Giao thoa văn hóa là gì?

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
92
GIAO THOA VĂN HÓA LÀ GÌ?

Giao thoa văn hóa có thể đề cập đến


  • Các nghiên cứu về giao thoa văn hóa, một xu hướng mang tính so sánh trong nhiều khía cạnh của phân tích văn hóa.
  • Giao tiếp liên văn hóa, một lĩnh vực nghiên cứu xem xét cách thức con người thuộc những nền tảng văn hóa khác nhau giao tiếp với nhau.
  • Bất kỳ cách thức tương tác nào giữa các thành viên của các nhóm văn hóa riêng biệt.
  • Việc khám phá liên quan đến các tương tác văn hóa, đôi khi liên quan đến như là giao thoa văn hóa.

    Thuật ngữ "giao thoa văn hóa" xuất hiện trong các môn khoa học xã hội trong những năm 1930, chủ yếu dựa vào kết quả của
    Khảo sát về Giao thoa văn hóa được thực hiện bởi George Peter Murdock, một nhà nhân loại học của ĐH Yale. Ban đầu đề cập đến những nghiên cứu so sánh dựa vào những số liệu thống kê được thu thập về văn hóa, dần dẫn thuật ngữ này đòi hởi một nghĩa thứ hai về tương tác văn hóa. Ý nghĩa so sánh được ngụ ý trong các đoạn như "một viễn cảnh về liên văn hóa," "những khác nhau liên văn hóa," "một nghiên cứu liên văn hóa về..." và sau đó, trong khi ý nghĩa về tương tác có thể được tìm thấy trong các tác phẩm như Attitudes and Adjustment in Cross-Cultural Contact: các nghiên cứu gần đây của các sinh viên nước ngoài, một số xuất bản năm 1956 của tờ The Journal về các vấn đề xã hội. Việc sử dụng từ "giao thoa văn hóa" trong rất nhiều thập kỷ đã bị hạn chế đối với các khoa học về xã hội. Trong những ví dụ nổi bật là Hiệp hội quốc tế về tâm lý liên văn hóa (IACCP) được thành lập năm 1972 "để thúc đẩy nghiên cứu về vai trò của các nhân tố văn hóa trong việc hình thành tính cách con người," và tạp chí của nó về tâm lý học liên văn hóa, nhằm cung cấp một sự thảo luận liên quy tắc về những tác động của sự khác nhau về văn hóa.

Giao tiếp liên văn hóa



Trước những năm 1970, lĩnh vực giao tiếp liên văn hóa (còn được biết đến là giao tiếp tương tác văn hóa) đã phát triển một ứng dụng nổi bật về những biến hóa của giao thoa văn hóa, để đối mặt với những áp lực của toàn cầu hóa trong nhu cầu đào tạo ý thức về giao thoa văn hóa trong các lĩnh vực thương mại khác nhau.

Khoa sư phạm về giao thoa văn hóa


Sự xuất hiện của thuật ngữ "giao thoa văn hóa" trong tiêu đề của một loạt những cuốn sách trong các trường ĐH bắt đầu vào những năm 1980 có thể được coi như một sự khởi xướng của phong trao nghiên cứu giao thoa văn hóa ở lĩnh vực sư phạm, giúp các nhà giáo dục của các ngành khoa học xã hội nhìn nhận đây là một môn học thực sự. Một số những cuốn sách phổ biến có thể kể ra như "Bản thân chúng ta bên trong những người khác: Những bài viết về giao thoa văn hóa dành cho người đọc (1988) (Ourselves Among Others: Cross-Cultural Readings for Writers (1988)), biên tập bởi Carol J. Verburg, và "Hướng dẫn: Những băn bản về giao thoa văn hóa (1990) (Guidelines: A Cross Cultural Reading Writing Text (1990)), của tác giả Ruth Spack.

Các nghiên cứu về giao thoa văn hóa


Các nghiên cứu về giao thoa văn hóa là một sự phỏng theo của thuật ngữ Giao thoa văn hóa để miêu tả một nhánh nghiên cứu về mặt văn học và văn hóa của các tác giả và tác phẩm với nhiều hơn một nền văn hóa. Những người nghiên cứu về giao thoa văn hóa thường sử dụng thuật ngữ Tính chất giao thoa (cross-culturalism) để mô tả những bài thuyết trình liên quan đến tương tác văn hóa, hoặc thúc đẩy nhiều loại hình tương tác văn hóa,

Giao thoa văn hóa có nghĩa gần giống với liên văn hóa, một thuật ngữ được phát biểu bởi nhà văn Cuba Fernando Ortiz trong những năm 1940 để miêu tả những quá trình biến chuyển văn hóa ở Mỹ La tin. Tuy nhiên, có những khác nhau đặc thù về sự nhấn mạnh phản ánh sự phát sinh khoa học của giao thoa văn hóa.

Thuật ngữ "giao thoa văn hóa" trở nên thịnh hành trong các nghiên cứu về văn hóa trong những năm cuối 1980 và 1990. Việc đưa ra thuật ngữ lần đầu tiên được thực hiện bởi một nhà văn người Guyanna tên làr Wilson Harris, người đã viết trong tác phẩm Trung tâm của không gian (The Womb of Space) (1983), rằng "tính không đồng nhất về văn hóa hay khả năng thu nhận giao thoa văn hóa" mang đến một "sự bộc phát mang tính cách mạng" của sự tưởng tượng.

Ngành nhân loại học đã sử dụng một sự ảnh hưởng mạnh mẽ đối với sự phát triển của giao thoa văn hóa trong các nghiên cứu văn học và văn hóa. Nhà nhân loại học người Pháp Claude Lévi-Strauss là một nhân vật quan trọng đối với sự phát triển của thuyết cấu trúc luận và thuyết sau này của nó, hậu cấu trúc luận. Sự ảnh hưởng qua lại giữa nhân loại học và các nghiên cứu về văn học/văn hóa trong những năm 1980 được phản ánh rõ trong các tác phẩm sưu tập của James Clifford và George Marcus, Cuốn sách Viết về văn hóa: Các nhà thơ và nhà chính trị của dân tộc học (Writing Culture: the Poetics and Politics of Ethnography) (1986). Nhà nhân loại học của ĐH Harvard Clifford Geertz được coi là người có ảnh hưởng đối với các nhà phê bình văn học như Stephen Greenblatt, trong khi các học giả về văn học/văn hóa khác lại có xu hướng đề cao các tác phẩm của Victor Turner và Mary Douglas.

Giống như chủ nghĩa đa văn hóa, giao thoa văn hóa đôi khi cũng được cấu thành do tư tưởng, trong đó nó thiên về các giá trị như các giá trị liên quan đến liên văn hóa, liên dân tộc, chủ nghĩa thế giới, văn hóa tương tác, và chủ nghĩa toàn cầu. Vì thế, giao thoa văn hóa về cơ bản là một thuật ngữ trung tính, trong đó chân dung ưa thích của các văn hóa khác hay các quá trình hòa trộn văn hóa khác không quan trọng đối với sự phân loại của một tác phẩm hay một tác giả như là giao thoa văn hóa.

Thuyết giao thoa văn hóa hoàn toàn tách biệt với thuyết đa văn hóa. Ở đó thuyết đa văn hóa liên quan đến những biến thể văn hóa bên trong một dân tộc hoặc một nhóm xã hội, thuyết giao thoa văn hóa đề cập đến sự trao đổi bên ngoài đường biên giới của một dân tộc, nhóm văn hóa.

