ thật trung thành của nhân dân.Có sự đồng thuận của nhân dân, nhân dân ta một lòng quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ, giàu mạnh, văn minh trên con đường đi lên CNXH.
Có lợi thế so sánh về vị trí địa lý, địa hình, tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực.,.đây chính là cơ hội để thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ.Hơn 25 năm đổi mới, mở cửa, hội nhập, Đảng ta khẳng định: “Dân tộc ta là một dân tộc anh hùng, có ý chí vươn lên mãnh liệt; nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, có truyền thống đoàn kết và nhân ái, cần cù lao động và sáng tạo, luôn ủng hộ và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng; chúng ta đã từng bước xây dựng được những cơ sở vật chất - kỹ thuật rất quan trọng; cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, sự hình thành và phát triển kinh tế tri thức cùng với quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế là một thời cơ để phát triển” (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Nxb.
Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 2011, tr. 71)
1.2. Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội hoàn toàn phù hợp với quy luật của cách mạng Việt Nam
Xuất phát từ điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, địa hình trong khu vực đã quy định nên lịch sử truyền thống dân tộc Việt Nam đó là lịch sử dựng nước gắn với giữ nước; độc lập dân tộc gắn liền với CNXH; xây dựng thành công CNXH gắn liền với việc bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.Từ lịch sử và truyền thống đã nêu, cho chúng ta thấy rõ lịch sử của Việt Nam là lịch sử của công cuộc chống lại sức mạnh tự phát của tự nhiên trong quá trình dựng nước. Đồng thời cũng là lịch sử của việc đương đầu chống lại sức mạnh của các thế lực xâm lược trong suốt hơn một nghìn năm đô hộ của phong kiến phương Bắc, 117 năm xâm lược của thực dân, đế quốc.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, 117 năm là quá trình giành ĐLDT là tiền đề cơ bản để đi lên CNXH. Đây cũng chính là quá trình thực hiện đường lối của cách mạng Việt Nam ĐLDT gắn liền với CNXH như Cương lĩnh năm 1930 đã khẳng định: Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng rồi đi tới xã hội cộng sản .Ngày nay, xây dựng thành công CNXH là điều kiện tiên quyết để bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.
1.3. Đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là phù hợp với mục tiêu, lý tưởng của dân tộc, được lịch sử lựa chọn từ những năm 1930
Bối cảnh lịch sử Việt Nam những năm trước 1930, nhiều xu hướng cứu nước mang nhiều khuynh hướng tư tưởng khác nhau, song tất cả đều thất bại mà nguyên nhân sâu xa chính là chưa có con đường cứu nước, cứu dân phù hợp với xu thế của thời đại và khát vọng nghìn đời của dân tộc.Trong hoàn cảnh ấy Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu dân, cứu nước năm 1911, Người tìm đến CNM-LN và khẳng định: Muốn cứu nước, muốn giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản.
Tiếp đó là chuẩn bị về tư tưởng, chính trị, tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 03/02/1930 với Cương lĩnh đầu tiên khẳng định: Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng rồi đi tới xã hội cộng sản.
Đây là con đường phát triển của cách mạng Việt Nam phù hợp với xu thế của thời đại và khát vọng nghìn đời của dân tộc được lịch sử lựa chọn.
1.4. Đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam được thực tiễn kiểm nghiệm bằng thành tựu của hơn 25 năm đổi mới
1. Nền kinh tế vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên, nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển.
2. Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hoá và các lĩnh vực xã hội có tiến bộ, bảo vệ tài nguyên, môi trường được chú trọng hơn; đời sống các tầng lớp nhân dân được cải thiện
3. Quốc phòng, an ninh, đối ngoại được tăng cường độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, chế độ xã hội chủ nghĩa, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững.
4. Dân chủ xã hội chủ nghĩa có tiến bộ, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố
5. Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh, hiệu lực và hiệu quả hoạt động được nâng lên
6. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được tăng cường, đạt một số kết quả tích cực
Những thành tựu đạt được trong thực hiện Cương lĩnh 1991 là to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Đất nước bước đầu thực hiện thành công công cuộc đổi mới, ra khỏi tình trạng kém phát triển; bộ mặt của đất nước và đời sống của nhân dân có nhiều thay đổi; sức mạnh về mọi mặt được tăng cường; độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững; vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao; tạo tiền đề để nước ta tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn trong giai đoạn mới.
Nhìn tổng quát, hơn 25 năm qua, trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, nhất là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu, toàn Đảng, toàn dân ta đã nỗ lực phấn đấu đạt được những thành tựu quan trọng. Ứng phó có kết quả với những diễn biến phức tạp của kinh tế thế giới và trong nước. Cơ bản giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô. Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, các ngành đều có bước phát triển, quy mô nền kinh tế tăng lên; đời sống của nhân dân tiếp tục được cải thiện; chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường; độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế được mở rộng, vị thế, uy tín quốc tế của nước ta được nâng cao; phát huy dân chủ có tiến bộ, khối đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được củng cố; công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị đạt nhiều kết quả tích cực.
(còn tiếp)
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: