Gốc tích văn hóa của Áo Dài

Áo dài là một trong vài từ thuần Việt (như nước mắm, phở, nem…), từ lâu, đã được người nước ngoài sử dụng từ nguyên tiếng Việt, không qua dịch thuật, và trên văn bản, được viết hoa, không dấu: AO DAI. Như thế, áo dài đã trở thành biểu tượng về cái đẹp trong văn hóa mặc của người Việt, được thế giới biết đến, công nhận, ngợi khen, ngưỡng vọng…

Không phải ngẫu nhiên, các hoa hậu Việt Nam , trong các cuộc thi trong nước và quốc tế, đều chọn áo dài trong màn trình diễn trang phục dân tộc. Và quả thật đẹp mắt, khi những hoa hậu người nước ngoài đến Việt Nam năm 2007, trên bãi biển Nha Trang, đã nhất loạt khoe vẻ đẹp hình thể trong tà áo dài Việt. Vậy nên, đủ lí do lịch sử-thẩm mĩ để cho thấy: đã có một văn hóa mặc áo dài Việt Nam , và không chỉ ở Việt Nam …

Gốc tích văn hóa của áo dài

Lần về ngọn nguồn của tà áo dài duyên dáng Việt Nam hôm nay, phải tìm về văn hóa mặc của phụ nữ nông dân châu thổ sông Hồng, với nền văn minh lúa nước đặc trưng của vùng văn hóa gốc: châu thổ Bắc Bộ.

vifash_2993940801ed437a010ao.jpg

Khi các nghệ sĩ nhà hát chèo Việt Nam lưu diễn ở Châu Âu, và nói chung, ở Phương Tây, điều làm “bắt mắt” công chúng phương Tây nhất lại chính là vẻ đẹp dung nhan, sắc vóc của các cô đào chèo, với xống áo mớ ba mớ bảy của họ, trong vai những nhân vật chèo cổ dân gian nức tiếng ở Việt Nam: Thị Màu,Thị Kính, Thị Phương, Xúy Vân, Mẹ Đốp, Đào Huế, Đào Nấp…Dù họ là đào lệch hay đào chín, “chín” hiền ngoan, chung thủy, ăn ở phúc đức đầy đặn, đẹp nết đẹp người như Thị Kính, Thị Phương, hay “lệch” như Thị Màu, Xúy Vân,…thật nồng nã, đáo để, chênh chao, thì tất cả đều phải mặc áo xống cho thật đẹp. Và do thế, gốc tích văn hóa trang phục của đào chèo trên sân khấu chèo cổ sân đình, từ xa xưa đã được các nhà nghiên cứu văn hóa “chỉ định” là bộ váy áo tứ thân (phổ biến hơn so với áo năm thân, đều được gọi chung là áo dài), thường được phụ nữ mặc vào dịp lễ hội của châu thổ Bắc Bộ, vùng văn hóa điển hình nhất về nghề trồng lúa nước của dân tộc Việt Nam.


ao-dai-xua-01.jpg

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu văn hóa mặc của Việt Nam cho biết: Từ TK XIX đến 1945, ở miền Trung và miền Nam , cũng như ở một số vùng miền Bắc, người ta đã “bình dân hóa” cái áo dài. Phụ nữ Việt đã mặc áo dài ngay cả khi lao động nặng nhọc: như gánh gồng, cấy lúa, tát nước, gặt hái, chợ búa…

Chính là vùng văn hóa này, về cơ bản, đã sinh ra cái áo tứ thân mớ ba mớ bảy, và đến lượt nó, đã đi vào cả văn chương dân gian lẫn văn chương hiện đại thế kỉ XX. Đặc biệt, nó được lên ngôi trong thơ của các thi sĩ Thơ Mới: Nguyễn Bính, Nguyễn Nhược Pháp. Về sau, cả thi sĩ Kinh Bắc Hoàng Cầm nữa, cũng đồng thuận yêu cái xống áo đa tình ấy, trong những thi phẩm nổi tiếng: Chân quê, Em đi chùa Hương,Lá diêu bông…
ao-dai-t%20anh.jpg

p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal { margin: 0in 0in 0.0001pt; font-size: 12pt; font-family: "Times New Roman"; }div.Section1 { page: Section1; }
Vẻ đẹp gốc của những tà áo tứ thân, mớ ba mớ bảy, vốn là vẻ đẹp chân quê, trước tiên là ở dáng áo dài buông xuôi theo thân người mặc. Áo dài tứ thân, hai lớp, hai vạt trước buông phủ ngoài váy dài đến gót chân, đúng kiểu “váy Đình Bảng buông chùng cửa võng” mà cô thiếu nữ tuổi trăng rằm đã mặc trong “Lá diêu bông” của Hoàng Cầm, tững đã làm thất lạc hồn vía cậu trai lõng thõng đi theo chị. Áo buông bỏ, may khá rộng, nhưng không buông thõng, mà được thắt khít khao vào lưng ong người mặc, bằng hai dải thắt lưng màu hoa thiên lý và xanh lục.