Giao thoa văn hóa trong các nghiên cứu về văn học và văn hóa là một đề mục hữu ích cho các tác phẩm, các nhà văn và các nghệ sỹ không gò bó trong một truyền thống đơn văn hóa. Nếu xét trên phạm vi ý nghĩa của văn hóa ở cấp độ dân tộc, giao thoa văn hóa có thể được coi là chồng chéo với liên dân tộc. Giao thoa văn hóa còn có thể được nói rằng đã kết hợp chặt chẽ với thuộc địa và hậu thuộc địa, vì chủ nghĩa thuộc địa, theo định nghĩa là một hình thức của giao thoa văn hóa. Văn học du lịch cũng đóng một vai trò then chốt đối với văn học giao thoa văn hóa. Về những thuật ngữ khác nhau, "giao thoa văn hóa" là thuật ngữ mang tính bao hàm nhất, vì nó thoát li khỏi sự phụ thuộc của chủ nghĩa liên dân tộc đối với sự hạn chế về nhà nước và thuộc địa/hậu thuộc địa đối với các vùng thuộc địa và thuộc địa cũ. Sự bao hàm này dẫn tới một sự tối nghĩa nhất định của thuật ngữ (mặc dù thuật ngữ này được phái sinh từ chính thuật ngữ văn hóa). Trong thực tế, "giao thoa văn hóa" thường chỉ được áp dụng với những tình huống liên quan đến sự khác biệt văn hóa quan trọng. Vì thế, thuật ngữ này thường không được áp dụng trong các trường hợp liên quan đến sự giao giữa các quốc gia châu Âu, hoặc giữa châu Âu và Hoa Kỳ. Tuy nhiên, không có một lý do rõ ràng tại sao, chẳng hạn, tác phẩm Alexis de Tocqueville's Democracy in America hay thậm chí Woody Allen's Annie Hall (trong đó người giữ vai trò chủ đạo đã trải qua cú sốc văn hóa sau khi đến Los Angeles từ New York City) không được coi là những tác phẩm về giao thoa văn hóa.

Mặc dù sự tranh cãi về những gì hình thành nên một sự khác biệt quan trọng về văn hóa đã gây khó khăn cho các tổ chức, vì thiế "giao thoa văn hóa" rất hữu ích trong việc xác định các nhà văn, nghệ sỹ, tác phẩm...những yếu tố mà có xu hướng rơi giữa dòng chảy của nhiều nền văn hóa.

Butchi - Dịch từ Wiki
 
Ngôn ngữ, cũ thể ở đây có tiếng Việt, thể hiện sự cọ xát của văn hóa Việt Nam, ngày xưa chúng ta sáng tạo chữ Nôm nhưng rất khó học vì phải biết tiếng Hán mới học được chữ đó. Nhưng sau này người Pháp đổi thành chữ quốc ngữ thì dễ học hơn, đó là một biểu hiện của việc cọ xát văn hóa thành công. Ngay cả tiếng Trung Quốc thì cũng phải chuyển qua pinyin để cho người nước ngoài học dễ hơn. Thành công ở đây của việc chuyển qua chữ quốc ngữ là việc có nhiều người biết đọc chữ hơn và dễ tiếp cận văn hóa hơn.

Tại sao ngôn ngữ Việt Nam chỉ nói Hán- Việt chứ không phải Pháp-Việt? Vì tiếng Pháp là đa âm, không phải các cụ ai ngày xưa ai cũng có cơ hội tiếp xúc được, nhưng phải làm việc cho Pháp, nay nghe chữ “đề-ma-ghê” nghe dài quá, ý là nổ xe đi, thì nói là “đề xe đi” cho gọn, đó là Việt hóa rồi đấy thôi. Hay là chữ “essence” tức là xăng, nay nói mỗi chữ “xăng” thôi, bánh “bisque” thì người miền Bắc gọi là “bánh bích quy” hay người miền Nam gọi là “bánh quy” rồi. Rất nhiều từ đã biến hóa và chuyển thành tiếng Việt, nên có một số nhà ngôn ngữ ghi chép lại nguồn gốc của từ ngữ đó nằm ở đâu, nhiều khi có hơn 3 nguồn gốc cho một từ.



Ví dụ là cái bánh mì Baguette tiền thân rất to và tròn, làm rất tốn công, thế nhưng khi Pháp ban bố luật lao động cấm thức đêm thức hôm làm việc thì người Pháp học từ bánh mì Thụy Sĩ nhỏ gọn để thay đổi. Loại bánh này cũng chỉ có khởi nguồn từ đầu thế kỉ 20. Tổng thống Pháp ông Macron đề nghị đưa bánh mì và bữa ăn Pháp vào di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận. Thế giờ hỏi văn hóa là gì thì đặt vấn đề có thể sử dụng câu của ông Macron khi ông đấu tranh với bà Marine Le Pen, phe bảo thủ muốn bài xích văn hóa “bên ngoài”, bảo vệ văn hóa thuần Pháp, thì ông Macron mới phản đối rằng, không có “văn hóa Pháp” mà chỉ có một thứ “văn hóa đa dạng trên nước Pháp”, đó là tôn trọng đa dạng văn hóa. Cả với văn hóa các nước thuộc địa Pháp, phải tôn trọng và bảo tồn ngay cả khi nó đã trở thành một phần của nước Pháp theo các sự kiện lịch sử.

Trong va chạm văn hóa có 3 khuynh hướng: tiếp nhận, bài xích hoặc tự biến mất. Ví như tục nhuộm răng đen tự nhiên biến mất vì khái niệm về cái đẹp đã bị thay đổi. Hay có mấy ai giờ đi ăn trầu? Khi văn hóa không hòa hợp với cuộc sống thì tự nhiên nó biến mất, còn tôn trọng nó thì trong lịch sử nhớ chép lại. Câu hỏi rằng hòa tan tốt hay xấu thì rất nhiều vấn đề phải đặt ra. Không thể nói đó là xấu, rất khó nói. Nhưng nếu hòa tan văn hóa để tạo ra một cái mới cũng đáng khuyến khích, ví như nhạc Rap, ngày xưa là nhạc đường phố, nay lại rất nhiều người biết. Nhạc Rap có tiết tấu đơn giản, nhảy múa, thay lời qua lại.

Theo cô Dung, ở Việt Nam là sướng nhất thế giới, vì du nhập văn hóa rất nhiều. Cái ta cũng có mà cái tây cũng có, Noel (một văn hóa “tây”) cũng có, mà tổ chức rất linh đình trong khi ở Pháp làm gì có chuyện tổ chức cho tết ta (cho kiều bào), chỉ có người Việt tổ chức với nhau, trong khi người Việt có lễ tình nhân, bao nhiêu thứ lễ, thế là sướng. Đó chính là du nhập văn hóa. Còn văn hóa có tồn tại do sự chọn lọc hay không là do rất nhiều yếu tố quyết định. Bây giờ chúng ta tự do hơn, nhưng ngày trước Pháp áp đặt đến thì phải xóa bỏ văn hóa “Tàu”, xóa bỏ hoàn toàn kiểu thi cử Trung Quốc (viết tên vua hay vợ vua sai một chữ cũng trượt) để theo luật mới tự do hơn thì sai hay đúng? Xóa bỏ ở đây lại là tiến bộ. Chúng ta không còn phải quỳ trước mặt vua, đập đầu xuống đất. Bây giờ đơn giản hơn rất nhiều, khi phương Tây đến thì chúng ta đơn giản là cũng tiến bộ hơn rất nhiều. Phụ nữ được đến trường, được thi cử như Marie Curie là người phụ nữ đầu tiên trên giảng đường đại học ở châu Âu. Mà phải thừa nhận rằng chồng bà rất giỏi vì dám thừa nhận, các ông chồng thời đó là giấu nhẹm đi để chứng tỏ là công trình của mình để lấy giải Nobel. Sau này khi ông mất thì bà còn nhận được Nobel thứ hai, khẳng định tài năng của bà là không dựa vào chồng.

Như tượng nữ thần tự do, tại sao không để người đàn ông giơ đuốc mà lại phụ nữ giải phóng hết, vì người phụ nữ bất kì thời xưa nào cũng chịu nhiều thiệt thòi, nay phải đòi tự do. Cô ngày xưa ra nước ngoài học thì bị hỏi học làm gì, thì cô bảo tôi học về sự bình đẳng, từ trẻ con đến người lớn. Người lớn hay bắt trẻ cảm ơn khi cho quà, nhưng người mẹ ít khi cảm ơn khi con làm một điều gì cho mình. Nhưng ở nơi cô sống, bọn trẻ được giáo dục ai đưa thì cũng cảm ơn, ai hỏi gì thì cũng phải xin phép, không có chuyện bố đưa cho con là bình thường, con đưa cho bố là nghĩa vụ. Một người chồng Việt lấy vợ Tây, bố chồng rảnh tay nhưng không xách đồ cho 2 vợ chồng thì bị cô người Tây hỏi, ông bố người Việt nghe xong thì buồn. Nhưng đó là sự bình đẳng của những người còn khỏe mạnh thì nên phụ giúp con cái một tay.

Hay vùng Quebec của Canada nói tiếng Pháp bị người Pháp giễu là nghe rất quê như đi từ một bộ lạc nào từ thế kỉ 17, nhưng họ tự hào vì đã tạo ra một nét văn hóa, họ xây dựng được và để lại nhiều công trình. Hay ngày xưa Pháp đến Việt Nam thì có phát triển ra khu nông thôn hay không, hay chỉ phát triển trong đô thị thì người Pháp rất tôn trọng văn hóa Việt, họ khuyến khích bằng tiền mặt để thúc đẩy những người trí thức có thể đến Việt Nam, từ hội họa họ khám phá ra sơn mài Việt Nam mà chúng ta không khai phá hết, đem về Pháp làm cánh máy bay (ngày nay thì đã tìm ra vật liệu khác tốt hơn nhưng không phủ nhận là sơn mài Việt đầu thế kỉ 20 rất tốt). Tại sao chúng ta không nghiên cứu kĩ mà để cho người Pháp nghiên cứu sâu hơn, họ thấy sơn mài lấy từ một loại cây ở Phú Thọ tốt hơn nhưng rất độc, nên khi về Pháp thì họ cũng thuê những người thợ Việt Nam làm những việc liên quan đến sơn mài. 1915-1920 Pháp đưa rất nhiều người Việt sang Pháp khai thác nhân công rẻ tiền. Nó thành công về sơn mài rất nhiều. Đó là văn hóa Việt Nam tác động đến văn hóa Pháp. Pháp cử những phụ nữ Pháp năm 1908 đến Việt Nam dạy hội họa, có bằng khen của một nước thuộc địa tặng năm 1911.

Quốc ca Việt Nam có nhiều câu rất giống với Quốc ca Pháp, thơ ngày đầu của Xuân Diệu, Tố Hữu rất hay, cái hồn thơ có sẵn trong người nhưng dịch thơ rất sáng tạo, ví như “yêu là chết trong lòng một chút” nhưng ngày xưa đâu có nói chữ yêu như thế, ngày xưa khép nép thì làm gì có yêu mà chết được. Ngày xưa Việt Nam làm gì có tiểu thuyết, Pháp đưa đến và cho tự do phát triển, cụ thể là sao chép dịch. Hồ Biểu Chánh dịch Victor Hugo “Những người khốn khổ” thì đưa bối cảnh Việt nào, nay không ăn cắp bánh mì thì ăn cắp cái khác. Từ từ như thế thì biến tấu thành văn học Việt Nam nay. Nhiều người đưa quan điểm sao Quốc ca Việt Nam độc ác “cờ in máu chiến thắng” nhưng thật ra Quốc ca Pháp cũng y chang.

Trong lịch sử phải có giai đoạn tha thứ và biết tha thứ, sống chân thành. Nước Pháp chủ trương chép đúng sử, dù xấu dù tốt. Khi 36 phố phường Hà Nội, Pháp đến thì cũng không phá đi, mà xây ra ngoài, đó là tôn trọng và giữ gìn văn hóa. Khi nhận được câu hỏi là có một dinh Thượng Thơ chuẩn bị phá thì cũng không nên, đó là tôn trọng chiến thắng của chúng ta khi chúng ta chiến thắng thực dân, để lại một di tích, Pháp giỏi như thế nhưng Pháp cũng thua chúng ta. Tại sao chúng ta không xây dựng ở những nơi đàng hoàng hơn, còn nhiều chỗ khác, trên Hà Nội còn khu Ba Vì đất trống. Pháp muốn di dời khu Paris thì cho mở rộng thành một khu Paris mới rất đẹp. Đừng sợ làm cái cũ, nó làm rồi chúng ta không được làm. Chúng ta có thể xây dựng cái mới, cùng song đồng, đa dạng mà đẹp, chúng ta phải tự thẩm định cái đẹp xấu và chịu sự đánh giá của công chúng.

Ngày xưa cắt tóc ngắn là bị nói, vì ngày xưa phải để dài rồi búi lên. Hay như mặc váy, ngày xưa vua Tự Đức cấm mặc “quần không đáy” khiến dân chúng hãi hùng. Hãy để cho cùng đa dạng tồn tại và để cho quần chúng tự thẩm định, khi trao đổi văn hóa thì không nên xát mạt ai, mình làm cái khác đẹp hơn để quần chúng tự thẩm định. Đã là trao đổi văn hóa thì không xát mạt. Khi trao đổi với khản giả thì cũng phải tôn trọng vì chắc chắn họ còn nghiên cứu sâu hơn ngành mình nói.

Về vụ giáo viên chửi học sinh như lợn thì cô ấy tự bài xích bản thân, không bằng cấp, tự đào thải. Quần chúng sẽ nhận ra tự đào thải. Như cây lúa Việt Nam mình còn nhiều tự ti, nhưng người Pháp từng đưa 20,000 người Việt sang Pháp cứu nguy lương thực trong thế chiến, người Việt trồng lúa có kinh nghiệm lấn biển, biến vùng Camargue (Pháp) hoang vu thành vựa lúa nước Pháp ngày nay. Bản thân Việt Nam là vựa lúa nhưng chưa lấy được một cái bảo tàng nhưng người Pháp đã có bảo tàng lúa. Nhưng buồn là Pháp không nói người Việt từng tham gia và khai khẩn đất để rồi sau này có nhà báo đến khai thác vấn đề đòi tiền hưu cho con cháu người nông dân Việt Nam còn cô Dung khai thác vấn đề ảnh hưởng văn hóa Việt lên nông nghiệp Pháp.



Bên này là Tây, bên này là ta, mà ta cứ bắt chức y chang họ thì họ đến du lịch ta để làm gì? Chúng ta tìm cái đặc sắc của mình hoặc làm tốt hơn để giới thiệu, chứ không phải chê bài thì lại tự mình hạ thấp mình. Cô đi Trường Sa về thấy đảo xây chùa là rất tốt, nó khẳng định tâm linh của người Việt. Nhưng có người đến chùa không bỏ tiền vào hòm công đức mà dúi tay vào cho sư, khổ nỗi ở trên đào thì lấy gì mà tiêu xài. Tự do bình đẳng cũng có giới hạn, phải có phép tắc trong ứng xử. Ở Pháp rất tự do nhưng có phép tắc ứng xử rất bài bản.

Giữ gìn văn hóa thế nào? Không phải cứ mặc áo dài đã là bảo vệ văn hóa, nhưng hãy là nhiều điều đẹp để văn hóa tiếp tục dòng chảy phát triển của mình. Cầm đôi đũa có gì phải là giữ gìn văn hóa không? Mà theo cô thì phải làm cái gì mạnh mẽ hơn, tỏa lan hơn mới là giữ gìn văn hóa. Cái này khó đấy! Vì họ chép sử rất giỏi và kĩ. Cài này ở Việt Nam rất khó vì công tác chép sử gặp nhiều khó khăn. Ví như việc xe tang húc cổng Dinh Độc Lập 30/4, ai lại cho tướng chỉ huy đi đầu trận húc cổng cả. 30 năm sau người Pháp mới tung ra một tấm ảnh bằng chứng, xung trận là những người lính, tướng phải đi sau để chỉ huy. Bây giờ phải tôn trọng lịch sử, ai làm gì thì chép đúng như thế. Ghi chép để gìn giữ văn hóa. Ở Pháp có 200 con đường mang tên Việt Nam (Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Ninh), 7 đường Hồ Chí Minh dù người Pháp rõ ràng thua trận ở Việt Nam, Bác Hồ ngày xưa đến Pháp làm phụ bếp. Một ví dụ của bảo tồn văn hóa là người Pháp dựng nhà lá còn đắt hơn nhà bê tông vì phải chống chịu thời tiết khắc nghiệt, chứ không đập hết đi như ở làng quê Việt hiện nay, đình còn nhỏ hơn nhà dân. Muốn giữ gìn văn hóa thì không được tự ti, tự ti mà mù quáng chạy theo văn hóa Tây là rõ mình đang hạ thấp mình. Ra Trường Sa hỏi chiến sỹ thích sôi động hay trữ tình, thì đồng loạt hô sôi động, đó là một biểu hiện của khát vọng đổi thay.

st
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top