- Xu
- 458
Văn phòng phẩm Sơn Ca xin giới thiệu đến Quý thầy cô và Quý phụ huynh bài viết về cách thức giúp trẻ hình thành tư duy quản lý thời gian và cách thức lập và thực hiện kế hoạch ngay từ những năm đầu đời để trẻ dễ dàng thành công trong tương lai, được đăng trên trang Scholastic.com. (Bài gốc tiếng Anh TẠI ĐÂY)
Rất nhiều trẻ em bị chi phối bởi viễn cảnh phải thực hiện tất cả những gì chúng muốn trong một vài giờ ngắn ngủi sau khi tan trường. Giữa bài tập về nhà, các hoạt động, và còn thời gian chơi nữa. Rất nhiều thứ để làm. Nhưng mặc dù vậy, phần lớn trẻ em không có những kỹ năng mang tính nhận thức. Để sắp xếp lịch trình của chúng một cách độc lập cho đến khi học đến cấp 2. Bạn có thể bắt đầu dạy trẻ lập kế hoạch và quản lý thời gian ngay từ bây giờ. Bà Lynn Meltzer – Tiến sĩ, chủ tịch Viện nghiên cứu Học tập và Phát triển Mỹ nói:” Các kỹ năng quản lý thời gian, nếu trẻ được dạy từ bé, sẽ trở thành nhân tố thành công cho trẻ sau này”.
Bạn phân vân không biết bắt đầu thế nào? Đừng lo. Các giáo viên đã chia sẻ những mẹo vặt của họ trong các khái niệm và bài học quan trọng. Để dạy cho học sinh theo một tiến trình phù hợp về mặt lứa tuổi. Vì thế trong giáo án của năm học này, bạn sẽ tìm thấy niềm vui, sự thành công. Và mang rất nhiều điều thú vị đến cho mọi người.
Những mẹo vặt về quản lý thời gian cho học sinh mầm non:
Đối với các bé từ 3 đến 4 tuổi, thời gian chủ yếu được chia ra thành bây giờ và không phải bây giờ. Điều này đủ cho các bé mường tượng để dự đoán và lập kế hoạch cho những gì sẽ xảy ra tiếp theo. Để củng cố kiến thức này:
Nói về các mùa đang thay đổi.
Tất cả những hình ảnh về di tích lá (leaf print) (và sau đó là bông tuyết) được trưng bày trong hầu hết tất cả các trường mầm non không phải là ngẫu nhiên, Stephanie Lampert, một giáo viên mầm non ở Atlanta đã nói như vậy. Các mùa là một phương tiện rất phổ biến để giới thiệu chu kỳ tự nhiên của thời gian. Bà nói “nó là một khái niệm cực kỳ trừu tượng. Và những đứa trẻ mầm non đang ở lứa tuổi có suy nghĩ rất cụ thể. Ví dụ, bằng cách quan sát một cái cây qua từng mùa, trẻ em có thể nhìn thấy sự tiến triển. Những chiếc lá màu xanh chuyển thành đỏ. Sau đó sang nâu, và cuối cùng rụng khỏi cây trước khi trở lại trên cây vào mùa xuân.
Đây là một đại diện hữu hình của thông điệp thời gian mà những đứa trẻ mầm non có thể hiểu được. Điều đó giúp gì cho việc quản lý thời gian? Bằng cách quan sát những mẫu hình trong tự nhiên và trong cuộc sống hàng ngày, những đứa trẻ sẽ nắm bắt được về mặt trực giác khái niệm thời gian. Và cách thức tạo ra trật tự. Ví dụ, bạn có thể củng cố việc này bàng cách cho trẻ phân loại những bức ảnh gia đình theo mùa. Hoặc chỉ ra những hình mẫu trong tự nhiên khi bạn cùng con đi dạo.
Tạo một biểu thời gian (bằng tranh).
“Cũng như người lớn, chúng ta sử dụng các ứng dụng (apps) và lịch trình (calendar) để nhắc nhở những việc cần làm và thời gian cần thực hiện”. Ellen Dietrick, thạc sỹ hiệu trưởng một trường mầm non ở Needham nói: “Trong thế giới của trẻ em mầm non, chúng ta sử dụng tranh ảnh — như hình quả táo cho bữa xế và cuốn sách cho chương trình kể chuyện”. Trong trường của bà, các phòng học được gắn các gợi ý trực quan để học sinh có thể theo dõi các tiến trình. Dietrick nói thêm:
Vì vậy trong khi những đứa trẻ 3 – 4 tuổi không thể nói cho bạn biết chính xác thời gian chúng được ăn bữa xế, nhưng chúng biết nó chuẩn bị đến sau khi tất cả đứng thành vòng tròn và trước thời gian vệ sinh cá nhân. Nó cho các bé một cảm giác thoải mái về thứ tự các hoạt động và sự đoán trước.”Vì các bé rất thích những việc lặp lại hàng ngày, hãy tạo ra một biểu đồ cho buổi sáng và buổi tối cho con bạn, sau đó cho con bạn thực hành theo các bước – một bài học rất quan trọng trong việc tách những việc lớn thành nhiều việc nhỏ để dễ dàng thực hiện. Hãy tập cho bé tìm thấy niềm vui trong công việc thường ngày”.
Thực hành chờ đợi.
Dietrick nói: “Quản lý thời gian, với mức độ cơ bản nhất, là khả năng trì hoãn sự được ban thưởng, một kỹ năng có mối tương quan với những thói quen và ở cấp độ cao hơn so với những thứ khác. Dietrick đặt ra các tình huống trong đó yêu cầu học sinh của cô phải chờ đợi một thứ gì đó mà chúng muốn, “chẳng hạn nếu chúng muốn tổ chức một ngày mặc đồ ngủ đến trường (pajama day), chúng tôi sẽ sắp xếp ngày đó sau một tuần thay vì ngay ngày hôm sau”. Cô giải thích “Chúng tôi đánh dấu ngày này trên lịch và xây dựng sự hưng phấn tăng dần khi sự kiện ngày càng đến gần hơn.
Điều này tạo cho các bé một cảm giác như thể đang trì hoãn một cái gì đó – và một trải nghiệm tích cực sẽ gắn với nó.”Hãy thử với một sự kiện nào đó như chuyến đi dã ngoại hay ngày sinh nhật. Chẳng hạn, bắt đầu nói về chuyến đi đó đến sở thú vài ngày trước hoặc bảo con bạn lập môt danh sách những thứ mà bé mong muốn cho ngày sinh nhật của mình. Hay thậm chí trồng một cây hành, tưới nước cho nó, xem nó từ từ lớn lên cũng có thể dạy cho con bạn về nghệ thuật của sự kiên nhẫn.
Những mẹo vặt quản lý thời gian dành cho học sinh từ lớp mẫu giáo đến lớp 2
Khi các bé trải qua các lớp học đầu đời, các bé bắt đầu học đọc lịch và đồng hồ. Đây chính là những điều nền tảng các bé cần để tập trung vào một kế hoạch. Để củng cố kỹ năng:
Tìm một nơi cho tất cả mọi thứ.
“Một đứa trẻ không thể hoàn thành công việc buổi sáng nếu bé không thể tìm thấy bút chì của mình. Vì vậy, việc sắp xếp phải đến trước việc quản lý thời gian,” Staci Carper, giáo viên lớp 1 tại Marietta, GA đã nói như vậy. Để động viên học sinh của mình, Carper đã tạo ra Deskalina, một người chị họ của nàng Tiên Răng, người chuyên tìm kiếm những chiếc bàn sạch sẽ gọn gàng và để lại một lời nhắn, một phần thưởng hoặc một viên kẹo khi cô tìm thấy một chiếc bàn gọn sạch. Khi Deskalina bắt đầu xuất hiện, những chiếc bàn học trong lớp của cô Carper bỗng nhiên trở nên sạch sẽ gọn gàng.
Carper cũng thiết lập những công việc thường nhật rất rõ ràng như khay đựng tài liệu “Để ở đây” cho những công việc đang dang dở ở lớp và “Mang về nhà” cho những bài tập cần hoàn thành ở nhà. Để khích lệ con bạn giữ phòng học (hoặc đồ dùng học tập) ngăn nắp, hãy sáng tạo ra những nhân vật hư cấu của riêng bạn để ban tặng những món quà hay để lại những lời nhắn cho bé. Một danh sách công việc dán ở chỗ dễ nhìn sẽ giúp cho con bạn tập trung hơn vào công việc.
Sử dụng bộ đếm thời gian trực quan.
Để giúp học sinh lớp 1 hiểu được còn bao nhiêu thời gian để hoàn thành công việc, Carper để một dụng cụ đo thời gian trực quan giống như cái chiếc bánh pa tê trên chiếc bảng thông minh của cô. Ví dụ, khi cô đặt 15 phút, một phần tư chiếc bánh chuyển sang màu xanh lá. Khi thời gian trôi qua, miếng bánh màu xanh trở nên nhỏ hơn, và khi chỉ còn 5 phút, miếng bánh còn lại sẽ chuyển sang màu đỏ. Bà giải thích: Nhìn thấy thời gian dần trôi đi sẽ giúp trẻ điều chỉnh nhịp độ của chúng. Bạn không cần phải là một giáo viên để sắm một công cụ đo thời gian.
