Xét từ quan niệm căn bản, cái gốc của giáo dục xưa nay được hiểu chính là dạy dỗ con trẻ, đặt trẻ trong quan hệ gần gũi nhất là gia đình, và nội dung chủ yếu là đạo làm con, làm hiếu.
Vì thế phương châm giáo dục Việt Nam đã đề ra từ xưa là Tiên học lễ, Hậu học văn.
Học văn là phần trang bị kiến thức để đào tạo cái tài, chưa phải là ưu tiên số một.
Học lễ là phần trang bị đạo đức, nhân cách, để biết làm người có tấm lòng (tâm), và nó chính là ưu tiên hàng đầu. Nguyễn Du bảo "Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài" cũng không khác gì quan niệm truyền thống của dân Việt là đức thắng tài.
Cái gốc của giáo dục như thế xét cho cùng là dạy cho biết làm người, mà đối tượng chiến lược là các trẻ từ cấp tiểu học trở xuống. Đây là lứa tuổi đang hình thành nhân cách, như cây non dễ uốn nắn. Đừng quên rằng "để cho trẻ sống hoàn toàn đầy đủ thời thơ ấu của nó, sau lớn lên nó sẽ sống đời người lớn một cách hoàn toàn đầy đủ", đó là lời khuyên của nhà văn hó đáng kính Nguyễn Khắc Viện. Mà theo ông "có thể nói sau năm, sáu tuổi, tính tình con người ta đã hình thành rồi, giáo dục khó mà biến đổi". Cũng đừng quên rằng bậc tiểu học là thời điểm quan trọng nhất để duy trì, giữ gìn bản sắc dân tộc cho một nhân cách.
Những vấn nạn lớn của xã hội hiện nay xét về căn cơ là do con người thiếu cái tâm, mỏng cái đức, kém nhân cách... Vì thế, nếu một tác giả bảo rằng Cuộc khủng hoảng trong giáo dục hiện nay thực chất là khủng hoảng về phần "lễ" hẳn không ngoa. Cho nên, xây dựng một chiến lược giáo dục nhân bản để đối trị cuộc khủng hoảng ấy phải đặt trên cái nền tảng gia đình, lấy chữ lễ (đạo đức) để rèn tập cho trẻ từ bậc tiểu học trở xuống.
Giáo dục có thể không làm thay đổi bản tính tự nhiên của con người (như tính ác, thói ích kỷ...) nhưng có thể làm thay đổi cách ứng xử, để một người được giáo dục tốt và đúng sẽ có thể biết sống phù hợp với những tiêu chuẩn chung của xã hội... Vì thế trước hết giáo dục phải mang tính nhân bản, dân tộc rồi mới hướng tới yêu cầu hiện đại.
Nhân bản và dân tộc là phần tĩnh, là cái gốc. Nó có thể ít và chậm thay đổi, do đó cần ưu tiên nhắm vào bậc tiểu học để đắp nền và tiếp tục duy trì, củng cố ở bậc trung học.
Yêu cầu hiện đại là phần động, là cái ngọn. Nó được cập nhật để chỉnh sửa chương trình giáo dục, và nên hướng vào bậc trung học để chuẩn bị cho trẻ bước lên đại học. Phương châm là trang bị cho trẻ đủ những kỹ năng cần thiết để sau này trẻ có thể biết cách để sống trong một thế giới đang biến dịch rất nhanh và trong xu thế toàn cầu hóa.
Khi xác định đâu là gốc là ngọn của giáo dục, các nhà hoạch định chương trình đào tạo sẽ điều tiết "liều lượng" các môn học và xác định lúc nào cần ưu tiên đầu tư tri thức gì cho trẻ. Đó cũng là cách "giảm tải" để giúp trẻ còn có thời giand dược sống trọn với tuổi thơ hồn nhiên, nuôi dưỡng tâm hồn, thay vì sớm bị chai cằn vì bị nhồi nhét quá nhiều kiến thức.
Thiếu chữ “Lễ”
Vì thế phương châm giáo dục Việt Nam đã đề ra từ xưa là Tiên học lễ, Hậu học văn.
Học văn là phần trang bị kiến thức để đào tạo cái tài, chưa phải là ưu tiên số một.
Học lễ là phần trang bị đạo đức, nhân cách, để biết làm người có tấm lòng (tâm), và nó chính là ưu tiên hàng đầu. Nguyễn Du bảo "Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài" cũng không khác gì quan niệm truyền thống của dân Việt là đức thắng tài.
Cái gốc của giáo dục như thế xét cho cùng là dạy cho biết làm người, mà đối tượng chiến lược là các trẻ từ cấp tiểu học trở xuống. Đây là lứa tuổi đang hình thành nhân cách, như cây non dễ uốn nắn. Đừng quên rằng "để cho trẻ sống hoàn toàn đầy đủ thời thơ ấu của nó, sau lớn lên nó sẽ sống đời người lớn một cách hoàn toàn đầy đủ", đó là lời khuyên của nhà văn hó đáng kính Nguyễn Khắc Viện. Mà theo ông "có thể nói sau năm, sáu tuổi, tính tình con người ta đã hình thành rồi, giáo dục khó mà biến đổi". Cũng đừng quên rằng bậc tiểu học là thời điểm quan trọng nhất để duy trì, giữ gìn bản sắc dân tộc cho một nhân cách.
Những vấn nạn lớn của xã hội hiện nay xét về căn cơ là do con người thiếu cái tâm, mỏng cái đức, kém nhân cách... Vì thế, nếu một tác giả bảo rằng Cuộc khủng hoảng trong giáo dục hiện nay thực chất là khủng hoảng về phần "lễ" hẳn không ngoa. Cho nên, xây dựng một chiến lược giáo dục nhân bản để đối trị cuộc khủng hoảng ấy phải đặt trên cái nền tảng gia đình, lấy chữ lễ (đạo đức) để rèn tập cho trẻ từ bậc tiểu học trở xuống.
