Giúp mình với [Hóa 12]

auduongxuan

New member
Xu
0
1/ A là một chất hữu cơ. Khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol A thì thu được 40mol CO[SUB]2[/SUB] và 28mol H[SUB]2[/SUB]O. Khi hidro hóa hoàn toàn A thì thu được chất C[SUB]40[/SUB]H[SUB]82[/SUB]. Phân tử A có chứa bao nhiêu liên kết pi?
2/ Thực hiện phản ứng cracking hoàn toàn m gam isobutan, thu được hỗn hợp A gồm 2 hidrocacbon. Cho hỗn hợp A qua dung dịch nước brom có hòa tan 11,2 gam Br[SUB]2[/SUB]. Brom bị mất màu hoàn toàn. Có 2,192 (đktc) thoát ra khỏi bình brom, khí này có tỉ khối so với CO[SUB]2[/SUB] bằng 0,5. Xác định trị số của m?
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
1/ A là một chất hữu cơ. Khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol A thì thu được 40mol CO[SUB]2[/SUB] và 28mol H[SUB]2[/SUB]O. Khi hidro hóa hoàn toàn A thì thu được chất C[SUB]40[/SUB]H[SUB]82[/SUB]. Phân tử A có chứa bao nhiêu liên kết pi?
2/ Thực hiện phản ứng cracking hoàn toàn m gam ióbutan, thu được hỗn hợp A gồm 2 hidrocacbon. Cho hỗn hợp A qua dung dịch nước brom có hòa tan 11,2 gam Br[SUB]2[/SUB]. Brom bị mất màu hoàn toàn. Có 2,192 (đktc) thoát ra khỏi bình brom, khí này có tỉ khối so với CO[SUB]2[/SUB] bằng 0,5. Xác định trị số của m?
1/ Dễ thấy CTPT của A là C[SUB]40[/SUB]H[SUB]56[/SUB]
Hidro hóa hoàn toàn A được C[SUB]40[/SUB]H[SUB]82 [/SUB]có độ bất bão hòa bằng 0
-> A mạch hở -> Số liên kết π = (82-56)/2 = 13
2/ Isobutan CH3-CH(CH3)-CH3 (C4H10)
Có 2,192(l) khí thoát khỏi bình Br2 -> n ~ 0,098
2 khí sau crackinh lần lượt là ankan M và anken N, có nM = x (mol) -> nN dư = 0,098-x (mol)
(1) M + N = 58
(2) Mx + N(0.098-x) = 44.0,5.0,098 = 2,156
-> Mx+(58-M)(0,098-x)=2,156
...
Dẽ biện luận được M=15: CH4, N: C3H6, x=0,0735;
-> m=0,0735.15+(0,098-0,0735+11,2/160).42~5,07(g)
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
1/ a là một chất hữu cơ. Khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol a thì thu được 40mol co[sub]2[/sub] và 28mol h[sub]2[/sub]o. Khi hidro hóa hoàn toàn a thì thu được chất c[sub]40[/sub]h[sub]82[/sub]. Phân tử a có chứa bao nhiêu liên kết pi?
2/ thực hiện phản ứng cracking hoàn toàn m gam ióbutan, thu được hỗn hợp a gồm 2 hidrocacbon. Cho hỗn hợp a qua dung dịch nước brom có hòa tan 11,2 gam br[sub]2[/sub]. Brom bị mất màu hoàn toàn. Có 2,192 (đktc) thoát ra khỏi bình brom, khí này có tỉ khối so với co[sub]2[/sub] bằng 0,5. Xác định trị số của m?

câu 1 : Bạn tk đáp án ở trên cũng khá chi tiết và chuẩn rồi đó > đa : K=13 . Tn1 : Dễ dàng suy ra công thức của a là c40h56 ( bảo toàn nguyên tố c và nguyên tố h ) . Dựa vào tn2 > a phải là hidro cacbon . Từ tn2 : Viết pthh ra , thấy c40h56 + 13h2 > c40h82 ... Bạn biết đấy cứ 1 pi thì oánh 1 phân tử h2 ( có thể là br2 , cl2 , ... Tương tự cái này học hóa học 11 nhé bạn hỉu không ) vậy thì cái số 13 đấy chính là số liên kết pi trong phân tử a đó bạn . Nếu bạn học chuyên hóa thì chắc không xa lạ gì khái niệm độ bất bão hòa k . Mình tạm định nghĩa cho bạn đó là 1 đại lượng đặc trưng cho mức độ no hay chưa no của 1 hợp chát hữu cơ . Công thức tính đô bất bão hòa như sau : K = ( 2s4+2-s1+s3)/2 . Chăc bạn biết s1,s3,s4 là gì rồi chứ sau đó làm như bạn trên nha bạn .
 
1. Một este đơn chức no có 48,65 % C trong phân tử thì số đồng phân este là:

a.1 b.2 c.3 d.4

2.Cho glixerol phản ứng vs hỗn hợp axit béo gồm C12H35COOH và C15H31COOH, số loại trieste đc tạo ra tối đa là:

a. 6 b.5 c.4 d.3

3. Este X không no, mạch hở, có tỉ khối hơi so vs oxi bằng 3,125 và khi tham gia phản ứng xà phòng hóa tạo ra 1 andehit và 1 muối axit hữu cơ. Có bao nhiêu công thức phù hợp vs X

a.2 b. 3

c.4 d.5



Giúp tớ vs nha mọi người :X
 
1. Một este đơn chức no có 48,65 % C trong phân tử thì số đồng phân este là:

a.1 b.2 c.3 d.4

2.Cho glixerol phản ứng vs hỗn hợp axit béo gồm C12H35COOH và C15H31COOH, số loại trieste đc tạo ra tối đa là:

a. 6 b.5 c.4 d.3

3. Este X không no, mạch hở, có tỉ khối hơi so vs oxi bằng 3,125 và khi tham gia phản ứng xà phòng hóa tạo ra 1 andehit và 1 muối axit hữu cơ. Có bao nhiêu công thức phù hợp vs X

a.2 b. 3 c.4 d.5

Giúp tớ vs nha mọi người :X
câu 1: đặt công thưc pt là C[SUB]n[/SUB]H[SUB]2n[/SUB]O[SUB]2[/SUB]
%C = 12n*1oo / 14n+32 = 48,65
<=> 12n = (14n+32).0,4865
=>12n = 6,811n + 15,568
=> n = 3
Tức C[SUB]3[/SUB]H[SUB]6[/SUB]O[SUB]2[/SUB]
* HCOOC[SUB]2[/SUB]H[SUB]5[/SUB]
*CH[SUB]3[/SUB]COOCH[SUB]3[/SUB]
câu 2:
+ Gli-C[SUB]12[/SUB]-C[SUB]12[/SUB]-C[SUB]12[/SUB]
+ Gli-C[SUB]12[/SUB]-C[SUB]12[/SUB]-C[SUB]15[/SUB]
+Gli- C[SUB]12[/SUB]-C[SUB]15[/SUB]-C[SUB]15[/SUB]
+ Gli-C[SUB]15[/SUB]-C[SUB]15[/SUB]-C[SUB]15[/SUB]
+Gli- C[SUB]12[/SUB]-C[SUB]15[/SUB]-C[SUB]12[/SUB]
+ Gli-C[SUB]15[/SUB]-C[SUB]12[/SUB]-C[SUB]15[/SUB]
Tức là có 6 trieste
Do chỉ có 15p nên chỉ giải được 2 bài ,nếu có thời gian sẽ giải bài còn lại,Các bạn tiếp Hương bài cuối nhe!
 
Sh ơi, Hóa :((

1. Cho 0.15 mol este đơn chức X tác dụng vs dung dịch NaOH dư, sau khi phản ứng kết thúc thì lượng NaOH phản ứng là 12g và tổng m sản phẩm hữu cơ thu đc là 29.7 gam. Số đồng phân cấu tạo của X thỏa mãn các tính chất trên là:
A.4 B.5 C.6 D.2

2. Cho 4.48 g hỗn hợp gồm CH3COOC2H5 và CH3COOC6H5 ( tỉ lệ mol = 1:1) tác dụng vs 800 ml dd NaOH 0.1 mol thu đc dd X. Cô cạn dd X thì m chất rắn thu được là :
a. 5.6g b. 3.28g c. 6.4g d. 4,88g

3. Hỗn hợp X gồm vinyl axetat, metyl axetat và etyl fomat. Đốt cháy hoàn toàn 3.08 g X thu đc 2,16 g H20. Phần trăm số mol của vinyl axetat trong X là:
a. 25% b.27.92%. c. 72,08% d. 75%

4. Đốt cháy 1,6 g một este E đơn chức đc 3,52 g CO2 và 1,152g H2O. Nếu cho 10g E tác dụng vs 150ml dd NaOH 1 M, cô cạn dd sau phản ứng thu đc 16g chất rắn khan. Công thức của axit tạo este trên có thể là:
A. CH2=CH-COOH B. CH2=C(CH3)-COOH C. HOOC(CH2)3CH2OH D. HOOC-CH2-CH(OH)-CH3
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
1) n NaOH = 0,3 mol
Este :
- đơn chức
- tác dụng với NaoH theo tỉ lệ 1 :2
=> Este có vòng thơm.

nESte = 0,15 mol
mNaOH = 12 g.
m Chất hữu cơ thu đc = 29,7
m H2O sinh ra = 0,15 x 18 = 2,7 g

---> m Este = 29,7 + 2,7 - 12 = 20,4
----> M Este = 20,4/0,15 = 136

M RCOOR' = 136 ------> công thức phân tử là : C8H8O2
M R + M R' = 92
do R' là hiđrocacbon thơm nên có ýt nhất là 6 C trong R'

* xét R' có 6 C .---> R có 1 C
----> công thức cấu tạo là : CH3-COOC6H5( có 1 đồng phân )
* xét R có 7 C ---> R chỉ là H
HCOOC6H4-CH3 (có 3 đồng phân )

------> có 4 đồng phân thỏa mãn
2). Gọi a và b lần lượt là số mol của CH3COOC2H5 và CH3COOC6H5
Ta có a = b ( vì tỉ lệ mol 1 : 1)
=> 88a + 136 b = 4,48 => 224a = 4,48 => a = 0,2
n NaOH= 0,08 => n este thiếu => n rượu = n nước = 0,0
Khi cô cạn thì nước và rượu bay hơi đi
=> m bay hơi = 0,02x ( 46 + 18) = 1,28 g
Ta có: m [SUB]este [/SUB]+ m [SUB]NaOH[/SUB] = m[SUB]chất rắn [/SUB]+ m[SUB]bay hơi[/SUB]
=> m[SUB]rắn[/SUB] = 4,48 + (0,08x40) – 1,28 = 6,4 g

3) vinyl axetat : CH3COO-CH=CH2 ( C[SUB]4[/SUB]H[SUB]6[/SUB]O[SUB]2[/SUB])
2 este còn lại có cùng 3 cacbon nên quy về chùng 1 công thức coi như 1 chất có cùng CTPT : C[SUB]3[/SUB]H[SUB]6[/SUB]O[SUB]2 [/SUB]
C4H6O2 + 11/2 O2 -à 4 CO2 + 3H20
a ----------------------------->3a
C3H6O2 + 9/2 O2 à 3CO2 + 3 H20
B -----------------------------> 3b
Ta có hệ pt: 3a + 3b = 2,16/18 = 0,12
86a + 74 = 3,08
=> a = 0,01 b = 0,03
=> % vinyl axetat = 25 %
 
4) n Co2 = 0,08 mol
n H20 = 0,064 mol => n H = 0,182 mol
m O = 1,6 - 0,08x12 - 0,128x1= 0,512g => n O = 0,512/16 = 0,032 mol

=> CTPT tổng quát : (C5H8O2)n

vì E là este đơn chức => n =1 => CTPT: C5H8O2

n H20 < n Co2 => E không no hoặc mạch vòng

Đặt CTPT của este là: RCOOR'
n este = n NaOH = n muối = n ancol = 10/100 = 0.1 mol
AD ĐLBTKL: m este + m NaOH = m muối + m ancol
10 + 0,1x40 = 14 + m ancol
=> m ancol = 0
vậy Este mạch vòng.

E mạch vòng + NaOH ----> HOCH2CH2CH2CH2COONa
HOCH2CH2CH2CH2COONa + HCl -> HOCH2CH2CH2CH2COOH + NaCl
=> Đ.án: C
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top