Bên trong áo dài là áo cánh màu rực rỡ: vàng chanh, hồng đào, mỡ gà, hồ thủy… lồng vào nhau, theo “mớ ba mớ bảy”( Nam Bộ nóng, chỉ mặc lồng hai áo, gọi là “áo cặp”). Bên trong áo cánh là yếm lót mình, với các màu: đỏ thắm (dành cho lễ hội), yếm nâu, trắng…, thường là khâu tay, phụ nữ Việt hay mặc trong những ngày làm ruộng, hoặc quanh quẩn trong nhà, hầu chồng, chăm con…Đường viền vai áo thật tròn, ôm lấy bờ vai, và cổ áo chính là cổ yếm. Yếm và áo được gái quê Kinh Bắc mặc đẹp đến mức thành ca dao, dân ca cho quan họ hát huê tình đã vài trăm năm ở quê hương Kinh Bắc, làng quan họ yêu nhau thắm thiết, quyến quyện, đến độ cởi nhẫn, cởi nón, cởi áo, rồi cả…cởi yếm cho nhau, về nhà dối mẹ, bảo qua cầu, nhẫn rơi, nón bay, áo yếm cũng… bay bằng hết. Ngộ chưa? Dễ thương đến thế là cùng, cái câu chuyện xống áo huê tình trong tình yêu đôi lứa làng quê Việt cổ truyền.

Nguyễn Bính có bài thơ “Chân quê” lộng lẫy, ca ngợi vẻ đẹp tà áo tứ thân. Cô thiếu nữ thôn quê chỉ đẹp trong mắt người trai quê, khi nàng duyên dáng mặc áo xống quê kiểng ấy. Đến nỗi, cô gái quê rời làng, đi tỉnh, trở về, chỉ thay trang phục tứ thân, với yếm lụa sồi, khăn mỏ quạ, quần nái đen, khăn lưng đũi, bằng trang phục thị thành: khăn nhung, quần lĩnh, áo cài khuy bấm…, chàng trai quê đã lập tức than: “em làm khổ tôi”. Tôi, là chàng trai quê ấy, đã phải chịu nhún nhường mà khẩn nài: van em em hãy giữ nguyên quê mùa, xin em cứ mặc như hôm đi lễ chùa, cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh. Rồi chẳng đặng đừng, chàng trai vân vi bóng gió: Hoa chanh nở giữa vườn chanh. Thầy u mình với chúng mình chân quê, để muốn nói gần nói xa, chẳng qua nói thật: Đất lề quê thói, em tôi đừng dại mà đánh mất vẻ đẹp mộc mạc của xống áo quê mùa. Đừng làm anh cả nghĩ: hôm qua em đi tỉnh về, hương đồng gió nội bay đi ít nhiều…

Áo dài Việt là tích hợp văn hóa mặc Đông –Tây

Sự di chuyển thẩm mĩ tinh tế, duyên dáng, từ tà áo tứ thân truyền thống đến chiếc áo dài Việt những năm 30 đầu TK XX, là do công lao của hai họa sĩ “Tây học”, vốn là sinh viên trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương: Lê Phổ và Cát Tường.
Hai họa sĩ này đã cải tiến chiếc áo tứ thân cổ truyền thành áo dài hai vạt, với nhiều kiểu cách phong phú trong chiết eo rộng hẹp, trong khoét cổ: cổ thuyền, lá sen, cổ cao, cổ trái tim, phỏng theo áo đầm dạ hội của Pháp… Có lẽ, do ấn tượng bởi cái tên “lạ”, nên người Pháp gọi áo dài theo tên họa sĩ Cát Tường, vốn hiểu theo nghĩa Hán-Việt: Cát Tường là may mắn, tốt lành, thì bị hiểu lầm theo nghĩa tiếng Pháp là “bức tường” (lemur). Do đó, tất cả những áo dài của giai đoạn ban đầu này, đều được gọi thành tên chung là áo dài lơ muya.
ao%20dai%202%20t%20anh.jpg

Tên gọi kể cũng ngộ, nửa Tàu nửa Tây, nhưng áo dài thì quá đẹp, đối với phụ nữ Việt ở đô thị Việt Nam đầu TK XX đang bị/được “Âu hóa”. Áo dài được hoan nghênh rầm rộ, tất nhiên, song, phụ nữ Việt ở các đô thị Việt Nam đầu TK XX, do văn hoá mặc truyền thống chi phối, phần đông vẫn không bị quá đà “Âu hóa”, nên không hẹn mà họ cùng chấp nhận loại áo dài kiểu giản dị, may rộng thoải mái, không phô bày hình thể sỗ sàng, không bó eo, cổ cao kín đáo…Sau này, áo dài được điều chỉnh, sàng lọc qua thời gian và thẩm mỹ hiện đại, từ áo “Le mur” đã cải tiến thành “áo dài tân thời”, khiến phụ nữ đô thị ưa chuộng kinh khủng. Và nó vẫn còn quá đẹp cho đến gần trăm năm sau, nghĩa là cho đến tận bây giờ, năm 2007, 2008 và chắc sẽ đẹp dài dài có khi đến hết cả thế kỉ này.