Giáo dục có thể không làm thay đổi bản tính tự nhiên của con người (như tính ác, thói ích kỷ...) nhưng có thể làm thay đổi cách ứng xử, để một người được giáo dục tốt và đúng sẽ có thể biết sống phù hợp với những tiêu chuẩn chung của xã hội... Vì thế trước hết giáo dục phải mang tính nhân bản, dân tộc rồi mới hướng tới yêu cầu hiện đại.
Nhân bản và dân tộc là phần tĩnh, là cái gốc. Nó có thể ít và chậm thay đổi, do đó cần ưu tiên nhắm vào bậc tiểu học để đắp nền và tiếp tục duy trì, củng cố ở bậc trung học.
Yêu cầu hiện đại là phần động, là cái ngọn. Nó được cập nhật để chỉnh sửa chương trình giáo dục, và nên hướng vào bậc trung học để chuẩn bị cho trẻ bước lên đại học. Phương châm là trang bị cho trẻ đủ những kỹ năng cần thiết để sau này trẻ có thể biết cách để sống trong một thế giới đang biến dịch rất nhanh và trong xu thế toàn cầu hóa.
Khi xác định đâu là gốc là ngọn của giáo dục, các nhà hoạch định chương trình đào tạo sẽ điều tiết "liều lượng" các môn học và xác định lúc nào cần ưu tiên đầu tư tri thức gì cho trẻ. Đó cũng là cách "giảm tải" để giúp trẻ còn có thời giand dược sống trọn với tuổi thơ hồn nhiên, nuôi dưỡng tâm hồn, thay vì sớm bị chai cằn vì bị nhồi nhét quá nhiều kiến thức.
Thiếu chữ “Lễ”
70% số án cướp giật rơi vào giới trẻ, đó là thông tin tại buổi đối thoại “Nói và Làm” do Đài Truyền hình TPHCM tổ chức ngày 3.1. Đại tá Phan Anh Minh – Phó Giám đốc Công an TPHCM nói: Tôi không muốn đổ thừa, nhưng phải nói thẳng đó là hệ quả tất yếu của một nền giáo dục không cân đối giữa học lễ và học văn.
Thậm chí, nhiều bậc cha mẹ mải mê làm kinh tế mà không hề quan tâm con em mình đi đâu, làm gì cũng là nguyên nhân gây ra tỉ lệ phạm pháp tuổi thanh niên tăng.
Thậm chí, nhiều bậc cha mẹ mải mê làm kinh tế mà không hề quan tâm con em mình đi đâu, làm gì cũng là nguyên nhân gây ra tỉ lệ phạm pháp tuổi thanh niên tăng.
Nhiều vụ án cướp giật, đâm chém do các em ở lứa tuổi thanh - thiếu niên gây ra rất khủng khiếp. Có nhiều khi chỉ một va quệt xe trên đường, một cậu nhóc sẵn sàng rút dao lao vào người lớn ở tuổi cha chú mình. Nhiều vụ học sinh thanh toán nhau bằng mã tấu, trong đó có những vụ trở thành án mạng, sân trường trở thành nỗi bất an cho các bậc phụ huynh, là nỗi sợ hãi của những em học sinh hiền lành, chăm chỉ.
Gần đây có những vụ xét xử bị cáo chỉ ở lứa tuổi trên dưới 20, nhưng phạm tội rất độc ác; ra trước tòa lại lạnh lùng, coi chuyện giết người rất bình thường. Đáng sợ hơn, có nhiều em phạm tội vào tù, ở lứa tuổi còn quá trẻ, lại làm “đại bàng” hành hạ bạn tù cho đến chết; đứng trước tòa vẫn thản nhiên cười cợt. Quá đáng sợ.
Nếu chỉ vài trường hợp cá biệt thì không cần phải bàn, nhưng tội phạm trong giới trẻ chiếm tỉ lệ 70% trong số tội phạm thì thờ ơ sao được, phải nói thẳng thắn, tìm ra biện pháp để ngăn chặn. Một xã hội mà có đông tội phạm thuộc giới trẻ thì hậu quả của nó không chỉ dừng lại ở các vụ án. Những thanh - thiếu niên đó là một nguồn lực cho đất nước, trong đó có những em có tư chất thông minh, có nhiều khả năng đặc biệt, nhưng đã bị sa chân vào con đường phạm tội. Như vậy, một phần nguồn lực đó không chỉ mất đi mà chuyển sang lực lượng gây hại cho đất nước. Tương lai, cuộc đời của các em bị hủy hoại, gia đình các em thêm gánh nặng, xã hội cũng chịu nhiều tổn thất khác không thể tính hết.
Đại tá Phan Anh Minh nói về một điều quá nhức nhối, quá đau xót, nhưng đó là sự thật không thể né tránh, một nền giáo dục mất cân đối giữa học lễ và học văn. Chúng ta có nhà trường, nhiều tổ chức đoàn thể khác song hành bên cạnh thanh - thiếu niên, nhưng tại sao không giáo dục một cách hiệu quả?
Hãy xem lại chúng ta đã giáo dục cho thiếu niên, nhi đồng yêu cha mẹ, ông bà, yêu thầy cô, bạn bè chưa, hay chỉ dạy cho các em yêu những điều xa vời mà các em chưa hiểu tới. Điều gì làm chưa đúng thì nên sửa, không thể để chậm trễ vì tác hại đến thế hệ trẻ.
Nghê Dũ Lan
Thời nay
Nghê Dũ Lan
Thời nay