Mỗi khi mùa đông đến, chúng ta cảm nhận được cái lạnh trong từng thớ thịt. Vào những ngày mùa đông, để giữ ấm cơ thể, chúng ta phải mặc rất nhiều quần áo ấm và đôi khi cần đến lò sưởi. Trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam cũng thế, cũng có một mùa đông lạnh. Nhưng cô bé Hiên trong truyện lại không có quần áo ấm để mặc, thậm chí chiếc áo em mặc mỏng manh và đã rách tả tơi. Liệu bé Hiên có vượt qua được mùa đông lạnh lẽo này? Chúng ta cùng tìm hiểu văn bản Gió lạnh đầu mùa và tác giả Thạch Lam để hiểu hơn về tác phẩm.
“Gió lạnh đầu mùa” – Thạch Lam
I. Tìm hiểu chung tác giả, tác phẩm
1. Tác giả Thạch Lam
Thạch Lam (1910 - 1942)
(Nguồn ảnh: Sưu tầm)
- Tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh;
- Năm sinh - năm mất: 1910 – 1942;
- Quê quán: sinh ra ở Hà Nội, lúc nhỏ sống ở quê ngoại – phố huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.
- Sáng tác ở nhiều thể loại (tiểu thuyết, truyện ngắn, tùy bút,...) song thành công nhất vẫn là truyện ngắn. Truyện ngắn của Thạch Lam giàu cảm xúc, lời văn bình dị và đậm chất thơ. Nhân vật chính thường là những con người bé nhỏ, cuộc sống nhiều vất vả, cơ cực mà tâm hồn vẫn tinh tế, đôn hậu. Tác phẩm của Thạch Lam ẩn chứa niềm yêu thương, trân trọng đối với thiên nhiên, con người, cuộc sống.
- Các truyện ngắn tiêu biểu của Thạch Lam: Gió đầu mùa, Nắng trong vườn, Sợi tóc,...
2. Tác phẩm “Gió lạnh đầu mùa”
- Gió lạnh đầu mùa là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về đề tài trẻ em của Thạch Lam.
- Người kể chuyện: ngôi thứ ba;
- Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả;
- Thể loại: truyện ngắn;
- Bố cục:
+ Đoạn 1: Từ đầu... Sơn thấy mẹ hơi rơm rớm nước mắt: Sự thay đổi của cảnh vật và con người khi thời tiết chuyển lạnh;
+ Đoạn 2: Tiếp... trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui: Sơn và Lan ra ngoài chơi với các bạn nhỏ ngoài chợ và quyết định cho bé Hiên chiếc áo;
+ Đoạn 3: Còn lại: Thái độ và cách ứng xử của mọi người khi phát hiện hành động cho áo của Sơn.
II. Tìm hiểu chi tiết – Đọc hiểu văn bản “Gió lạnh đầu mùa”
1. Hai chị em (Nhân vật Sơn và Lan)
a. Buổi sáng khi ở trong nhà
- Gia cảnh: sung túc
+ Có vú già;
+ Cách xưng hô:
++ Cách mẹ Sơn gọi em Duyên ngay từ đầu tác phẩm: “cô Duyên” - “cô” - trang trọng;
++ Cách gọi mẹ của Sơn: “mợ” gia đình trung lưu
+ Những người nghèo khổ mà Sơn quen biết vẫn vào vay mượn ở nhà Sơn;
- Khi nghe mẹ và vú già nói chuyện về em:
+ Sơn nhớ em, cảm động và thương em quá;
+ Sơn thấy mẹ hơi rơm rớm nước mắt.
Gia đình sung túc, giàu tình cảm, lòng trắc ẩn.
b. Khi ra ngoài chơi với các bạn nhỏ nghèo ở chợ
- Thái độ: Sơn và chị vẫn thân mật chơi đùa với, chứ không kiêu kỳ và khinh khỉnh như các em họ của Sơn
- Khi thấy Hiên đứng nép một chỗ không ra chơi cùng:
+ Gọi ra chơi;
+ Hỏi: “Áo lành đâu không mặc?”; “Sao không bảo u mày may cho?” Câu hỏi có sự phát triển theo câu trả lời của Hiên Quan tâm thật lòng;
+ Quyết định đem cho Hiên chiếc áo: chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, thấy động lòng thương, một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong tâm trí.
=> Tình cảm trong sáng của trẻ thơ, tâm hồn nhân hậu của chị em Sơn.
c. Chiều tối khi trở về nhà
- Ngây thơ, sợ hãi, đi tìm Hiên để đòi áo
Lúc đó mới hiểu mẹ rất quý chiếc áo bông ấy; vẫn có sự trẻ con: đã cho bạn rồi còn đòi lại.