Biết đâu, áo dài sẽ còn đẹp mãi…Còn người đẹp Việt thắt đáy lưng ong, thì tại sao không còn áo dài Việt tôn vinh lưng ong nhỉ?

Về tỉ lệ âm dương, áo dài đẹp trên sự hài hòa âm dương của thân thể người con gái Việt. Tính từ trên vai xuống eo thon thắt đáy, áo dài phô hết phần dương tính (theo cách mặc phương Tây) nửa phần thân trên của hình thể người đẹp Việt: cổ áo may khít, ôm lấy cổ kiêu ba ngấn, vai ôm tròn, eo cũng ôm khít “lưng ong”, và xẻ tà áo hai bên cho cao, hở lườn chút xíu thấp thoáng vừa đủ gợi cảm.(Ta có thể nghĩ, để hở một chút da thịt ở eo lưng, áo dài hiện đại đã cố níu giữ vẻ đẹp dân dã đa tình xa xưa đầy quyến rũ của yếm thắm, (thẩm mĩ cổ truyền quan niệm: “Đàn ông đóng khố đuôi lươn/ Đàn bà yếm thắm hở lườn mới xinh”.

Cố nhiên, đây phải là lườn đẹp của lưng ong thiếu nữ, chứ không phải “eo bánh mì” thiếu phụ). Thế nhưng, áo dài lại không phải là áo cánh, nên chiếc yếm, vốn là áo lót cổ truyền, đã bị thế chỗ bởi áo lót phương Tây, nâng đỡ ngực, mà người Việt quen gọi là xu-chiêng (từ tiếng Pháp: “soutien”). Hơn thế nữa, ngay từ đầu thế kỉ XX, tà áo dài đô thị đã giã biệt những gam màu tối, u trầm cổ truyền của làng quê, để chuyển sang màu sắc rực rỡ tươi vui của những gam màu nóng, đầy dương tính…

Tuy nhiên, mặc lòng, áo dài vẫn giữ được “lề truyền thống” của văn hóa mặc áo dài xưa, khi thu lại chỉ còn hai vạt kín đáo. Áo cánh bên trong áo tứ thân có thể thấp thoáng cổ yếm ở trong, nhưng áo dài tân thời thì che kín, không để hở cổ, hở ngực. Cổ áo cao và hồ cứng được phụ nữ ưa chuộng nhất. GS.VS Trần Ngọc Thêm, trong sách “ Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam”, từng nhận xét hóm hỉnh rằng, áo dài tân thời, do sự giữ gìn lề thói kín đáo từ xưa, mà hóa ra “bảo hoàng hơn vua”, như muốn cân bằng lại cái khuynh hướng dương tính hóa, hơi nghiêng lệch về phương Tây của chính nó.

attachment.php

Vì thế, áo dài Việt được người phương Tây khen là rất gợi cảm trong sự kín đáo, trang nhã. Phục sức áo dài đã biểu lộ cái duyên riêng của người phụ nữ Việt, một thứ “duyên lặn vào trong”, chứ không lộ liễu “duyên bong ra ngoài”. Tư liệu của GS. Trần Quốc Vượng (Sách “Truyền thống phụ nữ Việt Nam” cho biết: Vị cố đạo người Italia Cristoforo Borri, từng sống ở Việt Nam từ năm 1618 đến 1621, viết Ký sự Đàng Trong, đăng trên Đông Dương tạp chí số 4,1909, tr. 361-367, đã ca ngợi phụ nữ Việt Nam: “tính khí êm dịu hơn bất cứ dân tộc nào khác ở phương Đông”, “ đón tiếp khách khứa rất nồng hậu, mời ăn cơm và coi như bạn bè”. “Tâm tình khoáng đạt, thoải mái”, “dáng đi thong thả uy nghi”, và kết luận: “quần áo của họ có lẽ là kín đáo nhất vùng Đông Nam Á”…
ADT255%20t%20anh.jpg

p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal { margin: 0in 0in 0.0001pt; font-size: 12pt; font-family: "Times New Roman"; }div.Section1 { page: Section1; }
Đàn ông người nước ngoài, có thể vì thế mà dễ say mê vẻ đẹp của áo dài Việt hơn các loại áo váy khoe rất nhiều da thịt của phụ nữ Âu Tây. Với các phong cách áo dài duyên dáng và độc đáo Bắc-Trung-Nam, ở 3 thành phố tiêu biểu: Hà Nội, Huế, Sài Gòn, áo dài Việt ngày càng quyến rũ các nhà tạo mẫu trong và ngoài nước lấy cảm hứng, làm cho áo dài Việt ngày càng phong phú kiểu dáng, trở nên thật bắt mắt, và sáng giá trên trường thời trang quốc tế.

2022795148.jpg

Không chỉ phụ nữ Việt, đàn ông Việt cũng đã coi áo dài là thời trang lễ hội. Áo dài the đen, cùng khăn xếp, chiếc ô đã thành biểu tượng trang phục cho liền anh quan họ Bắc Ninh và không chỉ trong lễ hội hát quan họ. Các vị nguyên thủ của các quốc gia trên thế giới, tham dự các cuộc hội họp quốc tế ở Việt Nam mấy năm gần đây đã thú vị, tự hào khoác lên mình những tấm áo dài Việt, vừa truyền thống, lại vừa rất hiện đại, thuận tiện…

Phải thấy rằng chưa bao giờ ở các đô thị lớn, áo dài lại được tôn vinh đến thế trong văn hóa mặc của cư dân đô thị Việt hiện đại.

Tuy nhiên, văn hóa áo dài càng phát triển, càng gặp nhiều thách thức trên đường tiến hóa. Áo dài mặc không đúng chỗ, đúng lúc, áo dài bị các nhà tạo mẫu biến tấu quá đà, đã không còn giữ được hình dáng truyền thống. Tà áo dài từng bị cắt ngắn hụt hẫng, hoặc bị xé lẻ tan nát thành những dải vải như tàu lá chuối rách. Người ta làm bồng vai áo dài, nhấc phần xẻ tà lên quá cao, hở hết lườn một cách khiêu khích, rồi khoét ngực áo dài rất sâu, thành áo dài cổ thuyền, cổ chữ “V”, phô phang lộ liễu vùng ngực, rồi chia cắt tà áo dài thành nhiều mảng miếng rời rạc, tan nát, bắt áo dài phải gánh quá nhiều hoa văn rắc rối, loạn xạ, rối mắt, hoặc may áo dài bằng những chất liệu trong suốt, khiến áo dài thành thông thống, nhìn rõ cả đồ lót…Những “cách điệu” đó thật phản cảm, đi ngược, thậm chí xúc phạm vẻ đẹp tinh tế, trang nhã, gợi cảm kín đáo của áo dài Việt…

Phải vượt qua những thách thức của sự phát triển văn hóa mặc áo dài ở Việt Nam , đó là cử chỉ văn hóa không phải chỉ của riêng ai, nhất là các nhà tạo mẫu. Tiếc rằng ở Việt Nam , chưa xuất hiện nền công nghệ thời trang riêng mang thương hiệu Việt. Việc may, mặc, quảng bá hình ảnh áo dài Việt vẫn còn là công việc được xem là của các nhà thiết kế hoạt động đơn lẻ và gần như xa lạ với sự phát triển hiện đại của thời trang áo dài Việt…
ao%20dai%20va%20sen-%20t%20anh.jpg

p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal { margin: 0in 0in 0.0001pt; font-size: 12pt; font-family: "Times New Roman"; }div.Section1 { page: Section1; }
Không phải ngẫu nhiên, trở về từ cuộc thi hoa hậu quốc tế 2007, á hậu 1 Đặng Minh Thu, khi trả lời phỏng vấn, đã khẳng định sự lựa chọn của mình với áo dài Việt Nam: “Trang phục trong đêm chung kết là trang phục tự chọn, và tôi đã quyết định từ khi ở Việt Nam rằng tôi sẽ mặc áo dài. Tôi không bắt chước ai cả, mà chỉ muốn giữ hình ảnh người con gái VN dịu dàng, truyền thống trong tà áo dài. Khi thấy một thí sinh không mặc trang phục dạ hội, khác biệt hẳn, những người không biết sẽ hỏi “Ai đấy?” để biết đó là người VN. Đó là điều tôi hướng tới. Áo dài là trang phục khoe đường cong, lộ rõ ba vòng, chỉ không để hở da thịt thôi. Tôi thích và yêu quý chiếc áo dài (mặc đêm chung kết), vì công sức của những người đã thiết kế, may và thêu rất cầu kỳ, công phu. Họ đã đặt vào đó biết bao hy vọng. Nhiều người hỏi tôi: “Sao không mặc váy áo để phô ra?”. Câu trả lời là tôi không thích. Tôi là người VN. Mỗi người có phong cách và sự lựa chọn khác nhau. Áo dài là trang phục tự chọn của tôi. Ở VN, tôi có thể mặc váy dạ hội. Nhưng khi ra nước ngoài, tôi nhất định phải mặc áo dài…”


Báo Thanh Niên chủ nhật 6.4.2008 đăng bài viết gửi về từ Mỹ của nhà báo Dạ Ly, phỏng vấn Jennifer Lê, 17 tuổi, một thiếu nữ “sinh ra và lớn lên tại Mỹ nhưng Jennifer Lê-hoa hậu hoàn vũ Việt Nam 2007 tại Mỹ-nói tiếng Việt khá chuẩn. Nụ cười duyên dáng cùng gương mặt rất Việt Nam của cô đã gây ấn tượng đẹp trong đêm thời trang đặc biệt tại Pala Casino Spa Resort (Mỹ)”. Đặc biệt, khi Dạ Ly hỏi cô: Thích trình diễn thời trang gì nhất, Jennifer thẳng thắn: Bao giờ em cũng muốn trình diễn áo dài Việt Nam . Thích nói tiếng Việt, thích mặc áo dài Việt trên sân khấu thời trang Mỹ, thích về Việt Nam thăm ông bà nội ngoại ở Rạch Giá, Sài Gòn, thích các món ăn quê nhà, và thích tập nấu món ăn Việt, thích đóng phim, thích làm nghệ thuật ở Việt Nam, thần tượng hai ca sĩ Quang Dũng, Hồ Ngọc Hà… đó là đặc điểm tính cách Việt “ròng” của Jennifer Lê, trong đó, nét duyên nhất là muốn mặc áo dài Việt trình diễn trên sân khấu Mỹ và sân khấu Việt…

Áo dài Việt duyên dáng dễ thương đến thế, nên đã không một lần vắng bóng trong cả hai muơi chương trình “Duyên dáng Việt Nam” của báo Thanh Niên. Lần thứ hai mươi, năm 2007, khi diễn chương trình này ở Luân Đôn, thủ đô vương quốc Anh, bao công chúng mày râu người Việt, người Anh đã phải lòng người đẹp Việt trong tà áo dài Việt lộng lẫy và gợi cảm? Phải lòng áo dài Việt và người đẹp Việt, tại sao không? Bởi áo dài Việt thật đẹp, văn hóa mặc áo dài Việt thật tinh tế, huê tình, và quyến rũ đến thế cơ mà?…
83.jpg


Nguồn: Nguyễn Thị Minh Thái
Việt Báo (Theo_VnMedia)
 
Khi nói đến khía cạnh thẩm mỹ, văn hóa và trang phục truyền thống của người Việt, người ta thường nghĩ ngay đến tà áo dài và chiếc nón lá, thật vậy, trải qua từng thời kỳ, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quá trình phát triển lịch sử, tà áo dài Việt Nam tồn tại cùng với thời gian, được xem là trang phục truyền thống mang tính lịch sử lâu đời của người Việt.

Áo dài Việt Nam - những chặng đường lịch sử.

Ngược dòng thời gian tìm về cội nguồn, hình ảnh chiếc áo dài Việt với hai tà áo thướt tha trong gió đã được tìm thấy qua các hình khắc trên mặt trống đồng và hiện vật Đông Sơn cách ngày nay hằng nghìn năm:
vifash_845029281564e8fddcao.jpg
vifash_535349554f54c277eb6o.jpg


vifash_2993930225bd9488c833o.jpg


Trang phục Việt cổ thể hiện trên kiếm đồng Đông Sơn.

Truyền thuyết kể lại rằng khi cưỡi voi xông trận, Hai Bà Trưng (40-43.AD) đã mặc áo dài hai tà giáp vàng, che lọng vàng. Do tôn kính hai bà, phụ nữ Việt xưa tránh mặc áo hai tà mà thay bằng áo tứ thân.

vifash_2993953767a1b5f8108co.jpg

Theo thời gian, trong khoảng từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, để có dáng dấp trang trọng và mang vẻ quyền quý hơn, phụ nữ nơi thành thị đã biến tấu kiểu áo ngũ thân từ chiếc áo dài tứ thân nhằm thể hiện sự giàu sang cũng như địa vị xã hội của người phụ nữ. Giống như một quy luật, trang phục cũng đi liền với diễn biến của lịch sử, chiếc áo dài ngũ thân vẫn không thể là điểm dừng của trang phục truyền thống Việt Nam.

vifash_2993938139e891b9ed6f.jpg


Áo dài tứ thân.


vifash_299393022949e2cc0b2fo.jpg


Trong sách "Relation de la Nouvelle Mission des Péres de la Compagnie de Jesus au Royaume de la Cochinchine", xuất bản tại Lille năm 1631, giáo sĩ Borri đã tả rõ về cách ăn mặc của người Việt ở đầu thế kỷ 17: "Người ta mặc năm sáu cái áo dài, áo nọ phủ lên áo kia, mỗi cái một màu... Phần dưới thắt lưng của mấy lớp áo ngoài được cắt thành những dải dài. Khi đi lại, các dải này quyện vào nhau trông đẹp mắt…”

Có lẽ giáo sĩ Borri đã hiểu lầm về số lớp áo được người Việt xưa mặc mỗi khi ra ngoài. Thật ra mấy lớp áo bên ngoài bị cắt thành các dải dài bên dưới thắt lưng mà giáo sĩ Borri nhắc đến chỉ là cái xiêm cánh sen, hoặc có nơi gọi là quầy bơi chèo, mà người xưa mặc trước ngực hay dưới thắt lưng bên ngoài áo dài. Xiêm này có ba hoặc bốn lớp dải lụa may chồng lên nhau. Lớp dải trong cùng dài nhất, rồi các lớp bên ngoài ngắn dần. Bức tượng Ngọc Nữ tạc từ thế kỷ 17 ở chùa Dâu, Bắc Ninh, là minh chứng rõ nhất cho cả áo dài, các giải cánh sen, lẫn cách vấn khăn mà giáo sĩ Borri đã mục diện từ bốn thế kỷ trước đây.


