Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
Bạn có thể đã từng nghe nói về Airbnb, trang web cho thuê nhà (hoặc dành một phòng để khách đến thuê nhà của họ) trong một vài ngày tại một thời điểm. Ra đời vào năm 2008, bây giờ trang Airbnb có 550.000 danh sách cho thuê ở 35.000 thành phố trên thế giới, và tự gọi mình là công ty khách sạn cộng đồng lớn nhất thế giới. Vào tháng 7 năm 2013, tờ New York Times tuyên bố rằng Airbnb niêm yết 23.000 phòng và nhà chỉ tại thành phố New York. Đó chính là những ví dụ dễ hiểu nhất để bước đầu hình dung về một “Nền kinh tế chia sẻ”.
Do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào giai đoạn năm 2008-09, cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong vòng 75 năm, nhiều người đã tìm cách chia sẻ và lưu thông hàng hóa hơn là mua để tiết kiệm. Kinh tế chia sẻ ước tính lên đến 3.5 tỉ USD trong năm 2013, và tiếp tục phát triển hơn 25% mỗi năm. Tạp chí Forbes đã lưu ý rằng, sự phát triển nhanh chóng như vậy sẽ tạo nên tiềm năng lớn, kinh tế chia sẻ là “sự chuyển đổi từ việc tăng thu nhập trong một thị trường trả lương trì trệ sang một thị trường kinh tế chia sẻ”. Ví dụ, Avis mua Zipcar, kênh cho thuê xe hơi lớn nhất thế giới khoảng 500 triệu USD. Ebay/Paypal trả 800 triệu USD cho Braintree, nơi cung cấp hệ thống thanh toán điện tử cho Airbnb và những hãng khác.[1]
Kinh tế chia sẻ là gì?
Hai thập kỉ gần đây, những doanh nghiệp mới nổi như Uber, Lyft, Airbnb,.. đã chiếm lĩnh thị trường kinh tế bằng cách thúc đẩy hoạt động thông qua làn sóng chia sẻ, thuê, mượn từ nhà cửa, phương tiện, vật dụng,… tạo thành một xu hướng kinh tế. Thuật ngữ mới để gọi hiện tượng này là “Kinh tế chia sẻ” (Sharing economy).
TaskRabbit, một trang web thường bao gồm những công việc “vặt” nằm trong nghĩa chia sẻ nhưng Mechanical Tuck (thị trường lao động trực tuyến của Amazon) thì không khẳng định điều ấy. Công viên hay thư viện công cộng có nên được coi là ví dụ của nền kinh tế chia sẻ? Có rất nhiều các câu hỏi được đặt ra xung quanh xu hướng kinh tế mới này nhưng tựu chung, hoạt động của nền kinh tế chia sẻ thường rơi vào bốn loại lớn: sự lưu thông của hàng hóa, sự tăng trưởng của tài sản vật chất, trao đổi dịch vụ và chia sẻ tư liệu sản xuất. Nguồn gốc đầu tiên của nền kinh tế chia sẻ là từ năm 1995, với sự thành lập của eBay và Craigslist, hai chợ lưu thông hàng hóa, và ngày nay chắc chắn là những khu chợ tiêu dùng phổ thông. Những trang web này được thúc đẩy trong gần hai thập kỉ với những mặt hàng nhập khẩu giá rẻ. Đến năm 2010, các trang web tương tự đã trở nên thịnh hành, bao gồm cả ThredUp và Threadflip dành cho may mặc, trao đổi miễn phí như Freecycle và Yerdle, các trang web trao đổi hàng hóa như Swapstyle.com. Việc trao đổi trực tuyến ngày nay còn dày đặc thị trường may mặc, sách vở và đồ chơi, thiết bị thể thao, đồ nội thất.
Loại thứ hai nhấn mạnh vào tính sử dụng lâu bền của hàng hóa và các tài sản khác. Ở các quốc gia giàu có, các hộ gia đình mua sắm các sản phẩm hoặc giữ các tài sản nhưng không sử dụng hết tính năng của những tài sản đó (ví dụ, phòng trống và máy cắt cỏ). Tại đây, các nhà sáng lập Zipcarr, một công ty cho phép được thuê tài sản đó theo giờ. Sau cuộc suy thoái kinh tế năm 2009, việc cho thuê tài sản đã trở thành một sáng kiến hấp dẫn và sinh sôi nảy nở. Trong giao thông vận tải, việc nở rộ của các trang web cho thuê (Relay Rides), chia sẻ việc đi xe (Zimride), các dịch vụ đi xe (Uber, UberX, Lyft), chia sẻ xe đạp (Hubway Boston) cũng nở rộ. Trong việc cư trú mà bắt nguồn là CouchSurfing đã bắt đầu ghép nối các khách du lịch lại. Những nỗ lực này dần dần xây dựng được lòng tin từ khách hàng và nhờ đó giảm thiểu các chi phí liên quan đến việc vận chuyển các mặt hàng cồng kềnh.
Loại thứ ba trong hoạt động của nền kinh tế chia sẻ là trao đổi dịch vụ. Nguồn gốc của loại hoạt động này là nằm trong ngân hàng, bắt nguồn từ Hoa Kì vào những năm 1980 để cung cấp các cơ hội cho những người thất nghiệp. Loại hoạt động thứ tư liên quan đến việc tập trung tài sản hoặc chia sẻ không gian để tạo điều kiện cho sản xuất hơn tiêu thụ. Hợp tác xã là một hình thức mang tính lịch sử của việc tập trung tài sản đã được thực hiện. Sau đó, các nền tảng giáo dục như Skillshare.com cũng là một hình thức xây dựng dựa trên loại hoạt động thứ tư này, nhằm cung cấp cho người dùng một sản phẩm với chi phí thấp.
Giáo dục trực tuyến là gì?
Giáo dục trực tuyến được coi là loại hình học tập diễn ra thông qua máy tính. Giáo dục trực tuyến được hỗ trợ chủ yếu thông qua Internet, nhưng cũng có thể được thực hiện với CD-ROM và DVD, âm thanh hoặc video và các phương tiện khác. Có một số phương thức giáo dục hoàn toàn trực tuyến được xây dựng, không hề có bất kì tương tác mặt đối mặt nhưng, công việc học tập và tài liệu đều được phân phối thông qua email, các trang web, diễn đàn trực tuyến và/hoặc đĩa CD hoặc DVD-ROM. Mục đích của giáo dục trực tuyến là cho phép người học học mà không cần theo học một trường học theo cách truyền thống. Giáo dục trực tuyến có thể áp dụng cho các cấp học ở trường học, với nhiều trình độ, và có đủ độ linh hoạt để thích ứng với tất cả các phong cách học tập. Hầu hết các trường cao đẳng và đại học truyền thống sử dụng việc kết hợp giữa môi trường học tập có lớp học vật lí truyền thống với tăng cường các bài học trực tuyến.
