Giới thiệu về các nhà soạn nhạc cổ điển

Franz Liszt

Franz Liszt, một bậc thầy trình diễn piano vĩ đại, nhạc trưởng và nhà soạn nhạc, người đã làm cuộc cách mạng trong kỹ thuật biểu diễn piano, tiền bối của Wagner trong các tác phẩm sáng tác cho dàn nhạc của ông, sinh ra ở Raiding năm 1811. Ông được nhận những bài học nhạc đầu tiên từ cha mình, Adam Liszt, một nhân viên kế toán làm việc dưới sự bảo trợ của Hoàng thân Esterbéz tại Eisenstadt khi mà Haydn còn làm nhạc trưởng của dàn nhạc cung đình. Adam nhanh chóng nhận ra rằng con trai ông có những tố chất phi thường về âm nhạc.

Franz có những buổi biểu diễn đầu tiên của mình ở Oedenburg năm 1820 khi ông mới 9 tuổi và đã gây ấn tượng mạnh với một nhóm những nhà tư bản và quý tộc người Hungari, đến nỗi họ đồng ý tài trợ học phí cho ông ở Vienna. Ông học tập ở đây với Czerny và Salieri, và trong buổi biểu diễn đầu tiên trong năm 1821, thính giả Vienna đã thực sự choáng váng trước trình độ bậc thầy của ông. Gia đình Liszt rời Vienna trong khoảng cuối năm đó đến định cư tại Paris, nơi mà ông giành được sự kính trọng như đối với một piasist phi thường. Sự ngạo nghễ chói lọi trong nghệ thuật điều khiển nhạc cụ bậc thầy, như làm xiếc của Liszt vượt trội so với một loạt các nghệ sĩ biểu diễn khác. Lối trình diễn “performing-dog tricks”, như bản thân ông gọi nó, đã gây kinh ngạc các thính giả thuộc giới quý tộc tại các phòng khách ông đã biểu diễn. Và rất nhanh chóng, ông trở thành một thần tượng ở Paris, mặc dù ông cũng có các buổi biểu diễn ở Pháp, Vương quốc Anh, Thụy Sỹ.

Tuy nhiên, Liszt không bao giờ để cho công việc biểu diễn làm ảnh hưởng đến nỗ lực rèn luyện để trở thành một nhà soạn nhạc. Ông tiếp tục học tại Paris dưới sự hướng dẫn của Paer và Reicha. Vào năm 1824, Paer đã thuyết phục nhà hát Opera Paris diễn một đoạn nhạc kịch ngắn của nhà soạn nhạc trẻ này. Kết quả, vở Don Sancio or The castle of love (Don Sancio hay lâu đài tình yêu) được diễn buổi đầu tiên vào năm 1825. Nó bị lãng quên rất nhanh, nhưng Liszt không hề nản lòng. Trong khi chờ đợi, ông vẫn tiếp tục sự nghiệp của một nhạc công bậc thầy. Không phải tình cờ khi các sáng tác quan trọng duy nhất của giai đoạn này, các Studies, là các sáng tác đặc biệt để phát triển các kỹ thuật đầy tiềm năng còn chưa được khám phá của cây đàn piano mà kỹ thuật “performing-doc tricks” của ông đã làm ông được biết đến, mặc dù kỹ thuật làm chủ cây piano bậc thầy của ông đã hoàn toàn được công nhận bởi những chuẩn mực ngày ấy. Được xuất bản tại Paris vào năm 1826, 12 Studies (dự định mở đầu để phát triển thành 24 bài) được dự kiến trước hết cho chính bản thân ông dùng. Các vấn đề xung quanh kỹ thuật của chiếc piano thực sự đã lôi cuốn sức tưởng tượng của ông nhiều hơn những lời ca ngốc nghếch của Don Sancio. Đó chính là tiếng nói mang đậm dấu ấn sáng tạo cá nhân của một đẳng cấp hoàn toàn khác. Không một pianist nào khác từng viết được những bản nhạc tương tự dành cho piano. Óc sáng tạo và sức tưởng tượng ấy đã từng có lúc vươn đến tầm cao bằng chất chất thơ. Ý nghĩa quan trọng phi thường của những bản Studies này còn bởi sự thật là chúng đã được tái bản sau này với chỉ những sửa chữa nhỏ, như các tác bài tập Transcendental Studies, một trong số những kiệt tác vĩ đại nhất trong của di cảo dành cho piano.

Trong khoảng thời gian bố ông qua đời trong năm 1827, Liszt quyết định bắt đầu dạy học. Đó như một cách để ông sắp xếp lại cuộc sống hỗn độn và bận rộn của mình. Ông cũng bắt đầu nghiên cứu triết học và các tác phẩm kinh điển một cách nhiệt thành, hứng khởi. Năm 1834, ông bắt đầu một tình yêu lâu dài với Comptesse Marie de Flavigny, vợ của Compte D’Agoult, và cùng bà đi nhiều nơi, đầu tiên là tới Thuỵ Sỹ, sau đó là Italy. Trong hành trình của mình, ông sáng tác một bộ tiểu phẩm ngắn cho piano, sau đó được chỉnh sửa lại để trở thành Anneés de pèdlerinage (Những tháng năm hành hương).

Sự nghiệp biểu diễn của ông đạt đến đỉnh cao của nó vào những năm từ 1839 đến 1847: những thành công vang dội từ Vienna, trở về với Hungary đến Prague, Đức, và sau đó lại là Paris. Ông dứt khoát chia tay với Marie de Flavigny năm 1844 và bắt đầu mối quan hệ mới với nữ diễn viên Charlotte de Hagn và vũ công Lola Montès. Năm 1847 ông bắt đầu một tình bạn lâu dài với công chúa Carolyne von Sayn-Wittgenstein.

Sau những năm tháng tiếp tục biểu diễn với trình độ bậc thầy, Liszt đến định cư ở Weimar năm 1848, nơi mà ông đã làm nhạc trưởng từ năm 1842, một nhiệm vụ đã cuốn hút ông vào việc dàn dựng và tổ chức các mùa hòa nhạc và opera của triều đình. Dưới chiếc đũa điều khiển của ông, dàn nhạc đã trở thành một trong những dàn nhạc xuất sắc nhất châu Âu. Các sáng tác của ông cũng có thuận lợi lớn, kết quả là các sáng tác cho dàn nhạc đã trở thành trung tâm cho các sáng tác của ông thời kỳ này. Thực tế là các thơ giao hưởng của ông được viết trong khoảng thời gian đó.

Trong lúc đó, sau khi nghe Rienzi lần đầu tiên vào năm 1844, ông đã quyết định dành tất cả thể xác và tâm hồn để đưa nhạc của Wagner đến được với công chúng. Liszt xem Wagner như một vị chúa của âm nhạc, và tình bạn gắn bó suốt đời của họ lại càng mạnh mẽ hơn nữa khi Wagner kết hôn với con gái của Liszt, Cosima. Suốt thời gian sáng tạo mãnh liệt của ông tại Weimar, Liszt chú tâm vào chỉ đạo, dàn dựng các buổi biểu diễn của tất cả các vở opera gây tranh cãi nhất thời kỳ đó. Bao gồm các vở Benvenuto Cellini và Lelio của Berlioz, Genoveva của Schumann. Nhưng, một buổi trình diễn thất bại thê thảm của vở The Barber của Bagdad cộng với sự thù địch của những kẻ bảo thủ trong thành phố đã kết thúc thời gian hạnh phúc của ông ở đây. Ông dời đến Rome năm 1865, nơi mà ông được nhận phẩm cấp Minor Order từ giáo hoàng Pius IX năm 1868 và từ đấy về sau khoác tấm áo choàng của cha trưởng tu viện. Từ đó, Liszt phải phân chia thời gian của mình giữa Budapest, Weimarr và Rome. Ông đã được phong là Hiệu trưởng của Viện hàn lâm âm nhạc quốc gia ở Budapest, và oratorio Chirstus của ông được đón nhận nhiệt thành tại Waimar.

Năm cuối đời của Liszt được dành cho các chuyến đi, công việc khắp Hungary, Pháp, Italy, Luxembourg, Vương quốc Anh và Đức. Ông tiếp tục sáng tác và được có mặt trong buổi biểu diễn thành công các vở opera của Wagner tại Bayreuth. Ông qua đời chỉ vài ngày sau một buổi diễn của vở Tristan und Isolde vào ngày 31 tháng 7 năm 1886, 3 năm sau khi Wagner qua đời (1883)

Đóng góp vĩ đại nhất trong các trước tác cho piano của Liszt hiển nhiên là 24 Studies (1838), 12 Transcendental Studies (1838) và 3 bộ Anneés de pèleriage (1836 – 77). Trong các sáng tác cho piano của ông, tác phẩm trứ danh nhất là Sonata giọng Si thứ(1852 – 53), Mephisto Waltz cùng các sáng tác cho piano phổ biến sau này của ông. Tác phẩm vĩ đại nhất cho piano và dàn nhạc của ông là hai bản Concerto giọng Mi giáng trưởng, Concerto giọng La trưởng, và bản Totentanz (điệu nhảy của thần chết), một sự tưởng tượng rùng rợn trên chủ đề Dies Irae.

Không thể chối bỏ rằng âm nhạc của Liszt khá thất thường và đôi khi có những thiếu sót nghiêm trọng. Cái mà đã đưa Liszt thành vĩ đại chính là khả năng của ông có thể đón nhận và theo đó, tiếp thu trọn vẹn các ý niệm và xu hướng âm nhạc trong thời kỳ của ông. Chắc chắn ông sẽ phải chịu ơn nhiều các nền văn hoá ông đã đến, đã sống, đã trải nghiệm cho khả năng đặc biệt của mình. Sinh ra trong một khu vực nơi mà trường phái cổ điển Vienna đã vươn tới độ thành thục trọn vẹn của nó và được học tập trong những năm trưởng thành cũng tại chính Vienna, chàng trai trẻ Liszt dời đến Paris khi “Kinh đô ánh sáng” thực sự là trung tâm tập hợp các tinh hoa văn hoá của cả châu Âu. Anh đã dành thời gian thảnh thơi của mình để tiếp cận với kịch melo của Ý, truyền thống âm nhạc vĩ đại của Đức. Có thể không nhạc sỹ nào – trong thời đại của ông hay cả thời đại khác – có thể tích luỹ được vốn kinh nghiệm dồi dào như thế, hay có rất nhiều cơ hội để sử dụng tốt chúng.

Điều đó, cùng với cá tính hữu hảo, thân thiện, hào hiệp khác thường; một bản tính luôn thiện chí nhìn nhận và giới thiệu các giá trị đáng được ghi nhận nhất, ngay cả khi điều đó có thể làm phương hại tới tài năng vĩ đại của ông, đã cắt nghĩa tại sao Liszt, dù hiển nhiên không phải là nhạc sỹ vĩ đại nhất trong thời đại của ông, lại là một trong những nhạc sỹ tên tuổi quan trọng và thú vị nhất, một trong những nhân vật chính của cả kỷ nguyên Lãng mạn.


Basten (dịch)
 
Ruggero Leoncavallo

Sinh ngày 23 tháng 4 năm 1857, Ruggero Leoncavallo là con trai của ông Vincenzo – một quan tòa và bà Virginia D'Aurio – hậu duệ của một dòng họ có nghề chạm khắc và vẽ tranh khá nổi tiếng ở Naples. Ruggero ban đầu theo học nhạc tại những lớp học tư rồi sau đó là tại San Pietro a Majella Conservatory, Naples, thời điểm đó là một trong những nhạc viện có uy tín nhất châu Âu. Tại đây cậu bé học piano dưới sự hướng dẫn của Beniamino Cesi còn Lauro Rossi là người dạy cậu những bài học sáng tác. Chàng trai trẻ tuổi đã nhận được tấm bằng tốt nghiệp khi mới chỉ 16 tuổi và ở độ tuổi 20 thì Leoncavallo đã có trong hành trang của mình tấm bằng tốt nghiệp khoa Văn tại đại học Bologna, nơi mà thầy dạy của ông là Giosué Carducci.

Ngay từ khi còn ngồi trong giảng đường tại Bologna thì Leoncavallo đã sáng tác vở opera đầu tiên của mình, Chatterton – mà ông cũng là tác giả của phần libretto. Tuy nhiên tác phẩm này không được công diễn cho đến tận tháng 3 năm 1896.

Sau khi kết thúc việc học tập, Leoncavallo chuyển đến sinh sống tại Ai Cập. Ông ở đây trong một khoảng thời gian khá dài, thám hiểm vùng đất này với tư cách một nghệ sĩ piano cho đến khi xảy ra cuộc chiến tranh giữa người Anh và người Ai Cập. Ông quyết định rời Ai Cập đến sống tại Pháp, đầu tiên là tại Marseille và sau đó là Paris. Tại thủ đô nước Pháp, Leoncavallo kiếm sống bằng cách chơi đàn tại quán cafe Eldorado, sáng tác những bài hát và hướng dẫn những ca sĩ opera khi họ nhận vai mới.

Với sự tiến cử của ca sĩ giọng baritone Victor Maurel, ông có được công việc mới khi Giovanni Ricordi – ông chủ của một nhà xuất bản và là một ông bầu chuyên tổ chức opera đề nghị Leoncavallo sáng tác phần nhạc cho I Medici – phần đầu trong bộ ba vở kịch Crepusculum thời Phục hưng Ý. Ông tràn đầy cảm hứng khi đứng trước một dự án lớn, kế tục sự nghiệp của những nhà văn hóa lớn thời Phục hưng như Girolamo Savonarola và Cesare Borgia. Tuy nhiên khi vở opera hoàn thành thì lại không thu được nhiều thành công như tác giả của nó mong đợi, tác phẩm này không được biểu diễn cho đến tận tháng 11 năm 1893 và Ricordi thì rõ ràng là không mặn mà gì với vở opera này, ông tỏ ra ưu ái La Wally của Alfredo Catalani hơn. Tuy nhiên, trên thực tế thì I Medici đã có cơ hội được ra mắt trên các sân khấu opera tại Turin và Venice thì những ông chủ nhà hát lại từ chối nó vì Ricordi đã hứa là sẽ tặng một phần thưởng lớn cho người nào dàn dựng lại tốt hơn Edgar – vở opera thất bại của Giacomo Puccini – trong một nỗ lực cho một sự khởi đầu mới.

Leoncavallo hiểu khi một người bạn thân của ông, nhà báo Marco Sala – người luôn có mặt tại những phòng khách sang trọng nhất thời điểm đó đã có lí khi nói: “Hãy bảo vệ tác phẩm của mình bằng bất kì cách nào có thể và phải luôn giữ cho mắt bạn mở to. Hãy nhớ rằng nhà Ricordi mua những tác phẩm của bạn về là để chôn vùi chúng”.

Cuối cùng Leoncavallo quyết định sẽ viết một vở opera ngắn, sau khi chứng kiến sự thành công vang dội của Cavalleria Rusticana (Pietro Mascagni), với libretto dựa theo một câu truyện có thật mà ông đã tình cờ được chứng kiến ở Montalto, Calabria. Khi mà kịch bản của vở opera, mà tương lai sẽ tên là Pagliacci (Anh hề) được hoàn thành, Leoncavallo mang đến cho Ricordi. Ông chủ nhà xuất bản này đã thực sự bị sốc và xem xét tỉ mỉ phần độc đáo nhất của libretto, phần mở màn mà trong đó một nhân vật chính ra thuật sơ lại cốt truyện – điều này trên thực tế được coi như bản tuyên ngôn của trường phái opera verismo (chân thực) – những vở opera có nội dung đời thường, gần gũi vỡi cuộc sống nhằm phản bác lại những vở opera mang nội dung thần thoại của Wagner. Leoncavallo thuật lại những lời mà Ricordi đã nói với ông: “Hãy nhìn xem, làm sao mà khán giả có thể nghiêm trang trước một người đàn ông trong một bộ váy màu trắng? Có quá nhiều sự lộn xộn giữa bi kịch và hài kịch khiến cho tôi khó có thể thu được bấy kì kết quả khả quan nào”. Vậy là Ricordi đã bỏ lỡ một trong những cơ hội tốt nhất để tạo dựng uy tín và địa vị của mình vì đây sẽ một tác phẩm có thể sánh ngang với bất kì vở opera nào của Verdi.

Thất vọng và cay đắng vì không được coi trọng nhưng Leoncavallo vẫn có niềm tin vững chắc vào chất lượng của Pagliacci, nhà soạn nhạc đã tìm đến với Eduardo Sonzogno – một ông chủ xuất bản khác và là người đứng ra tổ chức cho buổi ra mắt của Cavalleria Rusticana, người tỏ ra rất có hứng thú với tác phẩm này và Sonzogno đã quyết định đứng ra bảo lãnh để cho Pagliacci được dàn dựng với những điều khoản tương tự như trong hợp đồng trước đây với Cavalleria Rusticana. Leoncavallo được nhận ngay tấm séc trị giá 3000 lire và 30 phần trăm tiền thuê tác phẩm trong vòng 20 năm. Cũng chính Sonzogno là người đầu tiên để Pagliacci và Cavalleria Rusticana đứng chung trong cùng một đêm diễn vào ngày mùng 2 tháng 12 năm 1893 tại Metropolitan Opera, New York (cho đến tận bây giờ 2 tác phẩm này vẫn thường xuyên được biểu diễn cùng với nhau bất chấp mối quan hệ bị rạn nứt sau đó giữa 2 nhạc sĩ Mascagni và Leoncavallo).

Cũng trong thời gian này, Leoncavallo có cộng tác với Puccini trong tác phẩm Manon Lescaut bằng việc phác thảo những chi tiết đầu tiên trong kịch bản cho người đồng nghiệp, tuy nhiên Puccini lại không hài lòng với những ý đồ của Leoncavallo. Sau một thời gian dài ấp ủ, cuối cùng phần libretto của Manon Lescaut cũng được hoàn thành nhưng tác giả của chúng lại là Domenico Oliva, Mario Praga và Luigi Illica và thậm chí là cả Giovanni Ricordi. Dù rằng trong phần libretto này vẫn còn dấu ấn của Leoncavallo nhưng với những mâu thuẫn cá nhân, trong lần biên tập cuối cùng Ricordi đã thẳng tay xóa tên nhà soạn nhạc trong số những tác giả của Manon Lescaut.

Cuối cùng thì Pagliacci cũng đã được dàn dựng và biểu diễn. Đó là ngày 21 tháng 5 năm 1892 tại nhà hát Dal Verme, Milan, Pagliacci lần đầu ra mắt khán giả dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng tài ba Arturo Toscanini và người bạn thân của Leoncavallo là Victor Maurel trong vai Tonio đã giành được thành công vang dội và Leoncavallo miêu tả đó là “nhà vô địch thứ 2” của trường phái opera verismo (nhà vô địch đầu tiên là Cavalleria Rusticana).

Khoảng thời gian vài tháng sau khi công diễn Pagliacci là khoảng thời gian hạnh phúc và có ý nghĩa nhất đối với cuộc đời của Leoncavallo. Tất cả những cánh cửa của những nhà hát opera nổi tiếng nhất trên thế giới đều mở ra đối với ông và đem đến cho nhà soạn nhạc một khoản thu tài chính đáng kể.

Cùng với Mascagni, Puccini, Giordano và một vài nhạc sĩ khác, Leoncavallo đã trở thành thành viên thực sự của “Trường phái những nhà soạn nhạc trẻ Ý” với lí tưởng công khai là phát triển và làm mới nền opera Ý trong thời kì hậu Verdi.

Khi nhận ra rằng mình vẫn còn khả năng nắm giữ “con gà đẻ trứng vàng” trong tay vì bản hợp đồng trước đây, Ricordi đã yêu cầu Leoncavallo chuyển giao cho mình bản viết tay của I Medici. Nhà soạn nhạc đã từ chối và một vụ kiện dân sự đã xảy ra và kéo dài cho đến tận năm 1899 khi tòa án đưa ra phán quyết bất lợi cho bên nguyên cáo.

Ngay trong năm ra mắt Pagliacci, Leoncavallo đã bắt tay vào viết một vở opera dựa theo tác phẩm "La Vie de Bohème" của Henri Murger. Nhưng ý tưởng tuyệt vời này đã bị Puccini dưới sự xúi bẩy và khích bác của Ricordi – người không bao giờ tha thứ cho Leoncavallo về việc quay lưng lại với mình - nẫng tay trên. Vì lí do này đã có một vụ scandal nổ ra trên mặt báo, tại những phòng khách và cả ở nhà hát. Với uy tín của một người vừa vào vai Falstaff trong vở opera cùng tên của Verdi tại La Scala, Victor Maurel đã đưa ra những bằng chứng để bảo vệ Leoncavallo. Lúc này báo chí chia làm 2 phe: Corriere della Sera thì ủng hộ Puccini còn Il Secolo thì bảo vệ Leoncavallo. Cuộc bút chiến này đã gây ra những mối bất hòa giữa Leoncavallo với Puccini và Mascagni (người bênh vực Puccini). Từ đó trở đi họ gần như tuyệt giao với nhau.

La Bohème của Leoncavallo là một vở opera hài hước pha đôi chút lãng mạn và ủy mị được biểu diễn lần đầu tiên tại Fenice, Venice vào ngày mùng 6 tháng 5 năm 1897 với sự tham gia của ca sĩ nổi tiếng Rosina Storchio. Tác phẩm này đã nhận được nhiều lời khen ngợi của công chúng cũng như giới phê bình tuy nhiên chỉ một năm sau La Bohème đã hoàn toàn bị lu mờ trước sự thành công của vở opera cùng tên của Puccini và chỉ vài năm sau đã biến mất khỏi danh mục các tác phẩm thường xuyên được biểu diễn.

Một vở opera khác của Leoncavallo theo phong cách verismo là Zazà ra đời năm 1900. Đây là một tác phẩm táo bạo và đầy cá tính miêu tả nữ nhân vật chính rất sống động. Hoàng đế nước Đức Wilhelm II đề nghị Leoncavallo viết Der Roland von Berlin vào năm 1904, và tiếp theo đó là những tác phẩm Maia (1910), Gli Zingari (1912), Goffredo Mameli (1916) và Edipo Re (1920).

Leoncavallo định cư tại Montecatini Terme từ năm 1913 và ông đã phải bán ngôi biệt thự xa hoa của mình tại Lake Maggiore, Brissago – mà ông mua được bằng số tiền kiếm được từ những buổi đầu tiên công diễn Pagliacci để đối phó với những người chủ nợ của mình. Tuy nhiên nguồn cảm hứng sáng tạo của người nghệ sĩ tài hoa, thông minh không hề bị cạn kiệt (dù rằng ông đã ngập ngụa trong rượu chè và cờ bạc) và nhưng nhà hát nổi tiếng vẫn mở rộng cửa đối với Leoncavallo, nhưng sau thời gian nhiệt tình ban đầu, những vở opera mới của ông nhanh chóng bị quên lãng và không khi nào tiếp cận được đẳng cấp của Pagliacci – tác phẩm vẫn liên tục được biểu diễn trên khắp thế giới.

Leoncavallo bắt đầu khóc than cho thực tế cay nghiệt. Trong một cuộc phỏng vấn vào năm 1929, Toscanini nhớ lại: “Trong một đêm diễn từ thiện tại Milan, tôi chỉ huy Pagliacci cùng với Caruso, Leoncavallo van nài tôi chỉ huy Zazà thay cho Pagliacci, rằng ông không muốn được biết đến vĩnh viễn và độc nhất với tư cách tác giả của Pagliacci. Tôi có thể làm được gì bây giờ? Hãy tin tôi: không một chỉ huy hoặc một ca sĩ nào lại có thể cảm thấy phấn khích trước một vở opera đầy mẫu thuẫn”.

Ngoài Pagliacci và những vở opera khác, Leoncavallo còn là tác giả của một số tác phẩm cho dàn nhạc, cho nhạc cụ độc tấu (đáng chú ý có một số bản waltz cho piano), một số romance và bài hát thính phòng mà trong đó Mattinata và Serenatella là những bài rất nổi tiếng và ngày nay vẫn được thường xuyên biểu diễn.

Khi Leoncavallo qua đời ở Montecatini Terme vào ngày mùng 9 tháng 8 năm 1919, một tang lễ trọng thể đã được diễn ra. Hầu hết những cá tính mạnh mẽ và những người nổi tiếng đều có mặt, trong số này có cả những người từng một thời là bạn của ông: Giacomo Puccini và Pietro Mascagni.

cobeo (dịch)
 

Gustav Mahler

Gustav Mahler sinh ngày 7 tháng 7 năm 1880 tại Kaliste, một thị trấn Bohemien nhỏ trên biên giới với Moravie. Ông bắt đầu những bài học dương cầm đầu tiên với Viktorin, người chỉ huy dàn hợp xướng tại nhà hát opera ở Jihlava, thành phố trọng yếu của Moravia nơi gia đình Mahler đến định cư.

Ông tiếp tục học piano với Brosch, và tiến bộ nhanh chóng đến nỗi tổ chức được buổi trình diễn độc tấu piano đầu tiên vào năm 1870. Sau những năm sống tại Prague nơi ông học trường trung học Newstader, ông quay trở về Jihlava và tiếp tục học trung học tại đó. Quan tâm đến việc học của con trai mình như trước đó, bố ông đã đưa ông đến Vienna năm 1875 và dành tiếp được một buổi nghe thử với Julius Epstein, giáo sư dương cầm tại nhạc viện Vienna.


Theo gợi ý của Epstein (sau này trở thành thầy dạy piano của Gustav), bố ông đã ghi tên ông vào học nhạc viện Vienna nơi ông tốt nghiệp suất sắc năm 1878. Trong thời gian ở Vienna, ông kiếm sống bằng việc dạy piano, và vào mùa hè năm 1880, ông trở thành chỉ huy của dàn nhạc tại Bad Hall, một thị trấn nước khoáng nhỏ, nơi ông tổ chức trình diễn những vở nhạc kịch hài hước và vui nhộn.


Hầu như không còn lại gì trong số những tác phẩm mà Mahler dự định hoặc thực tế đã sáng tác trong thời kỳ đầu tiên này. Rất nhiều trong số chúng bị thất lạc hoặc do Mahler chủ tâm hủy bỏ. Những gì còn sót lại chủ yếu là: Das klagende Lied (Bài ca than thở), một bản cantata cho độc tấu, hợp xướng và dàn nhạc mà ông khởi thảo năm 1887 và hoàn thành năm 1880. Sự thất bại trong việc dành giải thưởng Beethoven khiến ông hơi thất vọng và buộc ông theo đuổi công việc khác. Thế là ông bắt đầu "cực hình" của mình, việc ông đồng thời là người soạn những tác phẩm âm nhạc của chính mình và là người biểu diễn những tác phẩm của các nhà soạn nhạc khác đã trở thành nguồn cơn mệt mỏi triền miên cho một người ít được nghỉ ngơi và bị ám ảnh như ông.


Ông được bổ nhiệm làm giám đốc của Landestheatre tại Ljubjana cho mùa biểu diễn 1881 - 1882, và sau khi qua mùa hè tại Vienna, ông chuyển tới Olomouc làm giám đốc của Stadttheatre. Sự tài hoa của ông trong vài trò chỉ huy ban đầu đã được thể hiện rõ ràng tại đây trong các buổi trình diễn các vở Martha của Flotow và Carmen của Bizet.


Trong năm 1883 ông được bổ nhiêm làm phó giám đốc tại nhà hát opera ở Kassel, nơi mà vị giám đốc Wilhelm Treiber để ông tự do nâng số lượng các buổi trình diễn các vở opera hài hước của Meyerbeer.


Tuy nhiên, điều kiện làm việc tại Kassel còn xa mới đạt mức lý tưởng, và Mahler đã từ bỏ vào năm 1885, chuyển đến chỉ huy tại festival mùa hè ở Munden, nơi ông tổ chức các buổi trình diễn giao hưởng số 9 của Beethoven và oratorio Paulus của Mendelshohn được nhiều ca ngợi. Trong những tháng ở Kassel, Mahler đã viết năm lied đầu tiên cho giọng hát và piano, Lieder und Gesange aus der Jugendzeit (Những khúc ca tuổi trẻ) và cho trình diễn một phiên bản không dàn nhạc của tập liên khúc đầu tiên quan trọng này, Lieder eines Fahrenden Gesellen (Những khúc ca của một lữ khách).


Ông được bổ nhiệm làm giám đốc của Prague Deutsches Landestheatre cho mùa biểu diễn 1885 - 1886, chỉ huy các tác phẩm của Gluck, Mozart, Beethoven và Wagner, và vào năm 1886 trở thành phó giám đốc của Leipzig Neue Stadttheater, một vị trí ông từ bỏ sau đó. Bất ngờ thấy mình không có việc, Mahler được nhà âm nhạc học Guido Adler giúp đỡ, người đã bổ nhiệm ông làm giám đốc của nhà hát Hoàng gia Budapest, nơi ông tăng thêm những buổi biểu diễn suất sắc các tác phẩm Das Rheingold và Die Walkure của Wagner, Don Giovanni của Mozart.


Tuy nhiên sự thành công của ông trong vai trò sáng tác không sánh được với danh tiếng chỉ huy của ông. Buổi trình diễn bản giao hưởng đầu tiên do chính ông chỉ huy tại Budapest đã hoàn toàn thất bại. Mọi việc còn trở nên tồi tệ hơn khi cả bố mẹ ông và một người chị gái của ông cùng mất trong vòng một năm, và ông phải đối mặt với trách nhiệm nuôi nấng năm em trai và gái của mình, điều này khiến cho việc chỉ huy được trả lương trở thành một sự cần thiết hoàn toàn về tài chính.


Đến năm 1890 sức khỏe của ông rất tồi tệ, và ông từ bỏ vị trí của mình tại nhà hát Hoàng gia sau một sự bất đồng ý kiến với người quản lý mới ở đó. Nhờ có sự ủng hộ của Brahms và nhà phê bình âm nhạc lớn Hans von Bulow (một người ngưỡng mộ chân thành tài năng chỉ huy của ông), ông tiếp tục được bổ nhiệm làm giám đốc thứ nhất tại Stadttheater của Hamburg, nơi mà giữa các tác phẩm opera Ý mà ông trực tiếp chỉ huy (Falstaff của Verdi và Manon Lescaut của Puccini) còn có một buổi trình diễn vở Eugene Onegin của Tchaikovsky. Việc trong thời kỳ này ông phát hiện ra Des Knaben Wunderhorn (chiếc kèn co thần kỳ của chàng trai trẻ), một tập hợp huyền thoại thời trung cổ và hồi ký thơ ca mộc mạc, kỳ dị, đau thương bi thảm về chiến tranh ba mươi năm xuất bản giữa những năm 1888 và 1889, được minh chứng là một sự kiện mang tính quyết định trong cuộc đời sáng tác của ông, và kết quả là một trong những liên khúc nổi tiếng nhất của ông.


Trong thời gian đó, ông đã đạt được tiến bộ với bản giao hưởng số 2 giọng Đô thứ (1887 - 1894), một trong những tác phẩm phức tạp nhất và nhiều tham vọng của ông. Bản giao hưởng số 3 giọng Rê thứ tiếp tục tinh thần của bản số hai ở nhiều khía cạch và có lẽ là bản giao hưởng lớn nhất mà ông từng viết, được sáng tác vào giữa những năm 1893 và 1896. Bản giao hưởng số 4 tuyệt vời giọng Son trưởng, được hoàn thành vào năm 1900 đánh dấu sự kết thúc cho giai đoạn chính đầu tiên trong cuộc đời sáng tác của ông. Sự hình thành của nó vô cùng phức tạp, và nó được xem như là một "chiếc cân nhỏ", song nó là một tác thanh bình lặng độc nhất (cho chù ở thời kỳ châm biếm) với sắc thái dàn nhạc sáng sủa kiểu Mozart và những giai điệu cantabile tuyệt vời gợi nhắc thời của Schubert.


Vào năm 1892, Han von Bulow bấy giờ đang ốm, đề nghị với Mahler vị trí chỉ huy cho những buổi hòa nhạc quyên góp của Hamburg, một vị trí mà người nhạc trưởng ba mươi tuổi đã làm một cách hiệu quả trong năm năm tiếp theo, và đồng thời là nhân vật quan trọng trong việc đưa tới truyền thống âm nhạc Vienna. Ông từ bỏ vị trí tại Stadttheatre của Hamburg vào năm 1897 nhưng nhờ danh tiếng quốc tế trong vai trò chỉ huy, ông sớm được bổ nhiệm vào Kapellmeister và làm giám đốc nghệ thuật cho nhà hát opera Vienna, một vị trí mà ông nắm giữ trong mười năm tiếp theo.


Việc chuyển đến Vienna đã bắt đầu một thời kỳ mới trong cuộc đời sáng tạo của Mahler. Bản giao hưởng số 5 giọng Đô thăng thứ, một bộ phận quan trọng với cách biểu đạt trong sáng của ông, tiếp theo bản giao hưởng số 6 giọng La thứ (1903 - 1905), và bản giao hưởng số 7 giọng Mi thứ (1904 - 1905), tác phẩm giàu tham vọng nhất trong thời kỳ giữa. Bản số 6, mặc dù dựa trên những trải nghiệm tự nhiên của ông, là một nỗi muộn phiền dường như tiên liệu những âm thanh ảo giác, không có thực trong các tác phẩm trường phái biểu hiện đầu tiên của Berg và Schoenberg, khi trong bản số 7, nỗi khát khao hòa làm một với thiên nhên trở nên kệch cỡm, thậm chí lặp lại mình một cách tầm thường. Được sáng tác vào mùa hè năm 1906 và 1907, bản giao hưởng huy hoàng số 8 giọng Mi giáng trưởng được viết cho độc tấu, đàn ống và một dàn hợp xướng lớn cùng dàn nhạc, và trong thực tế được gọi là bản giao hưởng của một nghìn.

Đám cưới của Mahler với Alma Schiller (1902), sự ra đời và qua đời của đứa con đầu lòng Maria Alma (1902 – 1907) và việc chấm dứt giao thiệp với đời sống âm nhạc Vienna (bị chia rẽ bởi những kẻ ghen ghét đồng nghiệp và những lời đả kích nghệ sỹ) vào năm 1907 là những sự kiện tiểu sử chính ảnh hưởng đến những năm sáng tạo sau cùng của ông.


Những tác phẩm quan trọng nhất trong thời kỳ này là Das Lied von der Erde (Bài ca trái đất, 1907 - 1908), một tập liên khúc dựa trên những lời thơ cổ Trung Hoa được dịch sang tiếng Đức, và bản giao hưởng số 9 giọng Rê trưởng (1909 - 1910). Mahler trải qua những mùa hè cuối cùng tại một ngôi nhà ở Toblach và ở Mỹ, nơi ông chỉ huy những buổi hòa nhạc với New York Philharmonic và những vở opera tại Metropolitan Opera. Ông khởi thảo bản giao hưởng số 10 vào năm 1910 (mà không hoàn thành được) và chỉ huy buổi hòa nhạc cuối cùng của mìmh tại New York năm 1911. Kiệt sức và ốm nặng, ông quay về Vienna, nơi ông qua đời ngày 18 tháng 5 năm 1911.


Một nhân vật kỳ lạ cả ở khía cạnh con người lẫn nghệ sỹ, một nhà chỉ huy tài năng khác thường, và được hoan nghênh khắp mọi nơi với tư cách là một trong những nhạc sỹ quan trọng nhất của thế kỷ 19, tài năng của Mahler trong lĩnh vực sáng tác chưa bao giờ được công nhận đầy đủ. Thậm chí rất lâu sau khi ông mất, những tác phẩm của ông bị coi là tài liệu bổ sung cho một người mà nghề nghiệp thực sự là biểu diễn tác phẩm của người khác. Những nỗ lực không ngừng của ông trong việc mang tới những cải tổ và cải cách cho biểu diễn opera, sự kiên định tiên phong về tiêu chuẩn của người nhạc trưởng trong việc chỉ huy tổng thể không chỉ với dàn nhạc mà còn với những khía cạnh khác của biểu diễn opera (tác phẩm, ánh sáng, dựng cảnh, phục trang) được hoan nghênh và ca ngợi trong suốt cuộc đời ông. Những tác phẩm của ông được dàn dựng lại đáng kể từ thế chiến thứ 2 và giờ đây ông được nhìn nhận cả trong vài trò nhà soạn nhạc đã đưa truyền thống giao hưởng Đức đến giới hạn hợp lý của nó lẫn là người tiền bối của những phá vỡ mang tính cách mạng của Arnold Schoenberg với toàn bộ truyền thống âm nhạc có điệu tính phương Tây.

Triomphe (dịch
 
Wolfgang Amadeus Mozart

Wolfgang Amadeus Mozart sinh ngày 27/1/1756 ở Salzburg, vào thời điểm đó gia đình cậu đang ở trong thời kỳ tương đối sung túc. Cha cậu, ông Leopold, là một nghệ sỹ vĩ cầm có tiếng làm việc trong Nhà thờ của Tổng giám mục ở Salzburg, ông có đủ khả năng để đảm bảo cuộc sống tương lai cho Maria Anna và Wolfgang, hai đứa trẻ duy nhất còn sống sót trong số sáu đứa trẻ mà vợ ông, bà Anna Maria đã sinh cho ông. Điều quan trọng hơn cả là, ông đã có thể đem đến cho những người trong gia đình ông một mái ấm hạnh phúc đầy tình yêu thương và sự chiều chuộng mà Wolfgang tỏ ra cần có ngay lúc đó. Nhìn bề ngoài, Wolgang có vẻ là một cậu bé nhút nhát, nhưng điều đó chẳng có ý nghĩa gì hết, Wolfgang đã bộc lộ một năng khiếu âm nhạc bẩm sinh từ khi còn rất nhỏ tuổi. Ngay khi nhận ra được tài năng của con trai, ông Leopold đã rất nhanh chóng bồi dưỡng, đào tạo cậu một cách chặt chẽ và bài bản. Ông đã dạy con trai chơi violin và piano, và đã giữ một vai trò quan trọng trong những sáng tác đầu tiên của cậu, đưa cậu đến với những phòng khách sang trọng mà ở đó cậu được chào đón bởi các quý bà ngưỡng mộ tài năng phi thường của cậu. Một điều may mắn là, việc xuất hiện trước công chúng sớm như vậy đã không làm ảnh hưởng đến phẩm chất cá nhân đẹp đẽ trong con người cậu bé nhỏ tuổi; cậu vẫn luôn luôn giữ được sự duyên dáng và trong sáng rất tự nhiên của mình.

Ông Leopold đã bắt đầu những hành trình lưu diễn với hai đứa trẻ của mình từ rất sớm. Đầu năm 1762, khi Wolfgang chỉ mới vừa tròn 6 tuổi, gia đình Mozart đã thực hiện một cuộc hành trình vòng quanh châu Âu. Chị gái của Wolfgang, Maria Anna, người mà cậu vẫn gọi một cách thân thương là Nannerl, vốn là một nghệ sỹ piano rất giỏi. Họ đã cùng biểu diễn với nhau một vài lần ở Munich trong suốt thời gian lễ hội hóa trang trước trước lễ bầu cử hoàng tử Maximillian, đó là những buổi biểu diễn được đón nhận rất nồng nhiệt. Gia đình Mozart chuyển đến Vienna vào tháng 9 năm 1762. Chúng ta có thể biết được điều đó từ một số bức thư của Leopold, nữ hoàng Maria Theresia đã mời gia đình âm nhạc đễn Schonbrunn thậm chí trước cả khi họ xin được tiếp kiến bà.

Vào tháng 6 năm 1763, gia đình Mozart khởi hành từ Salzburg, bắt đầu một hành trình rất dài, phải mất đến 3 năm. Khi trở về Munich, nơi mà họ đã từng được chào đón tại cung điện, họ chuyển đến Augsburg, nơi này đối với họ cũng chẳng hứng thú gì lắm. Tuy nhiên, ở Frankfurt, năm buổi biểu diễn trước công chúng của hai nhạc công trẻ tuổi đã thu hút được một lượng khán giả khổng lồ. Sau thời gian ở Đức, gia đình chuyển đến Brussels và rồi, vào tháng tư năm 1764, họ đến London. Buổi biểu diễn tiếp kiến George III của Wolfgang cũng thành công và ấn tượng chẳng kém gì khi cậu ở Paris một vài tháng trước đó. Ở London, cậu bé Mozart nhỏ tuổi đã có dịp được gặp gỡ với Johann Christian Bach, con trai của Johann Sebastian Bach, và được nghe âm nhạc của ông. Họ trở thành những người bạn thân và âm nhạc của Johann Christian đã có một ảnh hưởng quan trọng đến các sáng tác của Wolfgang. Cậu đang viết các giao hưởng và các sonata cho violin và piano, ngay sau đó là những vở opera đầu tiên, La finta semplice (1768), một vở opera buffa, và cũng trong năm đó là vở Singspiel Bastien und Bastienne.

Sau một kỳ nghỉ ngắn, họ lại bắt đầu những hành trình mới, lần này là đến Italy, "trái tim con chan chứa niềm vui – Mozart viết vào ngày 13/12/1769 – cuộc hành trình này thật sự vui vẻ". Đi qua Brenner Pass vào đất Ý và sau một thời gian ngắn ở Rovereto cùng một buổi hòa nhạc thành công tại Accademia Filharmonica ở Verona, Wolfgang cùng với bố đến Milan, ở đó, giữa những nhân vật tiếng tăm khác, họ đã gặp một trong những nhạc công nổi tiếng nhất thời đó, Giovanni Battista Sammartini. Tứ tấu đàn dây đầu tiên của Mozart, đề ngày 15/3/1770 tại Lodi, đã được viết trong giai đoạn này.

Tiếp theo, họ đến các thành phố khác của Italy: Bologna, Florence, Rome và Naples, Ở Bologna, cậu đã nhận được sự chỉ dạy rất bổ ích từ Padre Martini, và khi đến Rome, cậu đã được Pope Clement XIV trao giải thưởng The Order of the Golden Spur.

Quay lại phía bắc, Mozart đã cho trình diễn một vở opera được sáng tác vội, Mitridate, rè di Ponto, tại Teatro Ducale ở Milan vào 26/12/1770. Tuy không phải là một đỉnh cao, nhưng vở opera lại là một tác phẩm mang đầy đủ truyền thống Italy, và cũng nên nhớ rằng lúc đó Mozart mới chỉ 14 tuổi.

Gia đình Mozart trở về Salzburg, nhưng không lâu sau, đến giữa năm 1771, họ quay trở lại Italy một lần nữa. Vở opera của Wolfgang, Ascanio in Alba, được trình diễn vào ngày 17/10 tại Teatro Ducale ở Milan, tiếp sau đó là Lucio Silla vào ngày 26/12/1772 vẫn tại Teatro Ducale. Thành công của vở opera này đã đặt dấu mốc cho sự thắng lợi của cậu trong lần thứ ba lưu diễn tại Italy.

Người bảo trợ của Leopold và Wolfgang, tổng giám mục Sigismund, chết vào tháng 12 năm 1771 ngay sau khi họ trở về Áo và người kế nhiệm ông đã đem đến những thay đổi cho sự nghiệp của họ. Tổng giám mục mới Hieronymus, bá tước Colloredo, ít dung thứ cho sự vắng mặt của các nhân viên của mình bằng người tiền nhiệm, và cũng không chấp nhận lắm việc gia đình Mozart đi lưu diễn trong thời gian dài, một công việc cần thiết cho sự nghiệp âm nhạc của họ. Tuy nhiên, Wolfgang đã sáng tác một vở opera ngụ ngôn, Il sognor di Scipione (Giấc mơ của Scipio) tỏ lòng tôn kính với lễ phong tổng giám mục mới, và ông tổng giám mục đã thưởng cho cậu bằng việc nhận cậu làm Konzertmeister, tức là nghệ sỹ violin chính ở Salzburg, một chức vụ mà cậu gần như đã nắm giữ trong suốt 5 năm tiếp theo. Tuy nhiên, cậu vẫn được cho phép thực hiện một số hành trình lưu diễn ngắn, vào năm 1773 cậu đã tới Vienna cùng với bố. Sau khi từ chức trợ lý tổng giám mục vào tháng 9 năm 1777, Wolfgang đến Augsburg và Mannheim, và năm 1778 đến Paris, ở đó, lần đầu tiên trong đời anh có được cảm giác là một nghệ sỹ tự do.

Tuy nhiên, sự thành công của anh vẫn chưa được toàn diện và to lớn lắm. Những năm này là những năm khó khăn đối với nhà soạn nhạc kiêm nghệ sỹ trình diễn trẻ tuổi. Vào năm 1775 anh đã có được thành công khi vở La finta giardiniera được trình diễn ở Munich, và ngay sau đó là vở Il re pastore, với phần lời của Pietro Metastasio, diễn ở tòa nhà tổng giám mục Salzburg. Ở Paris năm 1778, nhà soạn nhạc 22 tuổi được ủy nhiệm viết phần âm nhạc cho vở ballet Les petits riens, nhưng sự thành công tiếp theo đã không đến với anh, thay vào đó là một tin buồn, người mẹ thân yêu của anh qua đời. Anh trở về Salzburg vào giữa tháng giêng năm 1779, một chàng trai chán nản và bất mãn, mặc dù đã trưởng thành hơn, đã nhận thức được giá trị thực sự cũng như sự phong phú hơn về khả năng cảm xúc và trí tuệ của mình.

Một tia hy vọng lại lóe lên vào tháng 10 năm 1780 khi Mozart, bây giờ lại là trợ lý của bá tước Colloredo, được bổ nhiệm viết một vở opera vũ hội hóa trang cho Munich, và kết quả là Idomeneo được trình diễn vào ngày 29 tháng 1 năm 1781 tại nhà hát cung điện Munich. Tác phẩm này được mô tả là "mới và đặc biệt", nó là một thành công lớn. Sự ngưỡng mộ của công chúng và sự thắng lợi của tác phẩm này đã níu chân Mozart, anh đã không trở về Salzburg ngay lập tức, điều này đã làm ông tổng giám mục nổi giận. Tình trạng bất ổn này cuối cùng được giải quyết vào 16/3/1781, khi Mozart mãi mãi từ bỏ công việc trợ lý tổng giám mục. Kể từ thời điểm đó, nhà soạn nhạc không chỉ được giải phóng khỏi sự gò bó luôn làm anh cảm thấy ngột ngạt mà còn thoát ra khỏi sự bảo vệ đùm bọc quá mức của người cha. Anh rời Salzburg và ngay lập tức lao vào cuộc sống náo nhiệt ở thành Vienna, ở đó anh đã nghĩ rằng có thể dễ dàng tìm được một công việc theo kiểu "nghệ sỹ tự do". Với hy vọng là mình sẽ có nhiều học sinh, anh đã sáng tác một số lớn các tác phẩm dùng để dạy học, tin chắc rằng anh sẽ được bổ nhiệm viết ít nhất một vở opera mỗi năm, cũng như được mời biểu diễn ở nhiều buổi hòa nhạc. Anh cũng chắc chắn rằng anh sẽ không gặp trở ngại khi xuất bản các sáng tác của mình. Lúc đầu thì dường như mọi chuyện có vẻ tốt đẹp, nhưng năm 1786 đã là năm bắt đầu cho sự suy sụp của Mozart.

Mozart đã viết không ít hơn 17 bản concerto trong giai đoạn 1782 - 1786, những khúc hòa tấu rất nổi bật như Concert Rondo giọng Rê trưởng (K.382) và La trưởng (K.386), cùng với tác phẩm khác quan trọng hơn như các giao hưởng. Vở opera tiếp theo của anh, Die Entfuhrung aus dem Serail (Vụ trốn thoát ở hậu cung) đã là một thành công đối với dân thành Vienna khi lần đầu tiên được trình diễn ngày 16/7/1782 tại Burgtheatre, nhưng anh đã không bao giờ hoàn thành tác phẩm sân khấu kế tiếp của mình, vở opera buffa, Lo sposo deluso, bắt đầu một năm sau đó.

Thành công của Seraglio đã làm Mozart rất tự tin. Anh nhanh chóng làm lễ với cưới Constanze Weber vào ngày 4/8/1782, không để ý đến sự phản đối kiên quyết của người cha. Tuy nhiên, Wolfgang đã có rất nhiều việc để làm, và khi ông Leopold đến thăm đôi vợ chồng trẻ ở Vienna vào mùa đông năm 1785, ông đã có thể cảm thấy yên tâm về những gì mà cậu con trai của mình dường như đang làm. Các tác phẩm của Wolgang đang được xuất bản và Wolfgang có nhiều học sinh.

Tuy nhiên, cuộc sống ổn thỏa này đã không kéo dài được bao lâu. 1786 chính là năm ra mắt vở opera Le nozze di Figaro (đám cưới Figaro), với phần lời của Lorenzo da Ponte, vở opera được trình diễn lần đầu tiên tại Hoftheater ở Vienna. Tác phẩm khá là thành công, nhưng tầng lớp quý tộc ở Vienna lại không hiểu được chủ đề của nó. Các nghệ sỹ thì vẫn bị xem như những người làm công, những người không bao giờ được khuyến khích vượt qua những giới hạn nhất định trong công việc của họ. Với việc đưa hình ảnh của một con người bình dân, Figaro, vào trong nghệ âm nhạc nghệ thuật hàn lâm, Mozart đã tạo ra một hiệu ứng mang tính thách thức đối với cái xã hội thời đó. Kể từ đó, theo một nghĩa nào đó, chính vở opera này đã đánh dấu điểm khởi đầu cho quá trình suy sụp của sự nghiệp người nhạc sỹ trong mắt công chúng thành Vienna thời bấy giờ.

Tuy nhiên, vở Le nozze đã nhận được một sự chào đón khác hẳn khi nó được trình diễn tại nhà hát Quốc gia ở Prague, ở đó giới quý tộc Đức-Tiệp rất có hứng thú với chủ nghĩa dân tộc. Sự thắng lợi của Le nozze lại được tiếp nối bởi một vở opera nữa, cũng thành công không kém, Don Giovanni, được trình diễn lần đầu tiên vào 29/10/1787. Những năm tháng mà Mozart ở Prague có lẽ là quãng thời gian hạnh phúc nhất trong cuộc đời ông, sự ngưỡng mộ và quý trọng của công chúng ở đây đối với ông đã bù đắp lại những thất vọng cay đắng mà ông từng phải hứng chịu trước đây trong sự nghiệp của mình. Tuy nhiên, mọi chuyện đã kết thúc ở đó, ông buộc phải quay trở về Vienna để tìm việc làm.

Năm 1788, Mozart viết xong bản Concerto cho Piano giọng Rê trưởng (K. 537). Mãi cho đến ngày 15/10/1790 nó mới được trình diễn ở Frankfurt để chào mừng lễ trao vương miện cho Leopold II, và người ta gọi nó là Concerto Đăng quang.

Bản Concerto cho Piano cuối cùng của ông, Si giáng trưởng, K.595 được viết vào đầu năm 1791, nổi tiếng với cảm xúc hài hòa của chủ nghĩa cổ điển, cũng giống như tất cả các tác phẩm mà Mozart đã sáng tác trong năm cuối cùng này của cuộc đời ông.

Các giao hưởng được viết trong những năm cuối cùng này cũng cực kỳ xuất sắc. Trong khi chuẩn bị đến Prague để trình diễn vở Le nozze vào tháng 12/1786, Mozart đã viết bản Giao hưởng bất hủ số 38 giọng Rê thứ, K.504 thường được gọi là Prague hay Sinfonia senza minuetto (Giao hưởng không có điệu minuet). Tiếp theo là Giao hưởng số 39 giọng Mi giáng trưởng, K. 543, Giao hưởng số 40 giọng Son thứ, K.550, và cuối cùng là Giao hưởng số 41 giọng Đô trưởng, K.551, Jupiter.

Năm 1789 có lẽ là năm khó khăn nhất của Mozart. Tình trạng tài chính của ông tồi tệ đến mức, ông buộc phải đi kiếm từng đồng để sống. Mọi chuyện dường như chỉ khá hơn một chút vào cuối năm khi ông dời đến Berlin, hy vọng tìm được công việc ở chỗ hoàng đế Wilhelm Friedrich II, nhưng công việc thành ra lại chỉ là nhận viết 6 Tứ tấu và 6 Sonata đơn giản cho Piano, những việc mà thậm chí ông đã không bao giờ hoàn thành. Ông cũng đã đến Dresden, Leipzig và Prague, nhưng chẳng nhận được hợp đồng nào có thể giúp ông thoát khỏi tình trạng tài chính tồi tệ cả.

Sau khi trở về Vienna năm 1789, ông đã tặng hoàng đế Joseph II một vở opera buffa mới, Così fan tutte, vẫn với phần lời của Lorenzo da Ponte. Nó được trình diễn ngày 26/1/1789 tại Burgtheater, nhưng cái chết ngay sau đó của hoàng đế, này 20/2 đã khiến các nhà hát ở Vienna phải tạm ngừng hoạt động, chính điều đó (cho dù là vô tình) đã giết chết ngay từ đầu một tác phẩm xuất sắc của Mozart. Vở opera đã được ghi nhận, nhưng trong nhiều năm, nó đã không được trình diễn lại lần nào ở Vienna cả.

Một cơ hội quan trọng khác dường như đến hơi muộn vào năm 1790, khi một ông bầu tên là Salomon, đi ngang qua thành Vienna, đề nghị với Mozart một hợp đồng ở London 6 tháng và 6 buổi hòa nhạc ngoài trời có bán vé ở Ansterdam. Tuy nhiên, những lời mời này lại trùng đúng vào thời điểm sức khỏe của Mozart bắt đầu suy sụp.

Prague cũng mời Mozart sáng tác một vở opera trang trọng để kỷ niệm lễ đăng quang của Leopold II, trở thành vua xứ Bohemia. Kết quả là, vở La clemenza di Tito, được sáng tác chỉ trong bốn tuần, được trình diễn ở Prague ngày 6/9/1791 và đã không đạt được sự chấp nhận của hoàng cung, mặc dù các buổi trình diễn sau này thường là rất thành công.

Mozart đã quay trở lại Vienna để tham gia chỉ đạo diễn tập cho một vở opera khác mà ông đã làm việc với nó trong suốt những tháng trước đó, Die Zauberflöte (Cây sáo thần), một tác phẩm lấy cảm hứng từ bài thơ của Wieland với phần lời của ông bầu E.J. Schikaneder. Buổi biểu diễn đầu tiên ngày 30/9/1791 tại Theater auf der Wieden ở Vienna không thể gọi là một thắng lợi, tuy nhiên, vở Die Zauberflöte đã nhanh chóng trở thành vở opera thành công nhất của ông.

Mozart lúc này đã đi gần đến những năm tháng cuối đời. Khuôn mặt xanh xao và thân hình phờ phạc đã báo hiệu một cái chết không thể tránh khỏi đang đến rất gần. Chính bản thân ông cũng nhận ra điều này. Ông đã viết những dòng này vào ngày 7/9/1791: "Tôi vẫn tiếp tục sáng tác, bởi vì như vậy sẽ làm tôi ít mệt hơn là không làm gì cả… tôi cảm thấy giờ khắc của tôi sắp tới; tôi sắp chết… nhưng cuộc sống đã thật là tuyệt diệu". Mozart mất ở Vienna vào ngày 5 tháng 10 năm đó, có lẽ là vì bị nhiễm trùng nội tạng. Họ đã chôn cất ông trong một nhà mồ tập thể, và hài cốt của ông cho đến nay vẫn chưa được tìm thấy.

"Tôi vẫn tiếp tục sáng tác", Mozart đã nói điều đó trong cái năm cuối cùng của cuộc đời, và đó cũng chính xác là những gì ông đã làm. Cho dù ông đã kiệt sức, nhưng ông không bao giờ mất đi niềm đam mê viết nhạc. Trong một bức thư mà cô em vợ của ông, Sophie Weber, viết năm 1825, có đoạn: “Sussmayr ở bên cạnh Mozart. Khúc Requiem được trải ra trên giường và Mozart thì đang giải thích cho anh ta nghe xem anh ta phải hoàn tất nó như thế nào sau khi ông qua đời". Requiem là tác phẩm vĩ đại cuối cùng của Mozart và là một trong những tác phẩm âm nhạc tế lễ xuất sắc nhất của lịch sử âm nhạc nhân loại. Có một chút bí ẩn xung quanh sự ra đời của tác phẩm này, khi Mozart nhận viết nó cho một người hảo tâm giấu tên. Mozart đã chấp nhận đề nghị này với 50 đồng ducat. Tuy nhiên, việc sáng tác nó đã làm ông hao tổn rất nhiều sức lực, và ông đã qua đời mà không biết được người khách hảo tâm của mình là ai.

Ngày nay, chúng ta đã biết được nhân vật bí ẩn này là ai, thực tế thì đó chính là bá tước Franz von Walsegg, ông này đã mua các tác phẩm không được xuất bản để giả mạo đó là những sáng tác của chính ông ta. Về sau, ngày 14/12/1793, người đàn ông kỳ cục này đã chỉ huy buổi trình diễn đầu tiên tác phẩm Requiem của Mozart dưới mái vòm nhà thờ Wiener Neustadt Cistercian ở Vienna, trên trang bìa của tổng phổ có ghi "do bá tước Walsegg sáng tác".

Mozart đã không bao giờ hoàn thành Requiem của ông. Nó được viết nốt bởi người học trò Franz Xavier Sussmayr, một người có đức tính khiêm tốn, ông đã thêm vào các phần còn thiếu và soát lại nhiều bản thảo đã có. Sự hoàn chỉnh của ông có vẻ như là trung thành với toàn bộ những dự định của Mozart, có lẽ là bởi vì Sussmayr đã rất kề cận bên người thầy của mình trong những ngày cuối cùng.

Ngoài Requiem, Mozart còn viết một số lớn các tác phẩm tế lễ, hầu hết đều trong giai đoạn ông làm việc ở Salzburg. Chúng bao gồm khoảng 15 khúc Mass, Litany, Vesper và Offertory. Là một sự thu gọn các thành quả của ông về âm nhạc tôn giáo từ 1785 cho đến suốt một vài năm tiếp theo, Mozart đã ngày càng tập trung đến âm nhạc Tam điểm, hầu như ngay khi sự bốc đồng tôn giáo mà ông chưa bao giờ có thể diễn tả một cách đầy đủ trong âm nhạc tế lễ được lái sang khuynh hướng mới này. Mozart đã trở thành một hội viên của hội Tam điểm vào năm 1784. Ban đầu, Mozart cũng ít quan tâm đến hoạt động của hội này, nhưng khi công chúng trở nên thờ ơ với tác phẩm của ông, ông mới thấy rằng sự hỗ trợ tài chính mà các hội viên hội Tam điểm có thể mang lại cho ông là rất có ích. Các sáng tác của ông trong giai đoạn này bao gồm cantata Dir, Seele des Weltalls (K.429), trình diễn khi Mozart được bầu vào hội Tam điểm, cantata Die Maurerfreude (K.471) trình diễn ngày 24/4/1785, cantata Maurerische Trauermusik (K.477), trình diễn ngày 17/11/1785, và bản cantata cuối cùng, Masonic Cantata (K.623) được Mozart hoàn thành vào tháng 11/1791.

Bài thánh ca nhỏ giọng Rê trưởng Ave verum corpus, K.618 của ông là một tác phẩm rất đáng được đặc biệt nhắc đến. Đây là một tuyệt tác được viết từ mùa hè năm 1791 ngay trước khi ông bắt đầu viết Requiem. Nó được sáng tác cực kỳ nhanh để dùng làm âm nhạc cho lễ hội Corpus Christi tại nhà thờ St Stephen ở Baden. Mặc dù chỉ có 46 ô nhịp, bài thánh ca nhỏ nhắn này vẫn kết hợp được tính nghiêm trang với tính đơn giản đến lạ thường, và đây có lẽ là một sự thể hiện rất tiêu biểu cho "tính đơn giản" kỳ diệu trong tác phẩm của Mozart, thiên tài âm nhạc có một không hai.

Di sản âm nhạc thính phòng của Mozart thực sự là khổng lồ, hầu hết là các tác phẩm được nhận viết cho những vị trưởng giả hoặc những người bảo trợ có địa vị cao. Nhạc thính phòng của Mozart bao gồm các divertimento, serenade, norturne và các vũ điệu dành cho hội hóa trang vốn rất thịnh hành ở thời kỳ đó. Một ví dụ nổi tiếng là bản Serenade giọng Son trưởng, Eine kleine Nachtmusik (Một khúc nhạc đêm nhỏ) viết cho dàn dây, K.525, hoàn thành vào 19/8/1787, một tác phẩm thông minh và tươi tắn mang một sự duyên dáng và hấp dẫn được điều chỉnh đôi chút với chủ đích là để tiếp cận sát với hình thức bề ngoài của nó. Bản divertimento nổi tiếng Ein Musikalischer Spass (Một trò vui âm nhạc), K.522 được viết trước Serenade chỉ một thời gian ngắn, có lẽ là tiểu phẩm nổi tiếng nhất của ông.

Trong suốt thời kỳ này ông cũng hoàn thành một số lớn Lieder cho giọng hát và piano, bao gồm Abendempfindung, K.523, An Cloe, K.524 và Das Veilchen), K.476 dựa trên các câu thơ của Geothe. Bài hát cuối cùng này là rất đáng chú ý bởi vì nó đã vượt ra khỏi các quy tắc được chấp nhận trong nền thanh nhạc thế kỷ 18. Mozart đã rút ra được những thành ngữ mới từ nhạc kịch của thời ông và thêm vào một chức năng diễn tả mới cho Lied, việc làm này đã được tiếp tục phát triển bởi Franz Schubert trong thế kỷ tiếp theo.

Nhiều Lieder khác đã được sáng tác sau khi Mozart được bổ nhiệm làm "Nhà soạn nhạc hoàng cung" ở Vienna (một cái mác nghe rất kêu mà thực ra chỉ có nghĩa rằng ông phải viết một số lượng nhất định các điệu nhảy mỗi năm cho các buổi khiêu vũ và hội họp ở cung điện). Ngoài sáu bản Tứ tấu dây nổi tiếng đề tặng Haydn và các tác phẩm khác được viết cho Frederick Wilhehm của nước Phổ, các tác phẩm thính phòng xuất sắc nhất bao gồm ngũ tấu dây Son thứ năm 1787, Ngũ tấu Clarinet năm 1789 mà vẻ đẹp của giai điệu được gắn liền với bản Concerto cho Clarinet giọng La trưởng, K.622, viết năm 1791. Cũng không nên bỏ sót các Sonata cho violin và piano của ông đó là những hình mẫu tuyệt vời của thể loại sonata đối với một trong những yêu cầu khắt khe nhất của sự phối hợp nhạc cụ.

Số lượng tác phẩm khổng lồ của Mozart cũng bao gồm các tác phẩm viết trong giai đoạn vô cùng nghèo túng của ông, là những tác phẩm thành công trong việc điều hòa giữa tính phù phiếm cốt yếu của mục đích với cái độc đáo phi thường của tư tưởng. Vì vậy, Mozart vĩ đại có thể viết nhạc cho những cây đàn ống cơ học dựng trong lòng những cái đồng hồ, như bản Fantasia nổi tiếng giọng Pha thứ, K. 608 sáng tác ngày 3/3/1790 hay bản Andante, K. 616 viết ngày 4/5 cùng năm. Cũng có cả âm nhạc cho kèn acmônica thủy tinh, một nhạc cụ làm bằng thủy tinh điều chỉnh ở nhiều âm độ, sẽ “hát lên" khi người chơi chà xát những đầu ngón tay ẩm ướt quanh miệng kèn. Bản Adagio và Rondo, K. 617 là một kiệt tác cho nhạc cụ này hoặc là một "phương tiện". Chưa hết, khi đã cất được gánh nặng nghèo khó, mặc dù ngắn ngủi, sự vĩ đại của ông tự nó lại được xác nhận đầy đủ và ở giai đoạn cuối của cuộc đời, ông đã đạt được sự thể hiện tuyệt vời nhất trong các tác phẩm thanh nhạc vĩ đại như Le nozze di Figaro (1786), Don Giovanni (1790) và Die Zauberflöte (1791, năm ông mất). Ngoại trừ Requiem, âm nhạc của Mozsart đặc biệt vui vẻ và dường như không hề báo hiệu cái chết của ông, không kể ý nghĩa gián tiếp rằng cái chết mang đến sự giải thoát khỏi những lo âu của đời người.

Xuất bản phẩm trọn vẹn các tác phẩm của Mozart lần đầu tiên, dựa theo danh mục thời gian sưu tập năm 1862 của nhà âm nhạc học Ludwig Kochel (tên ông này được ghi đại diện là “K” ngay trước số tác phẩm), được in tại Leipzig giữa năm 1877 và 1905.

ttdungquantum (dịch
 
Felix Mendelssohn


Felix Mendelssohn (tên đầy đủ Jacob Ludwig Felix Mendelssohn) một thần đồng trong âm nhạc, một nghệ sỹ Piano xuất sắc, một nhạc sỹ vĩ đại, một nhạc trưởng tài ba, một nhà phê bình bậc thầy.

Sinh ngày mùng 3 tháng 2 năm 1809 tại Hamburg, Đức, là cháu nội của nhà triết học nổi tiếng thế kỷ XVIII Moses Mendelssohn, Felix được sống trong một gia đình khá giả và có nền giáo dục rất tốt (bố cậu, ông Abraham là chủ ngân hàng miền Bắc nước Đức). Felix còn có 2 chị gái (Fanny, Rebekah) và 1 em trai (Paul) đều có năng khiếu về âm nhạc trong đó đặc biệt chị cả Fanny là người bạn rất thân thiết và có ảnh hưởng rất lớn đến Felix sau này.

Do rất sung túc về kinh tế nên gia đình Mendelssohn thường xuyên tổ chức các hoạt động âm nhạc tại nhà riêng. Điều này đã giúp cho tài năng thiên bẩm của Felix được bộc lộ từ rất sớm. Cũng giống như Mozart, Mendelssohn nổi tiếng là một thần đồng từ khi còn rất nhỏ. Được mẹ, bà Leah Solomon dạy cho những bài tập piano đầu tiên khi 6 tuổi, đến 7 tuổi đi học ở Berlin với thầy giáo Ludwig Berger dạy piano và Karl Zelter dạy sáng tác _ cả hai đều là người rất nổi tiếng thời bấy giờ. 9 tuổi cậu bé đã có buổi biểu diễn Piano trước công chúng, 11 tuổi đã có những tác phẩm đầu tay. Được sự hậu thuẫn lớn từ gia đình cả về vật chất lẫn tinh thần (điều rất hiếm đối với nhiều nhạc sỹ khác) Mendelssohn hoàn toàn chuyên tâm vào việc biểu diễn piano và sáng tác. Ngoài ra cậu còn bộc lộ năng khiếu hội hoạ của mình qua các bức tranh màu nước.

Trong thời kì đi du lịch Paris với chị gái Fanny, Felix đã nghiên cứu các tác phẩm của Mozart và Bach, trong đó âm nhạc của Bach đã đặc biệt lôi cuốn cậu.

Khi Mendelssohn 12 tuổi, cậu bé được Zelter dẫn đến gặp nhà thơ vĩ đại Johann Wolfgang von Goethe. Goethe tỏ ra rất mến Mendelssohn và cậu bé ở nhà ông trong hơn 2 tuần lễ. Sau một lần nghe Mendelssohn biểu diễn, Goethe, khi đó đã 72 tuổi nói: “Khi tôi buồn, tôi nghe Mendelssohn đàn và tìm thấy niềm vui” và cậu bé trở thành người bạn nhỏ của ông. Cuộc tiếp xúc này rất quan trọng đối với sự nghiệp của Mendelssohn. Sau này, hai người còn thường xuyên gặp gỡ nhau và Mendelssohn đã sáng tác bản Piano quartet giọng Si thứ để tặng Goethe.

Gia đình thường xuyên thuê các nhóm nhạc về nhà để trình diễn các tác phẩm của Mendelssohn, chính điều này đã tạo diều kiện để cậu có những đánh giá chính xác hơn về các tác phẩm của mình.

Cùng lứa tuổi với các nhạc sỹ khác như Schumann, Chopin và Liszt nhưng tài năng của Mendelssohn được thừa nhận đầu tiên ở châu Âu. Từ năm 11 đến 15 tuổi Mendelssohn sáng tác 13 bản giao hưởng cho dàn dây và bản giao hưởng số 1 giọng Đô thứ, Op. 11. 16 tuổi, chàng trai trẻ hoàn thành một tác phẩm thính phòng xuất sắc: bản octet (bát tấu) cho dàn dây giọng Mi giáng trưởng, Op. 20 (cho 4 Violin, 2 Viola, 2 Cello) và đã bắt đầu gây được sự chú ý. Lục lọi trong thư viện của Goethe, tình cờ Mendelssohn bắt gặp vở kịch Giấc mộng đêm hè của Shakespeare và thế là năm 1826, khi mới 17 tuổi, tác phẩm lớn đầu tiên của Mendelssohn: bản Overture A Midsummer Night's Dream Op. 21 (Giấc mộng đêm hè) ra đời và đạt được những thành công vang dội. Từ Vienna đến Paris, tên tuổi Mendelssohn luôn được nhắc đến với một sự kính nể. Tại Berlin năm 1827, lần đầu tiên tiếp xúc với bản nhạc này Chopin đã nhận xét: “Overture A Midsummer Night's Dream có thể khiến bất kỳ nhạc sỹ nào cũng phải kinh hoàng. Tuy kế thừa truyền thống cổ điển nhưng Mendelssohn lại có một tâm hồn lãng mạn. Đây không phải là thế giới vô hình do trí tưởng tượng xây dựng nên, cái thế giới khơi lên những ước mơ này là một thế giới có thật”. Một lời nhận xét vô cùng có giá trị nếu như ta biết rằng Chopin không hứng thú gì lắm với việc sáng tác cho dàn nhạc.

Theo học lịch sử và triết học (với Georg Friedrich Hegel) tại đại học Berlin từ năm 1826 đến năm 1829, Mendelssohn càng có điều kiện tiếp thu thêm nhiều kiến thức bổ ích cho công việc sáng tác của mình.

Kể từ đó con đường hoạt động nghệ thuật của Mendelssohn luôn được trải đầy hoa hồng. Năm 1829, ông đến Anh _ nơi có nhiều điểm tương đồng về văn hoá với nước Đức thời kỳ đó. Mendelssohn được giới âm nhạc Anh đón chào nồng nhiệt và ông tỏ ra rất hạnh phúc. Trong thời gian này ông có đến thăm Scotland và Hebrides, chính nơi đây đã tạo cho Mendelssohn nguồn cảm hứng viết nên tác phẩm nổi tiếng overture The Hebrides, Op. 26 (còn có tên khác là “động Fingal”) _ một trong những bản nhạc thành công nhất trong nền âm nhạc lãng mạn Đức thế kỷ 19 và những ý tưởng ban đầu về bản giao hưởng số 3 Scottish giong La thứ, Op. 56 cũng bắt đầu được hình thành. Trong lần gặp gỡ Goethe lần cuối cùng tại Weimar vào tháng 5 năm 1830, một bài thơ của Goethe đã truyền cảm hứng cho Mendelssohn sáng tác nên bản cantata trần tục First Walpurgis-Night. Tháng 10 năm 1830, nhà soạn nhạc trẻ băng qua dãy núi Alps tiến vào nước Ý. Trong nhật ký Mendelssohn có viết: “Bây giờ tôi đang ở Ý và chắc chắn rằng đây sẽ là chuyến đi tuyệt vời nhất của tôi”. Mendelssohn đã không lầm. Sự đồ sộ của nền văn hoá Rome đã thực sự quyến rũ ông. Những công trình kiến trúc vĩ đại, những bức tranh vô cùng nổi tiếng từ thời Phục hưng và cả cuộc sống bình dị của người dân nơi đây đã khiến Mendelssohn như bị thôi miên. Tuy thời gian ở Ý chỉ khoảng 10 tháng nhưng đây là một trong những giai đoạn thăng hoa nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông. Năm bản cantata, Concerto số 1 cho Piano và dàn nhạc giọng Son thứ, Op. 25 ra đời trong thời gian này và chính nước Ý tươi đẹp là nguồn cảm hứng để Mendelssohn sáng tác bản giao hưởng số 4 Italian giọng La trưởng, Op. 90 _ một trong những tác phẩm tuyệt vời nhất của ông.

Là người có trái tim nhân hậu và tâm hồn gần gũi với thiên nhiên, âm nhạc của Mendelssohn đầy chất thơ, trữ tình, duyên dáng và tha thiết. Tám bản Bài ca không lời viết cho Piano (mỗi bản gồm 6 bài nhỏ được viết trong khoảng thời gian 1829 - 1845) là những ví dụ diển hình nhất. Các cung bậc của cảm xúc được biểu đạt một cách hoàn hảo, giai điệu giản dị nhưng vô cùng sâu lắng. Mendelssohn chính là đại diện tiêu biểu nhất cho trường phái lãng mạn.

Rời nước Ý, Mendelssohn qua Thuỵ Sỹ, Pháp rồi đến Anh một lần nữa. Từ tháng 4 đến tháng 6 năm 1832, tại London, ông cùng người bạn mình là nghệ sỹ piano Ignaz Moscheles thực hiện rất nhiều chương trình hoà nhạc. Đặc biệt đích thân Mendelssohn biểu diễn các tác phẩm dành cho đàn Organ của mình tại thánh đường St. Paul.

Trở về Berlin, Mendelssohn cưới Cecile Jeanrenaud _ con gái một mục sư theo đạo Tin lành. Đây là một cuộc hôn nhân hạnh phúc và họ có với nhau 5 người con.

Năm 1835, vô cùng đau xót trước sự qua đời của người cha thân yêu, chỉ trong vòng vài tháng Mendelssohn đã sáng tác xong bản Oratorio St. Paul, Op.36 nhằm bày tỏ sự nhớ thương vô hạn. Mười năm sau, bản Oratotio thứ 2 Elijah, Op.70 ra đời. Cả hai tác phẩm này đều có nguồn gốc tôn giáo và chịu ảnh hưởng từ âm nhạc của Bach.

Năm 1840, Mendelssohn hoàn thành bản giao hưởng số 2 Lobgesang “Hymn of Praise” giọng Si giáng trưởng, Op. 52. Tác phẩm này chịu ảnh hưởng từ bản giao hưởng số 9 của Beethoven và cũng là bản giao hưởng có sử dụng các ca sỹ đơn ca và dàn hợp xướng. Mendelssohn đã goi bản giao hưởng này của mình với cái tên “Symphony - Catata”.

Mendelssohn có một tình cảm rất gắn bó với nước Anh. Trong suốt cuộc đời mình ông sang Anh tất cả 9 lần. Năm 1842, Mendelssohn được Nữ hoàng Victoria mời đến biểu diễn ở điện Buckingham và đích thân Nữ hoàng đã hát một số bài hát của ông.

Không chỉ là một nhà soạn nhạc vĩ đại, Mendelssohn còn được biết đến với tư cách một nhạc trưởng tài ba. Ông có công rất lớn trong việc dàn dựng lại các tác phẩm nổi tiếng tưởng như đã chìm vào quên lãng của các nhạc sỹ thời kỳ trước. Điển hình là năm 1829, tuy chỉ mới 20 tuổi nhưng Mendelssohn đã được Berlin Choral Academy tin tưởng giao cho việc làm sống lại kiệt tác vĩ đại của Johann Sebastian Bach “St.Matthew Passion” sau 79 năm kể từ ngày Bach qua đời. Năm 1833, ông chỉ huy dàn nhạc Dusseldorf công diễn tác phẩm “Messiah” của George Frideric Handel. Và vào năm 1839, hơn mười năm sau khi Franz Schubert qua đời Mendelssohn đã chỉ huy bản giao hưởng số 9 “The Great” của Schubert để tưởng nhớ người nhạc sỹ vĩ đại.

Mendelssohn còn là một nhà phê bình âm nhạc bậc thầy. Chính ông là người cổ suý nhiệt thành nhất cho nền âm nhạc lãng mạn đương thời với những cái tên như Chopin, Liszt và Schumann _ người bạn thân nhất của ông. Mendelssohn cũng chính là người chỉ huy đầu tiên các tác phẩm của Schumann như bản giao hưởng số 1 năm 1841 và sau đó là concerto cho piano và dàn nhạc cùng với Clara _ vợ của Schumann.

Cái họ Bartholdy (họ của đạo Cơ đốc) được cha của Mendelssohn thêm vào nhằm che giấu nguồn gốc của dòng họ. Tuy nhiên đến khi trưởng thành, Mendelssohn luôn tỏ ra tự hào về gốc gác Do Thái của mình và ông đã bỏ đi cái tên Bartholdy và giữ lại đúng họ của mình là Mendelssohn.

Năm 1835 được giao trọng trách chỉ huy dàn nhạc Leipzig Gewandhaus, năm 1841 được vua Frederick William IV mời làm giám đốc âm nhạc và năm 1842 là người sáng lập ra Nhạc viện Leipzig, Mendelssohn được cả nước Đức kính trọng.

Vào năm 1843, 17 năm sau kể từ ngày sáng tác Overture, thực hiện nốt ước mơ dang dở thời trai trẻ, Mendelssohn hoàn thành phần âm nhạc cho vở kịch A Midsummer Night's Dream Op.61 của Shakespeare với trích đoạn tuyệt vời nhất: Wedding March (hành khúc đám cưới) mà ngày nay luôn được vang lên ở bất kỳ đám cưới nào trên khắp thế giới như là một nghi lễ bắt buộc.

Tác phẩm nổi tiếng nhất của Mendelssohn: bản Concerto cho Violin và dàn nhạc giọng Mi thứ Op.64 được viết vào năm 1844 tặng cho Ferdinand David _ concertmaster của dàn nhạc Leipzig Gewandhaus và cùng với các Violin Concerto của Beethoven, Brahms, Bruch, Tchaikovsky, đây được coi là một viên ngọc sáng nhất trong kho tàng các tác phẩm dành cho Violin. Những giai điệu nhẹ nhàng, tha thiết đầy sức lôi cuốn đặc trưng cho phong cách của Mendelssohn tạo cho bản nhạc một sức hút vô cùng mãnh liệt.

Là người yêu thích không khí gia đình, Mendelssohn luôn tỏ ra yêu thương và gần gũi với những người thân. Sau cái chết của người cha (1835), bảy năm sau mẹ ông qua đời (1842), sức khoẻ của Mendelssohn ngày càng yếu dần và ông sống khép mình hơn. Và khi Fanny _ nguời chị gái, người bạn thân thiết nhất của ông qua đời ngày 17 tháng 5 năm 1847, Mendelssohn bị khủng hoảng và suy sụp hoàn toàn. Mendelssohn mất ngày 4 tháng 11 năm 1847 tại Leipzig ở tuổi 38 để lại vở Oratorio Christus còn dang dở trong sự tiếc thương của toàn bộ châu Âu. Ông được chôn ở nghĩa trang Holy Cross Church ngay cạnh mộ Fanny. Trong buổi đưa tiễn ông, có một dàn hợp xướng hát các trích đoạn trong “St.Matthew Passion” của Johann Sebastian Bach.

Felix Mendelssohn là một hiện tượng rất đặc biệt trong âm nhạc lãng mạn thế kỷ XIX. Không phải chịu đựng cảnh nghèo khổ như Franz Schubert, cũng không bị bệnh tật giày vò như Robert Schumann hay phải sống xa xứ như Frederic Chopin, Mendelssohn có thể toàn tâm toàn ý cống hiến cho âm nhạc mà không phải chịu bất kỳ sức ép hay những lo toan đời thường nào. Cuộc đời ông cũng thanh bình như chính âm nhạc của ông vậy. Có thể nói toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Mendelssohn có nhiều nét tương đồng với Mozart trong đó nổi bật lên là sự dịu dàng và trong sáng. Những miền đất ông đã đi qua, những phong cảnh thiên nhiên mà ông yêu thích đều làm cảm xúc trong Mendelssohn tuôn trào và hình thành nên những tác phẩm xuất sắc. Trong ngôi đền dành cho những nhạc sỹ vĩ đại, Mendelssohn luôn có một chỗ đứng vững chắc bên cạnh những tên tuổi lớn như Bach, Mozart hay Beethoven.

cobeo (tổng hợp)
 
Modest Mussorgsky

Modest Petrovich Mussorgsky sinh ngày 9 (theo lịch mới là ngày 21) tháng 3 năm 1839 tại làng Karevo tỉnh Pskov trong một gia đình địa chủ thuộc dòng họ Riurikov. Ông được mẹ dạy chơi piano và sáng tác các bản tuỳ hứng từ nhỏ, khi lên chín tuổi đã có thể trình diễn concerto của Field trước công chúng. Năm 1849 ông vào học ở trường Petropavlovsk ở Saint Peterburg và năm 1852 thì nhập học tại trường đào tạo hạ sĩ quan cận vệ và học đàn với nhà sư phạm âm nhạc nổi tiếng A.A. Gerke. Nhạc phẩm đầu tay của ông “Hạ sĩ quan cận vệ” - bản Polka dành cho piano ra mắt công chúng trong thời kỳ này. Năm 1856, dù không được đào tạo một cách bài bản về nhạc lý ông vẫn bắt tay vào sáng tác vở Opera đầu tiên dựa theo một tác phẩm văn học lớn của V.Hugo. Cùng năm này ông nhận nhiệm vụ tại trung đoàn cận vệ Preobragiensky. Năm 1857 ông làm quen với Alexander Dargomizhsky và César Cui, rồi được giới thiệu với Mily Balakirev (người thuyết phục ông học nhạc lý một cách cơ bản và soạn nhạc) và Vladimir Stasov. Chẳng bao lâu sau Mussorgsky trở thành thành viên nhóm “Moguchaya kuchka” (nhóm Hùng mạnh - nhóm các nhà soạn nhạc lấy đấu tranh cho nghệ thuật dân tộc làm tôn chỉ mục đích hoạt động của mình gồm 5 thành viên: Balakirev, Cui, Borodin, Rimsky-Korsakov và Mussorgsky).

Năm 1858, do một khủng hoảng thần kinh và tâm lý, Mussorgsky giải ngũ. Chuyến thăm Moskva vào năm 1859 trở thành một sự kiện lớn trong đời Mussorgsky - nhạc sĩ bởi chính tại đây ông như trải qua một cao trào cảm hứng và các tình cảm ái quốc. Các tác phẩm âm nhạc của Mussorgsky bắt đầu được trình diễn trong các chương trình hoà nhạc, nhưng nhìn chung sự nghiệp sáng tác của ông thời kỳ này chưa ổn định. Trong hai năm sau ngày chế độ nông nô bị bãi bỏ năm 1861 ông buộc phải tham gia quản lý trang trại của gia đình. Bản giao hưởng bắt đầu sáng tác bị bỏ dở và mãi mãi không bao giờ được hoàn thiện, còn hai thầy dạy là Stasov và Balakirev bắt đầu nhìn Mussorgsky với con mắt khác và đánh giá ông “gần như là một thằng ngốc”. Tuy nhiên, Musorgsky vượt qua giai đoạn khủng hoảng này khá nhanh chóng, và lại bắt tay vào sáng tác. Năm 1863 – 1865 ông viết libretto của opera “Salambo” theo tiểu thuyết của G.Flaubert. Để kiếm sống, ông chấp nhận trở thành một viên chức nhà nước và sống trong một phòng trọ rẻ tiền. Ông nhiệt tình ủng hộ những quan điểm tiên tiến (theo cách hiểu của giới trí thức Nga thập niên 1860) về nghệ thuật, tôn giáo, triết học và chính trị. Mâu thuẫn giữa đời tư Mussorgsky với công việc của một công chức ngày càng nặng nề, năm 1865 ông lâm vào tình trạng nghiện rượu nặng, có thể một phần là do cái chết của người mẹ yêu dấu và dẫn đến hậu quả năm 1867 ông bị sa thải.

Mùa hè năm 1867 Mussorgsky sống ở Minkino trong trang trại của anh ruột, và tại đây ông sáng tác thành công tác phẩm khí nhạc lớn đầu tiên của mình – “Đêm trên núi trọc.

Mùa thu năm đó ông trao đổi thư từ với Dargomizhsky, vốn là một người đầy kinh nghiệm trong làm mới nghệ thuật đọc và đang thu hút sự chú ý của cả nhóm “Moguchaya kuchka”. Mong muốn hoàn thiện và phát triển các kinh nghiệm của Dargomizhsky được Mussorgsky thể hiện trong dự kiến sáng tác opera “Đám cưới” dựa trên văn bản hài kịch văn xuôi của nhà văn N.V.Gogol, tuy nhiên, sau khi đã hoàn thành chương I của vở opera này thì ông từ bỏ ý định.

Năm 1869 Mussorgsky quay lại công sở nhà nước, và nhờ sự ổn định một cách tương đối trong cuộc sống ông đã có thể hoàn thành bản đầu tiên của vở opera lớn “Boris Godunov” trên cơ sở libretto của chính mình dựa theo các tác phẩm của A.C. Pushkin và N.M. Karamzin.

Tác phẩm này bị hầu hết các nhà hát thời đó từ chối do thiếu vai nữ chính, nên nhà soạn nhạc buộc phải viết phiên bản sau của nó. Năm 1872 vở opera được sửa chữa nhưng vẫn bị từ chối, dù các trích đoạn từ tác phẩm đã được công diễn rộng rãi, còn tổng phổ của nó đã được nhà xuất bản V.Bessel giới thiệu với công chúng. Mãi sau nhà hát Mariinsky mới nhận lời dựng vở, và buổi công diễn ra mắt năm 1874 đã thành công vang dội.

Năm 1870 Mussorgsky hoàn thành các tiểu phẩm thanh nhạc “Cho trẻ em” với phần lời do chính ông soạn, và hai năm sau thì bắt tay vào sáng tác vở opera thứ hai trong sự nghiệp của mình với chủ đề lịch sử Nga.

Nguyên bản libretto “Khovanshchina” viết về chủ đề các sự kiện lịch sử đã diễn ra vào thời trị vì của vua Piotr Đại đế. Mussorgsky có ý tưởng sáng tác một tác phẩm hoành tráng mà chính ông dùng thuật ngữ “opera truyền thống”, vậy mà ông đã không thể hoàn thành tác phẩm này. Một trong các nguyên nhân là bệnh nghiện rượu, và hơn thế, ông lại dành thời gian cho nhiều ý tưởng sáng tác khác nữa. Suốt thập kỷ 1970 ông đã viết nên những tác phẩm thanh nhạc lớn như “Thiếu mặt trời” và “Ca khúc và vũ điệu của thần chết” phổ thơ A.A. Golenitshev, nhà thơ được Mussorgsky đánh giá rất cao, đồng thời ông hoàn thành tuyệt tác dành cho piano “Những bức tranh trong phòng triển lãm” nhân cảm hứng khi xem các phác thảo của kiến trúc sư V.A. Gartman.

Đó cũng là thời gian Mussorgsky bị lôi cuốn bởi ý tưởng sáng tác vở opera “Hội chợ Sorochinskaya” (dựa theo tác phẩm của nhà văn Gogol, và tác phẩm chưa kịp hoàn thành). Năm 1878 cuộc sống của nhà soạn nhạc dường như ổn định và được cải thiện trong một thời gian ngắn. Ban lãnh đạo Bộ nơi ông làm việc đã quyết định cho phép ông nghỉ để đi lưu diễn ở miền Nam Nga với tư cách là người đệm đàn cho nữ ca sĩ giọng contralto nổi tiếng Daria Leonova (1829 - 1896). Trong thời kỳ lưu diễn này Mussorgsky viết “Khúc hát của Mefistofel về con bọ chét”. Tháng giêng năm 1880 ông thôi việc tại công sở nhà nước để làm việc trong trường dạy thanh nhạc riêng của Daria Leonova, tuy nhiên bệnh động kinh, hậu quả của tệ nghiện rượu tái phát đến mức tháng hai năm 1881 ông bị đưa vào viện quân y Nikolaev ở Saint Peterburg, và một tháng sau, ngày 16 (28) tháng 3 năm 1881 thì qua đời tại đó.

Bản thân Mussorgsky luôn coi sáng tác của mình là “cuộc trò chuyện với mọi người” và coi nói sự thật với tất cả mọi người là nghĩa vụ của mình, sự thật mà ông luôn đặt vào vị trí đối lập với vẻ đẹp hoàn hảo của thứ nghệ thuật đơn thuần. Chính vì quan niệm đó mà âm nhạc của ông có những nét đặc trưng như tính không hoàn thiện trong các chi tiết hình thức, một phần là do ông tỏ ra cố tình không chấp nhận các quy tắc truyền thống của nhạc hàn lâm. Sau khi Mussorgsky qua đời, nhạc sĩ Nicolai Rimsky-Korsakov, một người bạn thân của ông đã nhận trọng trách hoàn thiện tổng phổ và biên tập cho các tác phẩm lớn nhất mà ông để lại như “Khovanshchina”, “Boris Godunov”, các romance, “Đêm trên núi trọc”. Rimsky-Korsakov đã phải can thiệp rất nhiều vào các bản thảo của Mussorgsky, sửa chữa tất cả những “lỗi” và cả những gai góc mà nhà soạn nhạc cố tình để trong bản thảo của mình. Trong cả hai vở opera Rimsky-Korsakov đã phải rút ngắn nhiều chỗ, thậm chí thay cả thứ tự các cảnh. Nhờ việc hiệu đính của Rimsky-Korsaskov mà các sáng tác của Mussorgsky mới được phổ biến rộng rãi tại Nga và cả ở nước ngoài, nhưng lại khiến thính giả khó mà hiểu sâu bản nguyên gốc chưa được sửa chữa của ông.

Cả hai vở opera của Mussorgsky không chỉ là các tác phẩm hoành tráng, và về một khía cạnh nào đó, rất “lạ” đối với nhà hát (trong các bản do Rimsky-Korsakov hiệu chỉnh đặc biệt nhấn mạnh tính hoành tráng và tượng đài của tác phẩm) mà còn thể hiện cái nhìn lịch sử - triết học sâu sắc, đa nghĩa của tác giả. Phát triển và bỏ lại khá xa những khám phá và cách tân của Dargomizhsky, Mussorgsky đã sáng tạo ra một kiểu thể hiện các đoạn hát nói mới hoàn toàn trong âm nhạc Nga. Bằng một ngôn ngữ hài hoà và nhiều âm điệu Mussorgsky thể hiện rõ sự đối lập giữa các yếu tố thuần Nga và ngoại lai. Để thể hiện các yếu tố ngoại lai ông đã rất thành công khi sử dụng phong cách lãng mạn châu Âu (những người Ba Lan trong “Boris Godunov”, người Đức trong “Khovanshchina”) và bắt chước các đặc điểm phương Đông (những người Ba Tư trong “Khovanshchina”).

Các tiểu phẩm thanh nhạc, các bản romance và ca khúc của Mussorgsky được sáng tác trên nền cảm hứng và khát khao thể hiện muôn vẻ của cuộc sống một cách trung thực nhất. Trong số đó các tiểu phẩm dành cho piano “Những bức tranh trong phòng triển lãm” chiếm một vị trí quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ. Đây là tác phẩm lớn duy nhất được chính Mussorgsky hoàn thiện, sáng tác với nguồn cảm hứng từ các bức phác hoạ khiêm tốn của Gartman, đạt tới tầm của các giao hưởng trong đó các bức tranh riêng biệt được tập hợp trong một tổng thể thống nhất bằng một ý tưởng đầy kịch tính xuyên suốt. Không phải vô cớ mà các tiểu phẩm “Những bức tranh trong phòng triển lãm” được nhiều người soạn lại cho dàn nhạc, mà đỉnh cao là tổng phổ của Maurice Ravel năm 1922.

Hầu hết các nhà soạn nhạc lớn của Nga thế kỷ XX như Prokofiev, Stravinsky, Shostakovich vả kể các nhạc sỹ như Janacek của Czech hay Messiaen của Pháp đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của Mussorgsky. Năm 1968, Viện bảo tàng trang trại của Mussorgsky mở cửa tại làng Haumovo (nay thuộc vùng Kunhin tỉnh Pskov).


Tykva (tổng hợp)
 
Nicolo Paganini

Paganini, một nghệ sỹ đã vượt trước thời đại của mình trong kỹ thuật và nghệ thuật đàn violin, hình ảnh về ông nổi bật như một huyền thoại có một không hai với khả năng biểu diễn vượt trên mọi sự tưởng tượng và trình độ âm nhạc ở mức thiên tài.

Nicolo Paganini sinh ở Genoa, Italy ngày 27 tháng 10 năm 1782 trong gia đình của hai vợ chồng Antonio và Teresa Paganini. Theo người viết tiểu sử Peter Lichtenthal, đầu tiên Paganini học mandolin với bố lúc 5 tuổi, và năm lên 7 tuổi, bố cậu quyết định cho cậu học violin. Ông Antonio đặt rất nhiều tham vọng ở Nicolo nên đã rất nghiêm khắc với con trai, ông bắt cậu tập đàn từ sáng đến tối và thậm chí còn bắt cậu nhịn ăn nếu như không hoàn thành nghiêm túc bài tập. Có thể nói rằng, tuy sự khắc nghiệt của người cha là sự kìm kẹp đáng sợ nhất đối với tuổi thơ của Nicolo nhưng cũng chính điều đó đã giúp cậu hình thành được tài năng thiên bẩm của mình. Bà Teresa là một người mẹ dịu hiền và rất mộ đạo. Chính nhờ tình thương yêu, sự nâng niu và chăm sóc của mẹ mà Nicolo mới lớn lên được với những gì tối thiểu nhất mà một đứa trẻ cần phải có.

Niccolo có sáng tác đầu tay lúc 8 tuổi, trình diễn lần đầu tiên trước công chúng lúc 12 tuổi. Năm 13 tuổi, cậu được đưa đến Parma để học với thầy giáo nổi tiếng Alessandro Rolla, tuy nhiên ông đã không nhận cậu bé và nói với cậu rằng cậu đã biết hết mọi thứ mà ông có thể dạy cho cậu. Sau đó Paganini lại được gửi đến học đàn với Antinio Cervetto và Giacomo Costa, học sáng tác với Ghiretti và Paer. Mặc dù Nicolo vẫn tiếp tục học các kỹ xảo từ những nghệ sỹ lớn tuổi, nhưng dường như là cách chơi của cậu ngay từ đầu đã có một sự độc đáo rất tự nhiên.

Nicolo đã sớm trở thành một nhạc công nhỏ tuổi có thể biểu diễn kiếm ra tiền. Antonio là một người máu me cờ bạc và rất tham tiền, ông đã đưa cậu bé đi biểu diễn liên tục ở nhiều nơi. Bao nhiêu tiền cũng không đủ để nướng vào cờ bạc, Nicolo cảm thấy quá mệt mỏi và ức chế khi sống với người cha, và cậu đã quyết định rời bỏ gia đình. Tuy nhiên những ảnh hưởng không tốt từ người cha đã khiến cậu không thể thoát khỏi những cám dỗ của ruợu và cờ bạc, khi ấy cậu mới 16 tuổi.

Điều may mắn kỳ lạ đã đến với Nicolo, một thiếu phụ trẻ tuổi không rõ danh tính đã đưa anh đến điền trang của cô, ở đó, họ đã sống như một cặp tình nhân. Niccolo tiếp tục học violin trong ba năm, trong thời gian này anh cũng chơi cả guitar.

Từ 1801 đến 1809, Paganini định cư ở thị trấn Lucca dạy học, sáng tác và biểu diễn. Người ta vẫn đồn rằng có một thời gian Paganini là người tình của công chúa Elisa Baciocchi, em của Napoleon và là công nương của Lucca. Có một điều chắc chắn là, Paganini đã trở thành người dạy nhạc cho Baciocchi trong những khoảng thời gian không đi biểu diễn.

Paganini nhanh chóng trở thành nghệ sỹ vĩ cầm giỏi nhất nước Ý. Từ năm 1810 đến 1828, ông bắt đầu sự nghiệp như một nghệ sỹ tự do, đi biểu diễn khắp đất nước. Bằng tài năng vô song của mình, Paganini đã lôi kéo được rất nhiều khán giả và giành được sự khâm phục, ngưỡng mộ của các nhà phê bình. Ông có buổi công diễn lần đầu tiên ở Milan năm 1813, đó cũng là năm ông cho ra đời bản biến tấu xuất sắc Le streghe. Antonia Bianchi, một ca sỹ đi lưu diễn với Paganini năm 1825 đã sinh cho ông một cậu con trai, tên là Cyrus Alexander vào ngày 23/7/1825.

Paganini bắt đầu sự nghiệp lưu diễn ở nước ngoài với thành công vang dội ở Vienna năm 1828, ông trở thành là một trong những nhạc công đầu tiên thực hiện các cuộc lưu diễn với tư cách một nghệ sỹ độc tấu mà không cần sự hỗ trợ của các nhạc công khác. Năm năm tiếp theo là một chuỗi những thành công có một không hai trong lịch sử âm nhạc, cả một hành trình khắp châu Âu đầy thắng lợi. Ông đã không chỉ chinh phục một số lượng công chúng khổng lồ mà còn tạo ra ấn tượng đặc biệt sâu sắc đối với những nhạc sỹ nổi tiếng. Niccolo đã thực sự trở thành một trong những “siêu sao” biểu diễn trước công chúng đầu tiên trong lịch sử âm nhạc. Khán giả đến với buổi hòa nhạc của ông bao giờ cũng chật ních và say mê cuồng nhiệt. Ở Vienna, các thành viên trong hội khán giả của Paganini bao giờ cũng ngồi giữ ghế của họ từ hai tiếng đồng hồ trước khi buổi biểu diễn bắt đầu. Trong hai năm rưỡi, từ 8/1828 đến 2/1831 ông đã đến 40 thành phố ở Đức, Bohemia và Ba Lan.

Chàng trai Chopin trẻ tuổi sau khi được thưởng thức Paganini ở Warsaw năm 1829 đã ngay lập tức cảm thấy bắt buộc phải làm một điều gì đó để kỷ niệm về sự kiện này, tác phẩm nổi tiếng Kỷ niệm về Paganini đã ra đời trong hoàn cảnh đó.

Robert Schumann, chàng trai 19 tuổi, khi ấy là một sinh viên luật bất đắc dĩ ở Heidelberg đã lặn lội đến Frankfurt chỉ để nghe Paganini, và người ta kể rằng sự kiện đó có lẽ đã tác động một phần đến quyết định dành cả cuộc đời cho âm nhạc của Schumann. Về sau, Schumann đã chuyển soạn 12 bản Caprice của Paganini cho piano và đưa vào tuyển tập Carnaval, chúng đã trở thành các tuyệt tác cho piano của ông.

Ở Leipzig, nhà sư phạm piano nổi tiếng Friedrich Wieck, bố của Clara Schumann, đã viết trong nhật ký của ông như sau: “Trong rất nhiều lĩnh vực biểu diễn, quả thực là chưa từng có một nghệ sỹ nào có được tài năng vô song và vĩ đại như Paganini”. Ở Berlin, Mendelssohn đã viết cho người bạn của ông, nghệ sỹ piano Ignaz Moscheles: “Sự biểu diễn hoàn hảo đến mức lạ lùng của Paganini đã vượt ra khỏi mọi khái niệm. Câu hỏi của bạn sẽ là quá nhiều nếu bạn mong đợi rằng tôi có thể mô tả hết được màn trình diễn của Paganini. Nếu như thế thì phải viết kín cả bức thư mất, trình độ của Paganini đúng là độc đáo và có một không hai, phải cần đến cả một bài phân tích dài và thấu đáo thì mới có thể truyền đạt được những ấn tượng về phong cách biểu diễn của ông.”

Các đại thi hào như Geothe và Heine cũng là những người rất ngưỡng mộ tài năng của Paganini. Một con người điềm tĩnh như Geothe cũng đã không tránh khỏi sự bàng hoàng, bối rối khi được chứng kiến Paganini biểu diến, nhà thơ đã phải thốt lên “Tôi thậm chí đã không có đủ căn cứ để gọi đó là những áng mây hay những tia nắng mặt trời. Bởi vì, tôi đã cảm nhận được một điều gì đó vụt qua, kỳ diệu như sao băng và không có đủ thời gian để hiểu được nó”.

Trong những năm từ 1831 đến 1834, Paganini tiếp tục đến biểu diễn ở London và Paris. Sau những thành công ở London và Scotland năm 1832, ông đã trở nên rất giàu có. Rossini, Donizetti, Liszt, Auber, Heine, De Musset, Delacroix, George Sand và nhiều nhà nghệ thuật danh tiếng khác đã tham dự buổi trình diễn đầu tiên của Paganini ở Paris và đều bị choáng ngợp trước thiên tài của ông. Ở London, Paganini đã trở thành một nghệ sỹ được công chúng cực kỳ yêu chuộng, tờ phê bình Times, khi mô tả màn trình diễn của Paganini đã cảm thấy bắt buộc phải đưa ra lời cảnh báo cho các độc giả của họ: “Bạn có lẽ sẽ không tin một nửa những gì mà tôi đang nói với bạn, và tôi sẽ không nói với bạn một nửa của những gì cần phải nói”.

Những lịch trình biểu diễn dồn dập đã ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của Paganini, ông trở về Parma năm 1834. Ông định cư ở thành phố này và trở thành chỉ huy dàn nhạc trong cung điện của bà công tước Marie Louise.

Năm 1838, Paganini dồn tiền đầu tư vào một sòng bạc ở Paris nhưng đã thất bại hoàn toàn. Sức khỏe của ông bị xấu đi nghiêm trọng vì căn bệnh viêm thanh quản. Bệnh này đã khiến ông không nói được, ông chuyển đến Marseilles và sau đó mất ở Nice ngày 27 tháng 5 năm 1840.

Niccolo Paganini đã tạo nên những ảnh hưởng cơ bản đến nền âm nhạc thế kỷ 19 và là cha đẻ của kỹ thuật violin hiện đại. Ông đã tạo ra sự tác động nghệ thuật sâu sắc đến Liszt, Schumann và Berlioz. Những nhà soạn nhạc tài danh này đã tiếp thu những kỹ thuật mang đầy tính của ông trong việc tìm tòi và phát triển các cách thể hiện tốt hơn trong những tác phẩm của họ.

Các sáng tác chính của Paganini bao gồm 24 caprices (xuất bản năm 1820) cho violin độc tấu, 12 sonata cho violin và guitar, 6 concerto cho violin, 6 tứ tấu cho violin, viola, cello và guitar. Đồng thời là một nghệ sỹ guitar bậc thầy, Paganini cũng đã sáng tác hơn 200 tác phẩm cho nhạc cụ này, và chính ông đã từng nói rằng: “Tôi là vua của đàn violin, song đàn guitar lại là hoàng hậu của tôi”.

Các phần dàn nhạc trong các tác phẩm của Paganini là khá tao nhã, trau chuốt, có lề luật và ít phiêu lưu. Các nhà phê bình về Paganini cho rằng các concerto của ông dài dòng và công thức: đoạn kết rondo thường có thể được chuyển sang một đoạn khác. Trong sự nghiệp biểu diễn của Paganini, các phần violin của các concerto được giữ bí mật. Paganini thường luyện với dàn nhạc của ông mà không bao giờ chơi toàn bộ phần violin độc tấu. Sau khi ông mất, chỉ có hai concerto là được xuất bản. Hiện nay, cả 6 bản concerto của Paganini đều đã được xuất bản (mặc dù hai bản cuối bị mất phần dàn nhạc).

Paganini đã phát triển một thể loại các biến tấu cho violin độc tấu, với đặc trưng là các chủ đề rõ ràng và đơn giản, đan xen sự trữ tình với tính chất suy tư. Âm nhạc của ông có đặc trưng phóng túng với cấu trúc phân nhịp sôi nổi, hào hứng, tạo điều kiện cho những khả năng cường điệu xuất sắc trong biểu diễn.

Paganini đã mang lại những kỹ thuật mới vượt trội cho cho các nghệ sỹ và các nhà soạn nhạc. Việc viết âm nhạc cho violin đã bị thay đổi một cách cơ bản kể từ thời Paganini. Âm nhạc của ông thường đòi hỏi những trình độ cao và phức tạp về kỹ thuật và nghệ thuật nhằm tác động sâu sắc đến cảm nhận của thính giả và thách thức các nghệ sỹ khác cùng thời. Tác phẩm của ông đòi hỏi sự kết hợp các kỹ thuật staccato, hòa âm, pizzicato trên cả hai tay, và những quãng nhạc rộng (lên đến quãng mười trưởng).

Các sáng tác của Paganini không thực sự được coi là phức điệu, Eugène Ysaÿe có lần đã phàn nàn rằng, các phần đệm cho piano hoặc dàn nhạc của Paganini là quá mang “tính guitar”, thiếu mất đặc trưng phức điệu. Tuy nhiên, người ta vẫn phải công nhận rằng các tác phẩm của Paganini đã thực hiện việc mở rộng âm điệu và màu sắc nhạc cụ tới những trình độ chưa từng có.

Bản Caprice số 24 La thứ của Paganini là một chủ đề được sự quan tâm của khá nhiều nhà soạn nhạc. Từ tác phẩm kinh điển này, Franz Liszt, Johannes Brahms, Sergei Rachmaninov và Witold Lutoslawski đã viết nên những biến tấu nổi tiếng.

Ngày nay, Nicolo Paganini được người ta nhắc đến như một biểu tượng thiên tài của kỹ thuật và nghệ thuật đàn violin. Chính ông đã thực hiện những đột phá táo bạo trong lĩnh vực trình diễn violon, tạo nên ảnh hưởng mạnh mẽ đến những nghệ sỹ vĩ cầm danh tiếng sau này như Ernst, Biriot, Vieuxtemps…

Nghệ sỹ vĩ cầm người Đức Guhr đã sớm nhận ra những cách tân của Paganini trong kỹ thuật violin từ năm 1829. Chúng được tóm tắt lại với các kỹ thuật như sau :
1. Scordatura: Lên lệch dây đàn, cho phép nghệ sỹ chơi một nốt khác mà không cần dịch ngón tay.
2. Chơi vĩ bất thường: chẳng hạn như chơi nảy vĩ trên các dây.
3. Pizzicato tay trái: cho phép nghệ sỹ chơi staccato (nốt giật) mà không cần sử dụng tay vĩ.
3. Sử dụng các hòa âm mở rộng.
5. Sử dụng dây Son trong tất cả các tác phẩm.
6. Các ngón bấm bất thường.

Các kỹ thuật này đều đã tạo ra những âm thanh kỳ thú chưa từng có, gây nên sự phấn khích đặc biệt đối với khán giả. Ngày nay, sau những sự phát triển theo các phong cách của Josef Joachim và Eugène Ysaÿe, các kỹ thuật của Paganini như hòa âm dây kép, chơi song song các quãng tám (hoặc quãng mười) và pizzicato tay trái…, ở mức độ nào đó đã trở thành những bài tập thường xuyên của các nghệ sỹ đỉnh cao.

Chính Paganini là người đầu tiên đã có ý tưởng căng dây cello cho đàn violin, tạo ra những hiệu quả âm thanh bất ngờ và ấn tượng cho cây đàn này, cây vĩ của ông cũng dài hơn bình thường. Ông thường xuyên có những buổi trình diễn đầy kỹ xảo và và sự phô diễn tài năng ngoạn mục tới mức kỳ lạ. Paganini cũng là một trong những nghệ sỹ đầu tiên chơi nhạc chỉ bằng trí nhớ mà không cần nhạc phổ. Người ta kể rằng, trong một buổi hòa nhạc ở Paris năm 1832, Paganini đã chơi một chương trong Sonata của ông với 12 nốt nhạc liền mạch trong một giây !

Cây đàn của Paganini được biết đến với tên gọi Cannone Guarnerius, từ Cannone (súng đại bác) là do chính Paganini gọi để phản ánh những âm thanh rất lớn mà nó tạo ra. Các dây của nó gần như là ở trên cùng một mặt phẳng, điều này giúp cho Paganini có thể chơi đến ba, thậm chí bốn dây cùng một lúc. Cây đàn này là do một nhà buôn giàu có người Pháp đưa cho Paganini, nó đã trở thành một vật vô cùng quý giá đối với ông. Sau này cây đàn được Paganini truyền lại cho người dân thành Genoa, hiện nay nó vẫn được gìn giữ ở thành phố này như một bảo vật vô giá.

Cuộc đời và sự nghiệp của Nicolo Paganini bị bao phủ bởi rất nhiều những chuyện đồn đại, thêu dệt đầy hoang đường và bí hiểm. Tất cả đều bắt nguồn từ tài năng siêu phàm và phong cách biểu diễn lập dị của ông. Paganini đã sống trong một xã hội có cả sự khâm phục, ngưỡng mộ lẫn những thói tò mò, mê tín, ganh ghét và đố kị. Người ta đã gắn cho Paganini tất cả những danh hiệu, như “quỷ satan”, “con trai của phù thủy”, “kẻ bán linh hồn cho quỷ”…, để nhằm giải thích cho khả năng chơi đàn có một không hai của ông, đó là khả năng chơi đàn mà dường như một con người không thể đạt tới được. Lúc đầu, chính Paganini lại cảm thấy thích thú với những lời đồn đại đó và thậm chí ông còn tận dụng chúng để lôi cuốn những khán giả tò mò bằng cách tự thể hiện một phong cách tà ma và bí hiểm. Ông thường đến các buổi hòa nhạc bằng những cỗ xe ngựa đen với những con ngựa đen, và chính mình cũng mặc đồ đen. Ông đã từng xuất hiện trên sân khấu với mái tóc đen dài, khuôn mặt xanh tái, hàm răng bị gẫy một chiếc, phong thái mờ ảo và đáng sợ. Trong lúc chơi đàn, đôi mắt của ông trợn ngược lại phía sau, đung đưa vóc người gầy guộc với mái tóc xõa rối bời.

Nhiều người đồn đại rằng Paganini đã từng bị bỏ tù về một vụ án giết tình địch, và ông đã sống nhiều năm trong tù với cây đàn violin. Ba dây đàn lần lượt đứt hết, chỉ còn lại mỗi dây Son, và từ đó Paganini đã học được cách chơi với duy nhất một dây Son.

Cũng có rất nhiều kẻ ghen tị thường tìm cách hãm hại và chống đối Paganini bằng những lời vu khống, đơm đặt và những âm mưu quỷ quyệt. Có lúc Paganini đã từng bị nói xấu là một người keo kiệt, nhưng thực tế đã chứng minh điều ngược lại. Ông thường xuyên có những buổi biểu diễn từ thiện và luôn luôn đảm bảo nguồn tài chính và cuộc sống đầy đủ nhất cho cậu con trai của mình. Ông đã trao tặng món quà 20.000 franc cho Berlioz chỉ với một lý do hình thức là nhờ Berlioz sáng tác tác phẩm Harold ở Italy. Đó chỉ là một vài trong rất nhiều ví dụ về sự hào phóng của ông.

Tài năng siêu phàm của Paganini thực tế là nhờ vào năng khiếu thiên bẩm và quá trình tập luyện gian khổ mà có được. Sau này có một số người đã đưa ra những giải thích trên phương diện sinh lý học về những năng lực bất thường của Paganini, họ cho rằng đó là. kết quả của hội chứng Marfan hoặc hội chứng Ehler-Danlos, những hội chứng liên quan đến sự làm tăng thêm tính ưu việt trong một số kỹ năng của con người.

Trong những năm cuối đời, Paganini cảm thấy quá mệt mỏi về những lời đồn đại ngớ ngẩn và hoang đường, ông tìm cách để xua tan chúng nhưng đã quá muộn. Vào lúc từ biệt cõi đời, Paganini đã từ chối việc làm lễ rửa tội ở nhà thờ. Điều đó đã làm tăng thêm những lời đồn đại cay nghiệt về ông. Paganini đã không thể được an táng một cách thông thường, thi hài ông được cất giữ trong một tầng hầm trong suốt 5 năm mãi cho đến khi gia đình ông tìm được cách để chôn cất.

Nicolo Paganini là một con người bất tử trong lịch sử âm nhạc cũng như lịch văn hóa thế giới. Tài năng của ông đã chứng minh cho năng lực dường như bất tận của con người trên con đường vươn tới những đỉnh cao của nghệ thuật và trình độ văn minh.

ttdungquantum
 
Sergei Prokofiev

Sergei Sergeyevich Prokofiev sinh vào thứ tư ngày 23/4/1891 (theo lịch Julian cổ là ngày 11/4, lịch này được chính quyền Soviet thay đổi vào năm 1918 cho phù hợp với lịch Gregorian đang được cả thế giới sử dụng), trong một ngôi làng ở Sontsovka nay thuộc Ukraine. Cha của ông, Sergei Alekseevich Prokofiev, là thợ máy nông nghiệp và mẹ của ông, Maria Grigoryevna (sinh tại Zhitkova) là một người phụ nữ có khả năng sư phạm, nhạc cảm sắc bén và kỹ năng piano khá tốt. Bà chính là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển âm nhạc của Prokofiev lúc còn nhỏ.

Bởi nhiều lý do, cậu bé Sergei có một tuổi thơ điền viên, thanh bình, được cha mẹ nâng niu chiều chuộng bởi họ đã từng rất cố gắng để có được một đứa con sau hai lần bất hạnh (hai bé gái đã chết khi còn ẵm ngửa). Trong 13 năm đầu đời ở Sontsovka, Sergei thưởng thức cuộc sống an nhàn của gia đình trong trang viên, được sống đầy đủ dù cha ông chỉ là một người quản lý nông trang đơn thuần.

Dù Sontsovka cách xa các thành phố trung tâm là Moscow và St. Peterburg, nhưng Prokofiev không bị cô lập với âm nhạc. Ông đã viết về tuổi thơ của mình: "Khi tôi đi ngủ vào mỗi tối, tôi không bao giờ muốn ngủ ngay. Tôi thích nằm xuống và lắng nghe âm thanh vang từ xa, bản sonata của Beethoven do mẹ tôi chơi. Lần sau là đến các prelude, mazurka và waltz của Chopin. Đôi khi là một khúc nhạc của Liszt - những sáng tác không quá khó. Những nhạc sĩ yêu thích của bà là Tchaikovsky và Rubinstein. Anton Rubinstein đang ở đỉnh cao của danh tiếng và mẹ tôi thì tin chắc rằng ông ấy còn phi thường hơn cả Tchaikovsky. Một chân dung của Rubinstein được treo bên trên chiếc đàn đại dương cầm." Vậy là hạt giống cho thiên tài âm nhạc của ông đã được gieo mầm. Đàn piano qua những nốt nhạc sẽ ghi dấu lại tâm hồn âm nhạc của ông qua suốt cả cuộc đời.

Sergei là một đứa trẻ sớm phát triển tài năng, dù không phi thường như mức độ của Mozart. Mẹ của Prokofiev dạy ông chơi piano từ 5 tuổi và ông đã có những sáng tác đầu tiên: những giai điệu mà được mẹ ông chuyển biên thành "Indian Galop" vượt xa sự non nớt của cuộc dạo chơi trong âm nhạc. Những sáng tác đầu tiên của Prokofiev đã bộc lộ trí tuệ, khả năng hiểu và thiết lập nên các hình thức âm nhạc. Để lại dấu ấn với những dấu vết của hoà âm và giai điệu mang tính cách tân. Cái đã trở thành đặc trưng của Prokofiev sau này. Sự thực là ông đã rất chủ động và suy ngẫm nhiều khi viết những bản nhạc đó. Những bản mà ông gọi là "những con chó nhỏ" đã được ông ghi lại vào trong vở để dùng cho sau này. Ông được mẹ khuyến khích học nhạc song chỉ đưa ra các bài tập theo khuôn khổ từ năm lên 7, còn hầu hết là cha mẹ ông hướng ông vào các lĩnh vực khác như toán học hay các môn khoa học tự nhiên. Người ta không ngạc nhiên khi vì thế mà Prokofiev thích chơi cờ. Ông đã tự học luật chơi cờ năm lên 7 tuổi. Cũng như âm nhạc, cờ là bộ môn đã theo Prokofiev trong suốt cả cuộc đời.

Dù ở tỉnh lẻ, nhưng bà Maria Grioryevna vẫn thường xuyên đi thăm họ hàng tại St. Peterburg, bà cũng sớm nhận ra việc cần thiết là phải cho Sergei tiếp cận với các trung tâm văn hoá lớn. Ông bắt đầu đi theo mẹ đi nhiều nơi từ năm lên 8. Thành phố lớn đầu tiên mà ông đến là Moscow năm 1900. Được xem 2 vở opera là Faust của Gounod và Công tước Igor của Borodin. Cả hai đều gây ấn tượng khiến Prokofiev viết vở “Người khổng lồ" khi trở về Sontsovka. Ông cũng viết cả libretto và tổ chức biểu diễn luôn với các thành viên trong gia đình cùng bạn bè vào năm 1901.

Sớm nhận ra khả năng của con cũng như giới hạn trong việc dạy piano của mình, bà Maria Grigoryevna thấy con trai mình cần được sự giáo dục tốt hơn nên đã đưa Prokofiev đến St. Peterburg rồi sang Moscow tháng 12/1901. Thu xếp gặp Yuri Nikolayevich Po -người bạn của gia đình đang học ở Nhạc viện. Ông này sau khi cảm nhận được tài năng của Prokofiev đã thu xếp một buổi thử khả năng của câu bé 10 tuổi với nhà soạn nhạc nổi tiếng, giáo sư Sergei Ivanovich Taneyev. Cuối cùng Prokofiev bắt đầu học nhạc nghiêm túc dưới sự hướng dẫn của Reinhold Moritsevich Gliere (1875-1956) - một giáo viên trẻ nhiệt tình được cử đến Sontskova thường xuyên để dạy kèm riêng cho Prokofiev trong suốt mùa hè năm 1903. Khi đó Prokofiev 11 tuổi và đã sáng tác thêm vở opera thứ hai, một giao hưởng 4 chương với sự giúp đỡ của Gliere và khoảng 70 tiểu phẩm piano. Sergei vẫn láu lỉnh và có tính ham vui, ưa thích các câu truyện cổ tích và sự trong sáng của tuổi trẻ - điều sẽ được biểu đạt trong âm nhạc của ông trong suốt cuộc đời.

Bất chấp những lời than vãn của ông chồng, bà Maria quyết tâm chuyển hẳn Sergei đến St. Peterburg vào mùa xuân năm 1904 bởi thấy rõ hạn chế về địa lý cách biệt của Sontsovka đối với sự phát triển tài năng của Prokofiev. Lên 13 tuổi, Prokofiev bắt đầu học nhạc chính thức tại St. Peterburg - nơi mà Alexander Glazunov (1865-1936) đang làm giáo sư. Ông đã viết lại: "Cuộc thi đầu khá gây xúc động. Thí sinh trước tôi là một ông đã có râu cằm nhưng chẳng có gì để cho mọi người xem ngoài một bản romance duy nhất thậm chí còn không có phần đệm. Rồi sau đó đến tôi, oằn người mang theo hai túi tài liệu lớn với đủ thứ như 4 vở opera, 2 sonata, 1 giao hưởng và nhiều tiểu phẩm piano có chất lượng khá…" Và Prokofiev được Rimsky-Korsakov, người đứng đầu ban giám khảo, nhận xét : “Đây là cậu học trò yêu quý của tôi!" Prokofiev được nhận vào học, lúc đó là sinh viên trẻ nhất trong lịch sử nhạc viện giữa những người bạn học gấp đôi tuổi mình.

Năm 1906 Prokofiev gặp Nikolai Miakovsky, một sinh viên khác lớn hơn cậu 10 tuổi. Họ có vẻ ngoài không hợp nhau lắm, nhưng nhanh chóng trở thành bạn thân bởi mối quan tâm chung đến âm nhạc hiện đại. Thấy nhàm chán và hết ảo tưởng với âm nhạc chuẩn bởi Glazunov và Glinka, những thứ mà cả hai ông đã giành được danh tiếng. Miakovsky và Prokofiev đều cảm thấy chịu ảnh hưởng nhiều từ những nhà soạn nhạc như Max Reger và Alexander Scriabin. Miakovsky và Prokofiev vẫn là bạn của nhau cho đến khi Miakovsky qua đời 40 năm sau đó. Họ đã cùng tổ chức hoà nhạc chung, chơi duet và quan trọng hơn là cố gắng sang tác những tác những tác phẩm mới, Miakovsky rất nhiệt tình ủng hộ chân thành và đưa ra những lời khuyên và phê bình xác đáng cho Prokofiev. Sergei Prokofiev giờ đang là một nhà soan nhạc "năng suất" - quyển vở mà ông ghi lại cẩn thận và tỉ mỉ các giai điệu và bản nhạc ngày càng được mở rộng trong suốt thời gian đi học. Cùng thời gian đó, Prokofiev cũng phát triển kỹ thuật piano của mình. Buổi công diễn quan trọng ngày 18/12/1908 tại St. Peterburg trong "đêm nhạc đương đại” gây được nhiều chú ý của công luận thậm chí cả châu Âu. Những nhân vật được gọi tên trong buổi diễn là Prokofiev, Miakovsky và Stravinsky. Prokofiev đã biểu diễn sáng tác của ông, đáng chú ý nhất là 4 khúc nhạc mà sau này được xuất bản thành Opus 4: Reminiscence, Elan, Despair and Diabolic Suggestions (Hồi ức, Elan, sự tuyệt vọng và những dự cảm ma quái)

Vào lúc bấy giờ, mọi con đường âm nhạc đều nằm dưới cái bóng khổng lồ của Mikhail Glinka (1803-1857) và Modest Mussorgsky (1839-1891), trong khi Prokofiev đã sớm nhận thức và xác định con đường riêng cho mình, bằng những tìm tòi phá cách với một thái độ thách thức công khai và bởi thế mà cậu sinh viên trẻ thường xuyên bị nhắc nhở, góp ý bằng thái độ không hài lòng bởi các giáo viên trong trường. Prokofiev bất chấp tất cả và bởi tính kiêu ngạo, dần dần khẳng định thiên hướng… thích gây sốc cho giáo viên và bạn bè. Do đó mà Prokofiev được gắn với cái tên "cậu bé khó chịu" - một biệt danh mà Prokofiev thậm chí còn cảm thấy thích thú. Trong suốt quá trình học tập tại nhạc viện, Prokofiev thường gây ác cảm cho các giáo viên trong trường, điểm môn sáng tác của Sergei chỉ đủ qua, và chỉ gây được thiện cảm đối với giảng viên môn piano và chỉ huy của cậu. Năm 1909, trong một buổi kiểm tra của Prokofiev, Glazunov đã viết nhận xét: “Kỹ thuật được chuẩn bị vượt quá sự hoàn hảo, giải thích độc đáo, sáng tạo nhưng không được phù hợp lắm với cảm nhận chung". Prokofiev hoàn thành khóa học sáng tác năm 1909, sau đó tiếp tục học piano và chỉ huy dưới sự hướng dẫn của Anna Episova và Nikolai Tcherepin từ năm 1909 đến năm 1914. Dù không được các các giáo viên khuyến khích song Prokofiev vẫn sáng tác theo cách riêng. Trong suốt thời gian này các tác phẩm cá tính toả sáng trên cây đàn piano (như Piano concerto số 1 và 2, Toccata Op.11 giọng Rê thứ cùng với những nỗ lực làm chủ hình thức mới (như opera 1 màn Maddalena và vài phác thảo cho dàn nhạc gồm Autumnal (Mùa thu) và Dreams (Những giấc mơ).

Cha của Prokofiev mất vào năm 1910, trước đó dù xa gia đình từ năm lên 5 những Prokofiev vẫn thường xuyên về thăm cha vào mùa hè, điều này cộng với sự không thành công ở các sáng tác giao hưởng đầu tiên khiến năm đó trở thành một năm u ám với Prokofiev.Thời điểm nhạy cảm với nhiều sự kiện này, đã gợi hứng cho Prokofiev tạo lập lại danh tiếng như một nhà soạn nhạc cho piano. Piano concerto số 1 được nhạc sĩ xem là biểu hiện ít nhiều của sự trưởng thành trong ý đồ và quan niệm sáng tác. Tác phẩm đã được công diễn ngày 7/8/1912 tại Sokolniki, ngoại ô Moscow. Phản ứng của công chúng mang nhiều tín hiệu lạc quan trong khi giới phê bình thì chỉ trích gay gắt. Thậm chí 6 năm sau, khi bản nhạc được diễn lần đầu ở Mỹ , nhà phê bình James Gibbons Huneker của tờ New York Times đã nhận xét: "Piano concerto số 1 của Prokofiev chỉ có một chương nhưng trong đó pha trộn nhiều âm điệu và những tiếng động khó hiểu, tối nghĩa… hình ảnh ập tới đầu tiên – khó có thể xem là một chủ đề - và sau đó được dàn nhạc nhắc đi nhắc lại dưới nhiều biến điệu vô sắc khác nhau, phần piano toàn là những tiếng la hét, rên rỉ và rú rít và ở vài trường hợp dường như là tiếng đập đàn. Đó là những lúc mà piano ko chỉ gợi lên sự sụp đổ của một đế chế, mà cũng có thể hiểu là những mảnh bát đĩa vỡ bay đi tứ tán ra mọi hướng. Chàng trai cao và khiêm nhường này, sẽ có thể là một Chopin Cossack ở thế hệ tiếp theo. Bạn cảm thấy bật lên một nụ cười quái đản khi đôi tay to lớn của anh, đôi tay của một nhạc công thuộc giống động vật linh trường, vừa xới tung mặt đất sau động tác bât người lên ngọn cây…"

Ngược lại với Rachmaninov và Tchaikovsky bi quan trước các đợt phê bình của công luận, Prokofiev đón nhận chúng một cách dễ dàng. Trong suốt sự nghiệp, Prokofiev có phần chủ động trong việc tạo những cú sốc cho người nghe và các nhà chuyên môn, đẩy cái giới hạn của sáng tác của ông đi xa. Ông hoàn tất Piano concerto số 2 vào năm 1912 và công diễn ở Pavlosk vào ngày 5/9, nó thậm chí còn bị phản đối nhiều hơn bản số 1. Nhà phê bình N. Bernstein đã gọi sáng tác mới này là "…môt mớ tạp âm mà không có gì là bình thường với nền âm nhạc văn minh… phần Cadenza là một ví dụ về sự ko thể chấp nhận được. Chúng như một thứ âm nhạc bừa bãi được tạo nên từ những ý tưởng gàn dở, trống rỗng…" – quả là ở bản số 2, đã xuất hiện những đoạn có tiết tấu chậm, giai điệu bị kéo chảy dài, bất thường trong cách ngắt nghỉ tường phản với những phần chuyển động không ngừng và đầy động lực. Năm 22 tuổi, Prokofiev kết thúc 10 năm học có thể tạm coi là thành công (dù khá ồn ào với nhiều khen chê) với việc giành được giải thưởng mang tên Anton Rubinstein cho sinh viên piano xuất sắc bằng Piano concerto số 1. Ông đã chọn diễn Piano concerto số 1 vì cảm thấy bản số 2 quá xa lạ với môi trường âm nhạc của nhạc viện.

Cùng lúc tốt nghiệp trường nhạc, Prokofiev dành một chút quan tâm tới những chuyển biến về chính trị xã hội đang diễn ra ở nước Nga quê hương ông. Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ khi Nga đang mạnh bạo xâm chiếm vùng đông Prussia. Đồng thời cuộc xâm lăng của âm nhạc Nga vào đời sống âm nhạc châu Âu cũng bắt đầu. Igor Stravinsky công diễn vở ballet Chim lửa và Petrouchka ở Paris cùng với ông bầu ballet nổi tiếng là Sergei Diaghilev và gây nhiều tiếng vang với vở Russes khi công diễn ở Paris năm 1909. Prokofiev đã ra nước ngoài vào tháng 6/1914 để tìm hiểu về thành công của Russes, cùng với Stravinsky và những người khác và cũng là để tìm cơ hội chứng tỏ bản thân. Ông gặp Diaghilev ở London năm 1914 và chơi cho ông ta nghe concerto số 2, Diaghilev đã rất ấn tượng và đề cập đến chuyện tổ chức diễn bản concerto. Mặc dù sau đó ý tưởng này đã không được thực hiện, nhưng ông lại đề nghị Prokofiev viết ballet dựa trên chủ đề Nga. Diaghilev khi đó đã rất gắn bó với Stravinsky, người mà lúc này đang đứng đầu trong những bước chuyển động của âm nhạc hiện đại (vị trí mà Prokofiev đang đầy nhiệt huyết muốn có được phần nào), gây tiếng vang với Lễ bái mùa xuân diễn ở Paris năm 1913, tạo một cơn chấn động thật sự rung chuyển mà nếu đem những xáo động gây ra bởi ballet Chim lửa và Petrouska thì chỉ là thứ yếu. Người ta đã ẩu đả ngay trong nhà hát rồi kéo ra cả đường phố. Prokofiev cảm thấy được cơn địa chấn đó và nuôi hy vọng vở ballet mà ông hợp tác với Diaghilev - "Ala và Lolli" - sẽ có thể khuynh đảo được công chúng cũng như thế. Sau này Prokofiev cũng đã thừa nhận rằng : "Khi đó tôi hoàn toàn đang cố tìm kiếm một hình ảnh gây hấn như thế theo cách của riêng mình". Vào năm 1914 -1915 Prokofiev tập trung vào việc sáng tác khí nhạc với nhiều nỗ lực. Dù ông đã diễn vài lần với vai trò nghệ sỹ dương cầm và nhạc sỹ của các tiểu phẩm nhỏ như Vịt con xấu xí cho piano và giọng hát, còn lại thì chủ yếu ông giành thời gian viết ballet. Thật không may là khi Prokofiev cho Diaghilev xem bản thảo còn dang dở thì ông bầu này đã chối bỏ nó. Một vài cuộc tranh luận diễn ra cho thấy lý do tại sạo Diaghilev lại không thích nó, về âm nhạc thì hoà âm của nó cũng nghịch tai như Lễ bái mùa xuân và Diaghilev thì đơn giản là đã mất đi hứng thú và sự táo bạo khi không muốn lập lại "thất bại" của Lễ bái mùa xuân nữa. Nhưng bởi ông bầu này cũng tin tưởng vào khả năng sáng tác của Prokifiev nên đã đề nghị ngay nhạc sĩ viết tiếp một ballet khác. Phải thoái lui nhưng chưa bị đánh bại, Prokofiev bắt đầu sáng tác vở ballet thứ 2 “Chout” (cũng được biết như là Câu chuyện thằng hề). Tuy nhiện vì không muốn bỏ phí Ala và Lolli nên Prokofiev đã viết lại nó thành tổ khúc cho dàn nhạc 4 chương tên là The Scythian Suite. Để khỏi lãng phí công sức của 2 năm chứng tỏ mình mà không được công nhận, Prokofiev định công diễn nó vào ngày 29/1/1916 ở St Peterburg với hy vọng có thể mang lại chút gì như Stravinsky.

Dù ẩu đả không diễn ra, nhưng buổi diễn đặc biệt gây thất vọng. Thậm chí những nhà phê bình âm nhạc Nga tiến bộ cũng không thích nó. Báo chí Pháp và Mỹ cũng không thiện chí hơn. Tờ Âm nhạc Mỹ viết: "Buổi diễn không được các nhà phê bình và nghệ sĩ cổ điển đánh giá cao, nhiểu người trong số họ đã bỏ về trong đó có Glazunov, nhưng khán giả thì cổ vũ nồng nhiệt, dường như chính Prokofiev đã phát triển, kích thích thái độ cởi mở này ở tầng lớp thính giả tiến bộ mà có lẽ bắt đầu từ buổi diễn piano trong “đêm nhạc hiện đại”. Sau khi vở ballet thứ 2 của Prokofiev cũng bị Diaghilev từ chối, ông chuyển hướng sang làm việc với nhà hát Mariinsky, nơi mà đã yêu cầu ông viết từ năm 1915 vở "Người chơi bài" là vở opera khiến Prokofiev tốn nhiều công sức trong những năm 1916-17 dựa theo truyện của Dostoevsky. Thời kỳ này ông cũng sáng tác Visions Fugitives cho piano mà sau này là một trong những tác phẩm được các nghệ sỹ dương cầm ưa chuộng.

Năm 1917 nổi lên với đầy những biến động. Nhạc sĩ cần một nơi yên tĩnh để sáng tác và ông đã dành 9 tháng ở Caucasus. Tuy hoàn cách xã hội rất phức tạp, nhưng Prokofiev vẫn sáng tác rất nhiều, vở "Người chơi bài" bị gián đoạn bởi chiến tranh nhưng bù lại ông hoàn tất sonata số 3 và 4 cho piano, sáng tác Violin concerto No. 1 và giao hưởng số 1, bản hợp xướng "Số 7, họ là số 7" và Piano concerto số 3. Ông trở lại Petrograd vào mùa xuân năm 1918 ra mắt giao hưởng số 1. Không giống như những buổi công diễn các tác phẩm gần đó, bản giao hưởng được đón nhận nồng nhiệt.

Những người Bolshevik lên nắm quyền là một sự kiện có tính bước ngoặt với hầu hết các nghệ sỹ. Trong khi một mặt họ được liệt vào một trong những tầng lớp được hưởng nhiều đặc quyền và sự quan tâm thì đồng thời sự tự do trong tổ chức biểu diễn của các nghệ sĩ cũng bị hạn chế rất nhiều bởi tất cả đều phải thông qua kiểm duyệt. Vì thế cũng dễ hiểu là có không ít các nghệ sĩ đã ra nước ngoài vì những lý do chính trị cũng như để tiếp tục duy trì con đường phát triển sự nghiệp của mình theo chiều hướng đã chọn từ trước đó, tiêu biểu là Stravinsky, người ra nước ngoài từ năm 1914. Tự thấy không có nhiều mâu thuẫn về tư tưởng với những người Bolsheviks, Prokofiev đã chọn con đường tiếp tục phát triển âm nhạc của ông ở phương Tây đồng thời giữ thái độ tốt đối với những người mới lên nắm quyền trong nước.

Tháng 5/1918 Prokofiev dời nước Nga để thử vận may ở các trung tâm âm nhạc lớn, bắt đầu một cuộc hành trình dài. Trước hết hướng về viễn Đông (do các tuyến bay thẳng đến Tây Âu bị gián đoạn do chiến tranh) theo đường hàng không đi từ Vladivostock. Ông dừng lại Nhật Bản một thời gian ngắn. Dù khi đó còn chưa thân thiện lắm với nhạc hiện đại phương Tây, song người Nhật cũng biết đến Prokofiev đủ để có lời mời ông biểu diễn ở Tokyo và Yokohama. Sau đó, ông bay thẳng đến Mỹ, dừng một chút ở Hawaii. Rồi ông chuyển đến San Francisco vào tháng 8/1918. Đến lúc đó thì tài chính của ông đã cạn và ông phải bay đến New York vào tháng 9 bằng số tiền 300 dollar đi vay. Ông nhanh chóng có buổi diễn vào ngày 20/11/1918 bởi tiếng tăm của ông ở đây nổi hơn ở Nhật. Kết quả là những điều chẳng lành và xáo động. Giới chuyên môn thì chống lại thứ âm nhạc "hung dữ, man rợ", "sắt đá và cơ khí" của Prokofiev trong khi nhiều người lại thấy phấn khởi. Dù sao ông cũng gây đuợc ấn tượng với những nhà sản xuất, và thế là ông ghi âm một số tiểu phẩm cho piano, viết Four Pieces for piano op.32 và "Truyền thuyết về một bà lão".

Thật không may, nhiều nhà báo viết về âm nhạc của Mỹ coi ông là một sản phẩm của cuộc cách mạng Nga, của chính phủ Bolshevik và thế là họ cứ gán cho ông danh hiệu "Bolshevik pianist" trên các tờ quảng cáo, và rồi từ đó mà suy diễn bình phẩm âm nhạc ông là "dã man" như cách hiểu của họ về cuộc cách mạng. Vì vậy mà ông đã cay đắng nhận xét về nước Mỹ: "Lúc này, khi tôi lang thang đi dạo ngoài công viên trung tâm của New York và ngước nhìn lên những tòa cao ốc, tôi vẫn nghĩ với một cảm giác tức giận và mỉa mai rằng tất cả những dàn nhạc nổi tiếng của Mỹ chẳng đếm xỉa gì đến âm nhạc của tôi, trong khi những nhà phê bình không chán thốt ra những lời tẻ nhạt đại loại như "Beethoven là một nhà soạn nhạc vĩ đại" và luôn chùn bước trước cái mới, rồi những ông bầu thường sắp xếp những buổi lưu diễn dài hơi cho các nghệ sĩ chơi những chương trình ăn chắc lặp đi lặp lại tẻ ngắt ngày qua ngày. Tôi đã đến đây rất gấp (quá sớm): đứa trẻ đã không đủ lớn để đánh giá đúng âm nhạc mới."

Tuy nhiên trước khi dời nước Mỹ, ông đã sáng tác nhiều tác phẩm thú vị. Trong chuyến đi tới Chicago tháng 12/1918, ông biểu diễn Piano concerto số 1 và Scythian Suite thành công lớn. Sau buổi hòa nhạc, nhà hát opera Chicago đề nghị được dựng một trong các vở opera của ông. Lúc đó ông mới chỉ có một vở Người chơi bài là hoàn chỉnh, tác phẩm mà ông đã để lại Nga, thế là ông hoàn tất Tình yêu dành cho 3 trái cam. Chicago Opera chấp nhận và kí hợp đồng diễn nó vào mùa thu năm 1919. Thời gian sau lần diễn ở New York, ông đã gặp người vợ tương lai Carolina Codina, một giọng nữ cao có tiếng với nghệ danh là Lina Llubera.

Dù gặp được Lina song đây vẫn là thời kỳ khó khăn của Prokofiev. Ông vẫn luôn bị báo chí phê phán. Báo âm nhạc Mỹ, New York ngày 21/12/1918 viết : "Trong những ngày này khi sự thanh bình đã trở lại với con người và thế giới đang chuyển từ trạng thái bất hòa sang hòa hợp, thì một chương trình đã diễn ra và gây sốc cho người nghe. Những tác phẩm của ngài Prokofiev thừa thãi những tiếng ồn ào vốn là nỗ lực (nhưng vô hiệu) đem đến cho thính giả thông điệp của âm nhạc hiện đại.” Còn với vở nhạc kịch kí hợp đồng với nhà hát Opera Chicago, việc đạo diễn Campanini đột ngột qua đời vào tháng 12/1919 khiến việc dàn dựng phải trì hoãn. Một lần nữa không gặp may và Prokofiev quyết định tìm tới Diaghilev ở Paris. Một điều thật khôi hài là ngay sau khi Prokofiev vừa đi khỏi thì Tình yêu cho ba trái cam cuối cùng cũng được diễn ở Chicago vào tháng 12/1920, nó ngay lập tức thành công rồi được công diễn ở khắp các sân khấu châu Âu.

Khi tới Paris và gặp Diaghilev, Prokofiev được đề nghị cho diễn vở Câu chuyện thằng hề ở Russes Ballet. Không muốn lỡ cơ hội, ông thuê một căn nhà vùng Mantes-La-Jolie và bắt đầu chỉnh lại vở opera. Để tránh trở về Nga, ông viết thư cho mẹ muốn bà tìm cách qua Paris, bất chấp tình hình sức khỏe và điều kiện thực tế. Prokofiev dành phần lớn năm 1920 ở Paris viết nốt Câu chuyện thằng hề, được diễn ở Paris vào 17/5/1921 và ở London vào 9/6/1921. Tuy vẫn bị chê bai như trước là quá khô cứng, và hơn nữa là cốt truyện không ổn, nhưng tác phẩm cũng gây được nhiều ấn tượng với những nghệ sĩ tiến bộ. Bằng chứng là Henri Mattisse đã thích vở kịch đến nỗi phác họa chân dung Prokofiev. Cùng giai đoạn này, Prokofiev còn gặp Picasso và Ravel. Scythian cũng được diễn ở Paris năm 1921.

Prokofiev quay trở lại Mỹ vào thu năm 1921 để xem Tình yêu dành cho ba trái cam được công diễn và bản Piano concerto No. 3. Cả 2 tác phẩm đều được diễn ở Chicago vào tháng 12/1921. Chicago Opera diễn vở Tình yêu dành cho ba trái cam còn nhạc sỹ thì biểu diễn bản concerto số 3. Trong khi phản ứng ở Chicago khá khả quan thì ở New York người ta lại tỏ thái độ thù địch. Prokofiev cảm thấy bối rối trước thái độ chống lại âm nhạc của ông: “Thời tiết ở Mỹ, khi nó mới bắt đầu tươi sang hơn thì ngay sau đó đã hoàn toàn xám xịt rồi."

Chưa muốn quay về với sự ồn ã ở Paris, Prokofiev tìm kiếm một nơi yên tĩnh trên dãy Alps, ông định cư một thời gian tại căn nhà thuê ở thị trấn của Ettal, nơi ông đã sống hầu hết thời gian 1922-23. Tạm thời ngừng làm một nhạc sỹ "mắn đẻ” để dồn tất cả năng lượng viết opera Thiên thần lửa, vở không được công diễn trong khi ông đang sống. Đây là một nỗ lực của Prokofiev với ngôn ngữ rất đa dạng, dựa theo tiểu thuyết huyền bí của Valery Bryusov.

Trong khi ở Ettal, Lina học opera ở gần Milan. Không khí ở Bavarian thuộc dãy Alps cũng góp phần lãng mạn cho mối quan hệ của ông với Lina. Đến tháng 9/1923 thì họ kết hôn. Lúc này ông rất lo cho mẹ mình nên quyết định trở lại Nga biểu diễn với dàn nhạc giao hưởng Leningrad. Lúc này nội chiến đã chấm dứt. Nền kinh tế Soviet cũng dần đi vào ổn định hơn. Bạn bè của Prokofiev ở Nga như Miakovsky, người vẫn thường xuyên liên lạc với ông trong suốt thời gian ông ở Mỹ và Châu Âu, đã khuyến khích ông trở về và cho ông hay rằng tại quê hương nhạc của ông được coi trọng.

Dù Prokofiev quyết định ở lại châu Âu, ông vẫn nuôi ý định trở về quê hương. Năm 1923, ông trở lại Paris cùng với Lina và mẹ mình. Chuyến đi có với cả hạnh phúc lẫn bi kịch. Lina sinh Sviatoslav ngày 27/2/1924 nhưng tháng 12 năm đó mẹ ông qua đời. Điều này làm ông sao lãng việc sáng tác, trong năm đó ông chỉ viết duy nhất tổ khúc giao hưởng Tình yêu dành cho ba trái cam. Đây là một trong số trên 25 tổ khúc giao hưởng các loại. Mặc dù được viết nhanh chóng nhằm thoả mãn sự nôn nóng của các nhạc trưởng muốn biểu diễn tác phẩm mà không cần phải tốn kém dựng thành vở, bản tổ khúc giao hưởng này trở thành một trong những hình thức âm nhạc thành công của ông. Ông có không dưới 25 tổ khúc giao hưởng rút từ opera và nhạc cho phim.

Vào lúc này, Koussevitzky đề nghị Prokofiev viết một giao hưởng mới. Trong khi Prokofiev đang sáng tác giao hưởng số 2, Koussevitzky công diễn ở Paris vài tác phẩm mà sau này không thực hiện được, đáng chú ý là Cantana "Số 7, họ là Số 7" và Violin concerto số 1. Cả hai tác phẩm đều nằm trong số các sáng tác hàng loạt trước năm 1917, nhưng cho đến giờ vẫn chưa được chơi. Violin concerto số 1 - bài thơ trữ tình này được công diễn vào thời điểm khó khăn. Nếu Violin concerto số 1 phải mất nhiều năm để giành được sự yêu thích thì Giao hưởng số 2 được Prokofiev nhằm đến hiệu quả “cứng rắn như sắt thép”, dù thính giả có hiểu gì hay không. Nó cũng được dệt quá tinh vi, có quá nhiều lớp, nhiều điểm đối nghịch nhau mà thoái hoá chỉ thành một hình tượng… "Đó là lần đầu tiên tôi cảm thấy như mình chỉ là nghệ sĩ hạng hai", ông đã thú nhận như vậy. Là một người không bao giờ quay lưng lại với sáng tác của mình, thậm chí là một tác phẩm đáng thương như giao hưởng số 2, Prokofiev cố gắng để cứu chữa nó, sau này chuyển thành Opus 136, nhưng không bao giờ có thể nhận ra tác phẩm đã được sửa lại. Trong khi giao hưởng số 2 đáng nhớ bởi buổi công diễn xui xẻo, nó cũng nhận được vài sự ủng hộ. Francis Poulenc thích nó và quan trọng hơn là Diaghilev quan tâm đến nó. Diaghilev, người đã từ chối sáng tác ballet Tình yêu dành cho ba trái cam dù với lý do gì, cũng bù đắp bằng việc yêu cầu Prokofiev sáng tác vở ballet mới Le Pas d’Acier (Cái bậc thép). Bản nhạc được hoàn thành tương đối trong khi Lina lưu diễn ở Mỹ năm 1925 cùng với Koussevitzky và Boston Symphony. Họ trở lại Paris, lưu diễn ở Ý năm 1926 và Prokofiev hoàn tất vở ballet Pas d’Acier. Nó được công diễn ở Paris và London thành công năm 1927 một phần nhờ thiết kế sân khấu và trang phục của Georgy Yakulov.

Xem phần tiếp theo
 
Giacomo Puccini

Giacomo Puccini sinh ngày ngày 22 tháng 12 năm 1858 tại thành phố Lucca, Italia và là một trong những nhạc sĩ sáng tác opera vĩ đại nhất. Cùng với người anh trai Michele chết trẻ, ông là thế hệ thứ năm trong một gia đình có truyền thống âm nhạc lâu đời có nhiều thành viên là nhạc sĩ chuyên nghiệp. Puccini sống và làm việc chủ yếu quanh thành phố Lucca xứ Toscana, Italy. Tất cả các thế hệ trong gia đình trước ông đều chơi organ và sáng tác nhạc cho nhà thờ San Martino trong thành phố.

Khi người cha qua đời, cậu bé Giacomo mới 6 tuổi đã phải đảm nhận vai trò đội trưởng đội hợp xướng và chơi organ ở nhà thờ San Martino. Các thành viên trong gia đình kỳ vọng cậu bé Giacomo sẽ tiếp bước con đường của tổ tiên và tiếp tục duy trì truyền thống lâu đời của gia đình. Tuy nhiên, vào một buổi tối năm 1876, khi Giacomo cùng một người bạn đi bộ một quãng đường dài 13 dặm đến thành phố Pisa để xem buổi trình diễn vở opera Aida của Verdi, tất cả đã thay đổi. Từ giây phút ấy, Giacomo biết rằng niềm đam mê đích thực và duy nhất của đời mình sẽ chỉ là opera.

Năm 1880, Puccini hoàn thành khoá học tại học viện Pacini ở Lucca, cùng lúc ông hoàn thành xong tác phẩm Messa di Gloria. Tác phẩm này đã khiến ông bác của Puccini quyết định hỗ trợ Puccini về tài chính trong suốt quá trình học nhạc và mang lại cho ông học bổng của nữ hoàng Margherita. Nhà soạn nhạc trẻ được nhận vào học tại nhạc viện Milan và nhà hát nổi tiếng Teatro alla Scala là môi trường lý tưởng cho tất cả những tài năng sáng tác trẻ. Trong vòng 3 năm từ 1880 đến 1883, Giacomo tiếp tục theo học tại nhạc viện Reale dưới sự hướng dẫn của Bazzani và Ponchielli, tác giả của vở opera La Gioconda. Tại học viện, ông đã sáng tác tác phẩm Capriccio sinfonico, bản nhạc này được dàn nhạc sinh viên trình diễn và đã gặt hái được thành công lớn. Đây là lời tiên đoán cho sự ra đời của những tác phẩm opera là sự kết tinh của xúc cảm mạnh liệt và tài năng tái hiện những cảm xúc ấy trên sân khấu với giai điệu sâu lắng, cách phối âm uyển chuyển.

Khi nhà sản xuất âm nhạc Edoardo Sonzogno lần đầu tiên tổ chức cuộc thi các vở opera 1 màn (Cavalleria Rusticana của Mascagni cũng được phát hiện tại đây vào năm 1889) thì Puccini vẫn còn là sinh viên tại nhạc viện. Ông đã quyết định tham gia cuộc thi với sự khích lệ của Ponchielli, cũng chính Ponchielli đã giới thiệu Giacomo với một nhà báo trẻ tuổi kiêm viết lời cho các vở opera có tên là Ferninando Fontana. Fontana đã đề nghị với Giacomo ý tưởng viết một vở opera dựa trên cốt truyện Le Villi (Phù thuỷ), truyền thuyết về những cô dâu bị nguời tình bỏ rơi, họ đã trở thành bóng ma theo ám ảnh người tình của mình đến chết. Những chủ đề như thế này rất phổ biến ở Italia vào thời điểm lúc bấy giờ, đặc biệt là sau khi những vở opera lãng mạn của nhà soạn nhạc người Đức như Weber và Wagner thời kì đầu được trình diễn. Kết quả của cuộc thi được công bố đầu năm 1884, nhưng Puccini không lọt vào danh sách người thắng cuộc.

Trong một bữa tiệc gồm rất nhiều người có ảnh hưởng trong lĩnh vực âm nhạc, Puccini được mời đến chơi piano và hát các trích đoạn opera. Ông đã biểu diễn thành công và được đánh giá cao, cũng chính nhờ sự kiện này, vở opera Le Villi đã được trình diễn trên sân khấu nhà hát nổi tiếng Teatro dal Verme lần đầu tiên vào ngày 31 tháng 5 năm 1884. Buổi trình diễn đã thành công rực rỡ và kết quả là nhà sản xuất âm nhạc hàng đầu ở Milan, Giulio Ricordi đã yêu cầu mua bản quyền vở opera. Theo lời khuyên của Ricordi, Puccini đã phát triển vở opera thành hai màn. Đồng thời, Ricordi đề nghị Puccini viết một vở opera mới và Fontana vẫn tiếp tục là người sáng tác lời cho vở này. Đây là khởi đầu của sự hợp tác lâu dài giữa Giacomo và Ricordi, Ricordi không chỉ là một người bạn mà còn giống như một người cha của Giacomo, một người có thể mang lại cho ông những lời chỉ bảo sáng suốt. Vở opera mới có tên Edgar, dựa trên vở kịch của Alfred de Musset, một chủ đề được đánh giá là hoàn toàn không phù hợp với tài năng của Puccini. Buổi trình diễn đầu tiên (tại La Scala, Milan vào ngày 25 tháng 4 năm 1889) thất bại thảm hại, Puccini đã phải rút ngắn 4 màn của vở opera xuống còn 3 rồi tiếp tục chỉnh sử lại hai lần nữa vào năm 1901 và 1905 nhưng vở opera vẫn không được công chúng đón nhận. Chính Puccini đã gọi Edgar là “một điều ngớ ngẩn”. Trong suốt thời gian hoàn thành tác phẩm này, Puccini bắt đầu có mối liên hệ mật thiết với Elvira Gemignani, nhưng Gemigani đã kết hôn với một thương gia và có một con trai. Ở Italy thời bấy giờ, phụ nữ vẫn phải tuân thủ nguyên tắc khắt khe của công giáo, nên việc ly hôn là điều không tưởng. Chính vì lý do ấy, chỉ sau khi chồng của Elvira qua đời năm 1904, cả hai mới được phép kết hôn chính thức trong nhà thờ.

Sau khi vở opera Manon của nhà soạn nhạc người Pháp Jules Massenet, dựa trên cuốn tiểu thuyết tự truyện của Abbé Prévest, được trình diễn thành công ở Paris năm 1884, Puccini quyết định chọn đề tài ấy để viết vở opera tiếp theo có tên Manon Lescaut. Đây là lần đầu tiên, Puccini chủ động tham gia viết lời cho tác phẩm của mình cùng 5 người khác; đầu tiên là Leoncavallo, tiếp đó là Praga và Olivia, cuối cùng là Illica và Giacosa cùng với sự góp ý của Ricordi. Đối với Puccini, phần lời của vở opera cũng quan trọng như phần nhạc. Ông cảm thấy cốt truyện và các nhân vật trong vở opera Manon Lescaut đều phù hợp một cách hoàn hảo với năng khiếu của mình, bởi vậy, vở opera này đuợc chuẩn bị công phu với sự đóng góp của nhiều tên tuổi. Manon Lescaut được trình diễn lần đầu tiên ở Turin vào ngày đầu tiên của tháng 2 năm 1893, chỉ trong một đêm, tên tuổi của Giacomo Puccini đã vượt qua biên giới nước Ý và trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới. Trong quá trình hoàn tất Manon Lescaut, ông đã mua một căn nhà ở ngôi làng nhỏ Torre del Lago bên cạnh hồ Massaciùccoli năm 1891. Ông thích đi săn chim và đây là nơi ông sáng tác những vở opera tiếp theo của mình ngoại trừ vở Turandot.

Người viết lời cho 3 vở opera tiếp theo của Puccini: La Boheme, Tosca và Madama Butterfly là Illica và Giacosa. Luôn có sự phân công công việc rõ ràng giữa hai người, Illica phụ trách phần kịch bản và sáng tạo những chi tiết gây ấn tượng mạnh trong khi Giacosa đảm nhiệm phần ca từ. Giữa Giacomo Puccini và hai nhà viết lời đã xảy ra tranh cãi gay gắt, một số lần Giacosa có ý định bỏ cuộc, nhưng cuối cùng, Puccini đã thuyết phục được Giacosa bởi ông biết rõ điều gì là quan trọng nhất trên sân khấu.

Lấy cảm hứng từ cuốn tiểu thuyết của Prévest, Puccini đã phát triển cảnh lên tàu trong vở Manon Lescaut khiến nó trở thành một cảnh độc nhất vô nhị trong tất cả các vở opera. Puccini tài hoa còn sáng tạo nên những giai điệu xúc động, dễ đi vào lòng người, tạo nên một phong cách Puccini đặc trưng. Không chỉ thế, ông còn nắm vững cách xử lý chất giọng để có thể kết hợp hài hòa và nhịp nhàng với dàn nhạc. Puccini luôn nắm bắt và đi trước một bước những đổi mới của thời đại, Wagner, Debussy và Stravinsky là những tấm gương để ông noi theo. Tất cả những tài năng thiên bẩm ấy đã khiến Puccini trở thành một trong những nhà soạn nhạc quan trọng nhất của Italy sau Verdi. Những vai nữ hầu như quan trọng hơn các vai nam trong các tác phẩm của Puccini, 7 trong số 12 tác phẩm sân khấu của ông được đặt theo tên của các nhân vật nữ.

Vở opera La Boheme lần đầu tiên được trình diễn ở Turin vào ngày 1 tháng 2 năm 1896, La Boheme không gây được ấn tượng mạnh với các nhà phê bình vốn mong đợi một tác phẩm giàu chất lãng mạn như vở Manon Lescaut. Phần lớn nội dung La Boheme mang phong cách opera đối thoại nhẹ nhàng, đề cập đến chủ nghĩa hiện thực. Theo đánh giá của nhiều nhà soạn nhạc hiện đại, đây cũng là một kiệt tác của Puccini. Vở Tosca lần dầu tiên được trình diễn ở Rome ngày 14 tháng 1 năm 1900 là tác phẩm đầu tiên mang phong cách verismo (hiện thực) thuần tuý. Đây là giai đoạn chuyển biến ngắn trong opera Ý được khởi đầu bởi vở opera của Cavalleria Rusticana của Mascagni và vở Pagliacci của Leoncavallo. Verismo là loại hình nghệ thuật chính đối nghịch lại những vở nhạc - kịch mang tính thần thoại của Wagner. Tosca đã bị gọi là một thứ giật gân tầm thường xoàng xĩnh, nhưng trên thực tế, đây là một tác phẩm tuyệt vời và Puccini đã “rót” vào kịch của Sardou một “lượng trữ tình” đáng ngạc nhiên.

Trong vở Madama Butterfly (trình diễn tại Milan ngày 17 tháng 2 năm 1904) dựa trên vở kịch một màn của David Balasco theo một truyện trong tạp chí của của John Luther Long, chính bản thân truyện này cũng được sáng tác theo một tai nạn có thật. Puccini hầu như đã hoàn toàn bị tính cách của nhân vật nữ cuốn hút một cách mạnh mẽ. Hình ảnh “người phụ nữ bé nhỏ” mang đậm phong cách của Puccini với xúc cảm mạnh liệt và không gian đẹp nên thơ đã mê hoặc ông. Đây cũng chính là vở opera đầu tiên ông đưa vào những giai điệu dân gian của Nhật Bản, tuy nhiên, buổi trình diễn đầu tiên tại nhà hát La Scala lại thất bại. Sau đó, Puccini đã sửa lại vở opera, cảnh thứ 2 và cảnh cuối cùng được chia làm hai phần đồng thời, ông cũng cắt bớt và thay đổi nhiều đoạn trong tác phẩm. Tháng 5 năm 1904, Madama Butterfly đã gặt hái thành công lớn tại nhà hát Brescia.

Tháng 1 năm 1909, sự kiện cô hầu gái Dora trở nên suy nhược và quẫn trí dẫn đến hành động tự sát khi bị Elvira, vợ Puccini buộc tội là tình nhân với chồng mình một cách bất công đã gây ra một bi kịch gia đình mà hậu quả để lại tác động mạnh đến Puccini, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sáng tạo và niềm đam mê sáng tác của ông trong một khoảng thời gian.

Sau khi hoàn thành vở opera Madama Butterfly, Puccini không muốn theo đuổi loại hình này nữa và muốn thử sức với chất liệu thô ráp và khó khăn hơn như ông đã từng làm với vở Tosca. Ông đã tìm được ý tưởng trong vở kịch La Fanciulla del West của Belasco, đây là vở kịch nói về những người tìm vàng trong cơn sốt vàng ở California năm 1849. Sự pha trộn giữa chủ nghĩa hiện thức nghiệt ngã với tính đa cảm thu hút Puccini và nó được trình diễn lần đầu tiên tại Metropolitan, New York vào tháng 12 năm 1910. Caruso và Destinn đảm nhiệm vai chính dưới sự chỉ huy của Toscanini, La Fanciulla del West được công chúng đón nhận nhưng không được giới phê bình đánh giá cao. Về mặt dàn dựng kỹ thuật, đây là một kiệt tác trong đó Puccini sử dụng giai điệu âm nhạc châu Mỹ, tuy nhiên, lại thiếu sự toả sáng của ngôn từ, đây có lẽ cũng là lý do khiến tác phẩm này ít được biểu diễn bên ngoài Italy. Sau khi Giulio Ricordi qua đời năm 1912, Puccini có những bất đồng quan điểm với Tito, con trai đồng thời là người thừa kế hãng sản xuất nhạc của Giulo. Đây là lý do chính khiến Puccini chấp nhận lời đề nghị viết một vở operetta cho ban giám đốc nhà hát Vienna.

Ông từ chối ngay lập tức chủ đề đầu tiên được gợi ý nhưng lại chấp nhận một chủ đề khác của Giuseppe Adami. Vở operetta có tên La Rondine của Puccini do Adami, một nhà viết kịch trẻ tuổi viết lời được trình diễn tại Monte Carlo ngày 27 tháng 3 năm 1917. Tuy nhiên, trên thực tế, phần lời lơ lửng giữa thể loại opera và operetta đã ngăn cản sức sáng tạo của Puccini, ngoài bản waltz ở màn 2 thì vở La Rondine không có gì đáng chú ý. Nhưng là một người luôn hướng tới sự hoàn hảo, Puccini đã sử dụng tài năng kỹ thuật điêu luyện vào vở operetta như ông vẫn làm với những vở opera khác.

Vở opera tiếp theo của Puccino có tên Il Trittico trình diễn ở New York ngày 14 tháng 12 năm 1918. Ngày 11 tháng 1 năm 1919 tại Rome, Puccini chấp nhận sự sắp xếp của nhà hát Grand Guignol ở Paris mà trong đó ngay trong một tối, một màn gay cấn trong tác phẩm được trình diễn tiếp sau một vở bi kịch tình cảm và kết thúc là một vở hài kịch. Il Trittico là một bộ ba opera một màn, vở thứ nhất có tên Il tabarro do Adami viết lời chuyển thể từ tác phẩm La Houppelande của Didier Gold, trong khi 2 vở còn lại là Sour Angelica và Gianni Schicchi do Giovacchino Forzano viết lời và phát triển thành hài kịch dựa trên vài dòng trong khổ thơ XXX phần Địa ngục trong kiệt tác La Divina Commedia của đại thi hào Danté. Trong bộ ba opera một màn này, vở được trình diễn nhiều hơn cả là Gianni Schicchi, nó đã thể hiện mặt hài hước khá vững chắc trong con người Puccini và được sánh ngang cùng vở Falstaff nổi tiếng của Verdi.

Sau này Il Tabarro được trình diễn một cách độc lập và được chú ý bởi nó thể hiện một bức tranh u ám và đầy kịch tính. Thi thoảng, cả vở Il Trittico cũng được trình diễn trên sân khấu đúng như nguyện vọng của Puccini. Không chỉ muốn dừng lại ở đó, Puccini muốn khám phá những con đường mới, cách thể hiện mới, và kết quả của sự thay đổi này là sự ra đời của vở opera Turandot, lần đầu tiên được trình diễn ở Milano ngày 25 tháng 4 năm 1926. Turandot dựa trên truyền thuyết về Carlo Gozzi được Adami và Renato chuyển thể. Vở opera này hoàn toàn khác biệt với những vở mà Puccini đã từng viết trước đó, đây được coi là kiệt tác vĩ đại nhất của ông, là sự kết hợp giữa Turandot độc ác, Calaf anh hùng, Lìu đầy chất thơ. Cách nhìn nhận nhạy bén trong thể loại opera của Puccini được khẳng định bằng hai tác phẩm La Boheme và Turandot.

Puccini quyết định bắt tay vào Turandot, với mong muốn tạo nên ''kỳ tích''. Trong suốt thời gian sáng tác, ông chuyển đến Viareggio, nhưng đến năm 1923 thì ông phát hiện mình bị ung thư vòm họng. Thời gian trị liệu ở Brussels tưởng đã thành công nhưng trái tim của Giacomo cuối cùng vẫn ngừng đập, để lại vở Turandot còn dang dở. Puccini qua đời ở Brussels ngày 29 tháng 11 năm 1924. 2 cảnh cuối của vở opera Turandot chưa được hoàn thành và được nhà soạn nhạc Franco Alfano viết tiếp dựa trên bản thảo mà Puccini để lại. Trong buổi trình diễn lần đầu tiên vở Turandot (tại La Scala), Toscanini đã hạ đũa chỉ huy của mình xuống khi tới đoạn cái chết của Lìu, đúng chỗ mà Puccini đã viết đến. Buổi tối tiếp theo, vở opera được trình diễn với đoạn kết của Alfano.

Puccini được đánh giá là một trong những nhà soạn nhạc opera vĩ đại nhất của mọi thời đại cùng với Mozart, Verdi và Wagner. Ông được cũng đươc coi là nhà sáng tác thể loại verismo bậc thầy mặc dù một vài vở opera của ông trên thực tế tác phẩm verismo theo khuôn mẫu định sẵn của Mascagni. Phong cách của Puccini chịu sự ảnh hưởng của Verdi, sau đó là Wagner, Debussy và thậm chi là cả Lehár và Stravinsky mặc dù các tác phẩm của ông không hoành tráng được như tác phẩm của Verdi. Puccini đã từng nói: “Tôi chỉ có thể viết nhạc về những điều giản dị”. Nhiều người coi ông là nhà soạn nhạc vĩ đại đứng thứ hai sau Verdi trong số những nhà soạn nhạc người Ý thuộc thế hệ sau Rossini.

Như Nguyên (dịch)
 
Manuel Maria Ponce

Manuel Maria Ponce sinh ngày 8 tháng 12 năm 1882 tại Zacatecas, Mexico. Ngay từ nhỏ Ponce được chị của mình dạy nhạc và hát trong dàn đồng ca của địa phương. Lên 5 tuổi sau khi khỏi bệnh sởi, Ponce đã viết tác phẩm đầu tiên của mình The dance of the Measles. Lên 12 tuổi Ponce đã là nghệ sĩ đàn organ của nhà thờ Aguascalientes và cũng chỉ 2 năm sau ông đã viết bản La Argentina nổi tiếng.

Năm 1901, Ponce theo học nhạc tại Conservatorio Nacional, Mexico City và 3 năm sau ông sang Italy học sáng tác với Enrico Bossi và Dall'Olio ở Bologna. Năm 1906 ông sang Berlin theo học piano với Martin Krause, một hậu duệ của Liszt. Martin Krause là một giáo viên mà tất cả học sinh đều rất kính sợ, ông bắt học sinh của mình phải chơi Well-Tempered Clavier (Bình quân luật) của Johann Sebastian Bach trên tất cả các giọng và phải học thuộc tất cả các giọng đó. Krause luôn lấy Bach là nền tảng trong phương pháp dạy của mình và chính vì lẽ đó Ponce có một kiến thức cơ bản về phức điệu rất chắc chắn.

Năm 1901 trở về Mexico, Ponce được chỉ định làm giáo sư tại nhạc viện quốc gia và bắt đầu sáng tác bài hát và các tác phẩm cho piano mang đậm bản sắc dân tộc. Ngày 7 tháng 7 năm 1912 tại Teatro Arbeu, Mexico City, Ponce đã có một buổi biểu diễn giới thiệu các sáng tác của mình. Buổi biểu diễn gồm một piano concerto giọng Pha thăng thứ và một tam tấu cho piano, violin và cello được nhà soạn nhạc tài ba Carlos Chavez hết sức thán phục và coi đó là nền tảng của nền âm nhạc hàn lâm Mexico. Trước Ponce đã có nhiều nhạc sỹ theo đuổi việc cách tân nền âm nhạc dân tộc nhưng đều không thành công và âm nhạc của Mexico chủ yếu là bắt chước âm nhạc châu Âu nên thiếu bản sắc riêng.

Năm 1914, một vài bài hát của Ponce đươc xuất bản trong đó có Estrellita (Ngôi sao nhỏ) danh tiếng. Jascha Heifetz cũng góp phần làm cho Estrellita được nhiều người biết đến khi soạn lại cho vioin và piano và sau này Ponce chuyến soạn Estrellita cho guitar và đề tặng học trò của mình là Jesus Silva. Theo Segovia thì Ponce sáng tác Estrellita khi ông mới chỉ 11, 12 tuổi và do nguyên nhân nào đó ông không đươc nhận tiền bản quyền.

Năm 1915 để tránh những rắc rối chính trị do cách mạng nổ ra Ponce chuyển sang Havana, Cu Ba sinh sống. Những tiết tấu sôi nổi, cuồng nhiệt của vùng nhiệt đới là nguồn cảm hứng cho những sáng tác sau này của Ponce. Chỉ sống ở Cu Ba trong một khoảng thời gian ngắn ngủi (1915 - 1917) nhưng Ponce đã trở nên nổi tiếng cả với vai trò nhạc sĩ sáng tác lẫn một nghệ sĩ piano tài ba.

Sau khi rời Cu Ba, Ponce trở về Mexico City dạy học và sáng tác. Năm 1923 ông có bài giới thiệu khi Segovia lần đầu đến biểu diễn ở Mexico. Một tình bạn lớn giữa hai con người vĩ đại cũng bắt đầu và kéo dài cho đến lúc Ponce qua đời. Ngay trong lần gặp gỡ đầu tiên Segovia đã đề nghị Ponce sáng tác cho guitar và nhạc sỹ đáp lại bằng tác phẩm Allegretto, quasi serenata (sau này đươc Ponce chuyển vào chương 3 của Sonata Mexicana).