Vì thế, bạn có thể sử dụng đồng hồ cát. Hãy sử dụng bất kỳ cái gì trong suốt thời gian làm bài tập về nhà của trẻ. Chẳng hạn, nếu con bạn học lớp 2, bạn có thể đặt thời gian từ 20 đến 25 phút. Hãy tặng cho con bạn một ngôi sao mỗi tối nếu bé hoàn thành trước khi chuông rung, và một phần thưởng đặc biệt vào dịp cuối tuần nếu bé đạt được một cơ số ngôi sao trong tuần. Mục đích là giúp con bạn giải quyết các bài tập tốt hơn và hiệu quả hơn trong khi làm cho chúng nhận thức tốt hơn đối với những tiếng tích tắc của đồng hồ. Cô Carper nói.
Rõ ràng về hậu quả.
“học sinh có thể và nên chịu trách nhiệm về bài tập của các em và các em cần phải cảm nhận được hậu quả nếu các em đánh rơi trái banh”, Joan Greenfield, một giáo viên lớp 2 trường West Hartford, CT nói. Đôi khi, những kết quả như vậy xảy ra một cách tự nhiên (chẳng hạn, nếu các em không học cách đánh vần, các em sẽ không làm tốt bài kiểm tra của mình); có khi người lớn phải định hướng cho các em. Chẳng hạn, cứ đến thứ Sáu Greenfield tổ chức một cái gọi là thời gian lựa chọn (Choice Time), khi học sinh chọn hoạt động mà chúng thích chơi, từ trò chơi với bảng gỗ đến trò Lego trên máy tính.
“Học sinh của tôi mong chờ Choice Time. Nhưng nội quy của lớp là các em chỉ được chơi khi các em hoàn thành bài tập được giao.” Bài học quý giá mà các em nhận được là gì? “Những điều tốt đẹp sẽ xảy đến khi tôi làm việc chăm chỉ và quản lý tốt thời gian và ngược lại sẽ là những điều không tốt đẹp,” Greenfield giải thích.Greenfield nói: Con bạn sẽ không nhìn ra vấn đề nếu bạn cứ chăm chăm xin xỏ, nói khó với cô giáo mỗi lần con bạn không hoàn thành bài tập. Thay vào đó, hãy yêu cầu con bạn phải có trách nhiệm giải thích với thầy cô vấn đề là gì, và phương pháp để tránh lặp lại vấn đề.
Một bản kế hoạch tuần của một học sinh Mỹ
Quản lý thời gian dành cho trẻ từ lớp 3 đến lớp 5
Bài tập về nhà và hoạt động ngoại khoá tăng lên đối với độ tuổi này, vì vậy việc các em đặt mục tiêu, tập trung vào hoạt động ưu tiên, tổ chức và suy nghĩ linh động càng trở nên quan trọng hơn, tiến sỹ Meltzer nói. Mục tiêu của bạn: Làm sao để con trẻ quản lý thời gian chủ động hơn, không sa đà vào thói quen đến đâu hay đến đó. Cách thức thực hiện:
Làm việc có dự tính thời gian.
“Để lập một kế hoạch thực tế, bạn cần có cảm giác tốt về thời gian để thực hiện cho một công việc nhất định,” Marcia Grosswald, một giáo viên cuối cấp 1 trường Summit, NJ nói. Để dạy kỹ năng sống còn này, Grosswald để cho học sinh của mình dành vài phút vào cuối ngày lập kế hoạch cho phần sau giờ học. “Tôi đưa cho các em một biểu đồ để các em phân chia buổi chiều và buổi tối thành từng 15 phút một”, bà giải thích. “Mỗi một khoảng thời gian được chia ra thành 3 cột: Những gì trẻ lập kế hoạch để làm, những gì các em thực sự làm, và nhận xét.”Grosswald nói:
Phần nhận xét là rất quan trọng vì có thể liên tục đánh giá lại cách thức mọi thứ đang giúp trẻ thích nghi với kế hoạch của chúng thế nào. Nếu giáo viên của con bạn không làm việc này, hãy làm việc này ở nhà. Làm một biểu đồ, để cho con bạn điền vào cột thứ nhất, sau đó bạn điền vào hai cột còn lại, thảo luận về những gì con bạn đã làm tốt theo kế hoạch, những gì làm chưa tốt.”
Lập kế hoạch cho nhiệm vụ lâu dài.
