Thông thường khi nói đến 1 chiến lược chiến tranh, ta phải nói đến nội dung của chiến lược, ai là tác giả, phương pháp tiến hành và mục đích của chiến lược đó là gì?
Nếu ta áp hệ quy chiếu này vào cái mà gọi là "Chiến lược chiến tranh đơn phương (hay còn gọi là 1 phía)" thì thật sự nó không đủ tiêu chuẩn để gọi là 1 chiến lược chiến tranh. Vì nó không có nội dung, phương pháp cũng như không có kế hoạch cụ thể..
Vậy thì tại sao chúng ta gọi nó là "chiến lược chiến tranh đơn phương"?
Vì đó là cách gọi "châm biếm" của những nhà báo thời bấy giờ để đả kích những hành động quân sự mang tính 1 chiều từ phía Mỹ, trong khi Miền Nam nước ta chưa hề có 1 lực lượng quân sự nào (có thể nói là tay không) mà Miền Bắc lúc bấy giờ lại chủ trương đấu tranh hòa bình kết hợp với đấu tranh chính trị để yêu cầu phía Mỹ và những bên liên quan tuân thủ theo đúng hiệp định Giơnevơ đã ký kết..==> như vậy trong khi nước ta vẫn đang chấp hành tốt những nội dung trong hiệp định Giơnevơ thì Mỹ-Diệm lại liên tục dùng những hành động quân sự, không chấp hành hiệp định ( tức là 1 phía thì đang tay không, 1 phía thì hùng dũng lực lượng ào ào càn quét..) và cách gọi "châm biếm" trên đã phần nào phản ánh được bản chất cũng như hành động của Mỹ-Diệm nên khái niệm "chiến lược chiến tranh đơn phương" được sử dụng rộng rãi tới giờ.
Về thời gian tồn tại của nó như Thu Hoàng đã nói từ năm 1954 đến 1960. Tức là sau hiệp định Giơnevơ đến sau phong trào Đồng Khởi.
Trên đây là suy nghĩ của mình. Xin trao đổi thêm để làm rõ!