[FONT=&]
GI[/FONT][FONT=&]Ữ IM LẶNG[/FONT]
GI[/FONT][FONT=&]Ữ IM LẶNG[/FONT]
[/FONT]
[FONT=&]Lần đó, Rôbe đi dự một Hội nghị quốc tế. Còn một lúc nữa hội nghị mới bắt đầu, Rôbe tới phòng nghỉ, tranh thủ làm quen thêm mấy người bạn mới.
[/FONT]
[FONT=&]Ngồi cạnh Rôbe là một chủ ngân hàng Canada. Ông này dáng vẻ rất quý tộc, ngồi ngay ngắn, đàng hoàng, không hề nói cười. Rôbe có mấy vấn đề định thỉnh giáo ông ta, như vấn đề dự luật buôn bán, vấn đề khủng hoảng tài chính. Đầu tiên, ông hỏi ông chủ ngân hàng về vấn đề dự luật buôn bán mà Quốc hội Canada đang tranh luận. Ông chủ ngân hàng chỉ “ờ” một tiếng với giọng rất khinh thường, mắt vẫn nhìn lên trần nhà. Mấy phút sau, Rôbe lại hỏi sang vấn đề khác, chủ ngân hàng lại “ờ” một tiếng và vẫn im lặng như tượng đá.
[/FONT][FONT=&]Sự im lặng của ông chủ ngân hàng làm tổn thương lòng tự trọng của Rôbe. Ông nghĩ bụng: “Mình nhất định phải cậy mồm lão”. Rôbe viết ngay một mẩu giấy đưa cho ông ta. Chiêu này quả nhiên hiệu nghiệm. Chủ ngân hàng cầm mảnh giấy lên xem, thoạt tiên đỏ bừng mặt, sau quay sang mỉm cười với Rôbe, tiếp đó là những chuỗi cười ha hả. Hai người bắt đầu nói chuyện, càng nói càng hợp nhau, càng trao đổi ý càng hăng. Rôbe đã thành công.[/FONT]
[FONT=&]Sau này Rôbe có lần nói với mọi người: “ Im lặng là một cách biểu hiện sự ngạo mạn, khiến cho người khác tức giận, nhưng tôi có cách đối phó”. Và ông kể lại câu chuyện đầu tiên tiếp xúc với vị chủ ngân hàng nọ. Người nghe hỏi ông:
[/FONT]
[FONT=&]- Ông đã viết gì trên mảnh giấy đó thế?
[/FONT]
[FONT=&]Rôbe cười:
[/FONT]
[FONT=&]- Tôi viết một câu thế này: “ Ông bạn ạ, tôi cũng có thể giữ im lặng như ông, bao nhiêu lâu cũng được!” phía dưới là chữ ký của tôi.
[/FONT]
[FONT=&]P/s: Im lặng có thể là vàng, im lặng có thể là bạc, im lặng còn có thể là sự ngạo mạn của kẻ sang, tự ty của kẻ hèn kém, cách xử thế của người thận trọng. Lấy im lặng để đối phó với im lặng là một phương pháp, trong im lặng quan sát đối phương, tìm hiểu đối phương, kích thích đối phương, cuối cùng quyết định có nên hợp tác hay không.
[/FONT]
[FONT=&]Theo Tâm thuật - NXB Văn học
[/FONT]
[/FONT]