Quyết định khi nào sẽ làm bài tập toán tối nay là một ví dụ. Phác thảo cách thức và thời điểm sẽ thực hiện cuốn sách báo cáo về tranh tầm sâu có thời hạn trong 3 tuần là một ví dụ khác.“Chìa khoá của những dự án lớn là phân chúng thành những bước nhỏ hơn – chẳng hạn như đọc một cuốn sách hay đi mua sắm dụng cụ — và sau đó thậm chí chia nhỏ những nhiệm vụ đó thành những việc nhỏ hơn nữa để có thể thực hiện trong các buổi tối, như đọc từ chương 1 đến chương 3,” Amy Broocke, người điều phối một chương trình gia sư tại trường của cô ở Richmond, VA nói.
Cô cũng gợi ý rằng con bạn nên sử dụng miếng ghi nhớ (sticky note) khi bé thêm nhiệm vụ vào lịch; bằng cách này, miếng dán sẽ có thể dễ dàng được chuyển sang ngày tiếp theo nếu công việc diễn ra lâu hơn dự kiến. Con bạn cũng có thể lập kế hoạch cho các bước cần thiết để hoàn thành một dự án bằng cách suy ngược lại từ ngày đến hạn, Grosswald gợi ý. Cùng trao đổi trong suốt quá trình để công việc trở nên dễ kiểm soát hơn: Có thể con sẽ cần một ngày để mua vật liệu và ba ngày để thực hiện tranh tầm sâu. Việc này con phải mất 10 ngày để đọc xong cuốn sách. Nó có 150 trang vì vậy mỗi ngày con hãy đọc 15 trang….
Tư duy kế hoạch và quản lý thời gian
Đặt ưu tiên.
Tiến sỹ Meltzer nói: “Điều quan trọng là trẻ phải học cách phân biệt giữa “phải” và “muốn” và học cách ưu tiên và tự kiểm soát. Để giúp học sinh làm việc này, cô Grosswald sử dụng một cục đá, viên sỏi và cái chậu nước. Bà giải thích: những viên đá và những viên sỏi đại diện cho nhiệm vụ của học sinh và những viên đá đại diện cho những công việc quan trọng nhất (như học trên lớp, bài tập về nhà và ngủ) và những viên sỏi đại diện cho những cam kết về ngoại khoá. Chậu nước đại diện cho những việc muốn làm như chơi game, đi chời với bạn bè.“Bà nói: tôi sử dụng một cái bình để đại diện cho một ngày, những viên đá đi vào trước bởi vì đó là những thứ bạn phải làm dù bạn muốn hay không, sau đó đến những viên sỏi, nhưng trong bình vẫn còn một số khoảng trống, vì vậy chúng ta đổ thêm nước vào – và cả một ngày đã đầy.
”Nếu bạn làm cái bình tại nhà như tôi làm, bạn sẽ có cơ hội nói chuyện với con bạn về các mục tiêu, các ưu tiên và những đam mê của chúng. Đừng ngại tạo ra những thay đổi nếu bạn nhận ra sự cân bằng chỉ là một chút thêm vào cho một bên bàn cân đang hụt. Sau cuộc nói chuyện của chúng tôi, chúng tôi đã quyết định Emma sẽ bắt đầu năm học với ít hơn những viên sỏi ngoại khoá chen vào giữa những viên đá và rất nhiều nước mát hứa hẹn một năm học thành công rực rỡ.
Theo Scholastic.com
Quý Phụ huynh thân mến!
Việc rèn luyện cho trẻ kỹ năng quản lý thời gian và lập kế hoạch là yếu tố tiên quyết cho thành công của trẻ sau này. Đây chính là lý do Công ty TNHH Văn phòng phẩm Sơn Ca xuất bản cuốn Sổ tay Kế hoạch của Em, một công cụ tuyệt vời giúp trẻ lập kế hoạch và quản lý thời gian mà các lý thuyết giáo dục hiện đại phương Tây quan tâm hàng đầu.
Mua ngay sổ tay TẠI ĐÂY
Mô tả Sổ tay Kế hoạch của Em:
Giấy note
Bút các loại
…
Hãy liên hệ với chúng tôi để nhận giá ưu đãi
Công ty TNHH Văn phòng phẩm Sơn ca
Văn phòng kinh doanh: Số 30 đường số 15 Lâm Văn Bền, Phường Tân Thuận Tây, Q7, TP.HCM.
ĐT: 0702.237.247 / 0983.112.367
Email: contact@sonca.vn
Rất hân hạnh được phục vụ Quý khách!
