• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Giúp mình văn với, Vợ Nhặt

luonmimcuoi

New member
Xu
0
Giúp mình câu này với ạ,mình cần sự trợ giúp tích cực

Cho đoạn văn sau trong Vợ nhặt của Kim lân:"bà lão khẽ dặng hắng một tiếng nhẹ nhàng nói với "nàng dâu mới"..............(đến).............-Con ngồi xuống đây. Ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân"

1.nêu nội dung chính của đoạn văn trên
2.
phân tích nghệ thuật dùng từ của nhà văn khi xây dựng những lời thoại của nhan vật bà cụ Tứ
3.viết một đoạn văn ngắn trình bày quan điểm của anh chị sau khi đọc đoạn văn trên.
 
Mình nghĩ thế này, bạn tham khảo nhé:
1. Là sự xót xa và đồng cảm với nàng dâu mới về hoàn cảnh khó khăn đói nghèo hiện tại.
- Giải tỏa tâm lí lo lắng của Tràng,vì Tràng sợ nàng người vợ mình nhặt về k đc chấp nhận
- Sự chấp nhận của bà cụ cho nàng dâu mới về ở chung nhà.
2. Nghệ thuật dùng từ trong lời thoại bà cụ Tứ
- Nói giảm nói tránh, nói tránh đi cái sự thật khắt nghiệt, cái đói nghèo đang đe dọa mạng sống ngoài kia, để giảm đi phần nào đau đớn, không khí ảm đạm của gia đình khi chào đón nàng dâu mới.
- Từ ngữ nhẹ nhàng, liên tưởng đến tương lai tốt đẹp. Bà cụ "lựa" những từ ngữ nhẹ nhàng, đầm thắm nhất mà nói với con dâu, để xoa dịu đi sự tủi nhục của nàng.
- Cách xây dựng nhân vật sắc sảo, đi sâu vào tâm lí, từ ngữ gần gũi, tượng hình cao.
Nhất là đoạn độc thoại nội tâm...cho thấy dù là bà cụ nói những lời an ủi, những mơ ước của tương lai nhưng khi độc thoại bà vẫn không thể che giấu nỗi lo của mình.
3.
Quan điểm của bạn như thế nào, hay cảm nhận, đánh giá như thế nào khi mình đã phân tích và hiểu về đoạn văn trên. Có thể bạn viết về:
- Sự chấp nhận và đồng cảm của bà cụ với nàng dâu mới
-Cái thở dài nhẹ nhỏm của Tràng
-Cách dùng ái ngữ của nhà văn khi xây dựng nhân vật bà cụ...
1 vài dòng tham khảo nho nhỏ, chúc bạn thành công và làm bài thật tốt nhé!
 
1. nêu nội dung chính của đoạn văn trên

Đoạn văn này chính là lời dặn dò của người mẹ chồng dành cho con dâu mới cũng như cả 2 vợ chồng. Nói với các con, bà cũng tự nói với chính mình, vừa an ủi bản thân, an ủi các con, vừa lo lắng cho tương lai phía trước của đôi vợ chồng.

