Giới thiệu một đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt?

Thuyết minh về chiếc bút bi

Bài làm

Thanh Ba ngày 28 tháng 11 năm 2008

Giang yêu quý!

Vậy là hôm nay đã tròn hai năm Giang chia tay mình. Mình lại viết th¬ư cho Giang đây. ở nơi đó không có mình mà mỗi năm lại nhận đư¬ợc có một lá thư¬, Giang có buồn không? ở đây, bố mẹ Giang vẫn khoẻ mạnh và mình cũng rất khoẻ, mình đang cố gắng học tập để chuẩn bị cho kiểm tra học kỳ. Giang ơi! Bạn còn nhớ chiếc bút bi và cuốn sổ bạn tặng mình nhân ngày sinh nhật năm lớp 6 không? Giờ đây, mình vẫn ch¬ưa nỡ viết nó vì đó là kỉ vật cuối cùng Giang để lại cho mình. Trong hai năm qua mình đã tìm đ¬ược khá nhiều thông tin về bút bi và lá th¬ư này đây sẽ kể hết cho bạn nghe.

Giang biết không? Có lần mình hỏi ông: “Ông ơi, bút bi có từ bao giờ thế?”, ông đã trả lời rằng: “Cho đến nay, ng¬ười ta vẫn ch¬ưa biết ai đã phát minh ra bút. Họ chỉ biết rằng từ xa x¬a, con ng¬ười đã có chữ viết và sử dụng bút để viết những gì diễn ra hằng ngày. Hồi đó, giấy là lá, là đất sét rồi thẻ tre, mai rùa. Bút là mảnh vỡ, cành cây. ở Trung Quốc, thời nhà Tần, ng¬ười ta đã lấy que gỗ dập tua ở đầu, chấm vào sơn đen để viết”. Nh¬ưng đó mới chỉ là bút nói chung còn lịch sử cụ thể của bút bi thì mình vẫn ch¬ưa biết. Tối thứ bảy hôm đó thật ngột ngạt. Mình lấy điều khiển dò tìm một ch¬ương trình hay hay. Thật bất ngờ! Mình bắt gặp một ch¬ương trình vô cùng thú vị: “Lịch sử quanh ta”. Những thông tin mình cần dần đ¬ược hé lộ: “ Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học, giáo dục, bút cũng đ¬ược cải tiến, phát triển theo. Năm 1780, chiếc bút sắt ra đời, kế đó, năm 1880, chiếc bút máy đầu tiên cũng ra đời tại Mĩ. Yêu cầu về tốc độ viết, tức là độ nhanh, nhịp độ của quá trình viết ngày càng cao. Do đó, chiếc bút bi nguyên thuỷ ra đời ở Ai Cập trên cơ sở hiện t¬ợng vật lí khá thú vị, khi quả bóng bị rơi xuống n¬ước, nó vẫn l¬ướt đi khá nhanh nhẹn mà không hề bị chìm. Khi đó, thân bút khoác lớp áo choàng dày bằng cây sây, chân bằng kim loại gắn vòng sắt. Bút bi không có nguồn gốc từ những câu chuyện cổ “Ngày xửa ngày xưa…”, như¬ng đó là cả một quá trình tìm tòi, tiếp nối và phát huy của con ng¬ười. Ngày nay bút bi đ¬ược phân ra rất nhiều chủng loại, đa dạng về hình thức cũng nh¬ư hãng sản xuất. Bút bi không những đ¬ược sản xuất trong n¬ước mà còn đ¬ược nhập từ n¬ước ngoài. Nào là bút bi Nhật, bút bi n¬ước, bút chân to, bút chân nhỏ của các hãng Hồng Hà, Thiên Long, Bến Nghé.