Rất nhiều trẻ em bị chi phối bởi viễn cảnh phải thực hiện tất cả những gì chúng muốn trong một vài giờ ngắn ngủi sau khi tan trường. Giữa bài tập về nhà, các hoạt động, và còn thời gian chơi nữa. Rất nhiều thứ để làm. Nhưng mặc dù vậy, phần lớn trẻ em không có những kỹ năng mang tính nhận thức. Để sắp xếp lịch trình của chúng một cách độc lập cho đến khi học đến cấp 2. Bạn có thể bắt đầu dạy trẻ lập kế hoạch và quản lý thời gian ngay từ bây giờ. Bà Lynn Meltzer – Tiến sĩ, chủ tịch Viện nghiên cứu Học tập và Phát triển Mỹ nói:” Các kỹ năng quản lý thời gian, nếu trẻ được dạy từ bé, sẽ trở thành nhân tố thành công cho trẻ sau này”.
Bạn phân vân không biết bắt đầu thế nào? Đừng lo. Các giáo viên đã chia sẻ những mẹo vặt của họ trong các khái niệm và bài học quan trọng. Để dạy cho học sinh theo một tiến trình phù hợp về mặt lứa tuổi. Vì thế trong giáo án của năm học này, bạn sẽ tìm thấy niềm vui, sự thành công. Và mang rất nhiều điều thú vị đến cho mọi người.
Những mẹo vặt về quản lý thời gian cho học sinh mầm non:
Đối với các bé từ 3 đến 4 tuổi, thời gian chủ yếu được chia ra thành bây giờ và không phải bây giờ. Điều này đủ cho các bé mường tượng để dự đoán và lập kế hoạch cho những gì sẽ xảy ra tiếp theo. Để củng cố kiến thức này:
Nói về các mùa đang thay đổi.
Tất cả những hình ảnh về di tích lá (leaf print) (và sau đó là bông tuyết) được trưng bày trong hầu hết tất cả các trường mầm non không phải là ngẫu nhiên, Stephanie Lampert, một giáo viên mầm non ở Atlanta đã nói như vậy. Các mùa là một phương tiện rất phổ biến để giới thiệu chu kỳ tự nhiên của thời gian. Bà nói “nó là một khái niệm cực kỳ trừu tượng. Và những đứa trẻ mầm non đang ở lứa tuổi có suy nghĩ rất cụ thể. Ví dụ, bằng cách quan sát một cái cây qua từng mùa, trẻ em có thể nhìn thấy sự tiến triển. Những chiếc lá màu xanh chuyển thành đỏ. Sau đó sang nâu, và cuối cùng rụng khỏi cây trước khi trở lại trên cây vào mùa xuân.
Đây là một đại diện hữu hình của thông điệp thời gian mà những đứa trẻ mầm non có thể hiểu được. Điều đó giúp gì cho việc quản lý thời gian? Bằng cách quan sát những mẫu hình trong tự nhiên và trong cuộc sống hàng ngày, những đứa trẻ sẽ nắm bắt được về mặt trực giác khái niệm thời gian. Và cách thức tạo ra trật tự. Ví dụ, bạn có thể củng cố việc này bàng cách cho trẻ phân loại những bức ảnh gia đình theo mùa. Hoặc chỉ ra những hình mẫu trong tự nhiên khi bạn cùng con đi dạo.
Tạo một biểu thời gian (bằng tranh).
“Cũng như người lớn, chúng ta sử dụng các ứng dụng (apps) và lịch trình (calendar) để nhắc nhở những việc cần làm và thời gian cần thực hiện”. Ellen Dietrick, thạc sỹ hiệu trưởng một trường mầm non ở Needham nói: “Trong thế giới của trẻ em mầm non, chúng ta sử dụng tranh ảnh — như hình quả táo cho bữa xế và cuốn sách cho chương trình kể chuyện”. Trong trường của bà, các phòng học được gắn các gợi ý trực quan để học sinh có thể theo dõi các tiến trình. Dietrick nói thêm:
Vì vậy trong khi những đứa trẻ 3 – 4 tuổi không thể nói cho bạn biết chính xác thời gian chúng được ăn bữa xế, nhưng chúng biết nó chuẩn bị đến sau khi tất cả đứng thành vòng tròn và trước thời gian vệ sinh cá nhân. Nó cho các bé một cảm giác thoải mái về thứ tự các hoạt động và sự đoán trước.”Vì các bé rất thích những việc lặp lại hàng ngày, hãy tạo ra một biểu đồ cho buổi sáng và buổi tối cho con bạn, sau đó cho con bạn thực hành theo các bước – một bài học rất quan trọng trong việc tách những việc lớn thành nhiều việc nhỏ để dễ dàng thực hiện. Hãy tập cho bé tìm thấy niềm vui trong công việc thường ngày”.
Thực hành chờ đợi.