2. phân tích nghệ thuật dùng từ của nhà văn khi xây dựng những lời thoại của nhân vật bà cụ Tứ
- Lời bà cụ Tứ dung dị, dễ hiểu, sử dụng ngôn ngữ nói hàng ngày (chúng mày, giời, u, hở...) cho thấy sự chân chất, gần gũi của một bà lão nông dân.
- Ta thấy bà cụ đã chuyển đổi cách xưng hô, gọi cô gái xa lạ là "con" - xưng "u" đầy chân tình -> đồng ý, chấp thuận của bà cụ với cô dâu mới tự lúc nào không hay.
- Trong hoàn cảnh bi đát, cái đói đe dọa từng nhà, từng người, bà cụ gạt đi mọi thứ để cất tiếng lòng với con dâu mới. Đẹp biết bao 2 tiếng "mừng lòng" của bà lão nói với các con. Chữ "mừng" thật đắc địa, có vẻ như ko đâu vào đâu của người già cả, nhưng lại lột tả đúng cái thần thái của một tấm lòng vị tha cao quý đang ngượng ngập, vụng về tìm cách giấu đi dòng nước mắt xót thương vì sợ phiền lòng cho chính người mình đang thương xót.
- (Đồng ý với bạn Nhã Thiên) Bà cụ "lựa" những từ nhẹ nhàng, đằm thắm nhất mà nói với con dâu, để xoa dịu đi sự tủi nhục của nàng dâu. Bà cụ khuyên nhủ, động viên con những điều chí tình, đôn hậu, tràn đầy niềm lạc quan yêu sống. Bằng những câu nói dân gian đã thành triết lý “Ai giàu ba họ, ai khó ba đời” bà đã mang lại hơi ấm cho cả nhà: “Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi may ra ông giời cho khá... Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời ? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau”. Bà dặn dò, bảo ban hai con “Cốt làm sao chúng mày hòa thuận là u mừng rồi”. Lời khuyên ấy của người mẹ là món quà vô giá, gói trọn bao tình yêu thương vô bờ của bà dành cho các con. Tấm lòng người mẹ ấy cao đẹp biết nhường nào! Một cuộc hôn thú không có lễ cưới hỏi, lời bà cụ Tứ lúc này giống như người chủ hôn, chính thức công nhận 2 con người xa lạ thành vợ chồng, giải tỏa đi lo lắng trong Tràng, đồng thời làm cho nàng dâu cảm thấy mình được công nhận, xóa bỏ đi mặc cảm mà sống chân thành với nhau.
- Nói
với con là thế, nhưng lòng bà cụ Tứ thật ngổn ngang: "Bà đăm đăm nhìn ra sông. Bóng tối trùm lấy hai con mắt. Mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào két lẹt. Bà lão thở dài ra một hơi. Bà lão nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đứa con gái út. Bà lão nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình. Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không?". Những câu hỏi lại bám lấy trong đầu bà. Lúc này, Kim Lân sử dụng ngôn ngữ độc thoại vô cùng chính xác, thể hiện được những biến đổi tinh tế trong nội tâm phức tạp của bà cụ. Các loại cảm xúc như những đợt sóng trào dâng trong lòng bà cụ khiến người đọc cảm động mà xót xa cho tấm lòng người mẹ. TÌnh thương con, ý thức trách nhiệm khiến bà chôn giấu những lo lắng vào lòng, chỉ thể hiện sự vui mừng ra mặt.
-
Trong không khí ngại ngùng, lúng túng của mọi người, bà đã có thái độ tế nhị, quan tâm đầy nhân hậu. Bà nói đỡ cho cô dâu còn xấu hổ: “Con ngồi xuống đáy, ngồi xuống đây cho đỡ mỗi chân".
=> Qua ngôn ngữ đối thoại cũng như độc thoại của bà cụ Tứ, phẩm chất của bà cụ Tứ được thể hiện khá rõ ràng: Đó là một bà cụ yêu con, nhận hậu, giàu lòng vị tha và quan trọng nhất: bà đã đem lại tình thương, che chở cho đứa con của mình để chúng có thể vượt qua hoàn cảnh khó khăn lúc bấy giờ, nung nấu ý chí sống cho các con. Bà cũng là con người tinh tế, cư xử mẫu mực, hiểu biết. Bà cụ Tứ đáng để chúng ta học tập, tôn trọng.

3. viết một đoạn văn ngắn trình bày quan điểm của anh chị sau khi đọc đoạn văn trên.
- Tình mẫu tử sâu đậm, cảm động.
- Tinh thần lạc quan dù trong hoàn cảnh khốn khó cũng là một đức tính cao đẹp mà cần thiết trong mỗi con người.
- Giá trị nhân đạo khiến mỗi chúng ta phải suy ngẫm: rung động trước tình cảm của một người mẹ; tình yêu thương, đồng cảm giữa con người - con người, cưu mang lẫn nhau; tôn trọng những mảnh đời bất hạnh - vì ai cũng có quyền được sống công bằng như nhau; hạnh phúc luôn hiện diện bất kì nơi đâu, chỉ cần chúng ta nhận ra và nâng niu nó.
<Bạn có thể chọn các chủ đề khác nhau để trình bày quan điểm, theo tôi, hay nhất là về niềm hạnh phúc trong đau thương và tình nhân ái giữa người với người.>
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top