vifash_2993930239b4a466ef17o.jpg


Tượng Ngọc Nữ (thế kỷ 17)

vifash_29939302415f174ba597o.jpg


Năm 1819, cách ăn mặc của người dân vẫn giống như giáo sĩ Borri đã thấy ở Thuận Quảng từ hơn hai thế kỷ trước đó với quần lụa đen và áo may sát người dài đến mắt cá chân.

Cho đến đầu thế kỷ 20, phần đông áo dài phụ nữ thành thị đều may theo thể năm thân, hay năm tà. Mỗi thân áo trước và sau đều có hai tà, khâu lại với nhau dọc theo sống áo. Thêm vào đó là tà thứ năm ở bên phải, trong thân trước. Tay áo may nối phía dưới khuỷu tay vì các loại vải ngày xưa chỉ dệt được rộng nhất là 40cm. Cổ, tay và thân trên áo thường ôm sát người, rồi tà áo may rộng ra từ sườn đến gấu và không chít eo. Gấu áo may võng, vạt rất rộng, trung bình là 80cm. Cổ áo chỉ cao khoảng 2 - 3cm.

vifash_29939302491d938cc0c3o.jpg


vifash_29947791741f4b8aa802o.jpg


Riêng ở miền Bắc khoảng năm1910 - 1920, phụ nữ thích may thêm một cái khuyết phụ độ 3cm bên phải cổ áo, và cài khuy cổ lệch ra đấy. Cổ áo như thế sẽ hở ra cho quyến rũ hơn và cũng để diện chuỗi hột trang sức nhiều vòng.

vifash_2993939337c4be58aa29o.jpg


vifash_2993940801ed437a010ao.jpg


Phần nhiều áo dài ngày xưa đều may kép, tức là may có lớp lót. Lớp áo trong cùng thấm mồ hôi, vì thế được may đơn bằng vải mầu trắng để không sợ bị thôi mầu, dễ giặt. Một áo kép mặc kèm với một áo lót đơn ở trong đã thành một bộ áo mớ ba. Quần may rộng vừa phải, với đũng thấp. Thuở đó, phần đông phụ nữ từ Nam ra Bắc đều mặc quần đen với áo dài, trong khi phụ nữ Huế lại chuộng quần trắng. Đặc biệt là giới thượng lưu ở Huế hay mặc loại quần chít ba, nghĩa là dọc hai bên mép ngoài quần được may với ba lần gấp, để khi đi lại quần sẽ xòe rộng thêm.

Trong các thập niên 1930 và 1940, cách may áo dài vẫn không thay đổi nhiều, gấu áo dài thường được may trên mắt cá khoảng 20cm, thường được mặc với quần trắng hoặc đen.

Những cách tân đầu tiên

Một vài nhà tạo mẫu áo dài bắt đầu xuất hiện trong giai đoạn này, nhưng gần như họ chỉ bỏ được phần nối giữa sống áo, vì vải phương Tây dệt được khổ rộng hơn. Tay áo vẫn may nối. Nổi nhất lúc ấy là nhà may Cát Tường ở phố Hàng Da, Hà Nội. Năm 1939 nhà tạo mẫu này tung ra một kiểu áo dài được ông Âu hóa. Áo Le Mur vẫn giữ nguyên phần áo dài may không nối sống bên dưới. Nhưng cổ áo khoét hình trái tim. Có khi áo được gắn thêm cổ bẻ và một cái nơ ở trước cổ. Vai áo may bồng, tay nối ở vai. Khuy áo may dọc trên vai và sườn bên phải. Nhưng kiểu áo này chỉ tồn tại đến khoảng năm 1943.

vifash_299478245073e7711aabo.jpg

Thiếu nữ Hà Nội xưa với áo dài Lemur

Đến khoảng năm 1950,sườn áo dài bắt đầu được may có eo. Các thợ may lúc đó đã khôn khéo cắt áo lượn theo thân người. Thân áo sau rộng hơn thân áo trước, để áo ôm theo thân dáng mà không cần chít eo. Vạt áo cắt hẹp hơn. Thân áo trong được cắt ngắn dần từ giai đoạn này. Cổ áo bắt đầu cao lên, trong khi gấu được hạ thấp xuống.

vifash_2994783426529dd9c795o.jpg


Áo dài được thay đổi nhiều nhất trong thập kỷ 60, áo dài bắt đầu được may chít eo, eo áo cắt cao lên. Gấu áo lúc này cắt thẳng ngang và may dài gần đến mắt cá chân. Nhiều người sau đó còn may áo dài với cổ khoét tròn. Đến gần cuối thập kỷ 60, áo dài mini trở thành thời thượng. Vạt áo may hẹp và ngắn, có khi đến đầu gối, áo may rộng hơn, không chít eo nữa, nhưng vẫn giữ đường lượn theo thân thể. Cổ áo thấp xuống còn 3cm. Tay áo cũng được may rộng ra. Đặc biệt trong khoảng thời gian này, vai áo dài bắt đầu được cắt lối raglan để ngực và tay áo ôm hơn, nhăn ít, mà lại đỡ tốn vải. Tay áo được nối với thân từ chéo vai. Quần may rất dài với gấu rộng đến 60cm và nhiều khi được lót hai ba lớp. Đến những năm 90, áo dài đã trở lại, cầu kỳ hơn, thanh nhã hơn và bắt đầu được bạn bè Quốc Tế nghĩ tới như là một biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam.

Vào khoảng từ năm 1618 đến năm 1623, một vị giáo sư người Italia có tên Cristoforo Borri, sống ở vùng Quảng Nam đã nhận xét trong một cuốn sách của ông rằng: "Người Việt Nam xưa nay thường có tính kín đáo. Tuy là một nước nhiệt đới, nhưng người Việt ăn mặc rất kín đáo, có thể là kín đáo nhất so với các dân tộc khác trong vùng". Có lẽ người Việt xưa đã phải dành nhiều thời gian để nghiên cứu, tìm cách phối hợp những nguyên tắc thẩm mỹ với quy luật kín đáo cố hữu của dân tộc vào việc may mặc. Chẳng hạn, do đặc thù về nhân chủng học, người Việt có cái cổ thường không cao, người xưa đã biết may cổ áo thấp xuống và ôm sát cổ, trong khi tóc được vấn cao lên, để lộ gáy... Và vì thế, cái cổ của một phụ nữ Việt Nam có nhan sắc trung bình vẫn trở nên thanh tú và cao sang hơn. Phải chăng đó là tiền đề cho phần cổ của chiếc áo dài?

vifash_newpicture15.png


áo dài của người Việt vẫn có tiếng là gợi cảm. Người Trung Quốc gọi loại áo này là "bì bào", có nghĩa là áo mặc sát vào da. Đến nay, vẫn chưa có ai khẳng định được chiếc áo dài Việt Nam xuất hiện từ bao giờ và như thế nào? Tuy nhiên, chuyện được biết nhiều nhất là việc chúa Nguyễn Phúc Khoát ở Đàng Trong, khi xưng vương (năm 1744) đã bắt quan, dân phải mặc lễ phục lấy mẫu từ "Tam tài đồ hội" của nhà Minh, Trung Quốc. Vì thế mà có giả thuyết cho rằng, áo dài Việt Nam xuất xứ từ phương Bắc. Tuy nhiên, áo dài hay "bì bào" không phải là lễ phục. áo dài chỉ là một loại thường phục trang trọng có thể mặc để tiếp khách hay đi chơi. Loại "bì bào" độc nhất ở Trung Quốc thường được gọi là "Sường xám", có nghĩa là áo dài, chỉ xuất hiện vào những năm của thập niên 1930 tại Trùng Khánh và Thượng Hải.

Vào cuối những năm 1960, đầu những năm 1970, để thích ứng với thời trang váy ngắn, quần loe của thanh niên theo lối hippy, áo dài mini đã xuất hiện và ngay lập tức trở thành mốt thời thượng. Vạt áo may hẹp và ngắn, có khi đến đầu gối, áo may rộng ra và không chiết eo, nhưng vẫn giữ đường lượn theo thân thể; cổ áo may thấp xuống còn 3 cm; vai áo bắt đầu được cắt lối raglan để ngực và tay áo ôm hơn; quần khi đó được may rất dài, gấu rộng đến 60 cm. Sau thời kỳ này trở về đến năm 1990, áo dài không thay đổi nhiều lắm so với truyền thống, thỉnh thoảng cũng có vài mẫu đổi mới, chẳng hạn như quần và áo đồng màu, nhưng không phổ biến...

Vào năm 1776, sau khi chúa Trịnh ở Đàng Ngoài chiếm được kinh đô Phú Xuân của xứ Đàng Trong, quan Hiệp Chấn Thủ Lê Quý Đôn đã ra lệnh cho dân ở đây phải ăn mặc theo lề lối của Đàng Ngoài. Theo lệnh này, về thường phục thì: "Từ nay trở đi, đàn ông và đàn bà chỉ được mặc loại áo ngắn tay có cổ đứng...". Tức là tay áo chỉ dài đến cổ tay, thay vì dài gấp đôi chiều dài của cánh tay như trong áo lễ. Trong cuốn sách của giáo sỹ Borri (như đã nói ở trên) có tên: "Tường thuật về sứ mệnh mới của các linh mục Dòng Tên ở Nam Kỳ - năm 1631" đã miêu tả cách ăn mặc của người Việt Nam đầu thế kỷ 17 như sau:

"Người ta mặc năm, sáu cái áo dài, áo nọ phủ lên kia, mỗi cái một màu. Cái thứ nhất dài đến mắt cá chân, những cái áo khác ở ngoài ngắn dần...". Đấy là vị giáo sỹ đã nói đến chiếc áo mớ ba, mớ bảy của phụ nữ Việt Nam còn thấy ở các làng Quan Họ ở Bắc Ninh hay còn lác đác ở Huế. "Đàn ông cũng mặc năm, sáu lớp áo dài lụa... Phần dưới thắt lưng của mấy lớp áo ngoài được cắt thành những dải dài. Khi đi lại, các dải này quyện vào nhau trông rất đẹp mắt... khi có gió thổi, các dải áo bay tung lên như cánh chim công thật ngoạn mục...". Thực ra, mấy lớp áo bên ngoài bị cắt thành các dải dài bên dưới thắt lưng mà giáo sỹ Borri nhắc đến chỉ là cái xiêm cánh sen, hoặc có nơi gọi là quầy bơi chèo, mà người xưa mặc trước ngực hay dưới thắt lưng bên ngoài áo dài. Xiêm có ba hoặc bốn lớp dải lụa, gọi là cánh sen may chồng lên nhau. Bức tượng Bà Ngọc Nữ được tạc từ thế kỷ XVII ở chùa Dâu, Thuận Thành, Bắc Ninh là minh chứng rõ nhất cho cả áo dài, các dải cánh sen, lẫn cách vấn khăn mà giáo sỹ Borri đã miêu tả. Cái áo dài đó cũng như cách vấn khăn không có nhiều khác biệt so với bây giờ.

Cho đến đầu thế kỷ XX, phần đông áo dài phụ nữ thành thị đều may theo thể năm thân hay năm tà. Mỗi thân áo trước và sau đều có hai tà, khâu lại với nhau dọc theo sống áo. Thêm vào đó là tà thứ năm ở bên phải, trong thân trước. Tay áo may nối phía dưới khuỷu tay. Sở dĩ áo phải nối thân và tay như thế là vì các loại vải tốt như lụa, sa, gấm, đoạn... ngày xưa chỉ dệt được rộng nhất là 40 cm. Cổ, tay và thân trên áo thường ôm sát người, rồi tà áo may rộng ra từ sườn đến gấu và không chiết eo. Gấu áo may võng, vạt rất rộng, trung bình là 80 cm ở gấu, cổ áo chỉ cao khoảng 2-3 cm. Trong thập niên từ 1930 đến 1940, cách may áo dài vẫn không thay đổi nhiều, nhưng phụ nữ thành thị bắt đầu dùng các loại vải màu tươi, sáng hơn, được nhập khẩu từ châu Âu. Thời kỳ này, gấu áo dài thường được may trên mắt cá chân khoảng 20cm. Từ đây và tiếp tục cho đến gần cuối thế kỷ XX thiếu nữ khắp nơi mặc quần trắng với áo dài. Quần đen dành cho những phụ nữ đã lập gia đình. Tuy nhiên, phần lớn phái nữ ở mọi lứa tuổi ở Huế vẫn chỉ mặc quần trắng.


vifash_newpicture13.png

Ngày nay, Việt Nam đã có một lực lượng đông đảo các nhà tạo mẫu áo dài, với đủ các loại chất liệu vải, họ vẫn luôn nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo đưa ra những mẫu mốt mới... Song, cũng chỉ dừng lại ở việc thay đổi chất vải và hoa văn trên áo dài còn về kiểu dáng vẫn phải giữ theo "công thức" cũ, nghĩa là không khác gì nhiều với cái áo dài của pho tượng Ngọc Nữ thế kỷ XVII. Không chỉ là cái áo nữa - chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của trang phục phụ nữ Việt Nam, tạo thành sản phẩm văn hoá vật thể truyền thống không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của người phụ nữ Việt.


vifash_newpicture1101.png



vifash_newpicture14.png


Phục lục : Một vài hình ảnh áo dài Việt Nam xưa và nay:
vifash_2993952465fa332044bao.jpg
vifash_29947845922014ef1a82o.jpg
vifash_299395316525faeeda20o.jpg
vifash_29947856925e76e96c56o.jpg
vifash_2994792646f41a7fbd93o.jpg
vifash_29947866262f0622a2dbo.jpg
vifash_2994787804c14e5e8327o.jpg
vifash_299479362238b0385b45o.jpg
vifash_29947922301771d19979.jpg

vifash_aodai3.jpg



vifash_nusinhvahoaban1.jpg


vifash_3335856455c344d6e947od.jpg


vifash_18709HDtrang.jpg


vifash_Ao-dai-xu-Hue-166261-12.jpg

vifash_299394815774b6d162f4.jpg
vifash_2994789926896ba4e338.jpg
vifash_2993949995b98f6b205b.jpg
vifash_2994792004a3d39cab36.jpg
Vân Anh tổng hợp
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top