Lối miêu tả chân thực, tự nhiên của Thạch Lam khi khắc họa nhân vật trẻ em.
2. Nhân vật Hiên và những đứa trẻ nghèo
a. Không gian/ khung cảnh
+ Chợ vắng không, mấy cái quán chơ vơ lộng gió, rác bẩn rải rác lẫn với lá rụng của cây đề
+ Mặt đất rắn lại và nứt nẻ những đường nho nhỏ, kêu vang lên tanh tách dưới nhịp guốc của hai chị em
Yên ả, vắng lặng, nghèo, lại thêm mùa đông càng khắc họa sâu về tình cảnh khốn khó.
b. Dáng vẻ
+ mặc không khác ngày thường, vẫn những bộ quần áo màu nâu bạc đã vá nhiều chỗ;
+ môi tím lại, qua những chỗ áo rách, da thịt thâm đi;
+ mỗi cơn gió đến, run lên, hàm răng đập vào nhau
c. Thái độ
+ đương đợi Sơn ở cuối chợ để chơi đánh khăng, đánh đáo
+ đều lộ vẻ vui mừng, nhưng chúng vẫn đứng xa, không dám vồ vậpnhư biết cái phận nghèo hèn của chúng vậy;
+ giương đôi mắt ngắm bộ quần áo mới của Sơn
++ “giương”: ngước lên và mở to có sự chú ý đặc biệt
++ “ngắm”: nhìn một cách tập trung, có sự yêu thích, ước mong
Một bộ quần áo mới mà được chú ý đặc biệt và ước mong Càng khắc họa đậm hơn sự nghèo khó
d. Nhân vật Hiên
- Từ nãy vẫn đứng dựa vào cột quán, co ro đứng bên cột quánTừ nãy: thời gian dài, co ro: lạnh phải khúm người lại Vừa lạnh, phải chịu trong thời gian dài, lại còn có thêm mặc cảm: đứng ẩn nấp “dựa vào cột quán”;
- Gọi không lại
- Chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay
- Khi được hỏi bịu xịu trả lời: mặt xị xuống, thường đi kèm những lời có ý buồn tủi mặc cảm, có sự tủi thân, như sắp vỡ òa.
3. Hai người mẹ: mẹ của Sơn và mẹ của Hiên
a. Mẹ của Hiên
- Nghề: chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc không đủ tiền để may áo cho con
- Thái độ và hành động của mẹ Hiên khi biết Sơn cho Hiên chiếc áo:
+ Khép nép, nói tránh: “Tôi biết cậu ở đây đùa, nên tôi phải vội vàng đem lại đây trả mợ”. -> Cách xưng hô có sự tôn trọng, như người dưới với người trên: Tôi – cậu – mợ;
+ Tự trọng: Sau khi trả xong, không xin xỏ gì mà đi về luôn.
Thái độ: khép nép, nhưng cư xử đúng đắn, tự trọng của một người mẹ nghèo khổ
b. Mẹ của Sơn
- Cách cư xử nhân hậu, tế nhị của một người mẹ có điều kiện sống khá giả hơn.
- Với các con, cách cư xử vừa nghiêm khắc, vừa yêu thương, không nên tự tiện lấy áo đem cho nhưng mẹ vui vì các con biết chia sẻ, giúp đỡ người khác...
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Nghệ thuật tự sự kết hợp miêu tả;
- Giọng văn nhẹ nhàng, giàu chất thơ;
- Miêu tả tinh tế
2. Nội dung
Truyện ngắn khắc họa hình ảnh những người ở làng quê nghèo khó, có lòng tự trọng và những người có điều kiện sống tốt hơn biết chia sẻ, yêu thương người khác. Từ đó đề cao tinh thần nhân văn, biết đồng cảm, sẻ chia, giúp đỡ những người thiệt thòi, bất hạnh.
IV. Luyện tập
Câu 1. Việc Sơn đi đòi lại áo của Hiên có phải của sự vô tâm?
A. Có vì thay đổi, đùa cợt
B. Có vì đòi lại niềm hạnh phúc của Hiên
C. Không, vì áo của Sơn, Sơn có quyền đòi lại
D. Không vì đây là tâm lí thường tình của trẻ con.
Câu 2. Khi xây dựng biểu tượng gió lạnh đầu mùa, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật là gì?