Dietrick nói: “Quản lý thời gian, với mức độ cơ bản nhất, là khả năng trì hoãn sự được ban thưởng, một kỹ năng có mối tương quan với những thói quen và ở cấp độ cao hơn so với những thứ khác. Dietrick đặt ra các tình huống trong đó yêu cầu học sinh của cô phải chờ đợi một thứ gì đó mà chúng muốn, “chẳng hạn nếu chúng muốn tổ chức một ngày mặc đồ ngủ đến trường (pajama day), chúng tôi sẽ sắp xếp ngày đó sau một tuần thay vì ngay ngày hôm sau”. Cô giải thích “Chúng tôi đánh dấu ngày này trên lịch và xây dựng sự hưng phấn tăng dần khi sự kiện ngày càng đến gần hơn.
Điều này tạo cho các bé một cảm giác như thể đang trì hoãn một cái gì đó – và một trải nghiệm tích cực sẽ gắn với nó.”Hãy thử với một sự kiện nào đó như chuyến đi dã ngoại hay ngày sinh nhật. Chẳng hạn, bắt đầu nói về chuyến đi đó đến sở thú vài ngày trước hoặc bảo con bạn lập môt danh sách những thứ mà bé mong muốn cho ngày sinh nhật của mình. Hay thậm chí trồng một cây hành, tưới nước cho nó, xem nó từ từ lớn lên cũng có thể dạy cho con bạn về nghệ thuật của sự kiên nhẫn.
Những mẹo vặt quản lý thời gian dành cho học sinh từ lớp mẫu giáo đến lớp 2
Khi các bé trải qua các lớp học đầu đời, các bé bắt đầu học đọc lịch và đồng hồ. Đây chính là những điều nền tảng các bé cần để tập trung vào một kế hoạch. Để củng cố kỹ năng:
Tìm một nơi cho tất cả mọi thứ.
“Một đứa trẻ không thể hoàn thành công việc buổi sáng nếu bé không thể tìm thấy bút chì của mình. Vì vậy, việc sắp xếp phải đến trước việc quản lý thời gian,” Staci Carper, giáo viên lớp 1 tại Marietta, GA đã nói như vậy. Để động viên học sinh của mình, Carper đã tạo ra Deskalina, một người chị họ của nàng Tiên Răng, người chuyên tìm kiếm những chiếc bàn sạch sẽ gọn gàng và để lại một lời nhắn, một phần thưởng hoặc một viên kẹo khi cô tìm thấy một chiếc bàn gọn sạch. Khi Deskalina bắt đầu xuất hiện, những chiếc bàn học trong lớp của cô Carper bỗng nhiên trở nên sạch sẽ gọn gàng.
Carper cũng thiết lập những công việc thường nhật rất rõ ràng như khay đựng tài liệu “Để ở đây” cho những công việc đang dang dở ở lớp và “Mang về nhà” cho những bài tập cần hoàn thành ở nhà. Để khích lệ con bạn giữ phòng học (hoặc đồ dùng học tập) ngăn nắp, hãy sáng tạo ra những nhân vật hư cấu của riêng bạn để ban tặng những món quà hay để lại những lời nhắn cho bé. Một danh sách công việc dán ở chỗ dễ nhìn sẽ giúp cho con bạn tập trung hơn vào công việc.
Sử dụng bộ đếm thời gian trực quan.
Để giúp học sinh lớp 1 hiểu được còn bao nhiêu thời gian để hoàn thành công việc, Carper để một dụng cụ đo thời gian trực quan giống như cái chiếc bánh pa tê trên chiếc bảng thông minh của cô. Ví dụ, khi cô đặt 15 phút, một phần tư chiếc bánh chuyển sang màu xanh lá. Khi thời gian trôi qua, miếng bánh màu xanh trở nên nhỏ hơn, và khi chỉ còn 5 phút, miếng bánh còn lại sẽ chuyển sang màu đỏ. Bà giải thích: Nhìn thấy thời gian dần trôi đi sẽ giúp trẻ điều chỉnh nhịp độ của chúng. Bạn không cần phải là một giáo viên để sắm một công cụ đo thời gian.
Vì thế, bạn có thể sử dụng đồng hồ cát. Hãy sử dụng bất kỳ cái gì trong suốt thời gian làm bài tập về nhà của trẻ. Chẳng hạn, nếu con bạn học lớp 2, bạn có thể đặt thời gian từ 20 đến 25 phút. Hãy tặng cho con bạn một ngôi sao mỗi tối nếu bé hoàn thành trước khi chuông rung, và một phần thưởng đặc biệt vào dịp cuối tuần nếu bé đạt được một cơ số ngôi sao trong tuần. Mục đích là giúp con bạn giải quyết các bài tập tốt hơn và hiệu quả hơn trong khi làm cho chúng nhận thức tốt hơn đối với những tiếng tích tắc của đồng hồ. Cô Carper nói.
Rõ ràng về hậu quả.