Năm 1925, khi 43 tuổi Ponce quyết định quay trở lại châu Âu để hoàn thiện kỹ thuật sáng tác. Ông theo học lớp của Paul Dukas, một người bạn thân của Debussy tại nhạc viện Ecole Normale de Musique. Trong số bạn học của Ponce còn có cả nhạc sỹ nổi tiếng người Tây Ban Nha Joaquin Rodrigo và nhạc sỹ Brazil Heitor Villa-Lobos. Tại lớp của Dukas, Ponce học được rất nhiều kỹ thuật phối khí của trường phái Ấn tượng và tiếp thu sự tinh tế trong âm nhạc của những nhạc sỹ Pháp lúc bấy giờ như Debussy, Ravel, Satie… Các sáng tác trong thời gian này của Ponce mang đậm dấu ấn của trường phái Ấn tượng Pháp: Chapultepec là sự kết hợp giữa chủ đề đậm chất Mexico với lối phối khí của trường phái ấn tượng. Một số sáng tác đáng chú ý trong giai đoạn này còn có Canto y Danza de los Antiguos Mexicanos, Poema Elegiaco và Tres Cantos de Tagore viết cho giọng hát và dàn nhạc đề tặng vợ mình, Clema Ponce, một ca sỹ người Pháp. Dukas hết sức ấn tượng với tài năng của Ponce và đã cho ông 30 điểm trong lễ chấm thi tốt nghiệp trong khi điểm tối đa là 10.

Trong thời gian sống ở Paris, Ponce viết khá nhiều cho guitar bao gồm các sonata, prelude, suite và biến tấu. Hầu hết chúng đều được đề tặng Segovia, người sau này đưa tên tuổi Ponce ra khắp thế giới. Ponce là nhạc sỹ Mexico đầu tiên viết cho guitar và là cảm hứng cho nhiều nhạc sỹ Mexico sau này sáng tác cho guitar như Chavez, Bernal Jimenez, Jesus Estrada, Luis Sandi, và Jesus Silva. Bản concerto viết cho guitar Concierto del Sur cũng được Ponce phác thảo những nét đầu tiên vào năm 1926 khi đang ở Paris và mãi tới năm 1941 mới hoàn thành (Concierto del Sur được công diễn lần đầu vào ngày mùng 4 tháng 10 năm 1941 do Segovia và Ponce chỉ huy dàn nhạc). Cũng trong thời gian sống tại Paris, Ponce còn tham gia viết bài cho tạp chí âm nhạc xuất bản bằng tiếng Tây Ban Nha Musical Gazette (1927 - 1928), một tạp chí chủ yếu nhằm giới thiệu âm nhạc của các nước Mỹ Latin.

Năm 1943, Ponce trở về nước và tham gia giảng dạy tại Universidad Nacional Autonoma và Nacional Conservatory. Một sáng tác quan trọng trong thời gian này là Ferial (1940) viết cho dàn nhạc minh họa một lễ hội truyền thống của Mexico. Tác phẩm có sử dụng nhiều chất liệu âm nhạc dân gian và mang âm hưởng của cây đàn chirimia – một nhạc cụ hơi của Mexico. Năm 1943 Ponce viết bản concerto cho violin và đề tặng violinist người Ba Lan Henryk Szeryng, tác phẩm này mang nhiều ảnh hưởng của trường phái neo-classicsims (Tân cổ điển) đang thịnh hành lúc bấy giờ. Trong thời gian này ông vẫn tiếp tục viết cho guitar: Seis Preludios Cortos được sáng tác cho cô con gái của Carlos Chavez và Dos Vinetas viết tặng cho Jesus Silva, đây chính là những sáng tác cuối cùng của ông trước khi mất vào ngày 24 tháng 4 năm1948.

Trong những sáng tác đầu tay của mình, đặc biệt là các ca khúc và các sáng tác cho piano, Ponce chịu khá nhiều ảnh hưởng của trường phái Lãng mạn. Concerto viết cho piano cho thấy sự ngưỡng mộ của Ponce với Chopin còn Sonata Romantica viết cho guitar gợi nhớ tới những giai điệu buồn của Schubert. Ponce đã sử dụng các hình thức của âm nhạc của châu Âu (ballade, rhapsody, waltz...) kết hợp với những giai điệu, tiết tấu của Mexico làm cho những tác phẩm vừa mang chất hàn lâm vừa mang đậm bản sắc dân tộc.

Âm nhạc dân gian đặc biệt là âm nhạc của những người lai giữa Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha với thổ dân Nam Mỹ đóng một vai trò rất quan trọng trong âm nhạc của Ponce. Là người sưu tập nhạc dân gian nên vốn hiểu biết về âm nhạc cũng như văn hóa dân gian của Ponce rất sâu rộng. Chính tình yêu và hiểu biết văn hóa dân gian đã làm cho những sáng tác của ông mang đậm bản sắc dân tộc mở đường cho trường phái âm nhạc hàn lâm Mexico. Khuynh hướng dân tộc cũng được nhiều nhạc sỹ Mỹ Latin theo đuổi, trong đó có Heitor Villa-Lobos (1887 - 1959). Villa-Lobos gặt hái đươc nhiều thành công (Villa-Lobos gặp Ponce ở Paris vào những năm 1920 và rất vui mừng khi có người cùng chí hướng cách tân nền âm nhạc của nước mình).

Phức điệu cũng là thủ pháp ta thường thấy trong các sáng tác của Ponce. Variations sur "Folia de Espana" et Fugue, sáng tác cho guitar solo, là một ví dụ điển hình. Tác phẩm gồm chủ đề dựa trên giai điệu Folia de Espana nổi tiếng, 20 biến tấu và kết bằng 1 fugue. Tác phẩm không chỉ có 1 fugue với stretto hoàn chỉnh mà còn 1 canon (biến tấu thứ 13). Ponce còn có khả năng ứng tác các khúc dạo trên piano theo phong cách của Bach nên cũng dễ hiểu khi ông sử dụng đối vị và phức điệu hết sức hoàn hảo.

Âm nhạc của Ponce cũng thấy nhiều ảnh hưởng của trường phái Ấn tượng Pháp, đặc biệt là kỹ thuật phối khí. Ponce cũng là người đầu tiên giới thiệu Debussy tới khán giả Mexico và các học trò piano của ông cũng tiếp nối tổ chức những recital giới thiệu các sáng tác của Debussy. Trong sáng tác của Ponce ta cũng bắt gặp nhiều hợp âm nghịch, hòa âm chromatic cùng những ảnh hưởng của nhạc hiện đại. Các sáng tác mang nhiều dấu ấn của chủ nghĩa Ấn tượng có thể kể đến có Sonata cho guitar và harpsichord, Sonata III và Prelude cho guitar.

Segovia, một tượng đài của guitar thế kỷ 20 đồng thời cũng là người bạn thân của Ponce nhận xét: “Âm nhạc của Ponce thật tuyệt vời cho guitar: giai điệu, hòa âm, nét thơ mộng, cảm xúc…tất cả thật hoàn hảo". Thật vậy, Ponce đã cống hiến thật nhiều cho guitar, các sáng tác của ông ngày càng được nhiều nghệ sĩ guitar và khán giả yêu thích và đã trở thành những tác phẩm tiêu biểu cho âm nhạc của cây đàn guitar.

Ponce xứng đáng là đại diện cho nền âm nhạc Mexico, những sáng tác của ông luôn đầy ắp tình yêu với con người và cảnh vật của đất nước mình. Các nhạc sỹ thế hệ sau sẽ luôn nhớ đến ông như người đã mở đường cho nền nền âm nhạc hàn lâm Mexico. Ông được nhà nước tặng rất nhiều danh hiệu cho những cống hiến của mình như: "National Arts and Science Prize”, “Creator of the Modern Mexican Song’’. Một năm sau khi mất tên ông được đặt cho phòng hội nghị của Palacio de Bellas Artes danh tiếng "Sala Manuel M. Ponce".

minhdo (tổng hợp)
 
Maurice Ravel

Joseph-Maurice Ravel sinh tại thành phố Ciboure, nước Pháp, gần Biarritz, một phần của vùng Basque thuộc nước Pháp, giáp biên giới Tây Ban Nha. Mẹ của ông, Marie Delouart, là người Basque, trong khi cha của ông, Joseph Ravel, là một nhà phát minh và tư bản công nghiệp người Thụy Sĩ. Một vài sáng chế của Joseph Ravel thực sự rất quan trọng, trong số đó có một động cơ đốt trong ở thời kì đầu và chiếc máy gây ồn khét tiếng, "Cơn lốc của thần chết" (một cỗ máy cuốn vành đai tự động đã rất thành công trong những năm đầu thế kỉ XX). Sau khi cả nhà chuyển đến Paris, em trai của Maurice là Edouard ra đời. Ở tuổi lên bảy, cậu bé Maurice bắt đầu những bài học piano và năm hoặc sáu năm sau cậu đã sáng tác những tác phẩm đầu tiên. Cha mẹ Maurice ủng hộ việc theo đuổi con đường âm nhạc của con trai và đã gửi cậu đến nhạc viện Paris, đầu tiên là một sinh viên dự bị và rốt cuộc là một sinh viên chuyên ngành piano. Trong thời gian học tập ở Paris, Ravel tham gia một nhóm những nghệ sĩ trẻ đổi mới, những người tự coi bản thân họ là "những tên côn đồ" ("Apaches") bởi sự phóng túng ngông cuồng của họ. Nhóm này cũng được biết đến với những cuộc chè chén nhậu nhẹt say sưa.

Tại nhạc viện, Ravel học tập dưới sự hướng dẫn của thầy Gabriel Fauré một cách xuất sắc trong mười bốn năm. Trong khoảng thời gian đó, Ravel đã cố gắng rất nhiều lần mong dành chiến thắng trong cuộc thi Prix de Rome uy tín, nhưng không đạt kết quả. Sau một vụ bê bối liên quan đến việc ông để tuột mất giải thưởng năm 1905 (vào tay Victor Gallois), dù rằng ông được coi là người xứng đáng nhất cho giải này năm đó, Ravel đã rời bỏ nhạc viện. Sự việc này - được báo chí Paris gán cho tên gọi "Vụ Ravel" - cũng là lý do dẫn tới việc từ chức của giám đốc nhạc viện, Théodore Dubois.

Trong khi rất nhiều nhà phê bình khẳng định Ravel chịu ảnh hưởng bởi nhà soạn nhạc Claude Debussy thì bản thân ông lại quả quyết rằng mình chịu ảnh hưởng nhiều hơn từ Mozart và Couperin, những nhà soạn nhạc mà các tác phẩm của họ có hình thức mang tính cấu trúc và cổ điển hơn. Tuy nhiên Ravel và Debussy rõ ràng là những nhà soạn nhạc mang đậm phong cách của trường phái ấn tượng. Ravel cũng chịu ảnh hưởng lớn bởi nhiều hình thức âm nhạc trên thế giới, bao gồm nhạc Jazz của châu Mỹ, âm nhạc châu Á và các ca khúc dân ca truyền thống từ khắp các nước châu Âu. Ravel không theo đạo, có lẽ ông là người vô thần. Ông không thích những chủ đề tôn giáo công khai của các nhà soạn nhạc khác, như Richard Wagner, thay vào đó ông thích coi các yếu tố thần thoại cổ điển như một nguồn cảm hứng. Năm 1907, sau khi công bố lần đầu tiên tác phẩm Histoires Naturelles (Lịch sử tự nhiên), một cuộc tranh luận lớn đã nổ ra. Pierre Lalo phê phán tác phẩm như là một hành động ăn cắp ý tưởng của Debussy, tuy nhiên sự phê phán nhanh chóng chìm vào im lặng sau khi Rhapsodie espagnole được đón nhận với những đánh giá rất cao về mặt phê bình.

Ravel tiếp tục làm việc với biên đạo múa ballet Sergei Diaghilev, người đã dựng vở Mere l'Oye và Daphnis et Chloe. Vở Daphnis et Chloe được Diaghilev dàn dựng với vũ công tài năng Vaslav Nijinsky đảm nhiệm vai chính. Tuy nhiên Ravel vẫn tiếp tục giữ mối thù ghét của ông đối với các tổ chức âm nhạc Pháp: Năm 1920, chính phủ Pháp trao tặng ông huân chương Bắc đẩu bội tinh, nhưng Ravel đã từ chối. Chẳng bao lâu Ravel lui về vùng quê nước Pháp, ở đó ông tiếp tục viết nhạc dẫu không còn nhiều như trước.

Năm 1928, Ravel bắt đầu chuyến lưu diễn piano vòng quanh nước Mĩ lần đầu tiên. Tại thành phố New York, ông đã nhận được sự tán thưởng nồng nhiệt từ khán giả, ông nhận xét rằng nó rất khác so với bất kỳ một buổi công diễn tẻ nhạt nào của ông tại Paris. Cùng năm đó, trường đại học Oxford đã phong tặng ông danh hiệu tiến sĩ danh dự của trường.

Ravel không bao giờ kết hôn, nhưng ông đã có một vài mối quan hệ lâu dài. Những học trò ít ỏi của Ravel có Maurice Delage và Ralph Vaughan Williams. Mặc dù Maurice xem hình dáng nhỏ bé và nhẹ cân của mình là một lợi thế để trở thành phi công, nhưng trong suốt Thế chiến thứ nhất ông không được chấp nhận gia nhập quân đội như một phi công vì lý do sức khỏe và tuổi tác. Thay vào đó trong thời gian quân ngũ Ravel lái xe tải. Ông đặt tên cho chiếc xe của mình là "Adelaide" – đây cũng là tên một lied rất nổi tiếng của Beethoven. Hầu hết những tài liệu tham khảo về việc Ravel đã lái loại xe nào trong chiến tranh đều chỉ ra rằng đó là một chiếc xe chở pháo hoặc xe tải thông thường. Không có tài liệu nào nói rằng ông lái một chiếc xe cứu thương.

Vào năm 1932, một vụ tai nạn ô tô đã làm sức khỏe của Ravel suy yếu dần vài năm sau đó. Số lượng các tác phẩm ông viết giảm xuống đột ngột. Năm 1937, ông trải qua một cuộc phẫu thuật thần kinh với hy vọng sẽ phục hồi sức khỏe, nhưng cuộc phẫu thuật đã thất bại. Ông mất sau đó không lâu và được chôn cất tại Levallois Perret (khu phía Tây Paris, nước Pháp).

Về phong cách âm nhạc Ravel tự nhìn nhận mình là một người theo trường phái cổ điển theo nhiều cách. Ông tin tưởng vào những hình thái và cấu trúc truyền thống trong cách thể hiện những hòa âm mới mẻ và sáng tạo của mình. Ông thường che giấu những phần riêng trong cấu trúc tác phẩm bằng những đoạn chuyển dịch - để ngụy trang cho những đoạn bắt đầu của nhạc tố. Điều này rõ ràng trong tác phẩm Valses nobles et sentimentales (Những điệu Waltz tinh tế và đa cảm) của ông, lấy cảm hứng từ các tuyển tập của Franz Schubert là Valses nobles và Valses sentimentales, mà 7 phần mở đầu và kết thúc mà không hề có tạm nghỉ. Còn trong các tác phẩm âm nhạc thính phòng của ông, rất nhiều chương ở hình thức sonata-allegro, ẩn giấu sự thay đổi từ những phần phát triển đề tài cho tới phần tóm tắt lại.

Mặc dù âm nhạc của Ravel mang điệu tính, nó đã là một bước tiến trong thời kì đó. Cùng với trường phái âm nhạc Pháp với một vài tên tuổi tiên phong như Chabrier, Satie và Debussy, những giai điệu của Ravel gần như mang một hình thái độc đáo rất riêng. Khi sử dụng gam trưởng hoặc gam thứ, ông xử lý chúng theo một cách thức (cách thức hòa âm và phối khí, theo thứ tự định sẵn). Kết quả là gần như không có các âm chủ đạo trong tác phẩm của ông. Với những giai điệu du dương, ông thiên về hai điệu ưa thích: điệu Dorian và điệu Phrygian (thuộc cổ Hy Lạp). Ravel cũng không bao giờ bị lệ thuộc vào một hình thức đặc trưng nào đó; ông sử dụng rộng rãi các hòa âm và sự thăng giáng phức tạp vượt ra ngoài những cách thực hiện thông thường. Ravel rất thích các gam thứ 9 và thứ 11, tính gay gắt của các hòa âm phần lớn là kết quả của việc Ravel ưa thích những nốt nghịch (hãy nghe Valses Nobles et Sentimentales). Trong những bản nhạc dành cho piano của Ravel, một vài bản được chú ý bởi sự thách thức về kỹ thuật chơi (như tác phẩm Gaspard de la nuit) và là sự mở rộng của cách chơi đàn điêu luyện theo kiểu Liszt. Tuy nhiên, thậm chí là những tác phẩm khó nhất của ông, chúng cũng đều mang dấu ấn của sự thanh nhã và tinh tế. Ông bị lôi cuốn bởi nhiều điệu nhảy khác nhau, trong đó ông rất yêu thích điệu minuet. Một vài điệu khác cũng được Ravel dùng làm tư liệu trong các tác phẩm của mình như điệu forlane, rigaudon, waltz, czardas, habanera, passacaglia và điệu boléro.

Ravel hầu như luôn được xem là một trong hai nhà soạn nhạc trường phái ấn tượng Pháp (người kia là Debussy), nhưng thực tế, ông còn hơn nhiều một nghệ sỹ trường phái ấn tượng đơn thuần. Trong tác phẩm A la maniere de...Borodine (Theo phong cách của Borodine) của ông, Ravel đã biểu diễn với một khả năng bắt chước mà vẫn giữ được nguyên gốc. Ở một tình thế phức tạp hơn, A la maniere de...Emmanuel Chabrier /Paraphrase sur un air de Gounod ("Màn thứ 2 của Faust"), Ravel lấy chủ đề từ nhân vật Faust của Gounod và biến đổi nó theo phong cách của Emmanuel Chabrier. Thậm chí khi viết với phong cách của người khác thì chất giọng của riêng Ravel vẫn dễ nhận như một nhà soạn nhạc.

Ravel rất tỉ mỉ trong việc viết bản thảo. Không may lúc đầu những ấn bản của ông dễ bị lỗi. Như thế, ông lại cẩn thận ngồi làm việc lại với nhà xuất bản của mình, Durand, để sửa lại chúng. Trong một bức thư, Ravel đã viết rằng khi in thử bản L'enfant et les sortilèges, sau khi rất nhiều biên tập viên đã chỉnh lý lại vở opera này, ông vẫn tìm ra mười lỗi trên mỗi trang. Mỗi một tác phẩm đều được xem xét cẩn thận, mặc dù Ravel vẫn mơ ước, giống như những nhà soạn nhạc trong lịch sử mà ông ngưỡng mộ, có thể viết được một số lượng tác phẩm thật lớn. Đã có lần Igor Stravinsky nhắc tới Ravel như một "Nhà sản xuất đồng hồ Thụy Sĩ", một sự ám chỉ những tác phẩm tinh tế và chính xác của Ravel.

Bề ngoài, âm nhạc của Ravel chịu ảnh hưởng bởi Debussy, nhưng cũng có thể thấy âm nhạc Nga, Tây Ban Nha và nhạc jazz của nước Mĩ được phản ánh trong chương mang tên Blues từ bản sonata giọng Son trưởng dành cho violin. Đã có lần ông tuyên bố mình không bao giờ viết một bản nhạc nào không bị ảnh hưởng bởi Edvard Grieg.

Vào năm 1928, Ravel viết rằng các nhà soạn nhạc nên nhận thức được cả về ý thức cá nhân và dân tộc. Năm đó Ravel đến Mĩ và Canada bằng tàu hỏa, ông biểu diễn độc tấu piano tại các phòng hòa nhạc lớn ở 20 thành phố. Khi thấy những nhà soạn nhạc Mĩ miễn cưỡng coi nhạc Jazz và Blue là phong cách âm nhạc dân tộc, ông phát biểu "nỗi sợ hãi lớn nhất của họ là thấy bản thân phải đối mặt với những thôi thúc không lý giải được phá bỏ những quy luật kiểu học thuật hơn là gây ra sự nhầm lẫn về nhận thức cá nhân. Bởi vậy sau đó, chính những nhạc sĩ này, làm rất tốt theo kiểu trưởng giả, họ sáng tác âm nhạc theo những quy luật cổ điển của Châu Âu”. Khi nhà soạn nhạc người Mĩ George Gershwin gặp Ravel, đề cập đến mong muốn nghiên cứu và học tập với nhà soạn nhạc người Pháp nếu có thể. Người Pháp này vặn lại, "Tại sao ông lại nên làm một Ravel hạng hai trong khi ông có thể trở thành một Gershwin hạng nhất?"

Hai concerto dành cho piano của ông, theo nhiều cách, đã phản ánh phong cách của Gershwin. Trong Concerto giọng Son trưởng, Ravel đã nói rằng các concerto của Mozart và Saint-Saëns phù hợp với hình thức âm nhạc của ông. Trước 2 bản concerto này, ông đã có ý định viết bản concerto Zazpiak Bat, tuy nhiên ông đã không hoàn thành nó. Tựa đề này phản ánh sự kế thừa dòng máu Basque trong ông, có nghĩa là "Bảy là một" ('The Seven Are One"), nó nói về bảy vùng đất Basque và là một câu cách ngôn được sử dụng thường xuyên để liên tưởng tới dân tộc Basque. Những ghi chép và những phần chưa hoàn thành còn sót lại cũng khẳng định rằng concerto này bị ảnh hưởng sâu sắc bởi âm nhạc Basque. Từ bỏ bản Zazpiak Bat, thay vào đó ông đưa ý tưởng về nó vào những chủ đề và giai điệu dân tộc trong các tác phẩm khác sau này.

Ravel nhận xét rằng André Gédalge, một giáo sư của ông về đối âm, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển các kỹ năng của ông với vai trò một nhà soạn nhạc. Là một nhạc công chơi trong dàn nhạc, Ravel đã nghiên cứu khả năng của từng nhạc cụ một cách kỹ lưỡng để định rõ hiệu quả tích cực của chúng. Điều này có thể giải thích sự thành công của ông trong việc chuyển soạn những tác phẩm sang cho dàn nhạc, cả những bản piano do ông viết hay của các nhà soạn nhạc khác như Modest Mussorgsky.

Ara le (dịch)
 
Gioacchino Rossini

Gần như trong suốt thế kỉ 19, nền opera Ý bị chìm khuất. Thời kì Cổ điển là thời kì lên ngôi của các thể loại giao hưởng, concerto và sonata. Vinh quang trên sân khấu opera lại thuộc về nhà cải cách opera vĩ đại người Đức Christoph Willibald Gluck hay Wolfgang Amadeus Mozart. Và dù rằng những vở opera tiếng Ý vẫn thường xuyên được biểu diễn mà tiêu biểu là Le nozze di Figaro và Don Giovanni thì không phủ nhận được thực tế rằng tác giả của chúng - Mozart là một người Áo. Trong bối cảnh đó, sự xuất hiện của Gioacchino Rossini được coi như ngôi sao sáng trong đêm đen, như ngọn hải đăng giữa đại dương mù mịt bão táp. Bằng tài năng siêu việt của mình, Rossini đã vực dậy nền opera Ý đang trong cơn khủng hoảng và chấn hưng lại nghệ thuật hát bel canto tưởng như đã bị chìm vào quên lãng. Cùng với 2 nhạc sĩ đương thời là Gaetano Donizetti và Vincenzo Bellini, Rossini được coi là người khổng lồ của bel canto.

Gioacchino Antonio Rossini sinh ngày 29 tháng 2 năm 1792 trong một gia đình có truyền thống âm nhạc tại Pesaro, một thành phố nhỏ tại Adriatic ven bờ biển Địa Trung Hải, nước Ý. Giuseppe, cha của ông là nhạc công kèn horn và là thanh tra thú y, mẹ ông Anna, con gái người làm bánh mì và là một ca sĩ. Cha mẹ Gioacchino dạy cậu những bài học âm nhạc đầu tiên từ rất sớm và lên 6 tuổi, cậu đã chơi triangle trong ban nhạc của người cha.

Cha của Rossini là người thân Pháp và ông đã chào mừng quân đội của Napoleon khi chúng tiến vào miền Bắc nước Ý. Vấn đề xảy ra vào năm 1796 khi nước Áo khôi phục được thể chế. Cha của Rossini bị tống vào tù và mẹ cậu bé đưa Gioacchino đến Bologna – một trung tâm thanh nhạc của nước Ý thời kì đó và kiếm sống bằng cách hát tại một số nhà hát của vùng Romagna, nơi mà chỉ 2 năm sau bà được gặp lại chồng mình. Trong suốt thời gian này, Gioacchino thường xuyên sống với bà nội, người tỏ ra bất lực trong việc dạy dỗ cậu bé.

Gioacchino trông coi những người mổ thịt lợn ở Bologna trong khi cha cậu thổi kèn horn tại nhà hát - nơi mà mẹ cậu cũng tham gia với tư cách ca sĩ. Cậu bé có 3 năm học harpsichord với thầy giáo Prinetti ở Novara, nhưng Prinetti chỉ chơi đàn với 2 ngón tay, kết hợp việc chơi nhạc của mình với công việc kinh doanh rượu mùi và thường ngủ thiếp đi ngay khi đang đứng vì vậy hay phải nhận những lời phê phán và chỉ trích của người học trò.

Gioacchino bỏ học ở chỗ Prinetti và theo học nghề thợ rèn. Ở Angelo Tesei, cậu gặp được một thầy giáo cùng sở thích với cậu và học cách thị tấu để có thể đệm piano cũng như học hát để có thể đơn ca tại nhà thờ, khi đó cậu mới lên 10. Năm 1805, khi 13 tuổi, Gioacchino có buổi biểu diễn đầu tiên và cũng là duy nhất với tư cách ca sĩ tại nhà hát Commune trong Camilla của Paër. Cậu cũng thể hiện năng khiếu chơi kèn horn theo bước người cha.

Năm 1807, chàng trai trẻ Rossini được nhận vào lớp học đối vị và phức điệu của thầy Padre P. S. Mattei và ngay sau đó là học cello với Cavedagni tại nhạc viện Bologna. Rossini đã tỏ ra hiểu biết sâu sắc các tứ tấu và giao hưởng của Haydn và Mozart một cách đáng kinh ngạc. Tại Bologna, Rossini được biết đến với cái tên “Il Tedeschino – người Đức” về sự sùng bái mà ông dành cho Mozart. Năm 1808, ông giành giải nhất cuộc thi sáng tác do nhạc viện Bologna tổ chức với bản cantata Il pianto d'Armonia sulla morte d’Orfeo. Hai năm sau, khi mới 18 tuổi, ông tốt nghiệp nhạc viện với vở opera đầu tay của mình La Cambiale di matrimonio (Hóa đơn thanh toán đám cưới). Thông qua sự giúp đỡ của người bạn Marquis Cavalli, vở opera một màn này đã được công diễn tại Venice và gây được tiếng vang nhất định. Với những mối quan hệ của bố mẹ Rossini, vở La Cambiale di Matrimonio tiếp tục được biểu diễn tại một số nhà hát ở phía Bắc nước Ý. Chính những thành công ban đầu này đã khiến Rossini tập trung vào sáng tác opera. Chỉ trong vòng 16 tháng sau, ông đã hoàn thành 7 vở opera trong đó có vở La pietra del paragone đã được biểu diễn tại La Scala vào năm 1812 – tất cả đều là opera buffa (opera hài hước). Dù vậy, cuộc sống của Rossini lúc này khá khó khăn. Ông hồi tưởng lại: “Tôi đi hết thành phố này đến thành phố nọ, viết đủ mọi thứ nhưng vẫn thiếu thốn”.

Năm 1813, Rossini viết 2 vở opera và trở nên nổi tiếng. Tháng 2, Tancredi, vở opera seria đầu tiên của ông dựa trên tác phẩm Gerusalemme liberata của nhà thơ Ý thế kỉ 16, Torquato Tasso được công diễn tại nhà hát La Fenice, Venice. Và 3 tháng sau, tại Teatro San Benedetto, Venice, vở opera buffa L’Italiana in Algeri (Cô gái Ý ở Algiers) đã gây ra ấn tượng rất mạnh với khán giả. Tuy nhiên, một vài vở opera sau đó thì lại giành được ít thành công hơn, trong số này có cả vở opera buffa rất thu hút và vui nhộn Il Turco in Italia (Người Thổ Nhĩ Kỳ ở Ý, 1814), một vở có cốt truyện gần giống với L’Italiana in Algeri.

Năm 1815, Rossini được Teatro San Carlo, Naples đặt hàng viết 1 vở opera và thế là Elisabetta, Regina d’Inghilterra (Elizabeth, nữ hoàng Vương quốc Anh) ra đời. Tác phẩm này được ông chăm chút rất tỉ mỉ vì vai chính được dành cho ca sĩ giọng soprano người Tây Ban Nha Isabella Colbran – người rất được khán giả Naples mến mộ. Cho đến năm 1822, Rossini sống tại Naples. Và đây là thời kì cực thịnh trong sự nghiệp sáng tác của ông. Ông viết gần 20 vở opera theo lời mời của Teatro San Carlo cũng như những nhà hát khác trên toàn nước Ý. Hầu hết những vai nữ chính trong các vở opera này đều do Isabella Colbran hát. Sau khi rời Naples vào cuối năm 1822, hai người đã kết hôn.

Kiệt tác của Rossini và cũng là kiệt tác trong kho tàng opera thế giới: Il Barbiere di Siviglia (Người thợ cạo thành Seville) dựa theo vở hài kịch cùng tên của Pierre Beaumarchais được hoàn thành chỉ trong 3 tuần lễ và được công diễn tại Rome vào đầu năm 1816. Thực ra, trước đó Giovanni Paisiello – một nhạc sĩ rất nổi tiếng thời đó cũng sáng tác một vở opera lấy đề tài này – và rất được công chúng Ý mến mộ. Chính vì vậy khi Rossini sáng tác Il Barbiere di Siviglia, nhiều người đã dự đoán vở opera sẽ thất bại. Và quả thật, khi công diễn lần đầu tiên, đây là một thất bại vì gặp phải những tiếng la ó, phản đối từ phía những người hâm mộ Paisiello đồng thời tác phẩm vẫn còn nhiều chỗ sai sót. Nhưng chỉ vài hôm sau, Rossini chỉnh sửa là một số chi tiết và vở opera đã được khán giả hoan nghênh nhiệt liệt. Il Barbiere di Siviglia đã trở thành tác phẩm nổi tiếng nhất của Rossini, đương thời khi ông sống đã có hơn 500 buổi biểu diễn tác phẩm này. Âm nhạc của Il Barbiere di Siviglia là sự kết hợp hài hoà và vẻ đẹp tuyệt vời của các aria, recitativo, dàn nhạc và hợp xướng.

Trong những năm tiếp theo, Rossini vẫn tiếp tục sáng tác opera và những tác phẩm này tiếp tục mang lại danh tiếng cho ông với tư cách là tác giả opera số một đương thời. Cuối năm 1816, ông cho công diễn Otello, dựa theo vở kịch cùng tên của William Shakespeare. Đây cũng là một tác phẩm rất hay của ông (dù rằng không nổi tiếng bằng vở cùng tên của Verdi) và là một trong 3 vở opera của mình mà Rossini hài lòng nhất (cùng với Il Barbiere di Siviglia và Guillaume Tell). Vở opera tiếp theo của ông, La Cenerentola (Cô bé lọ lem, 1817) thất bại trong lần công diễn đầu tiên nhưng lại gặt hái được thành công tương tự như Il Barbiere di Siviglia tại London vào năm 1820 và New York vào năm 1825. Tuy nhiên, sau đó La Cenerentola bị chìm vào quên lãng và chỉ được nhớ đến vào nửa sau của thế kỉ 20 bằng hàng loạt những buổi trình diễn tại những nhà hát hàng đầu thế giới. Trái ngược lại, La Gazza ladra (Con chim ác là ăn cắp, 1817) rất nổi tiếng ngay từ những buổi đầu nhưng đến ngày nay thì hầu như không được công diễn, ngoại trừ phần overture trứ danh.

Trong 5 năm tiếp theo, từ 1818 đến 1823, số lượng các vở opera của Rossini tiếp tục được gia tăng nhưng không có nhiều tác phẩm nổi bật. Chỉ có 2 vở được sáng tác tại Naples là đáng chú ý. Năm 1818, Rossini viết Mosè in Egitto (Moses ở Ai Cập) và gây được tiếng vang trên toàn châu Âu. Thậm chí vở opera này còn được biểu diễn bằng tiếng Do Thái. Năm 1823, Semiramide được công diễn tại Venice, và đây được coi là một trong những thành tựu xuất sắc nhất trong sự nghiệp sáng tác của Rossini. Đây cũng là vở opera cuối cùng Rossini viết dành tặng cho giọng hát của vợ mình, người ít lâu sau đó cũng nghỉ hưu. Trong những năm này, Rossini thường xuyên cùng những nhà hát opera của Ý đi lưu diễn tại các nước châu Âu. Trong một lần tới Vienna vào năm 1822, Rossini đến thăm Beethoven và nhận được những lời khen ngợi từ nhà soạn nhạc vĩ đại này.

Rossini đi du lịch tới Paris và London vào năm 1823 và nhận lời mời của đích thân vua nước Pháp Charles X làm giám đốc Théâtre Italien, Paris với nhiệm vụ sáng tác và chỉ huy những vở opera mới. Bắt đầu nhận nhiệm vụ từ năm 1824 và ông đã phải làm việc rất vất vả để nâng cao trình độ biểu diễn của nhà hát. Năm 1826, Rossini đặt lời Pháp cho một số vở opera cũ của mình, ông sửa lại Maometto secondo (Mohamet đệ nhị) thành Le siège de Corinthe (Cuộc vây hãm ở Corinthe) và Mosè in Egitto thành Moïse et Pharaon (Moïse và Pharaon). Những vở opera cuối cùng của Rossini cũng được viết tại đây, trong đó có Le Comte Ory (Bá tước Ory, 1828) – gần giống với một vở operetta và Guillaume Tell (1829) - viết bằng tiếng Pháp dựa trên vở kịch cùng tên của nhà thơ Đức nổi tiếng Friedrich von Schiller. Vở opera này đã được giới phê bình rất tán thưởng nhưng lại bị công chúng đón chào với thái độ nhạt nhẽo. Nhưng rõ ràng rằng màn 2 là một tuyệt tác, Donizetti đã thốt lên: “Chính Chúa đã viết nên màn 2 này” và phần overture ngày nay luôn được biểu diễn thường xuyên như là một tác phẩm độc lập. Đây là vở opera lấy đề tài từ cuộc chiến tranh của đất nước Thụy Sĩ vào thế kỉ 13 chống lại sự thống trị của nước Áo. Đây là 1 vở opera seria có tới 5 màn và chính là tiền đề cho sự ra đời của trường phái grande opera của Pháp sau này. Ngôi nhà của ông tại Paris luôn có nhiều vị khách viếng thăm như Liszt, Paganini, Auber, Gounod, Thomas, Boito, Dumas cha, Delacroix và đặc biệt là chàng trai trẻ Giuseppe Verdi, người sau này sẽ nối tiếp Rossini với tư cách nhà sáng tác opera xuất sắc nhất nước Ý.

Sau Guillaume Tell, Rossini không viết thêm một vở opera nào nữa mặc dù ông chỉ mới 37 tuổi và còn sống tiếp 39 năm sau đó. Không ai rõ lí do tại sao ông ngừng sáng tác opera khi đang ở đỉnh cao của sự thành công dù rằng nhiều lời giải thích được đưa ra. Có người cho rằng đó là do Rossini không thích sự ái mộ của công chúng yêu opera Paris dành cho nhà soạn nhạc người Đức Giacomo Meyerbeer; người khác lại cho rằng Rossini tức giận khi chính quyền Pháp đã hủy hợp đồng với ông sau khi cuộc cách mạng tháng 7 năm 1830 lật đổ Charles X thành công. Thậm chí có người còn cho rằng sức khỏe yếu và sự lười nhác gia tăng là nguyên nhân chính và họ chỉ ra thực tế rằng sau Guillaume Tell, Rossini đã định viết 1 vở opera mới dựa trên Faust của Johann Wolfgang von Goethe nhưng đành phải bỏ dở vì lí do sức khỏe.

Dù với lí do nào đi chăng nữa thì Guillaume Tell cũng là vở opera cuối cùng của Rossini. Sau khi rời Paris, Rossini đã quay về sống tại Bologna vào năm 1830. Năm 1831, ông đến Madrid, Tây Ban Nha và tìm thấy nguồn cảm hứng để sáng tác Stabat Mater mà ông hoàn thành vào năm 1842. Năm 1832, ông gặp Olympe Pelissier và đem lòng yêu cô. Sau khi Colbran qua đời năm 1845, một năm sau ông cưới Pelissier và chuyển đến sinh sống tại Florence vào năm 1848. Trong những năm này, Rossini sáng tác khá ít và sống chủ yếu nhờ vào những vinh quang đạt được trong quá khứ. Ông viết một số bài hát, một vài tiểu phẩm ngắn và hóm hỉnh cho piano mà ông gọi vui là Péchés de viellesse (Tội lỗi của tuổi già). Tác phẩm cuối cùng của Rossini là một sáng tác mang màu sắc tôn giáo Petite Messe Solonnelle (1863) dù rằng với âm nhạc đẹp, trong sáng, nó gần gũi với âm nhạc thế tục hơn. Ông không cho xuất bản những tác phẩm này và chúng chỉ được phát hiện vào thập niên 50 của thế kỷ 20. Ông chuyển đến sống tại Paris từ năm 1855 và qua đời tại đây vào ngày 13 tháng 11 năm 1868. Rossini được chôn cất tại nghĩa trang Père Lachaise, Paris. Năm 1887, theo nguyện vọng của ông, di hài Rossini được chuyển về nhà thờ Santa Croce, Florence. Ngay sau khi Rossini qua đời, Verdi đã bắt tay vào viết bản Requiem để tưởng nhớ tới người nhạc sĩ vĩ đại.

Những vở opera của Rossini là những vở opera buffa và seria cuối cùng và cũng là tuyệt vời nhất. Rossini là một nhà cách tân lỗi lạc. Ông đã khắc phục được lối hát khoe giọng của các ca sĩ thời đó, tăng sức biểu cảm của dàn nhạc khiến vở opera trở thành một tổng thể hoàn chỉnh. Những cải cách của ông mang tầm cỡ thời đại và ảnh hưởng của ông không hề thua kém Gluck hay Wagner. Không để cho các castrato chi phối, Rossini quy định nghiêm ngặt những nốt nhạc hoa mĩ và chỉ cho phép ca sĩ trung thành với nốt nhạc ghi trên tổng phổ. Một điều đặc biệt ở Rossini là tốc độ sáng tác của ông rất nhanh và chỉ hoàn thành phần overture vào đêm trước khi biểu diễn. Ngày nay, không chỉ những vở opera buffa mà ngay cả những vở opera seria của ông như Tancredi, Semiramide hay William Tell cũng trở nên rất phổ thông và được trình diễn thường xuyên tại những nhà hát lớn nhất trên thế giới.

cobeo (tổng hợp)
 
Sergei Rachmaninov

Sergei Vasilyevich Rachmaninov sinh ngày 1/4/1873 ở Oneg, gần Novgorod, Nga. Cậu là người con thứ tư trong một gia đình địa chủ có sáu người con. Bố cậu, Vasily là một sỹ quan quân đội về hưu và mẹ cậu, Lyubov là con gái của một viên tướng giàu có. Cả hai đều là những nghệ sỹ piano nghiệp dư. Lyubov đã dạy Sergei những bài học piano đầu tiên khi cậu lên bốn, nhưng bà đã không hề phát hiện ra bất kỳ khả năng nào đặc biệt ở cậu con trai. Đến năm Sergei lên bảy, gia đình cậu mới bắt đầu chú ý đến tài năng âm nhạc của cậu. Một nhạc công tốt nghiệp Nhạc viện St Petersburg tên là Anna Ornatzkaya đã được mời làm gia sư cho cậu.

Vì thói ăn chơi trác táng của Vasily, năm 1882 gia đình Sergei phải bán hết điền trang và dọn đến St Petersburg. Một trận dịch bạch hầu đã tràn qua thành phố này, chị gái của Sergei là Sophia qua đời. Người bố Vasily bỏ mẹ con Sergei đi biệt tăm. Trong thời gian khó khăn đó, niềm vui lớn nhất của cậu bé Sergei chính là người bà Butakova. Bà đã mua một trang trại cho Sergei ở ngoại ô Novgorod. Cậu đã ở đó mấy mùa hè và thường xuyên đi nhà thờ. Cậu rất thích những bài thánh ca và có một niềm đam mê bất tận với những tiếng chuông nhà thờ.

Năm 10 tuổi, Sergei được nhận một học bổng học ở Nhạc viện St Petersburg nhưng vì không được ai chỉ bảo nên năm 1885 cậu đã trượt hết tất cả các môn và có nguy cơ bị đuổi. Anh họ của Sergei là Alexandre Siloti, một nghệ sỹ piano, một nhạc trưởng và cũng là học trò của Liszt đã giới thiệu cậu cho Nikolai Zverev, một thầy dạy piano có tiếng ở Moscow.

Ngoài việc học với Zverev, Sergei cũng vào học Nhạc viện Moscow năm 1886. Trong sáu năm sau đó, anh đã học piano với Siloti, học hòa âm với Arensky, học đối âm với Taneyev và học nhạc nhà thờ với Stepan Smolensky. Một sáng tác sớm nhất vẫn được biết đến của Sergei là một khúc Scherzo cho dàn nhạc viết trong khoảng 1887-1888, gợi nhớ lại chủ đề âm nhạc Giấc mộng Đêm Hè của Mendelssohn.

Vì mâu thuẫn nội bộ giữa Siloti và giám đốc nhạc viện Vasily Safonov, Rachmaninov đã quyết định hoàn thành những bài thi tốt nghiệp piano và sáng tác sớm hơn một năm. Với vở opera một màn Aleko dựa trên Những người Du mục của Pushkin, Rachmaninov đã tốt nghiệp năm 1892, nhận Huy chương Vàng và danh hiệu "Nghệ sỹ Tự do".

Năm 1892, Rachmaninov viết bản Prelude Đô thăng thứ - một trong năm khúc ngẫu hứng Opus 3 nổi tiếng của ông. Bản Concerto số 1 Opus 1 (1891) mang ảnh hưởng của Grieg được sửa lại lần cuối năm 1917. Sau đó là hai tác phẩm cho hợp xướng – Hòa nhạc cho Đội hợp xướng (1893) và Hợp xướng của những Linh hồn (1892).

Tchaikovsky đã rất ủng hộ một nhà soạn nhạc trẻ như Rachmaninov, mời anh cho trình diễn vở Aleko cùng với một trong những vở opera của ông và chỉ huy buổi diễn đầu tiên tác phẩm Núi đá (1893), lấy cảm hứng từ Trên con đường Chekov. Tháng 9/1893, Zverev qua đời, Tchaikovsky cũng mất đột ngột một tháng sau đó, trước lịch trình biểu diễn bản Núi đá. Rachmaninov đã viết khúc Tam tấu Bi ca Opus 9 (1893) để tưởng nhớ về Tchaikovsky.

Bản Giao hưởng số 1 Opus 13 (1895-1896) là thất bại lớn nhất của Rachmaninov. Trong lần công diễn đầu tiên năm 1897, phải nói là một thảm họa, Alexander Glazunov đã chê bai bản giao hưởng vô cùng thậm tệ và làm Rachmaninov bị khủng hoảng tinh thần nghiêm trọng. Tác phẩm này đã không được xuất bản hay biểu diễn thêm lần nào nữa trong suốt cuộc đời Rachmaninov, bản thảo bị mất nhưng đã được xây dựng lại từ các phần dàn nhạc được tìm thấy năm 1945. Nó từng được đề tặng Anna Lodizhenskaya, một người mà Rachmaninov yêu.

Trước năm 1897, Rachmaninov cũng đã viết Sáu Hợp xướng Opus 15 (1895), Mười hai Bài hát Opus 14 (1896) và Sáu Khoảnh khắc Âm nhạc Opus 16 (1896), chúng đều thể hiện sự phát triển tài năng giai điệu và kỹ thuật nhạc cụ của Rachmaninov. Các tác phẩm được hình thành hoàn thiện trong đầu ông trước khi ông viết ra chúng. Ngay cả sau thất bại của bản giao hưởng đầu tiên, năng lực sáng tạo của Rachmaninov vẫn tiếp tục phát triển, nhưng ông đã không đủ tự tin để viết âm nhạc của ông ra giấy.

Năm 1899, Rachmaninov nhận một lời mời đến biểu diễn ở London. Ông đã chỉ huy tác phẩm Núi đá và chơi khúc Bi ca và Prelude. Công chúng Anh có phản ứng khá là khác nhau, bởi vì họ vẫn nhìn âm nhạc Nga với một thái độ nghi ngờ. Khi trở về Nga, Rachmaninov nhận được tin Vera Skalon, người ông yêu bỏ đi lấy chồng. Một người bạn muốn vực dậy tinh thần của Rachmaninov nên đã đã bố trí để ông gặp Leo Tolstoy ở Moscow. Tuy nhiên cả hai lần gặp gỡ nhà văn này vào tháng 1/1900 đều là phản tác dụng.

Sau đó, Rachmaninov đã đến gặp một nhà thôi miên tên là Nikolai Dahl để điều trị tâm lý. Ba tháng sau đó, tình hình có khả quan hơn. Và bản Concerto Piano số 2 Opus 18 (1900-1901) lừng danh với những giai điệu tuyệt đẹp đã ra đời, chương hai và ba được viết trước, sau đó chương một mới được hoàn thành. Trong giai đoạn này, Tổ khúc số 2 Opus 17 (1900-1901) cho hai piano cũng được sáng tác.

Năm 1902, Rachmaninov cưới cô em họ là Natalia Satina. Trong suốt tuần trăng mật của họ ở Vienna, Lucerne và Bayreuth, họ đã được xem các vở The Flying Dutchman, Parsifal và Ring Cycle của Wagner. Rachmaninov cũng đã hoàn thành Mười hai Bài hát Opus 21 trong chuyến đi này.

Trở về Ivanovka, Rachmaninov viết tác phẩm quy mô lớn đầu tiên của ông cho piano, Những Biến tấu trên Chủ đề của Chopin Opus 22 (1902-1903) dựa trên Prelude Đô thứ Op.28/20 của Chopin. Các tác phẩm trong Mười Prelude Opus 23 (1903) mang tính cá nhân hơn. Chúng bao những bản Sol thứ và Mi giáng trưởng viết vào ngày đứa con đầu lòng Irina của Rachmaninov ra đời. Hai vở opera tiếp theo được sáng tác, Hiệp sỹ keo kiệt Opus 24 (1903-1904) dựa trên một trong "những bi kịch nhỏ" của Pushkin và Francesca da Rimini Opus 25 (1904-05).

Năm 1906, Rachmaninov dời đến Dresden, Đức và viết một số tác phẩm quy mô lớn, trong đó có Giao hưởng số 2 Opus 27 (1906-1908). Bản Sonata Piano số 1 Opus 28 (1907-1908) thuộc về những tác phẩm sáng tạo nhất của ông, tuy nó là tác phẩm ít mang tính đa cảm nhất. Năm 1909, Rachmaninov sáng tác bản thơ giao hưởng Hòn Đảo của Thần Chết Opus 29.

Năm 1909, Rachmaninov thực hiện chuyến đi Mỹ cùng với việc sáng tác Concerto số 3 Opus 30 (1909). Ông xuất hiện lần đầu trước công chúng Mỹ ngày 4/11/1909 ở Northampton, Massachusetts. Ông đã độc tấu Concerto số 2 và Concerto số 3 mới sáng tác. Ông cũng chỉ huy Hòn Đảo của Thần Chết và Giao hưởng số 2. Concerto số 3 đã từng gây ra một phản ứng nhầm lẫn của giới phê bình vào thời điểm đó. Khi trở về Nga, Rachmaninov đã bị sốc nặng khi biết tin Vera Skalon đã chết vì bệnh đậu mùa.

Năm 1917, vì cảm thấy không thích hợp với sự thay đổi về chính trị, Rachmaninov đã quyết định dời nước Nga. Nhân một lời mời sang thị Thụy Điển biểu diễn, ông và gia đình đã dời St Petersburg ngày 23/12 và không bao giờ quay về nữa.

Sau một thời gian lưu diễn ở các nước Scandinavia, gia đình Rachmaninov quyết định lên đường tới New York ngày 1/11/1918. Rachmaninov có trung bình 50 buổi hòa nhạc mỗi năm, từ Mỹ đến châu Âu, Canada và Cuba. Ông đã thực hiện hơn một trăm bản thu âm trong giai đoạn 1919-1942, đầu tiên là với Thomas Edison, sau đó là với Công ty Victor. Tất cả các bản thu đều được in lại thành CD bởi hãng BMG Classics vào năm 1992.

Rachmaninov có kỹ thuật biểu diễn hoàn hảo, sinh động về nhịp điệu và trên tất cả là cảm xúc sáng tạo tinh tế của ông. Ông đã để lại dấu ấn cá nhân của mình lên tất cả những tác phẩm mà ông biểu diễn. Và nhiều sự biểu hiện của ông về các nhà soạn nhạc, đặc biệt là Chopin, thường trở thành vấn đề gây tranh cãi.

Năm 1920, Rachmaninov liên lạc với những bạn ông ở Nga và bắt đầu gửi tiền thường xuyên về cho họ. Năm 1921, ông quyết định ở hẳn New York đồng thời thuê một căn nhà ở Locust Point vào mùa hè. Các đợt lưu diễn và những hợp đồng thu âm đã khiến Rachmaninov trở nên giàu có, nhưng cuộc sống bận rộn đã làm ông ít có thời gian sáng tác. Đến năm 1926, khi Rachmaninov quyết định đi nghỉ ở Dresden thì ông mới có thể hoàn thành xong bản Concerto Piano số 4 Opus 40.

Năm 1931, Rachmaninov tham gia ký vào bức thư phê phán chế độ Xô Viết gửi cho Thời báo New York. Các nhà cầm quyền Xô Viết lập tức ra lệnh cấm biểu diễn các tác phẩm của ông ở Nga (lệnh cấm này được duy trì trong ba năm). Năm 1931, Rachmanonov viết tác phẩm cuối cùng của ông cho piano độc tấu, Những Biến tấu trên chủ đề của Corelli Opus 42.

Rachmaninov đã dành cả mùa hè năm 1934 để viết Rhapsody trên chủ đề của Paganini Opus 43 cho piano và dàn nhạc, lấy cảm hứng từ Caprice La thứ của Paganini. Tác phẩm được trình diễn lần đầu tiên ngay trong năm đó. Nó đã trở thành một tác phẩm rất thành công và nổi tiếng của Rachmaninov.

Niềm tin đã trở lại với Rachmaninov, ông đã viết hai chương đầu của Giao hưởng số 3 Opus 44 trong mùa hè năm 1935 và sau đó hoàn thành chương cuối. Tuy nhiên, lần trình diễn đầu tiên năm 1936 của bản giao hưởng đã không thành công. Bị hiểu sai bởi các nhà phê bình vào thời điểm đó, Giao hưởng số 3 ngày nay được coi như một trong những thành tựu xuất sắc nhất của Rachmaninov.

Mùa diễn 1937-1938 được dự định kết thúc ở Vienna, nhưng khi Hitler xâm lược Áo, Rachmaninov đã phải hủy buổi hòa nhạc. Ông xuất hiện lần cuối cùng ở châu Âu là tại Liên hoan Lucerne năm 1939. Ông đã trở về Mỹ khoảng một tuần trước khi chiến tranh nổ ra.

Rachmaninov sáng tác bài hát thiên nga của ông, Những Vũ khúc Giao hưởng Opus 45 vào mùa hè năm 1940 với những thông điệp đầy triết lý. Năm 1942, Rachmaninov dời đến Beverly Hills, California và quyết định rằng, mùa diễn này sẽ là mùa diễn cuối cùng. Tuy nhiên, do tình hình sức khỏe diễn biến xấu, ông đã phải tổ chức buổi hòa nhạc cuối cùng ở Knoxville ngày 17/2/1943 trước khi trở về Los Angeles. Rachmaninov bị ung thư và không có khả năng chữa được. Ông mất ngày 28/3/1943, chỉ ít ngày trước sinh nhật lần thứ 70. Ông được chôn cất ở nghĩa trang Kensico, New York.

ttdungquantum (lược thuật)
 
Nikolai Rimsky-Korsakov

Nikolai Andreevich Rimsky-Korsakov sinh ngày 18 (6 theo lịch cũ) tháng 3 năm 1844 tại thành phố Tikhvin. Cha ông, nhà soạn nhạc Andrei Petrovich, xuất thân từ dòng họ quý tộc lâu đời, trong dòng họ có nhiều người từng giữ các chức vụ cao trong quân đội và chính quyền Sa hoàng từ thời nữ hoàng Elizabeta Petrovna, con gái Piotr Đại đế. Lên sáu tuổi, nhà soạn nhạc tương lai đã bắt đầu được tiếp xúc với âm nhạc, nhưng tiếc thay lại gặp phải các giáo viên thiếu kinh nghiệm và các giờ học nhạc không khiến ông thích thú.

Năm 12 tuổi, Rimsky-Korsakov nhập học tại Học viện Thủy quân với ước vọng trở thành thuỷ thủ. Ông học tập nghiêm túc và đạt được kết quả cao, tuy nhiên luôn cảm thấy xa lạ với các yêu cầu và thói quen của quân ngũ. Cùng năm đó, ông học piano với Ulich, người chơi cello trong dàn nhạc nhà hát Alexandri. Phần lớn thời gian học họ chơi bốn tay cùng nhau. Năm 1858 ông bắt đầu theo học nhà sư phạm âm nhạc nổi tiếng Fedor Andreevich Kanille và thật sự tìm được người thầy đồng cảm với mình. Dưới sự hướng dẫn của Kanille ông bắt đầu thử soạn nhạc. Tuy nhiên, Voin Andreevich, anh trai của Nikolai, không muốn em mình tiếp tục học nhạc vì sợ chiếm quá nhiều thời gian ảnh hưởng tới việc học tập trong Học viện thủy quân và quả đúng như vậy - chàng thanh niên Nikolai ở tuổi 16 hoàn toàn mất hứng thú với binh nghiệp, thủy quân và biển. Âm nhạc đã chiếm trọn cuộc đời ông, đẩy mọi thứ khác xuống hàng thứ yếu.

Cuộc gặp gỡ với Balakirev vào mùa thu năm 1861 trở thành một bước ngoặt trong đời nhà soạn nhạc trẻ tuổi và Rimsky-Korsakov trở thành một thành viên của nhóm nhạc sĩ do Balakirev thành lập. Bị lôi cuốn mạnh mẽ vào các cuộc tranh luận và thảo luận khác nhau, Rimsky-Korsakov cảm thấy hạnh phúc khi được tiếp nhận trong nhóm những người trẻ tuổi, tài năng, yêu âm nhạc. Nhưng niềm vui sáng tác bị nỗi đau lớn làm lu mờ: người cha thân yêu của ông qua đời. Ông đã rất đau khổ vì mất mát to lớn này.

Mùa thu năm 1862 ông từ biệt Balakirev, Cui, Kanille để bắt đầu chuyến đi biển đầu tiên trong đời mình với quyết tâm không từ bỏ âm nhạc và sự nghiệp sáng tác. Quả thế, tác phẩm Andante với chủ đề nhạc dân gian Nga do Balakirev gợi ý ra đời trong thời gian này. Tác phẩm được Kanille khen ngợi. Tuy thế, trong chuyến đi biển đầu tiên này Rimsky-Korsakov không viết được gì hơn.

Sau chuyến đi, Rimsky-Korsakov vui sướng trở về quê hương trong sự chờ đón của nhóm bạn cùng chí hướng. Ông đọc rất nhiều, chơi piano, cố gắng lấy lại những gì đã bỏ qua trong thời gian vắng mặt. Ông nhận được sự giúp đỡ to lớn của nhóm "Khoẻ" và thật sự trở thành một thành viên không thể thiếu của nhóm.

Ông dành nhiều thời gian và công sức để hoàn thành bản Giao hưởng đầu tiên theo chỉ dẫn của Balakirev. Tháng 10 năm 1865 tác phẩm được công diễn lần đầu tại buổi hoà nhạc của Trường nhạc miễn phí.

Năm 1867 Rimsky-Korsakov hoàn thành "bức tranh âm nhạc" nhan đề "Sadko" và tác phẩm đã mang lại vinh quang cho ông. Nhạc sĩ trẻ bị cuốn hút bởi cuộc đấu tay đôi giữa nhạc công đàn gusli (nhạc cụ dân gian Nga giống đàn tranh, có từ 4 đến 66 dây, tuỳ loại - ND) Sadko với Đại dương, và trong thời kỳ sáng tác bản nhạc này, ký ức về chuyến đi vòng quanh thế giới trên tàu chiến "Antara" luôn sống động trong ông: cảnh biển lúc cuộn sóng, khi lại êm đềm, bầu trời phương nam với những vì sao rực sáng, nước biển trong vắt nhìn thấu đáy. "Sadko" là tác phẩm đầu tay mà khi sáng tác Rimsky-Korsakov cảm thấy nhịp đập sáng tạo riêng của mình và mang lại cho ông cảm hứng chinh phục các đỉnh cao mới mà dường như không bao giờ ông có thể đạt tới. Và ý tưởng cho tác phẩm giao hưởng "Antara" chủ đề cổ tích phương Đông ra đời.

Đây cũng là những năm tháng nhà soạn nhạc gặp được hạnh phúc và tình yêu lớn của đời mình. Khi đó trong nhóm biểu diễn các tác phẩm của nhóm "Khoẻ" có hai cô gái thường xuyên tham gia - chị em nhà Purgold. Nhà soạn nhạc thích thú được làm khách của gia đình này và phải lòng cô Nadezhda Nikolaevna Purgold, thường chia xẻ với cô cảm xúc, ý tưởng và các kế hoạch trong cuộc sống.

Mùa hè năm 1869 khi vừa mới hoàn thành chorus cho vở opera mà ông dự định viết, ông mang tới nhà nghỉ ngoại ô của gia đình Purgold. Vừa nghe qua giai điệu tràn đầy nỗi sợ hãi và buồn rầu do Nadezhda trình bày, lạc lõng đến kinh ngạc trên nền chuông ngân vang rền, ông hiểu mình sẽ phải hoàn thành opera "Cô gái Pskov". Ý tưởng về vở opera này đã theo đuổi ông trong nhiều tháng liền. Kịch tác gia Mei sáng tác vở kịch nói "Cô gái Pskov" từ đầu thập kỷ 1860, nhưng bị cấm trình diễn và kịch bản thu hút sự chú ý của Balakirev và Mussorgsky. Hai người khuyên Rimsky-Korsakov lấy kịch bản văn học này làm cơ sở để viết libretto cho opera.

Rimsky-Korsakov đã làm việc với bản thảo "Cô gái Pskov" suốt bốn năm và đó cũng là bốn năm đầy sóng gió đau khổ trong đời ông do cái chết của người anh ruột, Voin Andreevich, mang lại. Nhưng đó cũng là thời kỳ hạnh phúc, khi tình bạn giữa ông và Nadezhda Purgold chín muồi, bước sang một giai đoạn mới. Tháng 12 năm 1871, cô gái dịu hiền có đôi mắt trầm tư và vẻ đẹp thánh thiện đã chính thức nhận lời cầu hôn và trở thành vợ ông.

Năm 1872, sau chuyến du lịch tuần trăng mật sang Thuỵ Sỹ và Italia, vợ chồng Rimsky-Korsakov bắt tay vào dàn dựng vở opera "Cô gái Pskov". Tháng giêng năm 1873, buổi công diễn đầu tiên thành công rực rỡ và suốt một tháng rưỡi sau đó nó được biểu diễn 10 lần, lần nào nhà hát cũng không còn một chỗ trống.

Sau thành công của mùa công diễn, cuộc sống của nhà soạn nhạc trở lại bình ổn. Ông làm việc nhiều. Từ năm 1871 ông đã nhận một chân giảng viên nhạc viện và không phải chỉ đến lúc đó ông mới nhận thấy những khoảng trống trong kiến thức cơ bản của mình. Vậy là ông bắt đầu quá trình tự học và tự hoàn thiện suốt từ năm 1873 đến năm 1878 mà không nhận được sự giúp đỡ, thậm chí không được cả nhóm cảm thông. Việc học và nghiên cứu các chuẩn mực của nhạc cổ điển thậm chí bị Stasov và Mussorgsky coi là "sự phản bội các nguyên tắc của nhóm "Khoẻ".

Các tiên đoán khá ảm đạm của nhóm gần như thành sự thật, bởi các kiến thức mà ông học được đã không mang lại kết quả như mong đợi.

Bản giao hưởng mới, Giao hưởng số 3, được trình diễn lần đầu tiên vào tháng 2 năm 1876 dưới cây đũa điều khiển của chính tác giả không thành công. Tứ tấu đàn dây viết năm 1875 cũng không có gì nổi bật, dường như kỹ thuật đã lấn lướt tài năng sáng tạo, cản trở cảm hứng cất cánh bay.

Nhà soạn nhạc luôn mơ ước viết được thật nhẹ nhàng, thoải mái, không bị trói buộc bởi bất kỳ điều gì. Thế rồi cảm hứng sáng tạo đến một cách chói sáng trong các bộ trang phục cổ truyền Ucraina sặc sỡ, trong những làn điệu dân ca Ucraina quyến rũ, cùng với hơi thở ấm áp và thơm tho của những đêm phương Nam, với vầng trăng bạc lấp lánh trên mặt đầm nước phẳng lặng như gương. Cảm hứng ấy đến với ông từ những trang văn xuôi đẫm chất thơ của các truyện để trong tập "Những buổi chiều trong trang trại gần Dikanki" của nhà văn Nikolai Gogol. Rimsky-Korsakov đã thuộc lòng "Đêm tháng Năm", đọc nó không chỉ một lần khi còn thơ ấu, nghe đọc ở nhà Balakirev và thấu hiểu chất thơ của áng thơ trong văn xuôi này.

"Đêm tháng Năm" được ông Rimsky-Korsakov sáng tác trong suốt năm 1878. Khi viết libretto, ông cố gắng để giữ nguyên bố cục của truyện ngắn nguyên tác, và đặc điểm ngôn ngữ rất riêng biệt và đặc sắc của các nhân vật. Vở opera được hoàn thành khá nhanh chóng, mỗi hồi chỉ trong một tháng. Nó tràn đầy các giai điệu phóng khoáng, đầy sức mạnh, bắt nguồn từ con tim đầy nhiệt huyết, mang tính khái quát cao, thể hiện mọi sắc thái tình cảm của nhân vật, tình huống sân khấu và diễn tiến của hành động. Cấu trúc của vở cũng mang tính cách tân - trong thành phần của nó có cả những tác phẩm âm nhạc độc lập - lieder, tốp ca, hoạt cảnh...

Dù đã hoàn thành tác phẩm, nhưng Rimsky-Korsakov vẫn chưa muốn rời bỏ thế giới cổ tích, nơi cái tốt luôn đẹp và cái xấu thì luôn dị dạng, nơi tội ác những kẻ gây ra cái ác luôn bị trừng phạt và bao giờ cũng có một cái kết công bằng. Ông xin phép nhà soạn kịch Ostrovky để sử dụng tác phẩm của ông này, trên cơ sở đó sáng tác libretto cho một vở nữa - vở "Nữ chúa tuyết" và được Ostrovsky hoan nghênh. Chủ đề của vở "Nữ chúa tuyết" cho phép ông một lần nữa ca ngợi cuộc sống của nhân dân, cuộc sống bình dị, hài hoà với thiên nhiên, với những phong tục tập quán rất đẹp và những nghi lễ đa dạng, nhiều màu sắc.

Opera "Nữ chúa tuyết" được công diễn lần đầu tiên vào năm 1882. Trong hồi ký của mình, N.F. Tiumenev, học trò của Rimsky-Korsakov, viết về buổi công diễn đó: "Nữ chúa tuyết" đã được dàn dựng thật hoành tráng... Trong đời sống sân khấu nước ta đã từ lâu không có vở nào được dựng hoành tráng đến thế. Trang phục, thậm chí cả trang phục của các cô gái trong chorus và các nhân vật phụ, thật là hoàn thiện. Thanh nhạc, trừ đôi chỗ cá biệt, nói chung là hoàn hảo".

Nhà văn Ostrovsky, người mà mặc dù với ông "Nữ chúa tuyết" luôn gắn với âm nhạc Tchaikovsky, cũng phải thốt lên: "Âm nhạc của Rimsky-Korsakov viết cho "Nữ chúa tuyết" thật huyền diệu. Tôi không thể hình dung ra một cái gì thích hợp hơn thế, sống động hơn thế, thể hiện được trọn vẹn chất thơ của một hình tượng trong tín ngưỡng đa thần giáo cổ, hóa thân trong nữ nhân vật cổ tích ban đầu thì lạnh lùng, nhưng dần dần trở nên mãnh liệt không sức mạnh nào ngăn nổi".

"Nữ chúa tuyết" lấp đầy trái tim nhà soạn nhạc bằng một sức sống mạnh mẽ, giúp ông vượt qua những nỗi đau mất mát. Tháng 2 năm 1881 Mussorgsky qua đời, sáu tháng sau Borodin không còn nữa. Sau cái chết của hai người bạn lớn, Rimsky-Korsakov bắt đầu một sự nghiệp lớn khác của đời mình: hoàn thiện các tác phẩm mà họ để lại. Đó là công việc vô cùng rộng lớn, phức tạp và nhiều khó khăn, và ông đã hoàn thành nó một cách xuất sắc.

Sự nghiệp sáng tác của Rimsky-Korsakov trong thập kỷ 1880 bị đẩy lùi xuống hàng thứ yếu, bởi trong những năm tháng nhiều biến động này ông dành thời gian chủ yếu cho việc hoàn thiện các tác phẩm của Mussorgsky và Borodin, giảng dạy trong nhạc viện, chỉ huy dàn nhạc, hoạt động xã hội... Thế nhưng dù sao chính trong thập kỷ này ông đã viết nên hai giao hưởng kiệt xuất là “Capriccio Espagnol" (Khúc tùy hứng Tây Ban Nha) và tổ khúc giao hưởng "Sheherazad". "Capricco Espagnol" là tác phẩm mà trong đó nhà soạn nhạc thể hiện một trí tưởng tượng phong phú đáng ngạc nhiên, còn "Sheherazad" thật sự là một câu chuyện cổ tích được kể bằng âm nhạc. Dù được kể bởi một nhà soạn nhạc Nga, âm nhạc trong đó vẫn thấm đẫm chất phương Đông huyền bí.

Mùa xuân năm 1894 Rimsky-Korsakov bắt đầu viết vở opera thứ hai theo chủ đề Gogol - "Đêm trước Giáng sinh", và gần như đồng thời ông làm việc với tác phẩm "Sadko". Nhiều năm tháng đã qua mà ông vẫn không yên lòng bởi bài ca còn dở dang về chàng nhạc công đàn gusli huyền thoại và đây là thời điểm ông quyết tâm quay lại với “Sadko” để xây dựng nên một tác phẩm mang tính sử thi trên cơ sở các truyền thuyết và bylina (tráng ca - một thể loại chuyện kể dân gian Nga) cổ. Cũng như các opera trước, "Sadko" được ông xây dựng như một tác phẩm âm nhạc thể hiện ý đồ kép, nhưng khác ở chỗ trong vở này trí tưởng tượng không lấn át thế giới thật.

Nhà soạn nhạc đã ngoài năm mươi tuổi, nhưng trong tâm hồn ông mùa xuân của cuộc đời vẫn ngự trị. Và theo tiếng gọi của mùa xuân trong tâm hồn, ông sáng tác không ngơi nghỉ. Những bản tình ca, những opera một hồi "Vera Sheloga", rồi "Mozart và Salieri", và ý tưởng sáng tác "Vợ chưa cưới của Sa hoàng" hình thành trong giai đoạn này. Ông mong muốn làm việc nhiều nhất có thể được. Và ông không cần phải lo về nơi dàn dựng tác phẩm, bởi đã có Mamontov, giám đốc nhà hát Opera Tư nhân, một con người đầy tài năng, nhạy cảm tuy hơi khó hiểu luôn mong chờ để được dựng mọi tác phẩm của ông.

Bắt tay vào công việc sáng tác "Vợ chưa cưới của Sa hoàng", ông đặt cho mình nhiệm vụ viết một vở opera với âm nhạc thật réo rắt, và ông đã thành công. Buổi công diễn đầu tiên của vở được khán giả chào đón nồng nhiệt với những tràng pháo tay, những bó hoa, những lời khâm phục. Công chúng chấp nhận và đồng cảm với tác giả cũng như với những người dựng vở, với nhà hát. Thế nhưng một thìa thuốc đắng đã khiến thành công của nó không trọn vẹn: Nhóm Beliaev đón nhận vở opera một cách lạnh lùng, Glazunov tỏ ý chê bai, Liadov im lặng một cách lịch sự, còn Cui thì chỉ nhún vai.

Năm 1899 cả nước Nga kỷ niệm 100 năm ngày sinh của thi sĩ vĩ đại Alexander Pushkin. Rimsky-Korsakov tham gia vào dịp kỷ niệm một cách tích cực nhất. Ông dành tặng sự kiện đáng nhớ này bản Cantata "Bài ca về Oleg-Tiên tri" và opera "Chuyện cổ tích về vua Saltan, về hoàng tử vinh quang và tráng sĩ hùng mạnh Gvidon Saltanovich, con trai nhà vua và nữ hoàng Thiên nga kiêu hãnh"

Tháng mười năm 1990 opera "Chuyện cổ tích về vua Saltan..." ra mắt khán giả trên sân khấu nhà hát opera Tư nhân. Chính hoạ sĩ lừng danh Vrubel thiết kế trang phục và bài trí sân khấu. Khán phòng chật ních. Rimsky-Korsakov được yêu thích và đã trở thành "người nhà" ở Moscow. Những tiếng hoan hô và số lượng hoa nói lên thành công của vở diễn.

Vừa kết thúc câu chuyện cổ tích về nhà vua Saltan, Rimsky-Korsakov bắt tay vào sáng tác vở opera tiếp theo - "Sevilia" với đề tài La Mã cổ đại. Vở opera không mấy thành công, nghèo nàn về nội dung và không có gì mới trong cách thể hiện. Các tác phẩm tiếp theo là "Tướng quân" và "Intermezzo Opera" với đề tài nước Ba Lan phong kiến cũng không hơn gì, dù đó là các tác phẩm ông sáng tác để tưởng nhớ Chopin.

Công việc sáng tác và giảng dạy với cường độ căng thẳng đã ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của Rimsky-Korsakov. Tuy vậy, ông vẫn làm việc không mệt mỏi để năm 1902 hoàn thiện một trong những vở opera mang tính cách tân nhiều nhất của mình - vở "Kashei Bất tử".

Rồi ngày khủng khiếp trong lịch sử nước Nga, ngày chủ nhật đẫm máu 9 tháng giêng năm 1905 đã đến. Các cuộc bãi công làm rung chuyển thủ đô Peterburg. Nhạc viện nơi ông giảng dạy cũng không nằm ngoài trào lưu chung, và vì ủng hộ sinh viên, Rimsky-Korsakov bị ban giám đốc ra lệnh đuổi. Sự kiện này làm dấy lên một phong trào mạnh mẽ trong giới nhạc sĩ, và để phản đối, lần lượt các giáo sư Glazunov, Liadov và những người khác nữa cũng bỏ việc.

Rimsky-Korsakov chưa lúc nào từ bỏ ý tưởng viết một vở opera bóc trần bộ mặt thật của chính quyền Sa hoàng. Vốn là người thẳng thắn, dám nhìn thẳng vào sự thật, thành thực trong mọi dự định và hành động, ông quyết tâm đưa vào âm nhạc của mình tất cả sự ngu độn và tàn độc của chính quyền, cái chính quyền đã trở thành công cụ đàn áp và trờ thành kẻ thù của mọi thần dân. Dù biết mình đang bị theo dõi, và một tác phẩm như vậy sẽ khó lòng lọt qua lưới kiểm duyệt để được dàn dựng trên sân khấu, nhưng ông vẫn quyết thực hiện nghĩa vụ công dân của mình. Mùa thu năm 1906 ông bắt tay vào viết vở opera "Gà trống vàng". Câu chuyện cổ tích Nga trong bản chỉnh lý của Pushkin cuốn hút ông bởi cách châm chích sâu cay, hóm hỉnh mà đánh thẳng vào mục tiêu, chống đối chính quyền quân chủ một cách rõ rệt.

Ngay nhà văn Belsky, người viết libretto cho vở này, cũng cho rằng vở opera phải được coi như một lời trần thuật xứng đáng và chứa đựng các yếu tố chống chính quyền chuyên chế, thể hiện phản ứng gay gắt trước sự đàn áp bắt đầu lan rộng.

"Gà trống vàng" được hoàn thiện vào mùa hè năm 1907. Tổng giám đốc các nhà hát hoàng gia Teliakovsky những muốn dựng nó ngay lập tức trong Nhà hát Lớn, nhưng gặp phải cản trở từ phía tỉnh trưởng Moscow: Chất châm biếm và hài hước sâu cay của vở diễn làm triều đình lo ngại. Bản thảo opera thế là nằm lại trong tư liệu của nhà soạn nhạc. Nó được dựng năm 1909, và Rimsky-Korsakov không còn kịp xem nữa.

Ông bị bệnh nặng lúc nào không biết, dù đầu tiên đó chỉ là những cơn bệnh vặt. Ngày 21 (8 theo lịch cũ) tháng 6 năm 1908 ông mất tại trang trại Liubensk, gần Luga (tỉnh Leningrad ngày nay).

Tykva (tổng hợp)
 
Joaquín Rodrigo

Joaquin Rodrigo sinh ngày 22 tháng 11 năm 1901 tại Sagunto gần Valencia trong một gia đình có 10 anh chị em. Bố ông, Vicente Rodrigo Peirats, là một thương nhân còn mẹ ông, bà Juanna Vidre Ribelles, là một phụ nữ bình dân. Do một nạn dịch bạch hầu nên Rodrigo bị mù vào năm lên 3 tuổi và chính điều đó đã khiến ông chọn con đường âm nhạc để mưu sinh. Ngôi nhà của Rodrigo nằm ngay kề nhà hát của địa phương nên ông thường dành hàng giờ theo dõi các buổi tập của dàn nhạc. Lên 4 tuổi gia đình ông chuyển đến Valencia để ông có thể theo học trường dành cho người mù và Rodrigo đặc biệt hứng thú với môn nhạc và văn học. Tại Valencia ông thường được bố mẹ cho tới các buổi hòa nhạc ở nhà hát Apollo và ông tỏ ra vô cùng thích thú. Lên 5 tuổi ông theo học nhạc với các giáo viên của nhạc viện Valencia. Ông học hòa âm và sáng tác với Francisco Antich, Enrique Gomá và Eduardo López Chávarri. Những nhạc sĩ này đều để lại nhiều ảnh hưởng với Rodrigo.


Nhắc đến Rodrigo ta không thể không nhắc đến Rafael Ibáñez, người mà gia đình Rodrigo nuôi để trông nom con trai mình. Rafael là người giúp ông tìm hiểu các tác phẩm văn học, triết học… cũng như sao lại các bản nhạc. Rodrigo thường hay nói về người bạn của mình : "Rafael cho tôi đôi mắt mà tôi không có".

Khi 20 tuổi Rodrigo đã là một nghệ sĩ piano cũng như một sinh viên khoa sáng tác xuất sắc. Lúc này ông chủ yếu sáng tác các tác phẩm khí nhạc với hình thức nhỏ. Tác phẩm được đánh số đầu tiên của Rodrigo, “Two Sketches for violin and piano“, ra đời vào năm 1923. Cùng năm ông cũng cho ra mắt : "Suite para piano", "Cançoneta for violin and string orchestra", "Ave Maria for voice and organ" (sau này nó được ông chuyển soạn lại cho dàn đồng ca), "Berceuse de otoño" viết cho solo piano sau này cũng được ông phối lại cho dàn nhạc và đổi tên thành "Música para un jardín". Năm 1924 tác phẩm "Juglares" viết cho dàn nhạc đầu tiên của ông được Valencia Symphony Orchestra biểu diễn. Năm sau được sự động viên của mọi người Rodrigo đã gửi "Cinco piezas infantiles" tham gia cuộc thi sáng tác toàn quốc và dành được giải đặc biệt của ban giám khảo .

Năm 1927, Rodrigo sang Pháp để theo học sáng tác với Paul Dukas tại nhạc viện danh tiếng École Normale de Musique. Trước ông đã có nhiều nghệ sỹ lớn của Tây Ba Nha sang Pháp để học như Albéniz, Falla, Turina… và trong lớp học của Dukas là một loạt các tài năng như nhà soạn nhạc người Mexico Manuel Ponce, nhạc trưởng Jesús Arámbarri - người sau này biểu diễn thành công rất nhiều sáng tác của Rodrigo. Khi ở Paris, Rodrigo cùng Rafael Ibáñez thuê trọ nhà của một họa sỹ gốc Valencia Francisco Povo nên Rodrigo có rất nhiều quan hệ với giới nghệ sỹ ở Paris lúc bấy giờ và một trong số đó là nhạc sỹ nổi tiếng nhất Tây Ban Nha nửa đầu thế kỷ 20 Manuel de Falla, nguời sau này giúp đỡ Rodrigo rất nhiều và là tấm gương để ông học tập (Cũng chính Manuel de Falla là người ông đề tặng bản nhạc nổi tiếng "Invocación y danza").

Cũng trong những năm học tập tại Paris, Rodrigo gặp gỡ và kết hôn với nghệ sĩ piano người Thổ Nhí Kỳ Victoria Kamhi. Victoria là một nghệ sĩ piano tuyệt vời nhưng bà đã quyết định hy sinh sự nghiệp khi kết hôn; với kiến thức văn hóa sâu rộng và khả năng nói nhiều thứ tiếng, bà đã giúp chồng rất nhiều trên con đường sự nghiệp sau này.

Năm 1934 sau khi về nước ông cùng vợ sống tại Valencia và bắt đầu sáng tác nhiều tác phẩm quan trọng: nổi bật trong số đó là bài hát "Cántico de la esposa" và thơ giao hưởng "Per la flor del lliri blau" (những tác phẩm này giúp ông giành giải thưởng "Círculo de Bellas Artes Prize "). Nhờ sự giúp đỡ của Manuel de Falla nên ông nhận được học bổng “Conde de Cartagena “ để quay lại Pháp tiếp tục học tập. Lần quay lại này ông theo học với Maurice-Emmanuel tại đại học Sorbonne và tiếp tục học thêm với André Pirro cũng như người thầy cũ Paul Dukas. Giai đoạn này Rodrigo sáng tác chủ yếu ca khúc và các tác phẩm cho piano. Cùng mùa hè năm đó ông được cử sang Áo để dự festival âm nhạc danh tiếng “Salzburg Festival” dưới danh nghĩa là phóng viên cho tạp chí âm nhạc "Le monde musical" của Paris và "Las provincias " của Valencia.

Năm 1936, sau khi gia hạn được xuất học bổng Rodrigo cùng vợ chuyển đến Baden-Baden nước Đức. Thật không may là nội chiến ở Tây Ba Nha xảy ra khiến họ không nhận được học bổng của chính phủ mà phải sống như những người tị nạn chính trị bằng cách dạy tiếng Tây Ban Nha và dạy nhạc cho người dân bản xứ. Trong thời gian này Rodrigo sáng tác một vài ca khúc trong đó nổi bật là "Canción del cuclillo" dựa trên lời của vợ mình.

Vào mùa xuân năm 1938, Rodrigo được mời về dạy khóa học hè tại đại học Santander khiến ông phần nào nguôi nỗi nhớ quê hương. Trên đường về Paris ông có cuộc gặp gỡ với nghệ sỹ guitar Sainz de la Maza và Rodrigo đã quyết địng sáng tác một concerto cho guitar và đó là tiền đề để ra đời bản “Concierto de Aranjuez" bất hủ sau này. Những năm cuói cùng ở Paris, Rodrigo làm khá nhiều recital, sáng tác theo yêu cầu.

Năm 1939 được sự giúp đỡ của Manuel de Falla và Antonio Tovar, Rodrigo quyết định chuyển hẳn về sinh sống tại quê hương. Ngày 1 tháng 9 năm 1939 chỉ 2 ngày trước khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai Rodrigo cùng vợ trở về Tây Ba Nha mang theo bản thảo của "Concierto de Aranjuez".

Những năm 40, Rodrigo gặt hái được nhiều thành công, các sáng tác của ông được phổ biến và ông được nhận nhiều giải thưởng cũng như các cương vị quan trọng: năm 1939 ông được cử giám đốc nghệ thuật cho ONCE, tổ chức người khiếm thị của Tây Ba Nha; năm 1942 là giải thưởng âm nhạc quốc gia cho bản concerto cho piano và dàn nhạc "Concierto Heroico "; năm 1944-1945 ông làm giám đốc âm nhạc cho Radio Nacional; từ năm 1947 ông thay Manuel de Falla làm giáo sư âm nhạc tại Complutense University; năm 1948 ông nhận giải thưởng mang tên văn hào vĩ đại Cervantes cho tác phẩm “Ausencias de Dulcinea “…

Năm 1954 khâm phục tài năng của Segovia, Rodrigo đã viết "Fantasía para un gentilhombre" cho guitar và dàn nhạc đề tặng nghệ sỹ guitar tài danh này. Tác phẩm viết dưới dạng tổ khúc gồm 4 chương lấy cảm hứng từ 6 vũ khúc ngắn cho guitar solo của nhà soạn nhạc Tây Ban Nha Gaspar Sanz đó cùng với "Concierto de Aranjuez" là những tác phẩm nổi tiếng nhất của Rodrigo. Sau này Rodrigo còn viết các tổ khúc cho solo guitar "Tres piezas españolas" và "Tres pequeñas piezas " đề tặng Segovia.

Năm 1963-1964, ông sang Puerto Rico tham gia dạy lịch sử âm nhạc tại University of Río Piedras. Đây là quãng thời gian hạnh phúc nhất cuộc đời ông khi con cô con gái duy nhất Cecilia kết hôn với nghệ sỹ violin danh tiếng Agustín León Ara và sự ra đời của hai cháu gái.

Về cuối đời các sáng tác của Rodrigo đã có mặt hầu hết tại các phòng hòa nhạc lớn trên thế giới. Ông liên tục nhân được các giải thưởng cho những cống hiến không biết mệt mỏi của mình: năm 1991 ông nhận Guerrero Foundation Prize và được nhà vua Juan Carlos I trao tặng danh hiệu 'Marqués de los jardines de Aranjuez'; năm 1998 ông được chính phủ Pháp trao tặng danh hiệu “Commandeur des Arts et des Lettres“ và các huân chương danh dự của các trường đại học lớn trong và ngoài nước như Universidad Internacional, Santander, University of Southern California, Universidad Politécnica de Valencia…

Nổi bật nhất trong gia tài sáng tác của Rodrigo có lẽ là 11 concerto cho các nhạc cụ guitar, piano, flute, harp. Mở đầu bằng thành công vang dội của "Concierto de Aranjuez", ông đã lần lượt viết concerto cho các nhạc cụ khác : "Concierto heroico" cho piano (1942), "Concierto de estío" cho violin. Cello cũng là nhạc cụ mà Rodrigo yêu thích, ông sáng tác 2 bản concerto cho cello đề tặng các nghệ sỹ cello xuất chúng : "Concerto in modo galante" sáng tác năm 1949 đề tặng Gaspar Cassadó, “Concierto como un divertimento” sáng tác năm 1982 đề tặng nghệ sĩ cello người Anh Julian Lloyd Webber. Ngoài ra ông còn viết "Concierto Serenata’’ (1952) đề tặng nghệ sỹ đàn harp Nicanor Zabaleta và "Concierto pastoral “ (1977) đề tặng nghệ sỹ flute người Irealand James Galway.

Sau "Concierto de Aranjuez" Rodrigo sáng tác thêm 4 concerto cho guitar nữa : "Fantasía para un gentilhombre" viết tặng Segovia; "Concerto Madrigal"viết cho 2 guitar và dàn nhạc là tổ khúc gồm 10 phần lấy cảm hứng từ giai điệu tuyệt vời của “O felici occhi miei”; “Concierto andaluz” viết cho 4 guitar và dàn nhạc đề tặng gia đình guitar nổi tiếng Romero; “Concierto para una fiesta” viết năm 1982 đề tặng nghệ sỹ guitar nổi tiếng của thế kỷ 20 Pepe Romero. Các concerto viết cho guitar của Rodrigo luôn giàu giai điệu và màu sắc cộng với phần phối khí tuyệt vời đã phô diễn một cách hoàn hảo vẻ đẹp của cây đàn guitar. Cách cân bằng âm lượng giữa guitar và dàn nhạc của Rodrigo đã khắc phục một cách hoàn hảo nhược điểm về âm lượng của nhạc cụ này và là mẫu mực cho các nhạc sỹ thế hệ sau học tập.

Rodrigo cũng để lại nhiều dấu ấn trong các tác phẩm viết cho dàn nhạc: "Cinco piezas infantiles" là tác phẩm viết cho dàn nhạc đầu tiên của ông và nó đã thành công khi biểu diễn ở Paris. Bản thơ giao hưởng "Ausencias de Dulcinea" giành được giải nhất của "Círculo de Bellas Artes" tổ chức ở Valencia. Các sáng tác này cho thấy thiên tài trong sáng tác giai điệu cũng như khả năng phối dàn nhạc độc đáo. Những giai điệu cổ Tây Ba Nha qua cách phối khí của Rodrigo mang một diện mạo mới, hiện đại tinh tế nhưng vẩn thật giản dị. Các chủ đề thường được trình bày một cách trực tiếp cộng với lối phát triển đơn giản trong sáng khiến âm nhạc của ông dễ đến với người nghe.

Ca khúc cũng là mảng sáng tác quan trọng của Rodrigo, ông luôn coi giọng hát là nhạc cụ hoàn hảo nhất và đã sáng tác ca khúc trong suốt cuộc đời mình (Rodrigo sáng tác khoảng 87 ca khúc bằng 6 ngôn ngữ khác nhau). Soprano là giọng mà Rodrigo yêu thích, ông sáng tác nhiều ca khúc cho các soprano hàng đầu như Victoria de los Angeles, Montserrat Caballe ,Teresa Berganza… ông cũng thường xuyên đệm piano cho các ca sỹ này trong các buổi hòa nhạc.

Ngoài ra ông còn viềt khoảng 100 tác phẩm cho piano và guitar độc tấu. Các tác phẩm cho guitar độc tấu của Rodrigo chiếm một vị trí quan trọng trong các tác phẩm viết cho guitar của thế kỷ 20 : “En los trigales “, “Tres piezas españolas", "Invocación y danza" là các tác phẩm thường xuyên được các nghệ sỹ guitar chơi trong các buổi biểu diễn .

Ngày 21 tháng 7năm 1997 vợ ông, bà Victoria qua đời và hai năm sau, vào ngày 6 tháng 7 năm 1999 Rodrigo cũng qua đời tại nhà riêng ở Madrid. Cả hai ông bà đều được chôn cất tại nghĩa trang ở Aranjuez ,Valencia.

Rodrigo đã mất nhưng âm nhạc của ông còn sống mãi và ông sẽ luôn được nhớ đến như là một nhạc sỹ kiệt xuất của thế kỷ 20. Âm nhạc và cuộc đời ông tượng trưng cho khát vọng vươn lên của con người, cho nền văn hóa Tây Ba Nha quật cường.

minhdo (dịch)
 
Camille Saint-Saëns

Charles Camille Saint-Saëns sinh ở Paris tại "Rue du Jardin" (phố vườn) vào ngày 9/10/1835 và mất sau một chuyến đi dài ngày tới Algeria vào 16/12/1921. Gia đình Saint Saens vốn xuất thân nông dân. Ông lớn lên dưới sự dạy dỗ của mẹ (Clémence Françoise Collin) và người dì cả Charlotte Masson, cũng chính là người đã giúp cho cậu bé Charles biết chơi piano từ khi mới lên 2. Cậu bé Charles khi ấy đã cho thấy thiên tư âm nhạc mạnh mẽ cũng như của Mozart và Mendelssohn. Cậu bé đã có những khám phá nhỏ trong việc sáng tác khi mới 3 tuổi mà người ta vẫn còn nhớ đến khúc nhạc cho piano có tên là "Galop". Sau đó không lâu cậu học piano dưới sự hướng dẫn của Camille Stamaty và Alexandre Boëly, học hoà âm do Pierre Malede dạy. Họ tập trung tất cả cho sự phát triển tài năng của Saint-Saëns. Kết quả là vào thời điểm 4 tuổi 7 tháng cậu bé Charles đã chơi được một phần trong Violin sonata của Beethoven, và đến năm tuổi thì sáng tác “Le Soir" ca khúc đầu tiên là bằng chứng cho tài năng của một nhạc sĩ. Đến năm lên 10, bước tiến mới trong việc học tập nghiêm túc là việc cậu bé đã có thể chơi tất cả 32 sonata của Beethoven hoàn toàn theo trí nhớ. Camille Saint-Saëns nhanh chóng được xem như một thần đồng âm nhạc sau buổi biểu diễn đầu tiên tại "Salle Pleyel" vào ngày 6/5/1864. Ngay năm sau đó, giao hưởng đầu tiên được ra đời và giành giải "Societe Sainte Cecile" rồi được xuất bản năm 1847.

Vào năm 1848, Saint-Saëns lên bảy tuổi và vào học tại Nhạc viện Paris môn organ dưới sự hướng dẫn của François Benoist và môn sáng tác do thầy giáo Jacques-François Fromental Halévy dạy. Mặc dù không dành được giải "Prix de Rome" của viện hàn lâm năm 1851, nhưng ông đã gây được ấn tượng và sự quan tâm đặc biệt của nhiều nhạc sỹ nổi tiếng trong đó có Hector Berlioz và Franz Liszt. Sau lần gặp đầu tiên vào năm 1852, Saint-Saëns và Liszt trở thành những người bạn thân thiết và luôn ủng hộ nhau trong nhiều năm. Franz Liszt thường ca ngợi Saint Saens như nghệ sĩ organ vĩ đại nhất thế giới.

Từ năm 1852 đến năm 1857 ông làm nghệ sĩ chơi organ tại nhà thờ Saint Merry cho đến năm 1858 chuyển sang làm việc tại một trong những nhà thờ có tiếng ở Paris là "La Madeleine", nơi mà Théodore Dubois và Gabriel Fauré sau đó tiếp nối vị trí là nhạc công organ. Saint-Saëns giữ vị trí đó cho đến năm 1876. Một công việc mang lại phần nào danh tiếng cũng như được trả công không ít, giúp nhạc sĩ trẻ an tâm về mặt tài chính để sáng tác và theo đuổi hoạt động ở các lĩnh vực khác mà ông quan tâm tìm hiểu. Vào thời điểm lúc đó, những buổi biểu diễn các thơ giao hưởng của Liszt được coi là hiện tượng mới, làm sống lại mối quan tâm đến âm nhạc thời kỳ trước giai đoạn cổ điển, nổi bật nhất là Johan Sebastian Bach, Georg Friederich Handel, Christoph Willibald Gluck và Jean Phillippe Rameau, và đến mối liên hệ giữa âm nhạc với khoa học và các chủ đề văn học, lịch sử. Saint-Saëns thường đi nhiều nơi, giao thiệp rộng và sáng tác rất nhiều. Ông chính thức trở thành nhà soạn nhạc với tác phẩm "Ode a Sainte Cecile" viết năm 1852. Đồng thời Saint-Saëns cũng theo đuổi sự nghiệp của một nghệ sĩ piano, nhà chỉ huy và thường tham gia làm giám khảo các cuộc thi âm nhạc.

Năm 1860 ông trở thành giảng viên piano tại "Ecole Niedermeyer", trong số các học sinh do ông hướng dẫn, một số sau này trở nên nổi tiếng như Gabriel Fauré, André Messager, Egène Gigout…, ông giữ vị trí này cho đến năm 1867. Đến năm 1864, ông tiếp tục tìm kiếm cơ hội giành giải "Prix de Rome" nhưng vẫn thất bại.

Một cơn bão của sự đổi mới trong âm nhạc trong cách phối hợp giữa piano và dàn nhạc đã ập tới Paris vào cái ngày mà Piano concerto No. 2 giọng Son thứ, Opus 22 của Camille Saint-Saëns công diễn (tháng 4/1868). Từ những hợp âm rải của piano solo mở đầu đầy sức mạnh của suy tư cho đến những chuyển động không ngừng của chương cuối, concerto giọng Son thứ truyền đến cho âm nhạc Pháp thập niên 70 của thế kỷ XIX một tinh thần mới, với sức mê hoặc và nét tinh tế, đã trở thành nguyên mẫu căn bản cho sự kết hợp giữa piano và dàn nhạc cho nhiều thế kỷ sau. Nhạc sĩ đã được trao tặng giải thưởng "Le Legion d’Honneur” (Bắc đẩu bội tinh). Anton Rubinstein là người đầu tiên biểu diễn bản concerto tại Paris, hơn nữa nhạc sĩ, pianist người Nga này còn chính là lý do để Saint-Saëns viết bản nhạc.

Trong suốt cuộc đời, ông đã viết tất cả 10 concerto (5 piano concerto, 3 violin concerto, 2 cello concerto) và khoảng 20 concertante nhỏ cho nhạc cụ độc tấu và dàn nhạc.Các concerto nổi tiếng nhất phải kể đến số 2, 4, và 5 viết cho piano, concerto số 3 viết cho violin và cello concerto đầu tiên. Trong số đó, Concerto giọng Son thứ là một trong những bản concerto dành cho piano nổi tiếng nhất mọi thời đại. Nhưng khi Saint-Saëns nghe Harold Bauer biểu diễn xong bản này, ông đã nhắc nhở: "Anh đã chơi bản nhạc rất tuyệt, nhưng làm ơn hãy nhớ rằng tôi đã viết năm concerto cho piano. Năm” ("That is very good, but please remember that I wrote five piano concertos: FIVE.")

Saint-Saëns sáng tác rất nhiều trong thời trẻ, trong giai đoạn từ năm 1853 đến năm 1855 đáng kể nhất là Giao hưởng "Urbs Roma" ở giọng Pha và một vài concerto (bao gồm concerto số 2 vừa đề cập đến ở trên viết năm 1868). Đến năm 1870, chiến tranh Pháp - Phổ nổ ra làm con đường âm nhạc Pháp tạm thời gián đoạn, Saint Saens đầu quân vào Đội cận vệ quốc gia với vị trí binh nhì của tiểu đoàn 4 Garde Nationale de la Seine (Cận vệ quốc gia vùng Seine).

Sau đó ít lâu, ông bỏ sang London trong suốt thời kỳ "Công xã" và bắt đầu giai đoạn gắn bó với nước Anh. Khi những biến động chính trị ở Pháp qua đi, ông trở lại Paris và đóng góp vào thời kỳ Phục hưng âm nhạc Pháp. Trực tiếp ngay sau thất bại của Pháp trong cuộc chiến Pháp - Phổ, Hiệp hội âm nhạc Quốc gia (Societé Nationale de Musique) của Pháp chính thức được thành lập vào năm 1871 với thành viên sáng lập gồm Saint Saens cùng Romain Bussine, Cesar Franck, Edouard Lalo và Gabriel Fauré.

Trong hơn nửa thế kỷ từ sau khi được thành lập, Hội âm nhạc Quốc gia đã bảo vệ và tích cực thúc đẩy sự phát triển của âm nhạc Pháp, đứng ra bảo trợ và tổ chức vô số các buổi biểu diễn các tác phẩm của hầu hết các nhạc sĩ hàng đầu của Pháp. Hiệp hội là một cộng đồng lớn về âm nhạc Thính phòng và Giao hưởng đương đại Pháp. Nó đã thành công khi tạo ra nhiều cơ hội cho những tìm kiếm, thử nghiệm trong âm nhạc, dù đó là thể loại nào đi nữa. Hoạt động của hiệp hội mà đứng đầu là Saint Saens này đã có những đóng góp trong hoàn cảnh khi mà sân khấu Opera chiếm ưu thế lấn át trong đời sống âm nhạc Pháp trong một phần lớn thế kỷ XIX, trong khi mảng giành cho các nhạc cụ lại gặp phải sự thờ ơ hay thậm chí là khinh rẻ. Người ta có thể thấy rõ điều này khi nhắc đến thế kỷ XIX với những tên tuổi nhạc sĩ: Jacque Offenbach, Jacques Fromental Halévy, Friedrich Von Flotow, François-Joseph Fétis hay Pièrre Varney, những tên tuổi mà gắn với những sáng tác cho sân khấu Opera và xung quanh họ, con đường dẫn tới danh vọng luôn trải thảm đỏ đón chào. Và còn một tên tuổi nữa nổi lên giữa thế kỷ XIX mà khó có thể quên đó là Richard Wagner.

Từ năm 1871, sau thời gian lánh nạn ở London trong suốt mùa xuân đầy biến động của "Công xã thứ 2" (Second Commune), ông trở lại nhịp sống thông thường, là khách quen, thường xuất hiện ở nhiều tụ điểm với vai trò là nhạc trưởng và nghệ sĩ dương cầm, không chỉ ở London. Ông đã từng chơi đàn cho Nữ hoàng Victoria hai lần, một lần cho Nữ hoàng Alexandra, viết Hành khúc đăng quang (Coronation March) cho vua Edward VII. Bản giao hưởng số 3 nổi tiếng cũng xuất phát từ yêu cầu của Hội âm nhạc hoàng gia (Royal Philhamonic Society). Tên tuổi ông ngày càng nổi tiếng, đến năm 1893 ông được nhận học vị tiến sĩ âm nhạc của Đại học Cambridge cùng với người bạn của ông là nhạc sĩ Peter Ilyich Tchaikovsky. Sau đó là đến bằng tiến sĩ của Đại học Oxford năm 1913.

Sau tuổi thơ được gia đình dạy dỗ tách biệt với xã hội và thời gian làm người chơi organ cô độc tại “La Medeleine” là thời kỳ hoạt động xã hội tích cực của Saint-Saëns, đánh dấu bước chuyển mới trong cuộc đời ông. Năm 1875 Saint-Saëns lập gia đình, cưới một cô gái trẻ 19 tuổi tên là Marie-Laure Truffot. Tính cách người nhạc sĩ không thích hợp với cuộc sống với trách nhiệm gia đình, vì thế mà thời gian của cuộc hôn nhân này là chương buồn nhất trong cuộc đời ông. Ông đối xử không mấy tôn trọng người vợ và thái độ này chỉ được cải thiện khi họ có con.

Vào năm 1878, bi kịch đã xảy ra khi André - đứa con mới 2 tuổi của nhạc sỹ bị ngã từ cửa sổ của căn hộ tại tầng 4 và qua đời ngay sau đó. Tai hoạ này đã khiến cho Marie rất đau buồn và trong trạng thái đó, cô không đủ khả năng nuôi đứa con thứ 2 mới 6 tháng tuổi nên gửi nó cho bà ngoại chăm sóc, nhưng 6 tháng sau đứa trẻ cũng mất vì quá ốm yếu. Người ta kể rằng vợ của nhạc sỹ là một người cẩu thả và hay lơ đễnh, và đấy cũng chính là lý do khiến ông từ bỏ người vợ này bởi ông cho rằng đó là một phần dẫn đến bị kịch của gia đình khi mất đi 2 đứa con. Sau một thời gian bỏ đi, ông đã viết một bức thư cho vợ nói rằng họ không thích hợp để sống với nhau, và từ đó 2 người dù không chính thức li dị, nhưng nhạc sĩ cũng không bao giờ gặp hay liên lạc lại với vợ mình. Rất kỳ lạ, khi thời kỳ của những bi kịch gia đình này lại là khi Saint-Saëns cho ra đời những tác phẩm phổ biến nhất của ông ngày nay bao gồm "Danse Macabre" (vũ khúc ma quỷ) năm 1875, "Samson et Dalila" năm 1878 và "Requiem" cũng vào năm này. Sau cuộc hôn nhân đầy những sự kiện đau buồn, Camille Saint-Saëns phát triển mối quan hệ với Gabriel Fauré và gia đình của ông, cư xử như một người cha thứ 2 đối với những đứa con của Fauré. Tuy nhiên ông vẫn giữ mối quan hệ mật thiết với mẹ mình, người đã phản đối đám cưới của con trai từ đầu.

Vào năm 1875 ông bắt đầu chuyến lưu diễn đầu tiên ra nước ngoài và rất thành công. Năm 1877 vở Opera "Samson và Dalila" gây được tiếng vang lớn ở cộng hoà Weimar, Đức nhưng mãi 12 năm sau đó (1889) mới được biểu diễn ở Pháp. Bản “Requiem” được công diễn lần đầu ngày 22/5/1878.

Năm 1886, ông viết Giao hưởng giọng Đô thứ, “avec orgue” (giao hưởng với sự tham gia của đàn organ). Đây được xem là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông. Được cổ vũ bằng dàn hợp xướng cộng hưởng – là cây đàn Organ vĩ đại nhất thế giới vào thời điểm bấy giờ được Aristide Cavaillé-Coll dựng lên ở Pháp, công trình này là một trong những thành tựu đặc biệt xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX, thời điểm của những bước chuyển có tính chất khổng lồ mang trong mình những thành tựu lớn lao của của thế kỷ ánh sáng, nó rõ ràng là một dấu ấn của nước Pháp kề bên sự ra đời của tháp Effel được phô diễn trong Hội chợ quốc tế tại Paris. Tính chất trầm hùng, trang nghiêm của chương 2 giao hưởng rõ ràng là sự biểu đạt tâm sự riêng của một "công dân Châu Âu" trong ông, cùng với cái vĩ đại và đầy tự hào vẽ nên bởi dàn nhạc và đàn Organ ở chương cuối như niềm tự hào và cái lớn lao của thời đại nảy nở khoa học kỹ thuật, khoa học tự nhiên, thời đại của lý trí. Ông thường xuyên bị gọi tên như một "nhạc sĩ Đức nổi tiếng nhất trong tất cả các nhạc sĩ Pháp", có lẽ là để biểu đạt kỹ thuật kỳ diệu của ông được phô bày qua cấu trúc của những đoạn chuyển du dương. Saint-Saëns viết tổng cộng 5 giao hưởng dù chỉ có 3 bản được đánh số Opus. Ông đã tự huỷ bỏ bản đầu tiên, được viết cho 1 Mozartian-scale orchestra (dàn nhạc kiểu Mozart), và bản thứ 3, một tác phẩm dùng để thi thố cũng bị rút lại. Các giao hưởng của ông là những đóng góp quan trọng cho thể loại này trong giai đoạn mà giao hưởng truyền thống Pháp đang có nhiều biểu hiện suy tàn.

Trong suốt một kỳ nghỉ với gia đình và bạn bè năm 1886, Camille Saint-Saëns đã cho ra đời một sản phẩm giải trí cao cấp cho những bữa tiệc vui vẻ cuối tuần “Le Carnaval des Animaux" (lễ hội giả trang các con vật) đã làm cho trẻ em mọi lứa tuổi ngạc nhiên và thích thú với cách mô tả các loại động vật rất sáng tạo song lại rõ đặc trưng, như những tiếng gần như khàn khàn, đục đục của những chú gà hay đinh tai the thé của những con lừa ... Đoạn người dẫn truyện khá phổ biến cho đến bây giờ đã được thêm vào sau khi ông mất. Vào thời điểm đó, thính giả khi nghe Carnaval các con vật có thể nhận ra được những nét nhạc thanh tao của “Vũ khúc ballet của các Thần gió“ (Ballet of the Sylphs), được khéo léo thay đổi quãng âm, để trở thành điệu múa của chú voi. Còn Can-can thì được chuyển đổi từ “Folies Bergere“ thành những bước đi điềm tĩnh hơn, gợi lên dáng dấp của một con rùa, và một aria trong "Il Barbiere di Siviglia" đã được khôn khéo cải trang trở thành một trong số các vật cổ trong "the fossils"...

Chính vì những yếu tố gần gũi với âm nhạc của các nhạc sĩ lãng mạn trước đó đã dẫn đến những lo lắng về việc “Carnaval“ nếu được công bố rộng rãi có thể làm ảnh hưởng tới thanh danh của một nhạc sĩ sáng tác nghiêm túc như ông, nên Saint-Saëns chỉ cho phép xuất bản khúc Le Cygne (con thiên nga). Tác phẩm không đánh số Opus này cũng vẫn chưa được xuất bản. Nhạc sỹ đã không chịu dỡ bỏ "lệnh cấm" xuất bản cho Carnaval mà phải đợi đến 36 năm sau khi tác phẩm được tạo ra (và cũng là sau khi nhạc sĩ qua đời), ngày 25/2/1922 nó mới được chính thức công diễn. Và sự thật không như nhạc sĩ lo ngại, từ khi tác phẩm này được xuất bản và công diễn, những phác thảo tinh tế giàu trí tưởng tượng và âm nhạc trong sáng của carnaval đã gây ấn tượng cả với người nghe nhạc đơn thuần lẫn các nhà phê bình.

Khi mẹ ông mất năm 1888, ông rơi vào trạng thái trầm uất, thậm chí còn nghĩ đến việc tự tử (người dì cả Charlotte Masson cũng đã qua đời năm 1872). Sau sự ra đi của những người thân thuộc nhất năm 1888, Camille Saint-Saëns cũng dần rút khỏi Hiệp hội âm nhạc Pháp do ông sáng lập và bắt đầu thời kỳ chu du khắp nơi. Biểu diễn và thường xuyên sáng tác trên suốt quãng đường đi khắp châu Âu, Đông Á, Nam Mỹ, Bắc Phi. Trong đó nhạc sĩ dành nhiều mối quan tâm đến miền đất Algeria và Ai cập, nơi đã truyền cảm hứng cho ông sáng tác " Africa Fantasy" (khúc phóng túng Phi châu) vào năm 1891 và bản Piano concerto số 5, "Egyptian" (người Ai Cập). Bên cạnh các tác phẩm lớn như concerto và giao hưởng, tên tuổi Saint-Saëns còn được ghi dấu trong lòng người nghe bởi các tác phẩm quy mô nhỏ, các bản hoà âm khúc phóng túng piano và dàn nhạc đầy màu sắc, như Africa, Havanaise và Introduction and Rondo capriccioso cho violin và dàn nhạc, hoặc cho đàn harp và dàn nhạc như tác phẩm Morceau de Concert. Saint-Saëns đồng thời cũng đã viết 6 Preludes và Fugue cho organ, 3 bản thuộc op. 99 và 3 bản thuộc op.109, bản nổi tiếng nhất là Preludes và Fugue giọng Mi giáng trưởng, op.99 No. 3.

Ở khía cạnh nghệ sỹ biểu diễn, Saint-Saëns được coi là “không có đối thủ trên cây đàn organ", và với piano thì chỉ một số người có thể đua tranh được với ông. Liszt cũng đã từng nhận định rằng ông và Saint-Saëns là 2 pianist vĩ đại nhất ở châu Âu (sau khi Georges Bizet tập trung vào sáng tác opera và Hans von Bülow mải mê với cây đũa chỉ huy). Người ta kể lại rằng ông thường chơi đàn trong thế gần như gắn chặt vào ghế, với một trạng thái khá kiềm chế và tự chủ, các giai điệu có nét huyền ảo, phảng phất và trầm tĩnh. Mang lại một vẻ quý phái và tinh xảo trong kỹ thuật. Những bản thu âm mà ông để lại đã cho ta thấy phần nào những đặc điểm đó. Những tác phẩm ông chọn thể hiện thường không quá biểu cảm, khá gần gũi, thực tế so với nhiều tác phẩm có sức lôi cuốn ngay từ bên ngoài. Hầu như chắc chắn một điều rằng ông là người đầu tiên chơi gần như trọn bộ các concerto piano của Mozart. Những concerto của ông do vậy cũng có những ảnh hưởng phần nào từ bậc thầy cổ điển này, như chương 1 của concerto số 4 giọng Đô thứ, có cùng âm điệu với chương cuối concerto thứ 24 của Mozart. Về sau, đến lượt Saint-Saëns để lại ảnh hưởng cho các nhạc sĩ Lãng mạn mà tiêu biểu như là Sergei Rachmaninov. Suốt cả sự nghiệp, Saint-Saëns sử dụng kỹ thuật mà ông được Stamaty dạy, sử dụng sức mạnh của bàn tay thay cho cánh tay. Claudio Arrau không bao giờ có thể quên được cảm giác thanh thản, thư giãn khi chơi đàn theo cách thức của Saint-Saëns (ông đã thể hiện trong Scherzo thứ tư của Chopin).

Sáng tác cho piano của Saint Saens, nhìn chung có phần kém chiều sâu hoặc ít gây được ấn tượng và thách thức mạnh như Liszt và Ravel, những người đã chiếm lĩnh ở mảng sáng tác cho piano ở khía cạnh có phong cách nổi trội. Song đôi khi ở một số tác phẩm khác thường của Saint-Saëns như Variations on a Theme by Beethoven (những biến tấu trên chủ đề Beethoven), chương Scherzo, đã có những phần là sự pha trộn giữa những sắc điệu âm nhạc hiện đại và những hình thức theo quy ước cũ. Còn như Caprice Arabe, lại có nét nhạc rất uyển chuyển, có nhịp điệu tự do, đầy chất ngẫu hứng và sáng tạo mà có lẽ mang nhiều ảnh hưởng của âm nhạc Bắc Phi. Dù Saint-Saëns được xem như có một phong cách đã cũ về cuối đời, song có thể thấy ông đã nỗ lực thể hiện những hình thức âm nhạc mới hay điều chỉnh, cách tân một số thể loại cũ. Các sáng tác của ông được truyền cảm hứng từ Chủ nghĩa cổ điển Pháp, đã làm nên tên tuổi ông cũng như báo trước sự ra đời của chủ nghĩa Tân cổ điển của Ravel và những nhạc sỹ khác.

Satcuc (tổng hợp)
 
Franz Schubert

Khi tôi muốn ca hát về tình yêu thì tình yêu lại biến thành đau khổ,
nhưng khi tôi chỉ muốn hát về đau khổ thì đau khổ lại hoá thành tình yêu.
Franz Schubert
Sự phát triển của con người và xã hội luôn liên tục và âm nhạc cũng không đứng ngoài qui luật đó. Bối cảnh lịch sử những năm cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX tại châu Âu có những biến động đáng kể tạo nên những thay đổi lớn về chính trị, kinh tế và nghệ thuật. Hoà mình vào dòng chảy đó, âm nhạc cổ điển cũng có những chuyển mình cho phù hợp với qui luật tự nhiên. Giai đoạn cổ điển Vienna khép lại với những tên tuổi lừng lẫy như Haydn, Mozart, Beethoven để mở ra một giai đoạn mới, giai đoạn Lãng mạn mà sự huy hoàng của nó lan toả suốt thế kỷ XIX với rất nhiều nhà soạn nhạc ưu tú như Mendelssohn, Schumann, Chopin, Liszt hay Tchaikovsky nhưng trong đó người khai phá và là “nhân vật vĩ đại” đầu tiên chính là Franz Schubert.

Franz Schubert sinh ngày 31 tháng 1 năm 1797 tại Himmelpfortgrund, một làng nhỏ ở ngoại ô Vienna trong một gia đình có nguồn gốc Bohemian. Cha của Schubert là một thầy giáo làng chơi được Violin và Cello, mẹ ông vốn là đầu bếp. Cha mẹ Schubert có cả thảy 15 người con nhưng 10 người trong số họ đã chết ngay từ khi còn nhỏ, chỉ còn lại 5 người. Schubert có 3 người anh trai Ignaz (1785), Ferdinand (1794), Karl (1796) và một cô em gái Theresia (1801). Chính người cha và anh trai Ignaz đã dạy cho Schubert những bài học âm nhạc đầu tiên.

Lớn lên trong một gia đình mà mọi thành viên đều có niềm đam mê âm nhạc lớn lao nhưng lại có nền kinh tế tỷ lệ nghịch với niềm đam mê đó, thời thơ ấu của Schubert là những chuỗi ngày ông không thể nào quên cho đến cuối cuộc đời. Luôn sống trong cảnh nghèo đói, những kí ức tuổi thơ buồn bã thường xuyên xuất hiện trong rất nhiều tác phẩm của Schubert sau này. Năm 1804, khi mới 7 tuổi, Schubert được gửi tới nhà thờ Lichtenthal ở Vienna để học chơi đàn Organ. Năm 1808, để gia đình giảm bớt một miệng ăn, Schubert tới học ở trường nội trú Convict nơi có nhà soạn nhạc nổi tiếng Antonio Saliari _ người cùng thời với Mozart làm hiệu trưởng. Tuy được miễn hoàn toàn học phí cũng như tiền ăn, tiền trọ nhưng cuộc sống hà khắc nơi đây thật quá sức chịu đựng của một cậu bé mới 10 tuổi. Trong thời gian 5 năm sống tại đây, Schubert còn phải chịu đựng sự ghẻ lạnh của những người bạn học vốn là con của những gia đình giàu có. Cũng trong thời gian này, Schubert ban đầu chơi ở bè Violin 2 sau đó chuyển lên bè Violin 1 trong dàn nhạc của trường. Những sáng tác đầu tiên của cậu bé cũng bắt đầu xuất hiện trong đó nổi tiếng nhất là bản Fantasia cho 2 Piano (1810).

Rời truờng nội trú năm 16 tuổi, để san sẻ gánh nặng cho gia đình, Schubert định đi đăng lính nhưng vì cận thị quá nặng, bị quân đội từ chối, ông đành nghe theo lời cha đi làm thầy giáo tại Annegasse. Tuy công việc khá nhàm chán không làm thoả mãn nhà soạn nhạc trẻ vốn đầy hoài bão, ước mơ nhưng vì thực tế cuộc sống Schubert đành phải tạm bằng lòng với bản thân. Trong thời gian 3 năm dạy học, Schubert đã sáng tác được 2 tứ tấu đàn dây, những bản giao hưởng đầu tiên, một vài Piano sonata, Mass số 1 giọng Pha trưởng. Tác phẩm Mass số 1 giọng Pha trưởng lần đầu tiên được vang lên vào tháng 10 năm 1814 tại nhà thờ Lichtenthan với giọng hát chính do ca sỹ trẻ Therese Grob đảm nhiệm, người mà Schubert đem lòng yêu mến. Sau này Schubert đã ngỏ lời cưới nhưng bị gia đình cô gái từ chối và từ đó Schubert luôn mang trong mình vết thương lòng sâu sắc cũng như không bao giờ nghĩ đến chuyện lấy vợ nữa.

Thời gian này các tác phẩm của Schubert xuất hiện với số lượng thật đáng kinh ngạc. Năm 1814, Schubert hoàn thành vở opera đầu tiên Des Teufels Lustschloss D.84 cũng như 17 bài hát trong đó có những bài nổi tiếng như Der Taucher D.77/111 hay Gretchen am Spinnrade D.118 (dựa theo thơ của Goethe). Một năm sau, 145 bài hát và 4 vở opera khác ra đời, những con số thật ấn tượng. Có cảm giác không phải Schubert sáng tác mà những bài hát tuôn trào dưới tay ông như một dòng thác.

Schubert chuyển đến dạy học tại trường Laibach ở Slovenia vào năm 1816. Hàng loạt các tác phẩm nổi tiếng được ông sáng tác vào thời gian này. Tiêu biểu có các bài hát Erlkonig (Ma vương), Gesange des Harfners, giao hưởng số 4 Tragic giọng Đô thứ D.417, giao hưởng số 5 giọng Si giáng trưởng D.485. Tháng 6 năm 1816, Schubert bắt tay vào viết bản cantata Prometheus.

Một năm trước đó, trong một lần đến thăm Linz, Schubert gặp Franz von Schober _ một chàng trai trẻ rất đáng mến và họ trở thành những người bạn thân nhất của nhau. Là con một gia đình khá giả, chính Schober là người giúp đỡ Schubert nhiệt tình nhất trong cuộc sống sau này. Nghe theo lời khuyên của Schober, Schubert đã rời bỏ nghề dạy học để thành một nhà soạn nhạc tự do, điều mà Schubert luôn khao khát. Năm 1817, trở lại Vienna thời gian đầu, Schubert sống tại nhà của Schober. Tại đây Schubert gặp Johann Michael Vogl, giọng nam trung nổi tiếng nhất Vienna thời bấy giờ. Sự cộng tác giữa họ đã tạo nên những buổi hoà nhạc rất ấn tượng thu hút được nhiều sự chú ý mà công chúng Vienna hồi đó gọi là Schubertiaden. Tuy nhiên điều này cũng không che giấu được thực tế là chàng trai 20 tuổi Franz Schubert vẫn rất khó khăn trong việc khẳng định vị trí của mình. Các nhà xuất bản chỉ trả cho Schubert những khoản nhuận bút rất thấp khi in ấn các tác phẩm của ông và Schubert vẫn phải ở nhờ nhà bạn.

Với bản tính vui vẻ, thích giao thiệp Schubert kết giao được rất nhiều bạn bè và một người trong số đó Anselm Huttenbrenner đã giới thiệu ông đến làm việc tại lâu đài của công tước Esterhazy _ nơi mà Haydn vĩ đại đã từng sống. Thời gian đầu tại đây Schubert còn cảm thấy hạnh phúc nhưng dần dần nỗi buồn xâm chiếm ông và trong vòng chưa đầy một năm ông đã trở về Vienna.

Mùa hè năm 1819, một niềm vui nhỏ đến với Schubert. Trong chuyến lưu diễn cùng với Vogl tại Upper, Áo, các bài hát của ông được đón giới yêu âm nhạc nơi đây rất yêu thích trong đó nổi bật có ca khúc Die Forelle (the Trout) và Ngũ tấu Piano giọng La trưởng D.667 còn có tên khác là Trout Quintet do có đoạn kết khá giống với bài hát trên. Năm 1820, Schubert hoàn thành Piano Sonata giọng La trưởng, D.664, tác phẩm thính phòng xuất sắc Tứ tấu đàn dây giọng Đô thứ Quartettsatz D.703, âm nhạc cho vở kịch Die Zauberharfe D.64 và vở opera Die Zwillingsbrüder D.647.

Lúc này Schubert đã trở nên nổi tiếng nhưng sự nghèo khó vẫn không chịu buông tha ông. Các nhà xuất bản chỉ chịu trả cho Schubert những khoản tiền ít ỏi để in những tác phẩm của ông. Thường xuyên phải nhịn đói, đã có lần để đổi lấy một bữa ăn Schubert phải sáng tác một bài hát tặng ông chủ quán.

Năm 1822 sự nghiệp âm nhạc của Schubert có một bước ngoặt vĩ đại. Ông sáng tác bản giao hưởng số 8 giọng Si thứ Unfinished D.759 (giao hưởng bỏ dở) nổi tiếng. Không hiểu vì lý do gì bản giao hưởng chỉ có 2 chương thay vì 4 chương như thông thường. Nếu như những tác phẩm được sáng tác trong thời gian đầu của Schubert còn mang hơi hướng của trường phái cổ điển Vienna thì đến bản giao hưởng này đã cho thấy một ngôn ngữ thể hiện hoàn toàn khác vượt qua những qui tắc khắt khe, chặt chẽ để đến với những sáng tạo, tìm tòi mới tạo lập nên một trường phái mới: Trường phái lãng mạn mà sau này đã lan rộng ra khắp châu Âu trong suốt thế kỷ XIX trong đó Franz Schubert chính là “người vĩ đại đầu tiên”. Tổng phổ tác phẩm này bị thất lạc trong hơn 60 năm kể từ ngày được Schubert viết chỉ được tìm thấy một cách tình cờ trong ngăn kéo tại nhà Anselm Huttenbrenner. Cùng trong năm 1822 này, Schubert hoàn thành bản Mass giọng La giáng trưởng D.678 và tác phẩm nổi tiếng Wanderer fantasy cho Piano D760 (sau này Liszt đã phối khí lại cho Piano và dàn nhạc). Sở dĩ có tên gọi như vậy là vì bản nhạc này dựa trên một bài hát của Schubert: Der Wanderer.

Toàn bộ các sáng tác của Schubert đều mang đậm màu sắc trữ tình, trữ tình đến mức nhiều nhà phê bình sau này không lý giải được và họ phải thốt lên: “chất trữ tình đầy đậm đà như mặt nước của con sông Rhein trôi êm đềm”. Phải chăng cuộc sống nghèo khổ lại là nguồn cảm hứng bất tận và âm nhạc là người bạn sẻ chia mọi nỗi buồn đau?

Năm 1823, vở opera Rosamude, furstin von Cypern (Rosamude, hoàng tử của đảo Cyprus) và tập bài hát đầu tiên Die Schöne Müllerin D. 795 (Con gái ông chủ cối xay xinh đẹp) dựa theo thơ của Wilhelm Müller ra đời. Các tác phẩm của Schubert luôn xuất hiện với số lượng đáng kinh ngạc cho thấy ông quả là một con người thật phi thường. Một năm sau, Schubert sáng tác 2 bản Tứ tấu đàn dây giọng La thứ và Rê thứ Death and the maiden (Cái chết và thiếu nữ) cũng như Octet giọng Pha trưởng D.803. Trong lần trở lại nhà công tuớc Esterhazy để dạy học cho 2 con gái của công tước, ông viết Divertissement a l'Hongroise D.818 sau khi bị những giai điệu dân ca Hungary chinh phục. Thời gian này, đời sống của Schubert có khá hơn nhưng ông lại có những nỗi bực bội khác. Trong một bức thư cho bạn, Schubert viết: “Tôi cảm thấy rất mệt mỏi. Sự tự do của tôi đang bị đánh cắp. Tôi sẽ trở về và không bao giờ quay trở lại đây nữa”. Schubert là như vây, luôn coi trọng tự do và không để những việc đời thường làm ảnh hưởng đến công việc sáng tác của mình.

Trong thời kỳ mà sự ổn định tạm thời về kinh tế xen lẫn với sự suy sụp về sức khoẻ, Schubert vẫn không ngừng sáng tác, âm nhạc đối với ông như một niềm an ủi. Từ năm 1825 đến 1826, hàng loạt các tác phẩm quan trọng ra đời như Piano Sonata giọng La thứ, Op. 42; giọng Rê trưởng, Op. 53 và bản giao hưởng cuối cùng của ông bản giao hưởng số 9 giọng Đô trưởng (the Great) D.944. Bản nhạc này cũng bị thất lạc như bản số 8 nhưng được Robert Schumann tìm thấy vào năm 1839 trong đống giấy tờ còn sót lại của Schubert. Mendelssohn đã lần đầu tiên chỉ huy bản giao hưởng này nhân dịp kỷ niệm mười năm ngày mất của Schubert.

Năm 1827, Beethoven _ người mà Schubert luôn kính phục trong suốt cuộc đời mất. Như dự báo được số phận của mình, Schubert lao vào sáng tác như để chạy đua với thời gian. Tập bài hát thứ 2 Winterreise D. 911 (Cuộc hành trình mùa đông) cũng dựa theo thơ của Müller ra đời và cùng với tập thứ nhất là những viên ngọc vô giá trong kho tàng thanh nhạc của nhân loại. Bốn Impromtu cho Piano, D.899, Trio giọng Si giáng trưởng và Fantasia cho Violin và Piano, D934 ra đời trong thời gian này cũng là những tác phẩm ưu tú.

Mười bốn bài hát trong tập bài hát thứ 3 và cũng là tập cuối cùng Schwanengesang D.957 (Bài ca thiên nga) được Schubert viết vào năm 1828. Sáu bài trong số đó là dựa vào thơ của Heinrich Heine. Các tác phẩm cuối cùng của Schubert là 3 Piano Sonata cuối cùng cũng như Ngũ tấu cho dàn dây giọng Đô trưởng D.956 cho 2 Violin, Viola và 2 Cello.

Giữa lúc sức sáng tạo đang dồi dào nhất, sức khoẻ của Schubert ngày càng trở nên xấu hơn. Ông luôn phải vật lôn với căn bệnh thương hàn và do chữa bệnh bằng thuỷ ngân (cách chữa bệnh phổ thông thời đó) nên bệnh tình ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Schubert bị suy sụp hoàn toàn vào tháng 10 năm 1828 sau khi trở về Vienna từ Eisentadt, nơi ông đi thăm mộ của Haydn. Trong bức thư cuối cùng Schubert viết cho Schober ngày 12 tháng 11, ông đã thể hiện sự tuyệt vọng của mình: “Tôi đang ốm. Mười một ngày nay tôi hầu như không ăn uống được gì. Tôi đi không vững nữa”. Schubert qua đời ngày 19 tháng 11 năm 1828. Và thể theo nguyện vọng lúc cuối đời của ông, mộ của Schubert được đặt cạnh mộ của Beethoven tại nghĩa trang Walhring. Vào năm 1888, hai ngôi mộ này được chuyển đến nghĩa trang Zentralfriedhof bên cạnh Johann Strauss cha và Johannes Brahms.

Chỉ sống một cuộc đời ngắn ngủi nhưng Schubert đã để lại cho đời một khối lượng tác phẩm thật đồ sộ. Chín bản giao hưởng (bản giao hưởng số 7 bị thất lạc), khoảng 10 vở opera, 15 tứ tấu đàn dây, 8 Mass, gần 20 piano sonata, 500 tiểu phẩm cho nhiều nhạc cụ và hơn 600 bài hát, những con số khổng lồ khiến chúng ta ngày nay vẫn chưa hết kinh ngạc. Thật tiếc nuối cho Schubert và cho tất cả những người yêu âm nhạc, ở độ tuổi 31, Bach và Haydn chưa có tác phẩm nổi tiếng còn Beethoven thì chỉ vừa mới hoàn thành bản giao hưởng số 1. Sự ngọt ngào trong đau khổ của Schubert đã thổi vào nền âm nhạc thế kỷ XIX những ngọn gió lành nhẹ nhàng, tươi mát, mát mãi cho đến tận bây giờ...


cobeo (tổng hợp)
 
Robert Schumann

Là người kế thừa tinh thần của Bach và Beethoven, người tiên đoán về Chopin và Brahms, một nhà phê bình tận tâm và sắc sảo và một trí thức dòng giõi quý tộc cởi mở với bất cứ cái gì liên quan đến văn chương thơ phú, Robert Schumann trong hình thức âm nhạc là hiện thân của sự thăng trầm tình cảm và trí tuệ của toàn bộ trào lưu Lãng mạn Đức. Ông sinh ra tại Zwickau ở Saxony ngày 8/6/1810, là con út trong 5 người con. Cha ông, một nhà xuất bản và buôn bán sách, rất yêu âm nhạc và văn chương. Mẹ ông, là một nhạc sĩ nghiệp dư có tài, đã dạy cho ông những bài cơ bản về Piano, vậy nên khi 11 tuổi, ông đã cố gắng để biến giấc mơ thời niên thiếu thành một tác phẩm nhỏ dành cho giọng hát và nhạc cụ dựa trên bài thánh ca thứ 150.

Ông đọc rất nhiều, và nhà văn làm ông có cảm giác ngây ngất như chính Schumann đánh giá là Friedrich Richter, nhà văn người Đức mới quá cố (1825), người lấy bút danh bằng một cái tên Pháp là Jean Paul Richter. Mặc dù rất mê âm nhạc, Schumann lại được ghi danh vào khoa Luật của trường Đại học Leipzig năm 1828. Ông đã không phản đối nhưng lại bị rơi vào một tình trạng lãnh đạm sâu sắc. Để vượt qua cú sốc đầu tiên, ông đã phải rất nỗ lực để thích nghi với nó. Ông tới Salles d’armes (phòng vũ khí), thám hiểm các vùng quê xung quanh Leipzig, du lịch tới Munich và Bayreuth với bạn mình là Rosen, bắt đầu nghiên cứu về triết học của Kant, Fichte, Schelling và Hegel, học đánh kiếm, chơi piano và viết những lá thư tinh tế quen thuộc kiểu Proust.

Chuyến đi đến Leipzig của bác sĩ Carus, một người quen cũ ở Zwickau đã giúp kết thúc thời kì băn khoăn, không phương hướng này trong cuộc đời ông. Được đón chào tại ngôi nhà thân thiện, Schumann rốt cuộc cũng có thể nghỉ ngơi và nói chuyện thẳng thắn, không còn bị hạn chế bởi sự e ngại mà ông luôn cảm thấy khi có mặt của những người xa lạ. Bạn bè của Carus gồm cả hai con người rất tuyệt vời là giáo sư Wieck và con gái của ông, họ đồng thời là thầy giáo và học sinh. Clara Wieck, người mà Schumann sẽ gắn bó trong phần đời còn lại mình, là một cô gái rất thông minh và có tài năng âm nhạc bẩm sinh (cô đã có một buổi biểu diễn piano rất thành công khi chưa đến 10 tuổi). Schumann và Wieck ngay lập tức đã rất hiểu nhau, và mối quan hệ thầy trò giữa họ không thể sung sướng và nồng thắm hơn thế. Dưới sự dạy dỗ nghiêm khắc của Wieck, ông đã được củng cố thêm về kỹ thuật piano mà cho đến tận lúc đó vẫn chỉ là những mảng chắp vá, và mặc dầu nghiên cứu âm nhạc chiếm gần trọn thời giờ của ông, ông vẫn tiếp tục học luật để làm vui lòng mẹ mình.

Đến cuối tháng 8/1829 Schumann khởi hành tới Italy và trở về sau hai tháng đi thăm Brescia, Milan và Venice. Rồi ông chuyển từ Leipzig tới Heidelberg, ông lại cảm thấy sự căng thẳng trước đó. Sự mặc cảm, bản năng dịch chuyển của ông không ngừng khao khát tình yêu, cái đẹp và âm nhạc và sự khủng hoảng mà đôi khi xảy ra trong ông đã đột ngột bắt đầu tại một buổi hoà nhạc ngoài trời Easter ở Frankfurt ngày 11/4/1830, khi ông nghe Paganini chơi lần đầu tiên. Buổi biểu diễn đó đã làm ông loá mắt, như thể Paganini đã lột bỏ lớp mạng che của một sự thật cổ xưa, bị che giấu trong con người ông. Cho đến mùa hè năm 1830 đó, lần đầu tiên ông đã hiểu được sức mạnh ma thuật của âm nhạc.

Với sự khuyến khích của mẹ và sự tán thành của Wieck, Schumann đã dùng phần tài sản trong gia đình mà mình được hưởng để đầu tư đầy đủ vào việc học nhạc. 1831 là một năm quan trọng trong cuộc đời âm nhạc của ông. Khi ông làm khiếu thẩm mỹ phê bình của mình tinh tế hơn trong một bầu không khí âm nhạc luôn được trau dồi của Leipzig, một cách vô thức, ông đã tự trang bị thứ rồi đây sẽ trở thành nghề nghiệp nghệ thuật lớn thứ hai và mang tính chuyên nghiệp trong cuộc đời mình, nghề phê bình âm nhạc. Với các hiệp hội âm nhạc, các buổi hoà nhạc Gewandhaus, viện hàn lâm, và rất nhiều buổi hoà nhạc thính phòng bậc thầy của nó, Leipzig là một trong những kinh đô âm nhạc vào thời Schumann. Thông tin âm nhạc tại đó đến từ sự trải nghiệm âm nhạc trực tiếp , các bản nhạc mới liên tục được chơi và được bàn luận. Bài báo đầu tiên của Schumann được xuất bản trong số tháng 12 của một tạp chí phê bình âm nhạc mới có tên là: Allêgmeine musikalische zeitung (universal musical gazette – Báo âm nhạc đại chúng).

Một trong những bài báo được xem là quan trọng đối với sự nghiệp cầm bút của Schumann sau này, một bài bình luận sắc sảo, thấu hiểu và rất xuất sắc, giới thiệu cho giới âm nhạc của Leipzig một nhạc sĩ mà cho đến tận lúc đó vẫn hoàn toàn chưa được biết tới, Frédric Chopin, với một câu nói đầy ấn tượng: "hãy ngả mũ thưa quý bà quý ông, con người này là một thiên tài!”. Ây vậy mà Schumann cũng có thể nói về chính mình như thế. Khả năng sáng tạo mà ông có chỉ được nhận biết một cách mơ hồ trước đó, giờ đây đã bắt đầu thành hình cụ thể, các bản phác thảo ngắn của ông trở nên mạch lạc hơn, thanh nhã hơn, và một Piano concerto, những chương giao hưởng riêng lẻ, và hơn hết là các bản nhạc cho Piano đã bắt đầu hình thành. Cuối cùng, vào năm 1831, tác phẩm đầu tiên của ông được xuất bản Theme and variations on the name Abegg, op.1 cho piano. Ông cũng viết Papillons, op.2 cho piano vào thời gian này, nhưng đến năm 1832 nó mới được xuất bản. Kết cấu bởi 2 hồi vũ khúc, 12 tiểu khúc tạo thành Papillons đã khẳng định tài năng của ông với tư cách một nhà soạn nhạc. Một loạt các bản nhạc ngắn vẫn còn dở dang cho chúng ta thấy sự sáng tạo tuyệt vời của ông trong việc tạo ra một bầu không khí hay một miêu tả một trạng thái cảm xúc mà lại sử dụng những chất liệu âm nhạc ngắn gọn nhất có thể.

Đầu năm 1832, ông bị cuốn theo một ám ảnh “tuyệt vọng và điên cuồng” đã giữ ông hàng giờ mỗi ngày bên phím đàn, đến mức Schumann đã làm cho ngón thứ 4 của bàn tay phải bị căng cứng do làm việc quá độ, rồi sau này ảnh hưởng đến cả bàn tay. Mặc dù chữa theo phương pháp “vi lượng đồng căn”, ông vẫn không bao giờ chữa khỏi hoàn toàn được bàn tay đó và buộc phải chấm dứt sự nghiệp pianist của mình. Giờ đây, khi không còn khả năng chơi piano nữa, cảm xúc sáng tác của ông theo bản năng lại phát triển lên, và đến năm 1833 ông đã xuất bản một số lượng lớn các tác phẩm quan trọng. Studies on caprices by Paganini op.3 và six concer studies on caprices by Paganini op.10, là hai tác phẩm ông bày tỏ sự ngưỡng mộ của mình với violinist người Italy này, người đã mở rộng tầm mắt cho ông về sức mạnh huyền bí của âm nhạc, cũng như là một sự tái tạo bằng ngôn ngữ piano trình độ violin bậc thầy mà ông đã nghe được từ Paganini. Virtuosity cũng là một điểm nổi bật đáng chú ý của một số bản nhạc khác ít quan trọng hơn của thời kỳ này như 6 intermezzi op.4 và Impromptu op.54, trên chủ đề của Clara Wieck, nhưng nó đã đạt được một ý nghĩa mới trong bản Toccata huy hoàng op.7, một tác phẩm tuyệt vời không thể phủ nhận ngay cả khi Papillons vẫn là kiệt tác của ông thời kỳ này. Những kỹ thuật khô khan nhất đã được biến đổi bởi Schumann thành một dòng chảy tuyệt vời trong vắt như pha lê, “moto perpetuo” đầy màu sắc và giai điệu.

Tháng 10/1833 bị bóng đen bao phủ bởi cái chết trẻ đột ngột của 2 người là Julian- anh trai ông và vợ của Carl - 1 anh trai khác. Schumann thực sự bị sốc và rơi vào một sự phiền muộn sâu sắc, dấu hiệu đầu tiên của sự điên loạn huỷ hoại ông trong quãng đời sau này. Bệnh trầm cảm đã ngăn cản luồng sáng tạo trong sáng tác của ông, nhưng ông vẫn làm việc không ngừng nghỉ.

Tác phẩm đòi hỏi nỗ lực tình cảm lớn nhất của ông, với ý nghĩa rằng nó được ông viết khi tâm trạng đang dao động giữa sự lạc quan hân hoan và sự bi quan sâu sắc nhất, là Grande sonata giọng Pha thăng thứ op.11, được ông hoàn thành năm 1835. Sau đó ít lâu cũng vào năm 1835 là tác phẩm dành cho piano được xem là vĩ đại nhất của ông Carnaval op.9, 1 tập hợp gồm 20 bản nhạc ngắn cho 4 note.

Cảm thấy cần phải sáng tác trên một hệ thống thang âm rộng lớn hơn, Schumann quay trở lại với thể loại Sonata và viết ra Fantasie op.17, thực chất là một sonata không phải như tên của nó mặc dầu nó cũng có đầy đủ yếu tố “fantasy” của Schumann. Fantasie là một tác phẩm đầy chín chắn trong đó Schumann đã xử lý các cấu trúc kiến trúc lớn với một sự thuận lợi và dễ dàng mà ông hiếm khi đạt được trong các tác phẩm sau này. Tuy nhiên, ông cũng có những mối quan tâm khác ngoài sáng tác nhạc. Sự khởi đầu xuất sắc của ông với cương vị là một nhà phê bình âm nhạc đã được chú ý và triển vọng ban đầu này chỉ được khẳng định bằng những bài viết sau này của ông. Một nhóm những nhạc sỹ và nhà văn tiên phong dần dần hình thành xung quanh ông. Các cuộc gặp gỡ sôi nổi của họ tại quán rượu ở Fleichergasse là những dịp hâm nóng các tranh luận trong đó tác phẩm của Beethoven, Bach, Weber và Schubert được đề cao, và những nỗ lực của những nhạc sỹ mới, đặc biệt là Chopin và Mendelssohn, được nhìn nhận như sự đại diện của tính độc đáo âm nhạc đặc trưng Đức mà các nhà phê bình bàn giấy đã khá lâu không để ý. Một liên minh mới được thành lập mà như Schumann nói: “Còn hơn cả điều bí mật vì nó chỉ tồn tại trong đầu của những nhà sáng lập”, “League of the Brothers of David” (Liên minh những người anh em của David) chống lại những định kiến tư sản và chủ nghĩa tầm thường trong âm nhạc trên danh nghĩa tiến bộ và cảm hứng tự do của thời kỳ lãng mạn.

Với cái chết của người bạn thân nhất, Schunke, và sự thờ ơ của Hartmann, ông chủ của tạp chí mà Schumann đang viết bài cho, tờ Neue Zeitschrift fur Musik, những lý tưởng của Liên minh dường như tất bị thất bại, nhưng Schumann vẫn tự mình làm tất cả công việc xuất bản lẫn biên tập cho tờ tạp chí, và kết quả là nó đã trở thành một sự sáng tạo của riêng ông (tên của ông luôn đi cùng với nó trong giới phê bình âm nhạc từ đó). Mặc dù giọng viết trẻ trung và nhiệt tình, tờ tạp chí cũng rất đáng chú ý bởi trình độ cao của tranh luận mà nó đưa ra và sự rõ ràng của các lập trường đầy tính trí tuệ và lý thuyết, và nó nhanh chóng trở thành một trong những tạp chí âm nhạc hàng đầu thời kỳ này.

Thời kỳ sáng tạo ban đầu mà piano chiếm ưu thế gần như hoàn toàn đã đi đến kết thúc vào khoảng những năm 1838 - 1839 với một loạt các tác phẩm quan trọng rất ấn tượng, cho dù là hầu hết các tác phẩm nguyên gốc cho piano của ông đã được viết ra đến thời điểm đó: Kriesleriana, op.16, một tập hợp những bản nhạc dựa trên những câu chuyện hư cấu của Hoffmann, Kapellmeister Kriesler đi từ những điều kỳ quái nhất cho đến những điều siêu phàm nhất; 8 Novelletten, op.2; sonata giọng Son thứ, op.22; Kinletten (Scenes from childhood), op.15, một kiệt tác về sự thấu hiểu tâm lý; và Humoresque Op 20 đầy màu sắc biến ảo.

Sau bao khó khăn không thể kể hết, Schumann cũng cưới được Clara Wieck vào năm 1840 khi ông đã ở đỉnh cao của danh vọng. Khi còn trẻ, Clara luôn luôn có mặt trong các cuộc gặp gỡ sôi nổi của liên minh, và kết quả là, đã nhanh chóng trở nên có một ảnh hưởng lớn lao tới nó bằng sự quyến rũ và tính nhạy cảm đầy sắc bén của một nghệ sĩ, nhưng khi Schumann đặt vấn đề với cha cô năm 1836, ông đã không đồng ý cho họ lấy nhau với lý do cô còn trẻ, và trên hết, khả năng tài chính bấp bênh của một nhạc sĩ cộng với sức khoẻ vốn đã không lấy gì làm tốt của Schumann. Ông còn làm mọi việc càng trở nên tệ hơn khi bắt Clara đi xa bằng những tour diễn kiệt sức tới các thủ đô của Châu Âu, với hy vọng rằng sự xa cách lâu ngày sẽ làm cho cô phai nhạt dần tình cảm với Schumann.

Năm 1840, Clara dến tuổi được tự do kết hôn mà không cần có sự ưng thuận của cha mẹ, và mặc cho bao sự phản đối, đôi uyên ương vẫn quyết định tới toà án hoàng gia Leipzig ở Appeal để xin cưới được nhau, và đám cưới đã diễn ra vào 12/9/1840 mà không có sự tham dự của người cha nghiêm khắc của cô.

Đó là một cuộc hôn nhân hạnh phúc, cả hai đều mang trong mình nghệ sĩ tính và đầy xúc cảm. Nhiều tháng trước đám cưới của mình, Schumann đã viết một loạt các bài hát thể hiện một cách rõ ràng đỉnh cao trong cuộc đời sáng tạo của ông. Với vai trò một người viết ca khúc, ông đã tiếp tục cái truyền thống tuyệt vời đã được thiết lập bởi Schubert, mặc dù ông không bao giờ đạt được hoàn toàn cái xúc cảm mãnh liệt đến sung sướng vô ngần của sức tưởng tượng như Schubert. Điều này có thể là vì Schubert có thiên tài bẩm sinh hơn về giai điệu ca từ và khả năng của giọng hát, và có ít cách biểu đạt gián tiếp hơn, nhưng sức mạnh biểu đạt một cách khác thường của Schumann và sự phát triển tâm lý bên trong nó ít ra cũng sánh được và trong nhiều trường hợp còn trội hơn Schubert. Piano cũng được đưa vào những bài hát của Schumann với một niêm luật mới: đầy nghịch lý, có lẽ, có thể nói rằng những bản nhạc dành cho piano của ông đã đạt tới sự tinh tế nhất của nó và cái độc đáo trong các bản nhạc đệm cho các bài hát của ông, nơi mà tài năng piano bẩm sinh của ông được thử thách tới mức cực điểm bởi chất thơ trong lời của các bài hát. Thế nên chúng ta mới có những Liederkreise, op.24, dựa trên những bài thơ của Heine; The myrthen cycle, op.25 từ Goethe, Ruckert, Byron, Heine và nhiều người khác; Liederkriese, op.39 dựa trên thơ của Eichendorff; tác phẩm Frauenliebe und leben cycle tuyệt đẹp (cuộc sống và tình yêu của một người phụ nữ), op.42 dựa trên lời của Adelbert von Chamisso, có lẽ là kiệt tác ca khúc lớn nhất của ông; và cuối cùng là Diechterliebe (tình yêu của một thi nhân), op.48, cũng dựa vào những bài thơ của Heine.

Sự trượt dốc từ từ vào điên loạn của Schumann, người bị phản công trong âm nhạc của mình bởi một sự xa lìa chậm chạp khỏi những ảo tưởng không ổn định mặc dù đầy xác thực của thời trẻ tiến đến một sự bình thản và cân bằng trí tuệ hiển nhiên mặc dù tương đối mất cảm hứng.

Trong lĩnh vực nhạc thính phòng, 3 quartet cho đàn dây, op.42 (1842) rất hay, nhất là bản giọng La trưởng, và piano đã góp phần làm nên một quintet op.47 thật huyền ảo (1842); Trio, op.63 (1847). Hai sonata cho violon, op.105 (1851) và op121 (1851), mặc dầu có lẽ ít nhất quán hơn, nhưng vẫn có những chương tràn đầy cảm xúc khác thường và sức mạnh bên trong.

Bốn giao hưởng của Schumann, dù có hơi yếu về mặt cấu trúc, nhưng ấn tượng về mặt âm nhạc, với sự hoà âm độc đáo của chúng, vẫn ở vị trí trung tâm của truyền thống giao hưởng Đức. Piano concerto, op.54 (1846), Introduction and Allegro, op.92 (1849) cho piano và dàn nhạc và Cello concerto, op.129 (1850) cũng rất được yêu thích vì chúng có cảm giác lôi cuốn, đầy ngẫu hứng khi biểu diễn.

Genoveva, op.81 (1847), vở opera duy nhất của Schumann, không bao giờ được diễn lại từ sau lần đầu tiên công diễn đầy thảm hoạ của nó vào năm 1850 (mặc dù nó nên được nhớ tới vì xuất hiện cùng năm với Lohengrin của Wagner) và có lẽ cũng đáng xem xét lại một cách tỉ mỉ vì có yếu tố Wagner trong đó. Ba oratorio phi tôn giáo của ông, Das Paradies und die Peri (Paradise and the Peri), op.50 (1843); Scenes from Goethe’s Faust (1847 - 1853) và câu chuyện ngụ ngôn Der rose Pilgerfahrt (The pilgrimage of the rose), op.112 (1851) thành công hơn, và đều có liên quan tới giao hưởng hợp xướng Requiem fur Mignon, op.98b (1849) với sự ứng khẩu trong lời nói rất đặc trưng của Schumann.

Mặc dầu Schumann vẫn tiếp tục soạn nhạc, song dường như có cái gì đó trong tính cách của ông bị sụp đổ. Clara đã có những buổi biểu diễn thắng lợi ở nước ngoài tại Copenhagen, Hamburg và Bohemia, đôi vợ chồng đã cư xử thật gần gũi và khéo léo trong suốt chuyến thăm Nga của mình, nhưng Schumann ngày càng khó chịu. Năm 1844 ông đã phải từ bỏ cây đàn piano của mình cũng như vị trí giảng dạy ở Leipzig Conservatory (được Mendelssohn thành lập), và bác sĩ khuyên ông nên chuyển đến một thành phố khác. Hậu quả giờ đây là chứng mất trí nhớ và khó khăn trong đi lại, ám ảnh bởi một nỗi sợ chết mãnh liệt và bị giày vò bởi sự thay đổi tâm tính khắc nghiệt, ông đã chuyển đến Dresden năm 1846, ở đó ông bị một cơn suy sụp nặng hơn mà từ đó đã sản sinh ra một sự bùng nổ khác trong soạn nhạc. Chuyển từ Dresden tới Dusseldorf năm 1850, ông chấp nhận vị trí chỉ huy trong dàn nhạc của thành phố, nhưng lại bị buộc phải từ chức vì sự không ổn định về tinh thần ngày càng tăng. Bài báo cuối cùng của ông như một nhà phê bình xuất hiện năm 1853. trong đó ông đã chỉ ra những nét tiêu biểu của một người trẻ tuổi Johannes Brahms (mà ông chỉ vừa mới gặp), đánh giá anh ta như một người kế vị thực thụ của Beethoven trong thể loại nhạc giao hưởng, một sự biệt đãi mà trước đến giờ ông luôn từ chối.

Khi trở lại Dussendorf từ chuyến thăm Hà Lan, Schumann gần như đã cạn hết nguồn năng lượng trong mình, bị hành hạ bởi chứng mất ngủ vì ông sợ rằng sẽ chết trong giấc ngủ. Tin chắc rằng mình đang bị theo đuổi, ông đã bỏ trốn khỏi nhà mình một đêm giá rét vào tháng 2 năm 1854 và nhảy xuống sông Rhine. Ông đã được những người đi thuyền cứu sống và mang về nhà, nhưng giờ đây ông gần như đã điên hoàn toàn. Ông được đưa đến một bệnh viện ở Endenich gần Bonn, và từ chối không tiếp khách. Ông chết vào 29/7/1856.

Clara vẫn sống rất lâu sau đó và trình diễn các bản nhạc giúp tạo nên sự vĩ đại của chồng mình trên khắp thế giới này.


Elibron (dịch)
 
Dmitri Shostakovich

Dmitri Shostakovich sinh ngày 25 tháng 9 năm 1906 tại St Peterburg trong một gia đình trung lưu. Cha là nhà hoá học, mẹ là 1 nghệ sĩ piano tài năng, thuộc giới trí thức ngày càng mang tính nổi loạn được miêu tả rất nhiều trong tiểu thuyết của Turgenev. Dmitri và hai chị học piano với mẹ là bà Sophia Vassilevnam, và cậu bé mau chóng chuyển sang tập sáng tác. Những nỗ lực sang tạo đầu tiên là tiểu phẩm Người lính lấy cảm hứng từ cuộc chiến, Hướng tới tự do và Hành khúc tang lễ cho những nạn nhân của cuộc cách mạng (không đánh số Opus), đã cho thấy khuynh hướng liên hệ giữa âm nhạc của ông với những sự kiện của thế giới thực, mà rồi trở nên ngày càng quan trọng trong các tác phẩm sau này.


Vào thời điểm đó, St Peterburg cũng như toàn nước Nga đang náo động và bị thu hút vào một sự hỗn loạn của bạo động lật đổ và hy vọng huy hoàng. Năm 1918, khi Dmitri đang học trong trường nhạc St Peterburg, nhà soạn nhạc nổi tiếng Alexander Glazunov (1865 – 1936) lúc đó là hiệu trưởng đã rất để ý và quan tâm đến những tiến bộ trong học tập của Shostakovich. Cuộc sống gia đình ngày càng khó khăn, và cha ông lại mất năm 1922, để lại gia đình trong hoàn cảnh nghèo túng, việc học của Dimitri được duy trì bằng học bổng giành được từ quỹ Borodin với sự giúp đỡ của Glazunov. Ông chơi piano tiến bộ nhanh đến mức ông được giải nhì đứng sau Lev Oborin trong cuộc thi piano Chopin lần đầu tiên tại Warsaw. Cùng lúc đó ông tốt nghiệp môn sáng tác ở nhạc viện và nhanh chóng hoàn tất Giao hưởng số 1. Ở buổi diễn ra mắt tại đại sảnh giao hưởng của Leningrad vào 12 – 5 – 1926, đám đông đầy ắp hân hoan chào đón nhà soạn nhạc đầu tiên của Cách mạng, và thành công của bản giao hưởng đã vượt ra ngoài biên giới nước Nga, tác phẩm đã trở thành một phần trong các chương trình biểu diễn của Toscanini, Stokowski và Bruno Walter ở bên kia bán cầu.

Quay trở lại thời gian trước đó, dường như lý do tại sao mà Giao hưởng số 1 lại là một tác phẩm vĩ đại và thành công ngoài sức mong đợi đến vậy là khá rõ ràng. Một lý do hiển nhiên là ở sức sống mạnh mẽ của bản thân tác phẩm, phối hợp rất nhiều mảng phong cách khác nhau và các yếu tố hình thức trong một thể đồng nhất và hình thức âm nhạc đầy quyền uy, kết hợp giữa truyền thống âm nhạc Nga phổ biến với truyền thống giao hưởng phương Tây. Trong chiều hướng này, Shostakovich đã chứng tỏ mình là một người kế thừa vị trí của Tchaikovsky trong thế kỷ hai mươi.

Hơn nữa, 30 năm cách biệt từ giao hưởng Pathetique của Tchaikovsky đến Giao hưởng số 1 của Shostakovich gián đoạn bởi những cuộc chiến và cải cách mà tính chất lịch sử quan trọng của chúng vượt ra ngoài tất cả sự cân xứng, những so sánh với khoảng thời gian mà nó diễn ra. Trật tự ổn định của xã hội thế kỷ mười chín đã bị đảo lộn, và cùng với nó là thị hiếu âm nhạc chuộng hình thức sang trọng và hoà âm đẹp. Trong hội hoạ là cái chết báo trước của chủ nghĩa biểu hiện được thay thế bằng chủ nghĩa Lập thể và trong âm nhạc là sự nổi lên của âm nhạc Vô điệu thức. Bị tấn công ở mọi phương diện, nghệ thuật phương Tây và văn hoá truyền thống phải nhường chỗ cho bạo loạn trong buổi diễn Lễ bái mùa xuân của Stravinsky và Thằng hề dưới trăng của Schoenberg.

Shostakovich cảm thấy mình là một phần của một thế hệ sống nhờ thắng lợi của cách mạng, và đã đồng nhất mình một cách rất bản năng với Chủ nghĩa lãng mạng của thời đại mới mà ông đang sống. Dù không thoả mãn với Giao hưởng số 2 và Giao hưởng số 3 (Mùng một tháng năm) của mình, cả hai bản được ông nhanh chóng thu lại, nhưng chúng đã khẳng định sự hiện diện không ngừng của những yếu tố mang tính quần chúng và tinh thần yêu nước đã trở thành đặc trưng âm nhạc của Shostakovich.

Tính liên tục trong hình thức âm nhạc của Dmitri Shostakovich không ở đâu được thể hiện rõ ràng hơn trong vở opera đầu tiên Cái mũi, dù được xem là thất bại nhưng đã gây ấn tượng cho khán giả ở buổi diễn ra mắt tại Leningrad vào 12-1-1930. Vở nhạc kịch có giá trị rất lớn bởi ngôn ngữ âm nhạc và chính trị không được dễ hiểu, là một tác phẩm châm biếm tuyệt diệu không hề nể nang (mặc dù mang tính phỉ báng) dành cho thói quan liêu ở mọi hình thức. Khi Maiakovsky hoàn thành kịch bản vở Bọ chét, Shostakovich đã dùng châm biếm đả kích ở tất cả mọi hướng, thách thức nghệ thuật và xã hội bằng nghệ thuật sân khấu vốn rất phù hợp với tính ước lệ, chính những ý tưởng không thực của nghệ thuật sân khấu đã xoá bỏ quy ước đang ăn mòn, gặm nhấm cuộc sống hàng ngày, làm nghệ thuật sân khấu, nhất là nhạc kịch trở nên giá trị trong bối cảnh mà những vở nhạc kịch thông tục phổ biến lúc bấy giờ đã làm giảm giá trị của lối hát nói và biến chúng thành một thứ vòng luẩn quẩn của những điều vô lý ngu xuẩn và thô thiển. Trong một ngữ cảnh như vậy Shostakovich đã bình luận: "… âm nhạc không thể bị tách biệt với lời văn, với cái mà nó dẫn giải, minh hoạ và đại diện cho. Âm nhạc làm phần việc của nó trong trò chơi lật đổ này là vẽ ra phía trước bởi một sợi chỉ mỏng manh của sự xa lánh mà sản phẩm tự nhiên của nó là khiêu khích điệu bộ và căng thẳng tư tưởng." Mặc dù giai điệu jazz, sự sáo mòn hòa âm và việc sử dụng có đặc tính của lối hát nói và cách nói làm phương hại đến ca khúc của nó ở trong vài cách phát sinh. Vở nhạc kịch Cái mũi dẫu sao cũng mang đầy dấu vết cá nhân đặc biệt của Shostakovich.

Cùng thời gian này Shostakovich cũng viết âm nhạc bổ trợ (bao gồm cả nhạc cho vở Bọ chét do Mayerhold dàn dựng) như nhạc phim, một lần nữa thể hiện sự quan tâm của ông về liên hệ giữa âm nhạc và hành động, ngôn ngữ cử chỉ, những hình ảnh và cách nói mà sau đó trực tiếp dẫn đến việc cho ra đời vở opera Phu nhân Macbeth quận Mtsensk (1930 - 1932) – một bước ngoặt quyết định trong sự nghiệp sáng tác của ông. Những năm 30 là thời kỳ chính trị và xã hội hỗn loạn. Phương Tây đang trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế trong khi ở Liên bang Soviet quyền lực chính trị đang dần được tập trung vào trong tay của một con người cố gắng áp đặt luật lệ sắt đá của mình đối với đất nước. Các nghệ sĩ tiêu biểu của Nga đều ở trong những hoàn cảnh khó khăn. Tại Mỹ, đạo diễn Eisenstein đang phải đấu tranh với các nhà sản xuất phim Mỹ, những người mà mong muốn ông dừng việc làm phim về đề tài anh hùng cách mạng, còn tại Nga, Maiakovsky đang sắp sửa tự sát, và ở Đức Hitler đang thuận lợi trong việc trở thành một kẻ độc tài chuyên chế. Nhưng dường như chưa đủ, người ta vẫn còn chỗ cho lạc quan và hy vọng: triển vọng xây dựng một chế độ CNXH đầu tiên trên thế giới đối mặt với một Châu Âu gồm những liên minh thù địch vẫn còn là một triển vọng say mê.


Những mâu thuẫn này đã được phản ánh trong vở Lady Macbeth of Mtsensk (Phu nhân Macbeth quận Mtsensk) hay Katerina Ismailova (có ý so sánh với bối cảnh thế giới, tối tăm của thế giới với sức sống và khát khao của nhân vật nữ chính), mà trong đó bức biếm hoạ không thực vốn thường thấy ở các vở kịch sân khấu đã được thay thế bằng chủ nghĩa hiện thực không khoan nhượng và đôi khi mòn mỏi. Đề tài của vở opera, lấy từ tiểu thuyết của Nikolai Leskov xuất bản năm 1865, đã gây xôn xao cũng như vở Cái mũi, dù phần nhiều là do sự tàn bạo của nó (câu chuyện tội lỗi về người phụ nữ ngoại tình gây ra 3 vụ mưu sát và rồi tự tử) hơn là do sự vô lý và kỳ quặc của vở opera. Tính kịch căng thẳng nằm trong sự tương phản, nhấn mạnh bởi tự thân âm nhạc của nó, giữa tính cách rạng rỡ bất khuất của nhân vật nữ chính và thế giới ngột ngạt mà cô đang sống. Một lần nữa, sự tài giỏi lỗi lạc và tính sáng tạo của tác phẩm nằm trong chất lượng của sự hài hước châm biếm mà nó đề cập tới, hướng tới những khuynh hướng tiên phong khác của thời đại, ở điểm này thì ko có một sự gián đoạn thực sự nào giữa Quý bà Macbeth ở quận Mtsensk và Cái mũi, sự khác biệt là cái cách Quý bà Macbeth ở quận Mtsensk khôi phục, hàn gắn những mảnh vỡ của các bộ phận vở nhạc kịch, vốn là sự thiếu sót thường thấy của các opera thời kỳ đầu được sản sinh ra bởi tính chất nổi loạn và phá vỡ của chúng. Tác phẩm đỉnh cao này của Shostakovich bị cấm sau 100 buổi diễn, và không được diễn cho đến 30 năm sau ở trên sân khấu Nga. Dù súc tích hơn, Giao hưởng số 4 (1935 – 1936) rất giống với Quý bà Macbeth ở quận Mtsensk, và nó cũng bị phê bình kịch liệt trên Pravda. Giữa thời gian của hai tác phẩm này xuất hiện một bộ đôi tác phẩm quan trọng cho piano, 24 preludes Op 34 và Concerto piano số 1 (Concerto cho piano, trumpet và đàn dây). Dù bản thân là một nghệ sĩ piano xuất sắc, Shostakovich đã không viết cho nhạc cụ từ Sonata đầu tiên và Aphorisms của năm 1926 – 1927, và kỹ thuật bậc thầy của các sáng tác mới phản ánh mối quan tâm trở lại trong biểu diễn hòa nhạc. Ông chơi 24 preludes ở Moscow vào 24 -5-1933, và Piano concerto đầu tiên ở Leningrad vào cùng năm đó, 15 tháng 10, được sự hưởng ứng nhiệt tình của công chúng. Mặc dù các Préludes chưa bao giờ được đánh giá thực thực nhưng ngày nay Piano concerto số 1 là một trong những tác phẩm phổ biến được ưa chuộng.

Năm 1936, Shostakovich 30 tuổi, nhạc sĩ Nga đầu tiên của Cách mạng, nay đã rất nổi tiếng trong và ngoài nước, nhưng đúng lúc đó Pravda tung ra một loạt công kích chua cay chống lại “chủ nghĩa hiện đại” trong âm nhạc của ông, viện dẫn giữa những đăc điểm khác sự thiếu vắng giai điệu, “quá ồn ào" và thiếu sự thật của nó. Phu nhân Macbeth quận Mtsensk bị đánh đổ hoàn toàn và rõ ràng là cuộc tấn công bất ngờ đôi khi lại được dựng lên. Lấy danh nghĩa nghệ thuật, và nhân danh nhân dân Nga (mà vì đó nó đòi quyền nói) bộ máy quan liêu Nga đã kêu gọi những tác phẩm rõ ràng dễ hiểu, đúng với tinh thần hiện thực XHCN hơn là trò chơi vô bổ của nghệ thuật vị nghệ thuật. Vị trí của Shostakovich trở nên ngày càng khó khăn vì sự trung thành của ông với mệnh lệnh cấp trên không bao giờ là tuyệt đối cả. Như Prokofiev, Khachaturian và những người không thuộc bộ máy quan liêu khác, Shostakovich từ chối việc chấp nhận quan điểm rằng sự tiếp xúc giữa âm nhạc nghiêm túc và đại chúng Soviet nên theo mẫu thức âm nhạc thông thường vốn dễ nghe, mặc dù ông cũng nhận thấy rằng giờ đây đã có một thế hệ hoàn toàn mới, và sự tiếp xúc thật sự với hàng triệu nam giới và phụ nữ đang khao khát muốn tiếp cận với văn hoá là hoàn toàn cần thiết. Vì vậy ông đã công khai chấp nhận những phán xét chống lại ông, nhưng cố gắng thực hiện quan điểm trên theo cách sáng tạo nhất, quyết định mà sẽ dẫn đến giải thưởng hoặc sự khiển trách tuỳ thuộc vào môi trường chính trị vào thời điểm đó.

Sáng tác vào năm 1935 – 1936, Giao hưởng số 4 là tác phẩm đầu tiên trong loạt các tác phẩm giao hưởng lớn mà trong đó ông quay lại với quan niệm lãng mạn của giao hưởng như một phương tiện để bày tỏ triết lý và biểu đạt cảm xúc và ý kiến cá nhân. Không có nhà giao hưởng nào khác đã tới gần với nỗi thống khổ tinh thần và ám ảnh của Mahler, với những đợt sóng tương phản giữa sự khẳng định chiến thắng và sự thất bại liểng xiểng. Pravda khuyến cáo rằng tác phẩm nên được rút lại ngay cả khi đang trong diễn thử và nó được thay thế bởi Giao hưởng số 5, được Shostakovich mô tả như là "một sáng tạo của một nghệ sỹ Soviet đáp lại sự phán xét của giới phê bình". Thành công vang dội ngay lần công diễn đầu tiên ở Leningrad ngày 21 tháng 11 năm 1937 và sự phổ biến ngay lập tức ở nước ngoài của nó có thể được giải thích bằng sự rõ ràng của cấu trúc cân đối và tính sâu sắc và khó quên của những chủ đề của nó.

Với việc thoả mãn những đề nghị chỉ đạo trong tuyên bố nếu không phải là trong thực tế, Shostakovich đã tiến lên theo cách của riêng ông ở tác phẩm khí nhạc tiếp theo, giao hưởng số 6, tác phẩm đem sự chối bỏ của ông đối với hình thức cổ điển thêm một bước xa hơn, rõ ràng nhất bởi bởi việc từ bỏ hình thức 4 chương của giao hưởng cổ điển. Giao hưởng số 6, bản đầu tiên của bộ 3 giao hưởng chiến tranh, được nối tiếp bằng Giao hưởng số 7 - Leningrad, sáng tác trong thời gian thành phố bị bao vây, khi 10 ngàn người đã chết vì đói, lạnh và những cuộc oanh tạc liên tiếp. Bản giao hưởng là một bức tranh có tính chất thiên anh hùng ca trong âm thanh của nỗi oán hận và mòn mỏi của con người văn minh trên sự tàn bạo và vô nghĩa của chiến tranh. Chủ đề này đạt tới sự biểu hiện đầy đủ nhất ở giao hưởng số 8, tác phẩm đỉnh cao trong sáng tác giao hưởng của Shostakovich, mà trong đó ông tạo ra sự cân bằng có một không hai giữa hình thức và nội dung, ý tưởng và sự nhận thức. Đồ sộ cả trong quy mô lẫn trong chủ đề, nó được công diễn lần đầu ở Moscow và tháng 11 năm 1943.

Hai năm sau đến lượt Giao hưởng số 9, hoàn toàn trái ngược với bản số 8, trong đó một sự trở lại với tính hài ước và tài hoa kiểu Pháp, đôi khi gần giống với tính châm biếm (xuất hiện nhiều trong phong cách của Concerto cho piano, trumpet và đàn dây trước đây) dường như tương đương với sự trở lại của hoà bình đối với châu Âu bị chiến tranh xé nát. Tuy nhiên cả giao hưởng số 8 lẫn số 9 đều không được công nhận chính thức. "Báo cáo Zhdanov" và sắc lệnh tiếp theo sau đó áp đặt lên đời sống nghệ thuật của Liên bang Soviet đã công khai kết tội tất cả các hình thức chệch hướng theo phương Tây và tìm cách áp đặt một hình thức không suy xét đến chủ nghĩa dân tộc Soviet ở tất cả các lĩnh vực từ văn học và âm nhạc đến khoa học và nghệ thuật tạo hình. Thơ, ca khúc thậm chí vật lý và toán học đều phải gần gũi với đề tài về cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản Nga. Những tác phẩm mới mà tiếp tục thoát khỏi một mạng lưới kiểm duyệt chính thức chỉ là biệt lệ hơn là lệ thường. Tuy nhiên, Shostakovich đã xoay sở để xuất bản một số tác phẩm mới quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực nhạc thính phòng. Với bản tứ tấu đầu tiên năm 1938, Ngũ tấu (1940) và tam tấu (1944) đằng sau mình, ông đã sáng tác 10 tứ tấu từ năm 1944 đến năm 1964, và cũng sáng tác 11 ca khúc Do thái (1955). Trong những tác phẩm cho dàn nhạc, chỉ có Violin concerto (1947 – 48) và Giao hưởng số 10 là đáng được chú ý. Bản concerto được biểu diễn lần đầu tiên bởi chính người được đề tặng, David Oistrakh, vào năm 1955, và đã trở lên rất phổ biến từ đó. Giao hưởng số 10 là dấu ấn trở lại của Shostakovich ở thể loại này sau Giao hưởng số 9 sáng tác năm 1945. Đó là một tượng đài khó quên biểu đạt sự tuyệt vọng vào lúc chiến tranh bùng nổ ở Viễn đông và sự đàn áp quyền lợi của người dân ở mọi nơi, và hy vọng cho một tương lai tươi sáng trong một thế giới thống trị bởi sự độc tài và chiến tranh lạnh.

Trong môi trường buồn rầu này những tác phẩm ông viết cũng bắt đầu giảm giá trị. Những sáng tác cho các dịp đặc biệt như Khúc hát về rừng (1949) được tiếo theo bằng Giao hưởng số 11 (1957), Giao hưởng số 12 (1961) gợi hứng từ Cách mạng tháng 10, Giao hưởng số 13 (1962) tặng những người Do Thái trong cuộc thảm sát ở Kiev, một cuộc thử nghiệm với Giao hưởng số 14 (1969) và giao hưởng cuối cùng số 15 (1971) của ông. Trong mảng giọng hát và nhạc cụ, tác phẩm tiêu biểu nhất là Cello concerto (1959), cantata Xử giảo Stephan Razin (1964) và 7 khúc nhạc cho trẻ nhỏ viết cho piano (1944 – 1945).
Dmitri Shostakovich qua đời ngày 9 tháng 8 năm 1975 ở Moscow.


Satcuc (dịch)
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top