A. Hoán dụ
B. Liệt kê
C. Đối lập
D. So sánh
Xem thêm: https://vnkienthuc.com/threads/co-be-ban-diem-a-dec-xen-ket-noi-tri-thuc-ngu-van-6.89044/
Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu bài “Gió lạnh đầu mùa” của Thạch Lam. Hi vọng, bài viết này đem lại nhiều giá trị hữu ích cho bạn đọc. Và các bạn nhớ theo dõi vnkienthuc để đọc thêm nhiều tài liệu hay và bổ ích nhé!
Trần Ngọc
“Gió lạnh đầu mùa” – Thạch Lam
I. Tìm hiểu chung tác giả, tác phẩm
1. Tác giả Thạch Lam
(Nguồn ảnh: Sưu tầm)
- Tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh;
- Năm sinh - năm mất: 1910 – 1942;
- Quê quán: sinh ra ở Hà Nội, lúc nhỏ sống ở quê ngoại – phố huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.
- Sáng tác ở nhiều thể loại (tiểu thuyết, truyện ngắn, tùy bút,...) song thành công nhất vẫn là truyện ngắn. Truyện ngắn của Thạch Lam giàu cảm xúc, lời văn bình dị và đậm chất thơ. Nhân vật chính thường là những con người bé nhỏ, cuộc sống nhiều vất vả, cơ cực mà tâm hồn vẫn tinh tế, đôn hậu. Tác phẩm của Thạch Lam ẩn chứa niềm yêu thương, trân trọng đối với thiên nhiên, con người, cuộc sống.
- Các truyện ngắn tiêu biểu của Thạch Lam: Gió đầu mùa, Nắng trong vườn, Sợi tóc,...
2. Tác phẩm “Gió lạnh đầu mùa”
- Gió lạnh đầu mùa là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về đề tài trẻ em của Thạch Lam.
- Người kể chuyện: ngôi thứ ba;
- Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả;
- Thể loại: truyện ngắn;
- Bố cục:
+ Đoạn 1: Từ đầu... Sơn thấy mẹ hơi rơm rớm nước mắt: Sự thay đổi của cảnh vật và con người khi thời tiết chuyển lạnh;
+ Đoạn 2: Tiếp... trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui: Sơn và Lan ra ngoài chơi với các bạn nhỏ ngoài chợ và quyết định cho bé Hiên chiếc áo;
+ Đoạn 3: Còn lại: Thái độ và cách ứng xử của mọi người khi phát hiện hành động cho áo của Sơn.
II. Tìm hiểu chi tiết – Đọc hiểu văn bản “Gió lạnh đầu mùa”
1. Hai chị em (Nhân vật Sơn và Lan)
a. Buổi sáng khi ở trong nhà
- Gia cảnh: sung túc
+ Có vú già;
+ Cách xưng hô:
++ Cách mẹ Sơn gọi em Duyên ngay từ đầu tác phẩm: “cô Duyên” - “cô” - trang trọng;
++ Cách gọi mẹ của Sơn: “mợ” gia đình trung lưu
+ Những người nghèo khổ mà Sơn quen biết vẫn vào vay mượn ở nhà Sơn;
- Khi nghe mẹ và vú già nói chuyện về em:
+ Sơn nhớ em, cảm động và thương em quá;
+ Sơn thấy mẹ hơi rơm rớm nước mắt.
Gia đình sung túc, giàu tình cảm, lòng trắc ẩn.
b. Khi ra ngoài chơi với các bạn nhỏ nghèo ở chợ
- Thái độ: Sơn và chị vẫn thân mật chơi đùa với, chứ không kiêu kỳ và khinh khỉnh như các em họ của Sơn
- Khi thấy Hiên đứng nép một chỗ không ra chơi cùng:
+ Gọi ra chơi;
+ Hỏi: “Áo lành đâu không mặc?”; “Sao không bảo u mày may cho?” Câu hỏi có sự phát triển theo câu trả lời của Hiên Quan tâm thật lòng;
+ Quyết định đem cho Hiên chiếc áo: chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, thấy động lòng thương, một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong tâm trí.
=> Tình cảm trong sáng của trẻ thơ, tâm hồn nhân hậu của chị em Sơn.
c. Chiều tối khi trở về nhà
- Ngây thơ, sợ hãi, đi tìm Hiên để đòi áo
Lúc đó mới hiểu mẹ rất quý chiếc áo bông ấy; vẫn có sự trẻ con: đã cho bạn rồi còn đòi lại.
Lối miêu tả chân thực, tự nhiên của Thạch Lam khi khắc họa nhân vật trẻ em.