“học sinh có thể và nên chịu trách nhiệm về bài tập của các em và các em cần phải cảm nhận được hậu quả nếu các em đánh rơi trái banh”, Joan Greenfield, một giáo viên lớp 2 trường West Hartford, CT nói. Đôi khi, những kết quả như vậy xảy ra một cách tự nhiên (chẳng hạn, nếu các em không học cách đánh vần, các em sẽ không làm tốt bài kiểm tra của mình); có khi người lớn phải định hướng cho các em. Chẳng hạn, cứ đến thứ Sáu Greenfield tổ chức một cái gọi là thời gian lựa chọn (Choice Time), khi học sinh chọn hoạt động mà chúng thích chơi, từ trò chơi với bảng gỗ đến trò Lego trên máy tính.
“Học sinh của tôi mong chờ Choice Time. Nhưng nội quy của lớp là các em chỉ được chơi khi các em hoàn thành bài tập được giao.” Bài học quý giá mà các em nhận được là gì? “Những điều tốt đẹp sẽ xảy đến khi tôi làm việc chăm chỉ và quản lý tốt thời gian và ngược lại sẽ là những điều không tốt đẹp,” Greenfield giải thích.Greenfield nói: Con bạn sẽ không nhìn ra vấn đề nếu bạn cứ chăm chăm xin xỏ, nói khó với cô giáo mỗi lần con bạn không hoàn thành bài tập. Thay vào đó, hãy yêu cầu con bạn phải có trách nhiệm giải thích với thầy cô vấn đề là gì, và phương pháp để tránh lặp lại vấn đề.
Một bản kế hoạch tuần của một học sinh Mỹ
Quản lý thời gian dành cho trẻ từ lớp 3 đến lớp 5
Bài tập về nhà và hoạt động ngoại khoá tăng lên đối với độ tuổi này, vì vậy việc các em đặt mục tiêu, tập trung vào hoạt động ưu tiên, tổ chức và suy nghĩ linh động càng trở nên quan trọng hơn, tiến sỹ Meltzer nói. Mục tiêu của bạn: Làm sao để con trẻ quản lý thời gian chủ động hơn, không sa đà vào thói quen đến đâu hay đến đó. Cách thức thực hiện:
Làm việc có dự tính thời gian.
“Để lập một kế hoạch thực tế, bạn cần có cảm giác tốt về thời gian để thực hiện cho một công việc nhất định,” Marcia Grosswald, một giáo viên cuối cấp 1 trường Summit, NJ nói. Để dạy kỹ năng sống còn này, Grosswald để cho học sinh của mình dành vài phút vào cuối ngày lập kế hoạch cho phần sau giờ học. “Tôi đưa cho các em một biểu đồ để các em phân chia buổi chiều và buổi tối thành từng 15 phút một”, bà giải thích. “Mỗi một khoảng thời gian được chia ra thành 3 cột: Những gì trẻ lập kế hoạch để làm, những gì các em thực sự làm, và nhận xét.”Grosswald nói:
Phần nhận xét là rất quan trọng vì có thể liên tục đánh giá lại cách thức mọi thứ đang giúp trẻ thích nghi với kế hoạch của chúng thế nào. Nếu giáo viên của con bạn không làm việc này, hãy làm việc này ở nhà. Làm một biểu đồ, để cho con bạn điền vào cột thứ nhất, sau đó bạn điền vào hai cột còn lại, thảo luận về những gì con bạn đã làm tốt theo kế hoạch, những gì làm chưa tốt.”
Lập kế hoạch cho nhiệm vụ lâu dài.
Quyết định khi nào sẽ làm bài tập toán tối nay là một ví dụ. Phác thảo cách thức và thời điểm sẽ thực hiện cuốn sách báo cáo về tranh tầm sâu có thời hạn trong 3 tuần là một ví dụ khác.“Chìa khoá của những dự án lớn là phân chúng thành những bước nhỏ hơn – chẳng hạn như đọc một cuốn sách hay đi mua sắm dụng cụ — và sau đó thậm chí chia nhỏ những nhiệm vụ đó thành những việc nhỏ hơn nữa để có thể thực hiện trong các buổi tối, như đọc từ chương 1 đến chương 3,” Amy Broocke, người điều phối một chương trình gia sư tại trường của cô ở Richmond, VA nói.