Mỗi khi nhớ Giang, mình lấy bút bi ra ngắm nhìn. Từ đó mình nhận ra những đặc điểm của chúng. Tuy đa dạng như¬ng bút bi có những đặc điểm t¬ương tự nhau về cấu tạo. Bút bi có hình dáng bé nhỏ, cao từ 12 đến 15 xăng-ti-mét, đ¬ường kính ch¬ưa đến 1 xăng-ti-mét. Bút bi đ¬ược chia làm hai phần lớn là phần bên ngoài và phần trong. Phần ngoài là vỏ bút có nhiệm vụ bảo vệ, che chở cho phần trong. Vỏ bút làm bằng nhựa rất đẹp, nhiều kiểu dáng và màu sắc: Có những chiếc bút nhiều màu rực rõ nh¬ư sắc màu cầu vồng. Có những chiếc bút vỏ trong suốt, trong suốt nh¬ư giọt s¬ương mai đậu trên ngọn cỏ, có thể nhìn thấu tận bên trong. Phía trên bút có thể gắn những hình thù ngộ nghĩnh như¬ búp bê, gấu Misa, ngôi sao, bông hoa nh¬ư hai chiếc bút bi Nhật của chúng ta ấy. ở chỗ cầm bút, vỏ thon lại hoặc đ¬ược làm gồ ghề, xù xì để ta dễ cầm bút viết. Ngoài ra, vỏ bút còn có nút bấm, bộ phận gài hoặc nắp bút. Chúng là những bộ phận nhỏ bé nh¬ưng lại có công dụng rất quan trọng: Nút bấm, nắp bút dùng để bật, tắt bút, bộ phận gài giúp ta có thể gài bút ở sách vở. Phần trong là ruột bút. Ruột bút là một ống nhựa thẳng đứng, chứa đầy mực, bên d¬ưới đ¬ược bịt kín bằng một ngòi bi. Ngòi này có gắn một viên bi bé li ti, đư¬ờng kính ch¬a đến một mi-li-mét, mạ crôm. Khi tay ta viết trên giấy, viên bi xoay xoay kéo mực theo tạo thành nét viết. Cấu tạo của nó rất đơn giản phải không Giang nh¬ưng nhiều lúc mình lại rất khâm phục những con ng¬ười đã tạo ra và cải tiến bút.

Cách đây một thời gian, cũng lâu rồi, mình vào quán mua mấy chiếc bút bi. Về nhà, không hiểu bút tắc mực thế nào mà có cái không viết đ¬ược đều nét. Thế là từ đó, khi đi mua bút, mình “rút kinh nghiệm” chọn bút thật kỹ l¬ưỡng, viết thử ra giấy xem mực có ra đều không. Bút bi đơn giản, tiện lợi hơn bút lông, bút máy nh¬ưng không có nghĩa là đ¬ược sử dụng tuỳ tiện. Sau khi viết xong, ta phải đóng nắp, cất cẩn thận vào hộp, không đ¬ược vứt bừa bãi, lung tung, làm rơi bút xuống đất. Nh¬ư vậy sẽ rất dễ làm bút tắc mực, viết không đẹp và không sử dụng lâu dài đ¬ược.

“Bút bi tuy bé nhỏ nh¬ưng ích lợi của nó thì không hề nhỏ bé”. Câu nói của bạn thật đúng, Giang ạ! Bút bi cũng nh¬ư các loại bút khác, công dụng chủ yếu của nó là viết, ghi chép bài học, văn bản. Như¬ng cái khác là càng học lên cao, kiến thức cần tiếp thu càng nhiều, đòi hỏi về tốc độ viết cũng thay đổi nên bút bi là đồ dùng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đó mà không phải nghe một lời phàn nàn nào. Tuy nhiên, bút bi viết nhanh đ¬ược vì ngòi bi của nó trơn nh¬ưng đó cũng là điểm hạn chế của nó. Ta không thể sử dụng bút bi để cho các bạn luyện chữ đẹp đ¬ược.

Trên đời không có gì là hoàn hảo cả vì vậy mỗi loại bút lại đ¬ược sử dụng vào những công việc viết khác nhau. Giang còn nhớ những buổi học bọn con gái chúng mình đều lấy bút bi làm trâm cài tóc không? Đúng rồi! Trâm cài tóc của những cô học sinh là bút bi. Quà tặng, kỉ vật tuổi học trò cũng có thể là bút bi. Ngày nay bút bi đ¬ược bày bán rộng rãi với những kiểu dáng phong phú, giá cả hợp với tuổi học sinh. Viết bút bi, ta không phải bơm mực, làm mực dây bẩn lên sách vở, áo quần trắng tinh của học trò. Với một số ng¬ười, bút bi có tiện ích đến đâu cũng chỉ thế kia là hết. Nh¬ưng với chúng ta, bút bi không chỉ còn là một cây bút rẻ tiền, đ¬ược bày bán khắp nơi, chẳng chút giá trị. Nó đã trở thành một trong những hành trang quan trọng để ta vững tin b¬ước vào đời. Là một ng¬ười bạn, ng¬ười thầy rèn luyện tính nết, cung cấp tri thức cho ta. Là một thứ gì quý giá, là nhân chứng chứng kiến bông hoa tình bạn đẹp đẽ của chúng ta trong quá khứ và mãi mãi về sau…

Dù cuộc sống có vần xoay, thay đổi, ồn ào hơn nữa, khi con ng¬ười còn học tập, làm việc, bút bi vẫn giữ nguyên giá trị của nó. Dù cuộc sống có thế nào, bạn vẫn phải giữ gìn cây bút bi. Đó chính là dấu hiệu để sau này chúng ta nhận ra nhau, cây bút bi màu mực tím. Và giờ đây, mình sẽ làm việc mà một năm trước mình đã làm: Gấp lá thư này thành một chiếc thuyền giấy rồi thả cho nó trôi mãi, trôi mãi theo dòng sông Hồng quê h¬ương để đến nơi bạn đang sống. Mình sẽ luôn mong đợi và tin t¬ưởng một ngày kia sẽ có một chiếc thuyền giấy nhẹ nhàng trôi đến, dù mình biết sẽ không bao giờ có chiếc thuyền như thế, sẽ không bao giờ có lá th¬ư hồi âm.


[/SIZE][/FONT] [FONT=.VnTime] (Đỗ Thị Thu Hà - học sinh khóa 2006 -2010 ( lớp 8A1 Trường THCS 2 Thị trấn Thanh Ba)[/FONT]
 
Thuyết minh về chiếc bút bi

Suốt quãng đời cắp sách đến trường, người học sinh luôn bầu bạn với sách, vở, bút, thước… và coi đó là những vật dụng không thể thiếu được. Trong số những dụng cụ học tập ấy thì tôi yêu quý nhất là cây bút bi, một vật đã gắn bó với tôi nhiều năm và chắc trong tương lai sẽ còn hữu ích với tôi lắm!
Hồi còn ở cấp một, tôi dùng bút máy viết mực và chữ tôi khá đẹp, nhưng khi vào cấp hai thì nó lại gây cho tôi khá nhiều phiền toái. Tôi phải vừa viết vừa nghe Thầy, cô giảng bài với tốc độ khá nhanh nên bút máy không thể đáp ứng được yêu cầu này. Chữ viết lộn xộn và lem luốc rất khó coi! Lúc ấy thì Ba mua tặng tôi một chiếc bút bi với lời khuyên: “con hãy thử xài loại bút này xem sao, hy vọng nó có ích với con”. Kể từ đó tôi luôn sử dụng loại bút này để rồi hôm nay có dịp nhìn lại, tìm hiểu đôi điều về nó.

Chiếc bút bi đầu tiên, được một nhà báo Hungary làm việc tại Anh tên Laszlo Biro giới thiệu vào năm 1938. điều khiến Ông nghĩ ra việc sáng chế ra loại bút này là vì những cây bút máy luôn gây cho Ông thất vọng, chúng thường xuyên làm rách, bẩn giấy tờ, phải bơm mực và hay hư hỏng… Vào ngày 15 tháng 6 năm 1938 ông Biro được nhận bằng sáng chế Anh quốc. Từ khi bút bi được ra đời nó đã được cải tiến nhiều để phù hợp với người dùng và đã trở nên thông dụng khắp thế giới. Tuy có khác nhau về kiểu dáng như chúng đều có cấu tạo chung giống nhau. Bút bi có ruột là một ống mực đặc, đầu ống được gắn với một viên bi nhỏ có đường kính khoảng từ 0,7 đến 1 milimet, được coi như là ngòi bút. Khi ta viết mực được in lên giấy là nhờ chuyển động lăn của viên bi này và loại mực dùng cho bút khô rất nhanh.

Con người thường ít nghĩ đến những gì quen thuộc, thân hữu bên mình. Họ cố công tính toán xem trung bình một đời người đi được bao nhiêu km hay một người có thể nhịn thở tối đa bao nhiêu phút nhưng chắc chưa có thống kê nào về số lượng bút họ dùng trong đời! Một cây bút cũng giống như cơ thể con người vậy, ruột bút là phần bên trong cơ thể, đầu bi chính là trái tim và mực chứa trong bút được ví như máu, giúp nuôi sống cơ thể. Còn vỏ bút giống như đầu, mình, tứ chi vậy… chúng phải cứng cáp thì bút mới bền, hoạt động tốt cũng như tạo cho người sử dụng cảm giác thoải mái. Màu sắc và hình dáng bên ngoài giống như quần áo, làm tăng thêm vẽ đẹp cho bút. Các chi tiết của bút dù quan trọng hay thứ yếu đều góp phần tạo nên một cây bút. Như một kiếp tằm rút ruột nhả tơ, âm thầm giúp ích cho đời để rồi khi cạn mực, chúng bị vứt bỏ một cách lạnh lùng. Mấy ai nhớ đến công lao của chúng!

Bước vào năm học mới, các nhà sản xuất bút bi như Bến Nghé, Đông Á, Thiên Long, Hán Sơn… đã lần lượt cho ra đời hàng loạt mẫu mã từ đơn giản cho đến cầu kỳ như bút bấm, bút xoay, bút hai màu, ba màu… đủ chủng loại khác nhau nhằm đáp ứng như cầu người sử dụng. Các cậu nam sinh thì chỉ cần giắt bút lên túi áo đến trường nhưng nhiều bạn gái lại thích “trang điểm” cho bút các hình vẽ, hình dáng xinh xắn lên thân hay đầu bút còn được đính thêm con thú nhỏ ngộ nghĩnh… Thế là những chiếc bút bi lại theo chân trò nhỏ đến trường, giúp các cô, cậu lưu giữ những thông tin, kiến thức vô giá được thầy cô truyền đạt lại với cả tấm lòng!

Có cây bút vẻ ngoài mộc mạc, đơn giản song cũng có cây được mạ vàng sáng loáng. Nhìn bút, người ta biết được “đẳng cấp” của nhau, nhưng nhìn vào nét chữ người ta mới đoán được tính cách hay đánh giá được trình độ của nhau. “Một chiếc áo cà sa không làm nên ông thầy tu”, một cây bút tuy tốt, đắt tiền đến cỡ nào cũng chỉ là vật để trang trí nếu vào tay kẻ đầu rỗng mà thôi! Bút là vật vô tri, nên nó không tự làm nên những câu chữ có ý nghĩa nhưng nếu trong tay người chủ chuyên cần, hiếu học nó sẽ cho ra đời những bài văn hay, những trang viết đẹp. Để trở thành người chủ “tài hoa” của những cây bút, người học sinh cần rèn luyện cho mình thói quen vở sạch, chữ đẹp và luôn trau dồi kiến thức học tập… hãy biến chúng thành một người bạn thân thiết, một cánh tay đắc lực trong việc học tập bạn nhé!

Cùng với sách, vở… bút bi là dụng cụ học tập quan trọng của người học sinh, vì vậy chúng ta cần phải bảo quản bút cho tốt. dùng xong phải đậy nắp ngay để tránh bút rơi làm hư đầu bi, bộ phận quan trọng nhất của bút. Đặc biệt là luôn để bút ở tư thế nằm ngang giúp mực luôn lưu thông đều, không bị tắc. Một số loại bút bi có thể thay ruột khi hết mực và mình xin mách các bạn một mẹo nhỏ là nếu để bút bi lâu ngày không xài bị khô mực thì đừng vội vứt bỏ mà chỉ cần lấy ruột bút ngâm trong nước nóng độ 15 phút… cây bút của bạn có thể được phục hồi đấy!

Có thể nói rằng bút bi là một trong những phát minh quan trọng của con người. Ngày nay cứ 1 giây lại có 57 cây bút bi được bán ra trên thế giới, chứng tỏ tầm ảnh hưởng quan trọng của nó. Khoa học tiến bộ, nhiều công cụ ghi chép tinh vi hơn, chính xác hơn lần lượt xuất hiện nhưng bút bi vẫn được nhiều người sử dụng bởi nó rẽ và tiện lợi. Cầm cây bút bi trên tay, nắn nót từng chữ viết cho người thân yêu, chúng ta mới gửi gắm được trong đó bao nhỉ.

ST
 
Tham khảo bài nek nha bạn:
hjhj cả Dàn bài lẫn bài làm cơ đấy :witless:
I. MỞ BÀI:
- Giới thiệu chiếc cặp sách là người bạn đồng
hành lâu dài với lứa tuổi học trò trong suốt thời
gian cắp sách đến trường.

II. THÂN BÀI:
1. Nguồn gốc, xuất xứ:
- Xuất xứ: vào năm 1988, nước Mỹ lần đầu tiên sản xuất ra chiếc cặp sách mang phong cách cổ điển.
- Từ sau 1988, cặp sách đã được sử dụng phổ biến nhiều nơi ở Mỹ và sau đó lan rộng ra khắp thế giới.
2. Cấu tạo:
- Chiếc cặp có cấu tạo rất đơn giản.
+ Phía ngoài: chỉ có mặt cặp, quai xách, nắp mở, một số cặp có quai đeo,.
+ Bên trong: có nhiều ngăn để đựng sách vở, bút viết, một số cặp còn có ngăn để đựng áo mưa hoặc chai nước,.
3. Quy trình làm ra chiếc cặp :
- Có nhiều loại cặp sách khác nhau như: cặp táp, cặp da, ba-lô,. với nhiều nhãn hiệu nổi tiếng như: của Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc: Tian Ling, Ling Hao,. mang những phong cách thiết kế riêng biệt. Tuy nhiên cách làm chúng đều có phần giống nhau.
+ Lựa chọn chất liệu: vải nỉ, vải bố, da cá sấu, vải da,.
+ Xử lý: tái chế lại chất liệu để sử dụng được lâu dài, bớt mùi nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng của chất liệu đó.
+ Khâu may: thông thường các xí nghiệp sử dụng máy may để may từng phần của chiếc cặp lại với nhau theo thiết kế.
+ Ghép nối: ghép các phần đã được may thành một chiếc cặp hoàn chỉnh rồi được tung ra thị trường với những giá cả khác nhau.
4. Cách sử dụng:
- Tùy theo từng đối tượng mà con người có những cách sử dụng cặp khác nhau:
+ học sinh nữ : dùng tay xách cặp hoặc ôm cặp vào người.
=> Thể hiện sự dịu dàng, thùy mị, nữ tính.



+ hoïc sinh nam: ñeo cheùo sang moät beân.
=> Theå hieän söï khí phaùch, naêng ñoäng, nam tính.

Nam sinh viên Đại học
Đeo cặp một bên thể hiện sự tự tin và năng động
+ học sinh tiểu học : đeo sau lưng để dễ chạy nhảy, chơi đùa cùng đám bạn.
=> Thể hiện sự nhí nhảnh, ngây thơ của lứa tuổi cấp 1.


Các nhà doanh nhân: sử dụng các loại cặp đắt tiền, xịn, thường thì họ xách trên tay.
=> Thể hiện họ thật sự là những nhà doanh nhân thành đạt và có được nhiều thành công cũng như sự giúp ích của họ dành cho đất nước.
- Nhìn chung, khi mang cặp cần lưu ý không nên mang cặp quá nặng, thường xuyên thay đổi tay xách và vai đeo.
5. Cách bảo quản:
- Học sinh chúng ta thường khi đi học về thì quăng cặp lên trên cặp một cách vô lương tâm khiến cặp dễ bị rách hay hư hao. Nên bảo quản cặp bằng những phương pháp sau đây để giữ cho cặp bền tốt và sử dụng được lâu:
+ Thường xuyên lau chùi hoặc giặt cặp để giữ độ mới của cặp.
+ Không quăng cặp hay mạnh tay để tránh làm rách cặp hay hư hao.
+ Cứ khoảng 1 - 2 lần mỗi năm, hãy làm mới cặp bằng xi đánh giày không màu.
+ Để sửa chữa cặp khi bị rách, đừng nên mang đến hàng sửa giày hay giặt khô vì như vậy sẽ có nguy cơ bị hỏng do dùng sai công cụ. Hãy đưa đến thợ sửa cặp chuyên nghiệp.
+ Đừng bao giờ cất cặp da trong túi nilon, nó có thể làm khô túi hoặc bị chất dẻo dính vào da.
+ Thường xuyên nhét giấy vụn hoặc áo phông cũ vào cặp để giữ hình dáng.
+ Đặt cặp trong túi nỉ của cửa hàng hoặc vỏ gối để giữ khả năng đứng thăng bằng của cặp.

6. Công dụng:
- Cặp là vật để chúng ta đựng sách vở, bút viết mỗi khi đến trường.
- Cặp cũng là vật để che nắng, che mưa cho sách vở. Một số bạn cũng sử dụng cặp để che mưa cho chính bản thân.
- Cặp cũng là vật đã để lại không biết bao nhiêu kỷ niệm vui, buồn, đồng thời cũng tô lên nét đẹp của tuổi học trò - cái tuổi đẹp nhất trong cuộc đời của mỗi người chúng ta.
III. KẾT BÀI:
- Cùng với những vật dụng tiện lợi khác, chiếc cặp sách đã trở thành một người bạn trung thành và luôn đồng hành với mỗi con người, đặc biệt là đối với những học sinh - chủ nhân tương lai của đất nước Việt Nam.


Suốt quãng đời cắp sách tới trường, người học sinh luôn bầu bạn với sách, vở, bút, thước,… và coi đó là những vật dụng không thể thiếu được. Trong số những dụng cụ học tập ấy thì vật dụng để đựng các thứ kể trên chính là chiếc cặp - một vật đã gắn bó với tôi nhiều năm và chắc trong tương lai sẽ còn hữu ích với tôi lắm!

Cặp sách được sử dụng nhiều trong quá trình học tập cũng như trong đời sống. Chắc chắn một điều rằng, cặp sách có thể được đưa vào danh sách hàng loạt những phát minh quan trọng của loài người. Việc phát minh ra cặp sách là do người Mỹ nghĩ ra vào năm 1988.

Về cấu tạo, bên ngoài, ta dễ thấy nhất: nắp cặp, quai xách, kẹp nắp cặp, một số cặp có quai đeo, một số khác có bánh xe nhỏ được dùng để kéo trên đường,… Cấu tạo bên trong, có thể có một hoặc nhiều ngăn dùng để đựng tập sách, đồ dùng học tập, áo mưa, có thể có ngăn đựng ví tiền hay cả đồ ăn, nước uống nữa,...


Về quy trình, cho dù quy trình làm ra chiếc cặp như thế nào đi nữa thì nó cũng chỉ có những công đoạn chính gồm: lựa chọn chất liệu, xử lí, khâu may, ghép nối. Chất liệu thì có rất nhiều loại cho phù hợp với yêu cầu của người dùng: vải nỉ, vải bố, da cá sấu, gải da,... Dù làm bằng chất liệu gì thì cặp cũng phải chắc, vì nó phải khiêng vác rất nặng các tập sách. Kèm theo đó, kiểu dáng cặp cũng phải phù hợp, ví dụ như con trai thì thường đeo cặp có quai sang một bên cho có khí phách, năng động. Con gái mặc áo dài thì ôm cặp trước ngực để có vẻ dịu dàng, thùy mị. Con nít thì đeo cặp ra sau lưng để dễ dàng chạy nhảy, vui đùa. Cùng với màu sắc, hiện đang thịnh hành rất nhiều loại cặp với nhiều màu sắc, hình ảnh đa dạng, phong phú, bắt mắt phù hợp cho từng lứa tuổi.

Một số lời khuyên về việc sử dụng cặp cho đúng cách: chiếc cặp khi đeo không nên vượt quá 15% trọng lượng cơ thể của mình. Nên xếp những đồ vật nặng nhất vào phần trong của cặp (phần tiếp giáp với lưng). Xếp sách vở và đồ dùng học tập sao cho chúng không bị xô lệch. Chắc chắn rằng những vật dụng để trong cặp đều càn thiết cho các hoạt động trong ngày. Đối với cặp hai quai, chúng ta không nên đeo lủng lẳng một quai, dễ cong vẹo người. Đối với cặp chỉ có một quai, nên thay đổi vai đeo để tránh cong vẹo người. Khi mua cặp, nên chọn loại quai đeo có độn bông, mút hoặc vải,…

Ngày nay, có rất nhiều nhãn hiệu nổi tiếng như Miti, Samsonite, Tian Ling, Ling Hao,… phổ biến ở khắp mọi nơi như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc,… Nhưng cho dù chúng đẹp đến đâu, bền cỡ nào đi chăng nữa, cũng từ từ theo thời gian mà hỏng dần đi nếu như chúng ta không biết cách bảo quản nó, chẳng hạn như quăng chúng ình ình mỗi khi gặp chuyện bực mình hoặc ham vui mà quăng nó đi. Thế nên, chúng ta không nên quăng cặp bừa bãi, mạnh tay, thường xuyên lau chùi cặp cho sạch sẽ.

Nói tóm lại, cặp sách là một vật dụng rất cần thiết trong việc học tập và cả trong đời sống của chúng ta. Nếu chúng ta sử dụng đúng cách, nó sẽ mang lại cho chúng ta nhiều lợi ích và có thể được coi là người bạn luôn luôn đồng hành với mỗi chúng ta. Đặc biệt là đối với học sinh- chủ nhân tương lai của đất nước.
 

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top