Từ giao thức ngang hàng đến giáo dục trực tuyến
Nếu nền kinh tế truyền thống tạo nên một mô hình tập trung về mặt địa lí thì nền kinh tế chia sẻ lại được duy trì bởi mô hình tập trung về mặt nhu cầu, qua việc thiết lập vô số các giáo thức ngang hàng (peer-to-peer). Con người là trung tâm của một nền kinh tế chia sẻ. Điều đó có ý nghĩa rằng, đó là trong một nền kinh tế công dân, và công dân được tích cực tham gia vào một cộng đồng và xã hội rộng lớn hơn. Những người tham gia một nền kinh tế chia sẻ là các cá nhân, các cộng đồng dân cư, các công ty, tổ chức, hiệp hội, tất cả đều được đặt trong một hệ thống chia sẻ hiệu quả cao mà trong đó, tất cả các đóng góp đều được hưởng lợi từ đó. Quyền con người trong nền kinh tế đó được tôn trọng và đảm bảo. Mỗi người vừa là nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ, đồng thời cũng là những người sáng tạo, cộng tác viên, các nhà sản xuất, đồng sản xuất, nhà phân phối và tái phân phối. Trong kinh doanh, tất cả mọi người-đồng chủ sở hữu, nhân viên và khách hàng – được đánh giá cao cùng với các ý kiến và ý tưởng của họ được tôn trọng, được tích hợp vào các doanh nghiệp ở các cấp trong chuỗi cung ứng, tổ chức và phát triển.
Bản thân giáo dục trực tuyến nằm trong loại hình hoạt động thứ tư của nền Kinh tế chia sẻ. Giáo dục hướng đến chủ thể con người, hay nói cách khác, trọng tâm của hoạt động giáo dục là hướng đến đối tượng con người – trung tâm của một nền kinh tế chia sẻ. Giáo dục trực tuyến cũng không nằm ngoài điều đó. Người học không cần phải bó buộc trong một trường, lớp học cố định mà tự tạo nên ngôi trường của mình bằng nhiều lớp học, mỗi lớp học là một giao thức peer-to-peer được chọn lựa theo tiêu chí phù hợp nhất với bản thân. Các biến đổi trong giáo dục theo thời gian được thúc đẩy bởi sự sáng tạo và chuyển giao công nghệ xuyên biên giới. Các giải pháp công nghệ dần trở thành cơ sở hạ tầng trụ cột trong cấu trúc xã hội nói chung, và việc vận hành các mô hình giáo dục nói riêng, nhấn mạnh vai trò của giải pháp mang tính xương sống của xã hội (tức là cơ sở hạ tầng). Ba lĩnh vực cơ sở hạ tầng có tác động lớn nhất đến các biến đổi là: Cơ sở hạ tầng truyền thông (bao gồm các lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông – ICT- có ảnh hưởng đến tất cả các quá trình lưu trữ và truyền tải thông tin); cơ sở hạ tầng sản xuất và tiêu dùng: các lĩnh vực tài chính và đầu tư phổ biến cho kinh tế và giáo dục; cơ sở hạ tầng cho y tế và sức khỏe. Công nghệ hiện đại, đặc biệt là ICT (Công nghệ Thông tin và Truyền thông) giúp người dùng giảm thiểu được đáng kể chi phí, giảm thiểu các sự khác biệt về văn hoá, nhanh chóng rút ngắn khoảng cách giữa các vùng miền, đồng thời duy trì được tính chuyên biệt của từng người học. Đó là cơ sở để thúc đẩy thị trường giáo dục trực tuyến toàn cầu khiến tăng trưởng trong năm 2015 ước tính có quy mô 107 tỉ USD, bằng khoảng 80% qui mô của thị trường quảng cáo trực tuyến toàn cầu năm 2014 với 137 tỉ USD[2]. Từ những hình thức đơn giản ban đầu như giảng dạy qua các video được ghi lại, giảng dạy, học nhóm qua skype… cho tới các nền tảng tương tác mạnh mẽ hơn, có thể kiểm tra, lưu trữ và phân tích biểu cảm của người học, giáo dục trực tuyến thực sự đã tạo nên một làn sóng lớn, dù chưa phải là một cuộc cách mạng nhưng cũng không hề thất bại.
Peer-to-peer hiện hữu trong giáo dục trực tuyến có thể hiểu đơn giản là sự ngang hàng, xoá đi mọi rào cản. Bất cứ ai có kiến thức, khả năng truyền đạt tốt đều có thể trở thành người đi dạy, và bất cứ ai có nhu cầu đều có thể trở thành người đi học.
Sự chuyển dịch này ở các nước nghèo, và các nước đang phát triển có phần trì trệ hơn, bởi người sử dụng lao động thường lúng túng khi tuyển dụng những người có bằng cấp, chứng chỉ từ các chương trình học trực tuyến. Ở các nước đang phát triển như Việt Nam, hoặc các nước đang ở điểm nóng tăng trưởng như Trung Quốc, tư duy này thay đổi ngày một rõ rệt hơn. Sự lệ thuộc vào bằng cấp đang dần nhường chỗ lại cho sự thành thục về các kỹ năng thực chất.
Từ giáo dục trực tuyến đến các mô hình chia sẻ
Nếp sống gấp khiến cho nhu cầu tiếp thu kiến thức, rèn luyện bản thân cũng trở nên gấp gáp hơn. Nhu cầu của người học không chỉ dừng lại ở việc được cung cấp thông tin, nên các phương thức giảng dạy truyền thống đã trở nên lỗi thời. Với cùng một nội dung học giống nhau, người học ngày nay có thể học nhiều khoá học, với nhiều giáo sư, vừa để mở rộng các góc tiếp cận vấn đề, và vừa nâng được độ sâu của mình về chính môn học đó.
Với sự phát triển phức hợp của các công việc, người học không chỉ có nhu cầu đơn lẻ về một ngành học duy nhất. Người học thường tự đặt ra nhu cầu về kỹ năng tích hợp của bản thân và triển khai việc học tập để hình thành các nhóm kĩ năng đó. Điều này là không tưởng đối với mô hình trường học truyền thống, nhưng lại là điều bình thường với giáo dục trực tuyến.
Bởi vì giáo dục trực tuyến chỉ yêu cầu người học có một máy tính có truy cập Internet hoặc một ổ đĩa CD/DVD-ROM, nên sinh viên có thể học tập ở nhà, tại thư viện, quán café hoặc bất kì địa điểm nào có quyền truy cập Internet. Đây là lí do tại sao giáo dục trực tuyến là một trong những lựa chọn yêu thích của những người đi làm toàn thời gian hoặc bán thời gian, hoặc không đủ khả năng đi đến trường học. Giáo dục trực tuyến cũng là một trong những lựa chọn của những cha mẹ có con nhỏ hoặc nhu cầu đặc biệt. Giáo dục trực tuyến cũng có thể tiết kiệm cho người học một khoản tiền, trong đó bao gồm tiền sửa chữa xe, kiếm chỗ đỗ xe, chi phí xăng xe. Họ hoàn toàn có thể học ở nhà mà vẫn có được những tương tác xã hội thông qua cổng thông tin liên lạc trực tuyến cũng như các tài liệu giáo dục. Một lợi ích khác nữa của giáo dục trực tuyến là tự định hướng. Không giống như các phương pháp giáo dục truyền thống, giáo dục trực tuyến cho phép người học quản lí được tốc độ học tập của mình một cách thoải mái nhất. Đối với những người học tìm kiếm mức độ học tập chuyên nghiệp, cần phải hoàn thành khóa học, hay chứng chỉ trong một khoảng thời gian nhất định, giáo dục trực tuyến là lựa chọn linh hoạt hơn so với việc thực hiện các yêu cầu ở tổ chức học tập truyền thống. Giáo dục trực tuyến cũng được ca ngợi như là một lựa chọn có chi phí thấp cho những người tìm kiếm việc học thêm. Chi phí dành cho các lớp học cá nhân tùy thuộc vào vị trí, mức độ hoặc loại chương trình. Các trường đại học trực tuyến thường thu tiền học phí giống như cách các trường đại học truyền thống làm, bằng cách thu phí cho mỗi giờ. Nhưng cũng giống như các trường đại học truyền thống, các trường học trực tuyến cũng có học bổng, trợ cấp và vay vốn cho sinh viên.
MOOCs ra đời trong xu thế của thời đại và bắt đầu tăng trưởng trong sự hội tụ của một nền giáo dục trực tuyến và sức mạnh vũ bão của Internet vào cuối những năm 2000. MOOCs bắt đầu thực sự cất cánh ở Mĩ khi một số giáo sư Đại học Standford bắt đầu cung cấp các khóa học trực tuyến của họ. Khởi đầu là Giáo sư Sebastian Thrun với khóa học giới thiệu Trí tuệ nhân tạo trực tuyến, tiếp theo là giáo sư Andrew Ng và Jennifer Widom. Các khóa học trực tuyến dần phát triền và tìm kiếm nguồn doanh thu mới, chính là nguyên nhân để các trường đại học tiếp tục tạo ra các phiên bản phi lợi nhuận theo cách của riêng họ trong mảng dịch vụ lớp học trực tuyến. MIT tiếp tục sự phát triển bằng cách xây dựng một tập đoạn phi lợi nhuận của các trường đại học cung cấp khóa học trực tuyến thông qua EDX. Nhiều trường đại học khác kết hợp với Coursera cung cấp các khóa học trực tuyến hoặc cổng thông tin riêng. Udacity, một công ty lớn trong lĩnh vực này đã hợp tác với các trường đại học cụ thể để cung cấp các khóa học trực tuyến như là một phần của chương trình học. Bên cạnh đó cũng có các mô hình kinh doanh cung cấp các nội dung giáo dục khác nhau: Khan Academy cung cấp các hướng dẫn học tập trực tuyến, Udemy cho phép bất kì ai lưu trữ các khóa học theo cách của riêng họ, một vài trong số đó là miễn phí, trong khi một số khác có giá trị lên đến hàng trăm đô la. MOOCs chỉ là một phân đoạn của một ngành công nghiệp phát triển được dọi là “EdTech” mà một số nhà nghiên cứu coi đó là sự “phá vỡ” giáo dục đại học truyền thông và thị trường giáo dục khác.
Sự khác biệt lớn nhất trong các video của MOOCs và video giáo dục đơn giản là hình thức đánh giá[3]. Có hai cách đánh giá cơ bản thường được thực hiện. Một là việc hoàn thành bài kiểm tra và thử nghiệm nhiều lựa chọn. Hai là đánh giá ngang bằng (peer-grading), đặc biệt đối với hoạt động viết. Với hàng ngàn sinh viên đăng kí khóa học này, việc chấm điểm, đánh giá ngang hàng giúp giảm bớt gánh nặng cho giảng viên.
Công nghệ MOOCs sử dụng được xây dựng trên nền tảng Internet. Hầu hết các khóa học đều được truyền tải thông qua các video trực tuyến, đòi hỏi sự hợp tác của nhiều người bao gồm cả quay phim chụp ảnh, thiết kế giảng dạy, các chuyên gia công nghệ thông tin và các chuyên gia nền tảng. Nhìn chung, các khóa học này đòi hỏi nhiều lao động tham gia sản xuất hơn là một khóa học đơn giản ở một trường đại học, nơi mà một giáo sư cùng với vài trợ lí có thể giảng tối đa 100-300 sinh viên. MOOCs cũng phụ thuộc vào quyền truy cập kết nối Internet tốc độ cao đáng tin cậy để chia sẻ nội dung. Bởi sức mạnh của các máy chủ hiện nay, hầu như không có giới hạn của con người để có thể “ghi danh” trong một khóa học. Một nền tảng mã nguồn được mở cho bất kì ai có thể tham gia.
Các mô hình thành công
Trường Minerva[4] hay Đại học Phoenix đều là những mô hình giáo dục theo giao thức ngang hàng và đạt được thành công. Đối với trường Minerva, được thành lập vào năm 2012 với mục tiêu cung cấp một nền tảng giáo dục nghệ thuật và khoa học giáo dục để đào tạo nên những sinh viên năng động nhất trên thế giới. Tầm nhìn của trường hướng đến việc chuẩn bị cho sinh viên trở thành những thế hệ nhà lãnh đạo toàn cầu tiếp theo có những cải cách tích cực ảnh hưởng đến tương lai. Với việc kết hợp một chương trình giảng dạy liên ngành nghiêm ngặt, kết hợp với các trải nghiệm văn hóa, nhập vai, hướng dẫn chuyên môn với sự tham gia của các giáo viên trực tiếp, sinh viên được trang bị các kĩ năng để phát huy tiềm năng to lớn của mình. Nền giáo dục được xây dựng tại trường Minerva là nền giáo dục được triển khai thông qua hàng loạt các đánh giá, các cuộc phỏng vấn, chấp nhận tất cả các ứng viên đủ điều kiện. Học tại Minerva, sinh viên được tham gia các hoạt động trải nghiệm trực tiếp từ bạn bè khắp nơi trên thế giới trong một loạt những hoạt động tới bảy thành phố khác nhau trong bốn năm học. Từ San Francisco đến Buenos Aires, Berlin đến Mumbai, những kinh nghiệm quốc tế phong phú cho phép sinh viên mở rộng quan điểm và làm sâu sắc thêm sự hiểu biết về thế giới. Tận dùng việc chia sẻ về không gian trải nghiệm học tập, sau năm đầu tiên ở San Francisco, sinh viên thay đổi vị trí trong mỗi học kỳ, cho phép sinh viên tối đa hóa việc hiểu các nền văn hóa khác nhau cùng các bạn cùng lớp. Ngoài ra, những mối quan hệ với những người khác trong thời gian sống tại mỗi thành phố tạo nên một mạng lưới toàn cầu cũng giúp ích cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Tại Minerva, sinh viên hiểu thế giới thông qua những trải nghiệm tận mắt.
Đối với Đại học Phoenix[5], Bộ Giáo dục Mĩ thường xuyên đánh giá lịch trình và các hoạt động của trường. Chính quyền liên bang nghiên cứu các cách thức phân phối của tập đoàn Apollo đối với sinh viên. Các lợi ích trong ngành công nghiệp phi lợi nhuận phát triển khiến nhiều người Mĩ theo đuổi con đường giáo dục truyền thống để có được một nền giáo dục đại học. Mark Brenner, cố vấn của Apollo đã nhấn mạnh rằng, trường đại học Phoenix nỗ lực cải thiện các dịch vụ cung cấp cho sinh viên, cuối cùng sẽ tăng tỉ lệ tốt nghiệp và cho vay trả nợ. Hoạt động của trường khiến Phoenix được đánh giá có tiềm năng trở thành nhà lãnh đạo trong ngành công nghiệp mới. Lịch trình học tập, thiết kế giảng dạy tại Phoenix được thiết kế hướng đến tính hiệu quả, đưa giáo dục đại học đến với tất cả mọi đối tượng. Sinh viên vào trường không cần phải trình điểm thi tuyển sinh hoặc nộp bài luận nhập học, thay vào đó, sinh viên cần làm ở một nơi để có thể áp dụng các lí thuyết và phương pháp đã được học trong lớp học. Việc lập kế hoạch học tập cũng được cung cấp linh hoạt dựa trên hoạt động của một kì hoặc quý. Điều này có nghĩa là sinh viên có thể bắt đầu ngay lập tức hoặc đăng kí học tại trường vào bất kì thời gian nào trong năm.
Tương lai của giáo dục trực tuyến trong nền Kinh tế chia sẻ
Không chỉ các nước tiên tiến mà cả những nước đang phát triển đều đang phải đối mặt với thách thức về giáo dục trong nền kinh tế chia sẻ. Nhóm các nước đang phát triển nhanh chóng thiết lập thành công hệ thống giáo dục của mình bằng cách sao chép các mô hình của các nước công nghiệp hóa. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng, hệ thống giáo dục hiện nay của các nước tiên tiến đang tự chuyển mình, điều đó dẫn đến một nguy cơ cho các quốc gia đang phát triển là họ có thể mua các sản phẩm giáo dục không tốt, các công thức giáo dục tồn kho, thậm chí lỗi thời chỉ trong 10-15 năm. Tương lai của giáo dục trở thành một trong những chủ đề đang được thảo luận nhiều nhất hiện nay. Tất cả các tầng lớp từ các chuyên gia giáo dục đến các nhà nghiên cứu đều đang thảo luận về tương lai của giáo dục và làm thế nào để chuẩn bị tốt nhất. Ngay cả mô hình tạo được thành công như Đại học Phoenix cũng có những tổn thất nhất định dù vào năm 2010 đã mang về doanh thu gần 5 tỷ USD. Doanh thu và tuyển sinh đã giảm khoảng 14% trong quý gần nhất so với một năm trước đây, cổ phiếu bắt đầu rớt giá, chứng khoán chao đảo gần như 30% . Năm 2012, Đại học Phoenix đóng cửa 115 khuôn viên của mình. Khi một ngành công nghiệp phát triển tới ngưỡng hái ra tiền bắt đầu phải vượt qua những chỉ trích về chất lượng giáo dục và chi phí, họ vẫn đối diện với những tranh luận quốc gia về giá trị của giáo dục đại học[6].
Trong khi tương lai của giáo dục hiện vẫn chưa được biết đến, vẫn có thể nhìn thấy hai dấu hiệu chính của việc nền kinh tế chia sẻ là chất xúc tác cho đường đi của giáo dục hiện đại.
Thứ nhất, cả OER và Creative Commons đều chứng minh một quan điểm rằng có thể tận dụng được nguồn tài nguyên mở, và truy cập miễn phí trong giáo dục. Với MOOCs, các giảng viên không còn cần phải làm việc trong mối quan hệ trực tiếp với một trường đại học để kiếm tiền từ kho học liệu của họ, mà hoàn toàn có thể tạo ra các ebooks hoặc bán các bài giảng của họ. Những người đi tiên phong sáng kiến này phải kể đến MIT với OpenCourseware, Khan Academy và Openstax đã đưa việc giáo dục miễn phí thành một dòng chính và có bước tiến lớn trong việc truy cập các tài nguyên giáo dục chất lượng.
Thứ hai, ngày nay, truyền thông xã hội không chỉ thay đổi cách chúng ta giao tiếp mà còn thay đổi cách chúng ta chia sẻ và tiếp thu thông tin. Phương tiện truyền thông có thể cung cấp cho tất cả mọi người một tiếng nói riêng. Phương tiện truyền thông xã hội giúp cho các nội dung cần thiết có thể được chia sẻ.
Câu hỏi đặt ra cho tương lai của giáo dục hiện nay, vì vậy không phải là “Có phải tương lai của nền giáo dục là sự chia sẻ không?” mà vẫn là: “Có phải chúng ta đã sẵn sàng nắm lấy tương lai của giáo dục?”
theo Hoàng Giang Quỳnh Anh| ĐH FPT
Do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào giai đoạn năm 2008-09, cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong vòng 75 năm, nhiều người đã tìm cách chia sẻ và lưu thông hàng hóa hơn là mua để tiết kiệm. Kinh tế chia sẻ ước tính lên đến 3.5 tỉ USD trong năm 2013, và tiếp tục phát triển hơn 25% mỗi năm. Tạp chí Forbes đã lưu ý rằng, sự phát triển nhanh chóng như vậy sẽ tạo nên tiềm năng lớn, kinh tế chia sẻ là “sự chuyển đổi từ việc tăng thu nhập trong một thị trường trả lương trì trệ sang một thị trường kinh tế chia sẻ”. Ví dụ, Avis mua Zipcar, kênh cho thuê xe hơi lớn nhất thế giới khoảng 500 triệu USD. Ebay/Paypal trả 800 triệu USD cho Braintree, nơi cung cấp hệ thống thanh toán điện tử cho Airbnb và những hãng khác.[1]
Kinh tế chia sẻ là gì?
Hai thập kỉ gần đây, những doanh nghiệp mới nổi như Uber, Lyft, Airbnb,.. đã chiếm lĩnh thị trường kinh tế bằng cách thúc đẩy hoạt động thông qua làn sóng chia sẻ, thuê, mượn từ nhà cửa, phương tiện, vật dụng,… tạo thành một xu hướng kinh tế. Thuật ngữ mới để gọi hiện tượng này là “Kinh tế chia sẻ” (Sharing economy).
TaskRabbit, một trang web thường bao gồm những công việc “vặt” nằm trong nghĩa chia sẻ nhưng Mechanical Tuck (thị trường lao động trực tuyến của Amazon) thì không khẳng định điều ấy. Công viên hay thư viện công cộng có nên được coi là ví dụ của nền kinh tế chia sẻ? Có rất nhiều các câu hỏi được đặt ra xung quanh xu hướng kinh tế mới này nhưng tựu chung, hoạt động của nền kinh tế chia sẻ thường rơi vào bốn loại lớn: sự lưu thông của hàng hóa, sự tăng trưởng của tài sản vật chất, trao đổi dịch vụ và chia sẻ tư liệu sản xuất. Nguồn gốc đầu tiên của nền kinh tế chia sẻ là từ năm 1995, với sự thành lập của eBay và Craigslist, hai chợ lưu thông hàng hóa, và ngày nay chắc chắn là những khu chợ tiêu dùng phổ thông. Những trang web này được thúc đẩy trong gần hai thập kỉ với những mặt hàng nhập khẩu giá rẻ. Đến năm 2010, các trang web tương tự đã trở nên thịnh hành, bao gồm cả ThredUp và Threadflip dành cho may mặc, trao đổi miễn phí như Freecycle và Yerdle, các trang web trao đổi hàng hóa như Swapstyle.com. Việc trao đổi trực tuyến ngày nay còn dày đặc thị trường may mặc, sách vở và đồ chơi, thiết bị thể thao, đồ nội thất.
Loại thứ hai nhấn mạnh vào tính sử dụng lâu bền của hàng hóa và các tài sản khác. Ở các quốc gia giàu có, các hộ gia đình mua sắm các sản phẩm hoặc giữ các tài sản nhưng không sử dụng hết tính năng của những tài sản đó (ví dụ, phòng trống và máy cắt cỏ). Tại đây, các nhà sáng lập Zipcarr, một công ty cho phép được thuê tài sản đó theo giờ. Sau cuộc suy thoái kinh tế năm 2009, việc cho thuê tài sản đã trở thành một sáng kiến hấp dẫn và sinh sôi nảy nở. Trong giao thông vận tải, việc nở rộ của các trang web cho thuê (Relay Rides), chia sẻ việc đi xe (Zimride), các dịch vụ đi xe (Uber, UberX, Lyft), chia sẻ xe đạp (Hubway Boston) cũng nở rộ. Trong việc cư trú mà bắt nguồn là CouchSurfing đã bắt đầu ghép nối các khách du lịch lại. Những nỗ lực này dần dần xây dựng được lòng tin từ khách hàng và nhờ đó giảm thiểu các chi phí liên quan đến việc vận chuyển các mặt hàng cồng kềnh.
Loại thứ ba trong hoạt động của nền kinh tế chia sẻ là trao đổi dịch vụ. Nguồn gốc của loại hoạt động này là nằm trong ngân hàng, bắt nguồn từ Hoa Kì vào những năm 1980 để cung cấp các cơ hội cho những người thất nghiệp. Loại hoạt động thứ tư liên quan đến việc tập trung tài sản hoặc chia sẻ không gian để tạo điều kiện cho sản xuất hơn tiêu thụ. Hợp tác xã là một hình thức mang tính lịch sử của việc tập trung tài sản đã được thực hiện. Sau đó, các nền tảng giáo dục như Skillshare.com cũng là một hình thức xây dựng dựa trên loại hoạt động thứ tư này, nhằm cung cấp cho người dùng một sản phẩm với chi phí thấp.
Giáo dục trực tuyến là gì?
Giáo dục trực tuyến được coi là loại hình học tập diễn ra thông qua máy tính. Giáo dục trực tuyến được hỗ trợ chủ yếu thông qua Internet, nhưng cũng có thể được thực hiện với CD-ROM và DVD, âm thanh hoặc video và các phương tiện khác. Có một số phương thức giáo dục hoàn toàn trực tuyến được xây dựng, không hề có bất kì tương tác mặt đối mặt nhưng, công việc học tập và tài liệu đều được phân phối thông qua email, các trang web, diễn đàn trực tuyến và/hoặc đĩa CD hoặc DVD-ROM. Mục đích của giáo dục trực tuyến là cho phép người học học mà không cần theo học một trường học theo cách truyền thống. Giáo dục trực tuyến có thể áp dụng cho các cấp học ở trường học, với nhiều trình độ, và có đủ độ linh hoạt để thích ứng với tất cả các phong cách học tập. Hầu hết các trường cao đẳng và đại học truyền thống sử dụng việc kết hợp giữa môi trường học tập có lớp học vật lí truyền thống với tăng cường các bài học trực tuyến.
Từ giao thức ngang hàng đến giáo dục trực tuyến
Nếu nền kinh tế truyền thống tạo nên một mô hình tập trung về mặt địa lí thì nền kinh tế chia sẻ lại được duy trì bởi mô hình tập trung về mặt nhu cầu, qua việc thiết lập vô số các giáo thức ngang hàng (peer-to-peer). Con người là trung tâm của một nền kinh tế chia sẻ. Điều đó có ý nghĩa rằng, đó là trong một nền kinh tế công dân, và công dân được tích cực tham gia vào một cộng đồng và xã hội rộng lớn hơn. Những người tham gia một nền kinh tế chia sẻ là các cá nhân, các cộng đồng dân cư, các công ty, tổ chức, hiệp hội, tất cả đều được đặt trong một hệ thống chia sẻ hiệu quả cao mà trong đó, tất cả các đóng góp đều được hưởng lợi từ đó. Quyền con người trong nền kinh tế đó được tôn trọng và đảm bảo. Mỗi người vừa là nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ, đồng thời cũng là những người sáng tạo, cộng tác viên, các nhà sản xuất, đồng sản xuất, nhà phân phối và tái phân phối. Trong kinh doanh, tất cả mọi người-đồng chủ sở hữu, nhân viên và khách hàng – được đánh giá cao cùng với các ý kiến và ý tưởng của họ được tôn trọng, được tích hợp vào các doanh nghiệp ở các cấp trong chuỗi cung ứng, tổ chức và phát triển.
Bản thân giáo dục trực tuyến nằm trong loại hình hoạt động thứ tư của nền Kinh tế chia sẻ. Giáo dục hướng đến chủ thể con người, hay nói cách khác, trọng tâm của hoạt động giáo dục là hướng đến đối tượng con người – trung tâm của một nền kinh tế chia sẻ. Giáo dục trực tuyến cũng không nằm ngoài điều đó. Người học không cần phải bó buộc trong một trường, lớp học cố định mà tự tạo nên ngôi trường của mình bằng nhiều lớp học, mỗi lớp học là một giao thức peer-to-peer được chọn lựa theo tiêu chí phù hợp nhất với bản thân. Các biến đổi trong giáo dục theo thời gian được thúc đẩy bởi sự sáng tạo và chuyển giao công nghệ xuyên biên giới. Các giải pháp công nghệ dần trở thành cơ sở hạ tầng trụ cột trong cấu trúc xã hội nói chung, và việc vận hành các mô hình giáo dục nói riêng, nhấn mạnh vai trò của giải pháp mang tính xương sống của xã hội (tức là cơ sở hạ tầng). Ba lĩnh vực cơ sở hạ tầng có tác động lớn nhất đến các biến đổi là: Cơ sở hạ tầng truyền thông (bao gồm các lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông – ICT- có ảnh hưởng đến tất cả các quá trình lưu trữ và truyền tải thông tin); cơ sở hạ tầng sản xuất và tiêu dùng: các lĩnh vực tài chính và đầu tư phổ biến cho kinh tế và giáo dục; cơ sở hạ tầng cho y tế và sức khỏe. Công nghệ hiện đại, đặc biệt là ICT (Công nghệ Thông tin và Truyền thông) giúp người dùng giảm thiểu được đáng kể chi phí, giảm thiểu các sự khác biệt về văn hoá, nhanh chóng rút ngắn khoảng cách giữa các vùng miền, đồng thời duy trì được tính chuyên biệt của từng người học. Đó là cơ sở để thúc đẩy thị trường giáo dục trực tuyến toàn cầu khiến tăng trưởng trong năm 2015 ước tính có quy mô 107 tỉ USD, bằng khoảng 80% qui mô của thị trường quảng cáo trực tuyến toàn cầu năm 2014 với 137 tỉ USD[2]. Từ những hình thức đơn giản ban đầu như giảng dạy qua các video được ghi lại, giảng dạy, học nhóm qua skype… cho tới các nền tảng tương tác mạnh mẽ hơn, có thể kiểm tra, lưu trữ và phân tích biểu cảm của người học, giáo dục trực tuyến thực sự đã tạo nên một làn sóng lớn, dù chưa phải là một cuộc cách mạng nhưng cũng không hề thất bại.
Peer-to-peer hiện hữu trong giáo dục trực tuyến có thể hiểu đơn giản là sự ngang hàng, xoá đi mọi rào cản. Bất cứ ai có kiến thức, khả năng truyền đạt tốt đều có thể trở thành người đi dạy, và bất cứ ai có nhu cầu đều có thể trở thành người đi học.
Sự chuyển dịch này ở các nước nghèo, và các nước đang phát triển có phần trì trệ hơn, bởi người sử dụng lao động thường lúng túng khi tuyển dụng những người có bằng cấp, chứng chỉ từ các chương trình học trực tuyến. Ở các nước đang phát triển như Việt Nam, hoặc các nước đang ở điểm nóng tăng trưởng như Trung Quốc, tư duy này thay đổi ngày một rõ rệt hơn. Sự lệ thuộc vào bằng cấp đang dần nhường chỗ lại cho sự thành thục về các kỹ năng thực chất.
Từ giáo dục trực tuyến đến các mô hình chia sẻ
Nếp sống gấp khiến cho nhu cầu tiếp thu kiến thức, rèn luyện bản thân cũng trở nên gấp gáp hơn. Nhu cầu của người học không chỉ dừng lại ở việc được cung cấp thông tin, nên các phương thức giảng dạy truyền thống đã trở nên lỗi thời. Với cùng một nội dung học giống nhau, người học ngày nay có thể học nhiều khoá học, với nhiều giáo sư, vừa để mở rộng các góc tiếp cận vấn đề, và vừa nâng được độ sâu của mình về chính môn học đó.
Với sự phát triển phức hợp của các công việc, người học không chỉ có nhu cầu đơn lẻ về một ngành học duy nhất. Người học thường tự đặt ra nhu cầu về kỹ năng tích hợp của bản thân và triển khai việc học tập để hình thành các nhóm kĩ năng đó. Điều này là không tưởng đối với mô hình trường học truyền thống, nhưng lại là điều bình thường với giáo dục trực tuyến.
Bởi vì giáo dục trực tuyến chỉ yêu cầu người học có một máy tính có truy cập Internet hoặc một ổ đĩa CD/DVD-ROM, nên sinh viên có thể học tập ở nhà, tại thư viện, quán café hoặc bất kì địa điểm nào có quyền truy cập Internet. Đây là lí do tại sao giáo dục trực tuyến là một trong những lựa chọn yêu thích của những người đi làm toàn thời gian hoặc bán thời gian, hoặc không đủ khả năng đi đến trường học. Giáo dục trực tuyến cũng là một trong những lựa chọn của những cha mẹ có con nhỏ hoặc nhu cầu đặc biệt. Giáo dục trực tuyến cũng có thể tiết kiệm cho người học một khoản tiền, trong đó bao gồm tiền sửa chữa xe, kiếm chỗ đỗ xe, chi phí xăng xe. Họ hoàn toàn có thể học ở nhà mà vẫn có được những tương tác xã hội thông qua cổng thông tin liên lạc trực tuyến cũng như các tài liệu giáo dục. Một lợi ích khác nữa của giáo dục trực tuyến là tự định hướng. Không giống như các phương pháp giáo dục truyền thống, giáo dục trực tuyến cho phép người học quản lí được tốc độ học tập của mình một cách thoải mái nhất. Đối với những người học tìm kiếm mức độ học tập chuyên nghiệp, cần phải hoàn thành khóa học, hay chứng chỉ trong một khoảng thời gian nhất định, giáo dục trực tuyến là lựa chọn linh hoạt hơn so với việc thực hiện các yêu cầu ở tổ chức học tập truyền thống. Giáo dục trực tuyến cũng được ca ngợi như là một lựa chọn có chi phí thấp cho những người tìm kiếm việc học thêm. Chi phí dành cho các lớp học cá nhân tùy thuộc vào vị trí, mức độ hoặc loại chương trình. Các trường đại học trực tuyến thường thu tiền học phí giống như cách các trường đại học truyền thống làm, bằng cách thu phí cho mỗi giờ. Nhưng cũng giống như các trường đại học truyền thống, các trường học trực tuyến cũng có học bổng, trợ cấp và vay vốn cho sinh viên.
MOOCs ra đời trong xu thế của thời đại và bắt đầu tăng trưởng trong sự hội tụ của một nền giáo dục trực tuyến và sức mạnh vũ bão của Internet vào cuối những năm 2000. MOOCs bắt đầu thực sự cất cánh ở Mĩ khi một số giáo sư Đại học Standford bắt đầu cung cấp các khóa học trực tuyến của họ. Khởi đầu là Giáo sư Sebastian Thrun với khóa học giới thiệu Trí tuệ nhân tạo trực tuyến, tiếp theo là giáo sư Andrew Ng và Jennifer Widom. Các khóa học trực tuyến dần phát triền và tìm kiếm nguồn doanh thu mới, chính là nguyên nhân để các trường đại học tiếp tục tạo ra các phiên bản phi lợi nhuận theo cách của riêng họ trong mảng dịch vụ lớp học trực tuyến. MIT tiếp tục sự phát triển bằng cách xây dựng một tập đoạn phi lợi nhuận của các trường đại học cung cấp khóa học trực tuyến thông qua EDX. Nhiều trường đại học khác kết hợp với Coursera cung cấp các khóa học trực tuyến hoặc cổng thông tin riêng. Udacity, một công ty lớn trong lĩnh vực này đã hợp tác với các trường đại học cụ thể để cung cấp các khóa học trực tuyến như là một phần của chương trình học. Bên cạnh đó cũng có các mô hình kinh doanh cung cấp các nội dung giáo dục khác nhau: Khan Academy cung cấp các hướng dẫn học tập trực tuyến, Udemy cho phép bất kì ai lưu trữ các khóa học theo cách của riêng họ, một vài trong số đó là miễn phí, trong khi một số khác có giá trị lên đến hàng trăm đô la. MOOCs chỉ là một phân đoạn của một ngành công nghiệp phát triển được dọi là “EdTech” mà một số nhà nghiên cứu coi đó là sự “phá vỡ” giáo dục đại học truyền thông và thị trường giáo dục khác.
Sự khác biệt lớn nhất trong các video của MOOCs và video giáo dục đơn giản là hình thức đánh giá[3]. Có hai cách đánh giá cơ bản thường được thực hiện. Một là việc hoàn thành bài kiểm tra và thử nghiệm nhiều lựa chọn. Hai là đánh giá ngang bằng (peer-grading), đặc biệt đối với hoạt động viết. Với hàng ngàn sinh viên đăng kí khóa học này, việc chấm điểm, đánh giá ngang hàng giúp giảm bớt gánh nặng cho giảng viên.
Công nghệ MOOCs sử dụng được xây dựng trên nền tảng Internet. Hầu hết các khóa học đều được truyền tải thông qua các video trực tuyến, đòi hỏi sự hợp tác của nhiều người bao gồm cả quay phim chụp ảnh, thiết kế giảng dạy, các chuyên gia công nghệ thông tin và các chuyên gia nền tảng. Nhìn chung, các khóa học này đòi hỏi nhiều lao động tham gia sản xuất hơn là một khóa học đơn giản ở một trường đại học, nơi mà một giáo sư cùng với vài trợ lí có thể giảng tối đa 100-300 sinh viên. MOOCs cũng phụ thuộc vào quyền truy cập kết nối Internet tốc độ cao đáng tin cậy để chia sẻ nội dung. Bởi sức mạnh của các máy chủ hiện nay, hầu như không có giới hạn của con người để có thể “ghi danh” trong một khóa học. Một nền tảng mã nguồn được mở cho bất kì ai có thể tham gia.
Các mô hình thành công
Trường Minerva[4] hay Đại học Phoenix đều là những mô hình giáo dục theo giao thức ngang hàng và đạt được thành công. Đối với trường Minerva, được thành lập vào năm 2012 với mục tiêu cung cấp một nền tảng giáo dục nghệ thuật và khoa học giáo dục để đào tạo nên những sinh viên năng động nhất trên thế giới. Tầm nhìn của trường hướng đến việc chuẩn bị cho sinh viên trở thành những thế hệ nhà lãnh đạo toàn cầu tiếp theo có những cải cách tích cực ảnh hưởng đến tương lai. Với việc kết hợp một chương trình giảng dạy liên ngành nghiêm ngặt, kết hợp với các trải nghiệm văn hóa, nhập vai, hướng dẫn chuyên môn với sự tham gia của các giáo viên trực tiếp, sinh viên được trang bị các kĩ năng để phát huy tiềm năng to lớn của mình. Nền giáo dục được xây dựng tại trường Minerva là nền giáo dục được triển khai thông qua hàng loạt các đánh giá, các cuộc phỏng vấn, chấp nhận tất cả các ứng viên đủ điều kiện. Học tại Minerva, sinh viên được tham gia các hoạt động trải nghiệm trực tiếp từ bạn bè khắp nơi trên thế giới trong một loạt những hoạt động tới bảy thành phố khác nhau trong bốn năm học. Từ San Francisco đến Buenos Aires, Berlin đến Mumbai, những kinh nghiệm quốc tế phong phú cho phép sinh viên mở rộng quan điểm và làm sâu sắc thêm sự hiểu biết về thế giới. Tận dùng việc chia sẻ về không gian trải nghiệm học tập, sau năm đầu tiên ở San Francisco, sinh viên thay đổi vị trí trong mỗi học kỳ, cho phép sinh viên tối đa hóa việc hiểu các nền văn hóa khác nhau cùng các bạn cùng lớp. Ngoài ra, những mối quan hệ với những người khác trong thời gian sống tại mỗi thành phố tạo nên một mạng lưới toàn cầu cũng giúp ích cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Tại Minerva, sinh viên hiểu thế giới thông qua những trải nghiệm tận mắt.
Đối với Đại học Phoenix[5], Bộ Giáo dục Mĩ thường xuyên đánh giá lịch trình và các hoạt động của trường. Chính quyền liên bang nghiên cứu các cách thức phân phối của tập đoàn Apollo đối với sinh viên. Các lợi ích trong ngành công nghiệp phi lợi nhuận phát triển khiến nhiều người Mĩ theo đuổi con đường giáo dục truyền thống để có được một nền giáo dục đại học. Mark Brenner, cố vấn của Apollo đã nhấn mạnh rằng, trường đại học Phoenix nỗ lực cải thiện các dịch vụ cung cấp cho sinh viên, cuối cùng sẽ tăng tỉ lệ tốt nghiệp và cho vay trả nợ. Hoạt động của trường khiến Phoenix được đánh giá có tiềm năng trở thành nhà lãnh đạo trong ngành công nghiệp mới. Lịch trình học tập, thiết kế giảng dạy tại Phoenix được thiết kế hướng đến tính hiệu quả, đưa giáo dục đại học đến với tất cả mọi đối tượng. Sinh viên vào trường không cần phải trình điểm thi tuyển sinh hoặc nộp bài luận nhập học, thay vào đó, sinh viên cần làm ở một nơi để có thể áp dụng các lí thuyết và phương pháp đã được học trong lớp học. Việc lập kế hoạch học tập cũng được cung cấp linh hoạt dựa trên hoạt động của một kì hoặc quý. Điều này có nghĩa là sinh viên có thể bắt đầu ngay lập tức hoặc đăng kí học tại trường vào bất kì thời gian nào trong năm.
Tương lai của giáo dục trực tuyến trong nền Kinh tế chia sẻ
Không chỉ các nước tiên tiến mà cả những nước đang phát triển đều đang phải đối mặt với thách thức về giáo dục trong nền kinh tế chia sẻ. Nhóm các nước đang phát triển nhanh chóng thiết lập thành công hệ thống giáo dục của mình bằng cách sao chép các mô hình của các nước công nghiệp hóa. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng, hệ thống giáo dục hiện nay của các nước tiên tiến đang tự chuyển mình, điều đó dẫn đến một nguy cơ cho các quốc gia đang phát triển là họ có thể mua các sản phẩm giáo dục không tốt, các công thức giáo dục tồn kho, thậm chí lỗi thời chỉ trong 10-15 năm. Tương lai của giáo dục trở thành một trong những chủ đề đang được thảo luận nhiều nhất hiện nay. Tất cả các tầng lớp từ các chuyên gia giáo dục đến các nhà nghiên cứu đều đang thảo luận về tương lai của giáo dục và làm thế nào để chuẩn bị tốt nhất. Ngay cả mô hình tạo được thành công như Đại học Phoenix cũng có những tổn thất nhất định dù vào năm 2010 đã mang về doanh thu gần 5 tỷ USD. Doanh thu và tuyển sinh đã giảm khoảng 14% trong quý gần nhất so với một năm trước đây, cổ phiếu bắt đầu rớt giá, chứng khoán chao đảo gần như 30% . Năm 2012, Đại học Phoenix đóng cửa 115 khuôn viên của mình. Khi một ngành công nghiệp phát triển tới ngưỡng hái ra tiền bắt đầu phải vượt qua những chỉ trích về chất lượng giáo dục và chi phí, họ vẫn đối diện với những tranh luận quốc gia về giá trị của giáo dục đại học[6].
Trong khi tương lai của giáo dục hiện vẫn chưa được biết đến, vẫn có thể nhìn thấy hai dấu hiệu chính của việc nền kinh tế chia sẻ là chất xúc tác cho đường đi của giáo dục hiện đại.
Thứ nhất, cả OER và Creative Commons đều chứng minh một quan điểm rằng có thể tận dụng được nguồn tài nguyên mở, và truy cập miễn phí trong giáo dục. Với MOOCs, các giảng viên không còn cần phải làm việc trong mối quan hệ trực tiếp với một trường đại học để kiếm tiền từ kho học liệu của họ, mà hoàn toàn có thể tạo ra các ebooks hoặc bán các bài giảng của họ. Những người đi tiên phong sáng kiến này phải kể đến MIT với OpenCourseware, Khan Academy và Openstax đã đưa việc giáo dục miễn phí thành một dòng chính và có bước tiến lớn trong việc truy cập các tài nguyên giáo dục chất lượng.
Thứ hai, ngày nay, truyền thông xã hội không chỉ thay đổi cách chúng ta giao tiếp mà còn thay đổi cách chúng ta chia sẻ và tiếp thu thông tin. Phương tiện truyền thông có thể cung cấp cho tất cả mọi người một tiếng nói riêng. Phương tiện truyền thông xã hội giúp cho các nội dung cần thiết có thể được chia sẻ.
Câu hỏi đặt ra cho tương lai của giáo dục hiện nay, vì vậy không phải là “Có phải tương lai của nền giáo dục là sự chia sẻ không?” mà vẫn là: “Có phải chúng ta đã sẵn sàng nắm lấy tương lai của giáo dục?”
theo Hoàng Giang Quỳnh Anh| ĐH FPT