2. Nhân vật Hiên và những đứa trẻ nghèo
a. Không gian/ khung cảnh
+ Chợ vắng không, mấy cái quán chơ vơ lộng gió, rác bẩn rải rác lẫn với lá rụng của cây đề
+ Mặt đất rắn lại và nứt nẻ những đường nho nhỏ, kêu vang lên tanh tách dưới nhịp guốc của hai chị em
Yên ả, vắng lặng, nghèo, lại thêm mùa đông càng khắc họa sâu về tình cảnh khốn khó.
b. Dáng vẻ
+ mặc không khác ngày thường, vẫn những bộ quần áo màu nâu bạc đã vá nhiều chỗ;
+ môi tím lại, qua những chỗ áo rách, da thịt thâm đi;
+ mỗi cơn gió đến, run lên, hàm răng đập vào nhau
c. Thái độ
+ đương đợi Sơn ở cuối chợ để chơi đánh khăng, đánh đáo
+ đều lộ vẻ vui mừng, nhưng chúng vẫn đứng xa, không dám vồ vậpnhư biết cái phận nghèo hèn của chúng vậy;
+ giương đôi mắt ngắm bộ quần áo mới của Sơn
++ “giương”: ngước lên và mở to có sự chú ý đặc biệt
++ “ngắm”: nhìn một cách tập trung, có sự yêu thích, ước mong
Một bộ quần áo mới mà được chú ý đặc biệt và ước mong Càng khắc họa đậm hơn sự nghèo khó
d. Nhân vật Hiên
- Từ nãy vẫn đứng dựa vào cột quán, co ro đứng bên cột quánTừ nãy: thời gian dài, co ro: lạnh phải khúm người lại Vừa lạnh, phải chịu trong thời gian dài, lại còn có thêm mặc cảm: đứng ẩn nấp “dựa vào cột quán”;
- Gọi không lại
- Chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay
- Khi được hỏi bịu xịu trả lời: mặt xị xuống, thường đi kèm những lời có ý buồn tủi mặc cảm, có sự tủi thân, như sắp vỡ òa.
3. Hai người mẹ: mẹ của Sơn và mẹ của Hiên
a. Mẹ của Hiên
- Nghề: chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc không đủ tiền để may áo cho con
- Thái độ và hành động của mẹ Hiên khi biết Sơn cho Hiên chiếc áo:
+ Khép nép, nói tránh: “Tôi biết cậu ở đây đùa, nên tôi phải vội vàng đem lại đây trả mợ”. -> Cách xưng hô có sự tôn trọng, như người dưới với người trên: Tôi – cậu – mợ;
+ Tự trọng: Sau khi trả xong, không xin xỏ gì mà đi về luôn.
Thái độ: khép nép, nhưng cư xử đúng đắn, tự trọng của một người mẹ nghèo khổ
b. Mẹ của Sơn
- Cách cư xử nhân hậu, tế nhị của một người mẹ có điều kiện sống khá giả hơn.
- Với các con, cách cư xử vừa nghiêm khắc, vừa yêu thương, không nên tự tiện lấy áo đem cho nhưng mẹ vui vì các con biết chia sẻ, giúp đỡ người khác...
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Nghệ thuật tự sự kết hợp miêu tả;
- Giọng văn nhẹ nhàng, giàu chất thơ;
- Miêu tả tinh tế
2. Nội dung
Truyện ngắn khắc họa hình ảnh những người ở làng quê nghèo khó, có lòng tự trọng và những người có điều kiện sống tốt hơn biết chia sẻ, yêu thương người khác. Từ đó đề cao tinh thần nhân văn, biết đồng cảm, sẻ chia, giúp đỡ những người thiệt thòi, bất hạnh.
IV. Luyện tập
Câu 1. Việc Sơn đi đòi lại áo của Hiên có phải của sự vô tâm?
A. Có vì thay đổi, đùa cợt
B. Có vì đòi lại niềm hạnh phúc của Hiên
C. Không, vì áo của Sơn, Sơn có quyền đòi lại
D. Không vì đây là tâm lí thường tình của trẻ con.
Câu 2. Khi xây dựng biểu tượng gió lạnh đầu mùa, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật là gì?
A. Hoán dụ
B. Liệt kê
C. Đối lập
D. So sánh
Xem thêm: https://vnkienthuc.com/threads/co-be-ban-diem-a-dec-xen-ket-noi-tri-thuc-ngu-van-6.89044/
Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu bài “Gió lạnh đầu mùa” của Thạch Lam. Hi vọng, bài viết này đem lại nhiều giá trị hữu ích cho bạn đọc. Và các bạn nhớ theo dõi vnkienthuc để đọc thêm nhiều tài liệu hay và bổ ích nhé!
Trần Ngọc