Cô cũng gợi ý rằng con bạn nên sử dụng miếng ghi nhớ (sticky note) khi bé thêm nhiệm vụ vào lịch; bằng cách này, miếng dán sẽ có thể dễ dàng được chuyển sang ngày tiếp theo nếu công việc diễn ra lâu hơn dự kiến. Con bạn cũng có thể lập kế hoạch cho các bước cần thiết để hoàn thành một dự án bằng cách suy ngược lại từ ngày đến hạn, Grosswald gợi ý. Cùng trao đổi trong suốt quá trình để công việc trở nên dễ kiểm soát hơn: Có thể con sẽ cần một ngày để mua vật liệu và ba ngày để thực hiện tranh tầm sâu. Việc này con phải mất 10 ngày để đọc xong cuốn sách. Nó có 150 trang vì vậy mỗi ngày con hãy đọc 15 trang….
Tư duy kế hoạch và quản lý thời gian
Đặt ưu tiên.
Tiến sỹ Meltzer nói: “Điều quan trọng là trẻ phải học cách phân biệt giữa “phải” và “muốn” và học cách ưu tiên và tự kiểm soát. Để giúp học sinh làm việc này, cô Grosswald sử dụng một cục đá, viên sỏi và cái chậu nước. Bà giải thích: những viên đá và những viên sỏi đại diện cho nhiệm vụ của học sinh và những viên đá đại diện cho những công việc quan trọng nhất (như học trên lớp, bài tập về nhà và ngủ) và những viên sỏi đại diện cho những cam kết về ngoại khoá. Chậu nước đại diện cho những việc muốn làm như chơi game, đi chời với bạn bè.“Bà nói: tôi sử dụng một cái bình để đại diện cho một ngày, những viên đá đi vào trước bởi vì đó là những thứ bạn phải làm dù bạn muốn hay không, sau đó đến những viên sỏi, nhưng trong bình vẫn còn một số khoảng trống, vì vậy chúng ta đổ thêm nước vào – và cả một ngày đã đầy.
”Nếu bạn làm cái bình tại nhà như tôi làm, bạn sẽ có cơ hội nói chuyện với con bạn về các mục tiêu, các ưu tiên và những đam mê của chúng. Đừng ngại tạo ra những thay đổi nếu bạn nhận ra sự cân bằng chỉ là một chút thêm vào cho một bên bàn cân đang hụt. Sau cuộc nói chuyện của chúng tôi, chúng tôi đã quyết định Emma sẽ bắt đầu năm học với ít hơn những viên sỏi ngoại khoá chen vào giữa những viên đá và rất nhiều nước mát hứa hẹn một năm học thành công rực rỡ.
Theo Scholastic.com
Quý Phụ huynh thân mến!
Việc rèn luyện cho trẻ kỹ năng quản lý thời gian và lập kế hoạch là yếu tố tiên quyết cho thành công của trẻ sau này. Đây chính là lý do Công ty TNHH Văn phòng phẩm Sơn Ca xuất bản cuốn Sổ tay Kế hoạch của Em, một công cụ tuyệt vời giúp trẻ lập kế hoạch và quản lý thời gian mà các lý thuyết giáo dục hiện đại phương Tây quan tâm hàng đầu.
Mua ngay sổ tay TẠI ĐÂY
Mô tả Sổ tay Kế hoạch của Em:
- Đối tượng sử dụng cuốn sổ: Học sinh cấp 1 (lớp 2, 3, 4, 5)
- Nội dung: Nội dung cuốn sổ được xây dựng dựa trên lý thuyết giáo dục hiện đại của phương Tây. Ở lứa tiểu học, nội dung chỉ đơn giản là bước đầu làm quen với học và chơi có kế hoạch, từ đó các em có thể kiểm soát được thời gian giúp các hoạt động trở nên hiệu quả hơn. Các kế hoạch bao gồm kế hoạch tuần, kế hoạch ngày, những việc diễn ra hàng ngày, tổng kết tuần. Kết thúc mỗi tuần có phần thư giãn cuối tuần giúp các bé hứng thú với việc lập kế hoạch.
- Những lưu ý: Để sử dụng cuốn sổ thành công, cần sự quan tâm của cha mẹ và thầy cô, cần có những phần thưởng cho các bé khi đạt được kế hoạch đề ra và ngược lại như lý thuyết giáo dục phương Tây đã đề cập. Cuốn sổ đặc biệt phát huy tác dụng tốt nếu trẻ đang được dạy kèm hoặc đang theo
đuổi những mục tiêu.
Giúp trẻ hình thành tư duy kế hoạch và quản lý thời gian
Giấy note
Bút các loại
…
Hãy liên hệ với chúng tôi để nhận giá ưu đãi
Công ty TNHH Văn phòng phẩm Sơn ca
Văn phòng kinh doanh: Số 30 đường số 15 Lâm Văn Bền, Phường Tân Thuận Tây, Q7, TP.HCM.
ĐT: 0702.237.247 / 0983.112.367
Email: contact@sonca.vn
Rất hân hạnh được phục vụ Quý khách!
Sửa lần cuối: