Giáo dục học sinh cá biệt

  • Thread starter Thread starter dunghoi
  • Ngày gửi Ngày gửi

dunghoi

New member
Xu
0
Giáo dục học sinh cá biệt​

Tiếp cận xu thế giáo dục thế kỷ XXI là nhiệm vụ cấp bách to lớn của nền giáo dục của mọi quốc gia. Tiểu học là cấp học nền tảng đặt cơ sở cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của con người. Vì vậy, việc giáo dục học sinh cá biệt học yếu, chưa ngoan là một điều tất yếu.

Nhiều năm trong ngành giáo dục và cụ thể là trực tiếp đứng trên bục giảng, tôi tự rút ra cho mình một số kinh nghiệm từ những trải nghiệm trong quá trình thực hiện thiên chức của mình: dạy học, tôi đã có điều kiện lẫn cơ hội giáo dục nhiều đối tượng khác nhau. Có em rất ngoan lại cũng có em chưa được ngoan. Thậm chí, có em được xếp vào diện “học sinh cá biệt”. Tôi đã có một vài sáng kiến và cũng đã ứng dụng, xoay quanh nội dung “làm sao phải rèn luyện ở học sinh tiểu học là những người học sinh chuẩn từ học sinh chưa ngoan trở thành học sinh ngoan; từ học sinh lười học trở thành học sinh có ý thức trong học tập” để làm nền tảng cho học sinh khi học lên THCS. Với tôi, đây là một công việc hết sức công phu, đòi hỏi sự nhẫn nại và luôn cần yếu tố thời gian. Bằng những gì đã làm được cùng với kết quả của nó, tôi mạo muội trình bày vài suy nghĩ và những biện pháp nhằm giảm hiện tượng học sinh hư, lưu ban hay bỏ học.

“Học sinh cá biệt”: do đâu?

Thực trạng những mặt xấu của xã hội; sự thiếu quan tâm của gia đình; những éo le trong cuộc sống gia đình ảnh hưởng rất lớn đến sự hư đốn. Hay nói một cách khác là đạo đức học sinh yếu kém. Tình huống này, vai trò người thầy rất quan trọng trong việc rèn luyện giáo dục các em chưa ngoan trở thành học sinh ngoan. Tác động của thầy cộng hưởng với năng lực tự học, tự rèn luyện của trò tạo ra chất lượng hiệu quả cao. Ở tiểu học, điều đáng lo ngại cho giáo viên là tỉ lệ học sinh chưa tốt về mặt đạo đức tương đối cao, tỉ lệ này không giảm mà tăng hàng năm. Theo tôi, có nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân là ý thức và suy nghĩ của các em còn non nớt. Tôi cho rằng, các em làm việc gì đó nếu có sai trái xuất phát có thể do bản năng hoặc bệnh a dua hay bệnh lấy le… nên khi làm không lường được hậu quả việc làm sai trái của mình. Thậm chí các em còn nghĩ làm như vậy là không sai!

Khi đạo đức yếu kém thì học lực cũng tỉ lệ thuận với nó. Điều này sẽ dẫn đến hệ quả, các em kiến thức bị hổng dẫn đến mất căn bản; điểm kiểm tra thấp so với các bạn cùng lớp làm các em mặc cảm đưa đến hiện tượng sợ bị kiểm tra, tiếp theo là chán học và cuối cùng nảy sinh bỏ học. Những em này phát sinh tính xấu là nói dối thường xuyên nhằm tìm cách che đậy hoặc chối tội. Chính từ hiện tượng đó đã cho tôi những suy nghĩ và phải tìm biện pháp giúp các em lấy lại kiến thức căn bản, tinh thần học tập và ngoan ngoãn hơn.

Những việc đã làm

Tạo nhiều sân chơi cho học sinh cũng là một hình thức giáo dục

Đầu tiên, tôi tìm hiểu nguyên nhân, trong cái chung có những cái riêng của từng đối tượng, hoàn cảnh gia đình, năng lực bản thân, ảnh hưởng bạn bè… trên cơ sở coi trọng giáo dục hơn trừng phạt. Tùy theo mặt học lực hay hạnh kiểm mà định hướng cách rèn luyện nhưng từ một mục đích chung là hướng các em vào lối sống tập thể, biết hòa mình và thấy được tình yêu thương của tập thể lớp, đó là cốt lõi đầu tiên để đánh vào tư tưởng suy nghĩ ban đầu của học sinh.

Nếu học sinh có thói hư tật xấu phạm lỗi trầm trọng cũng có thể tùy trường hợp hay tùy đối tượng mà xử lí, tôi không xử lí một cách cứng nhắc. Dù lỗi lầm lớn nhưng nếu em đó biết nhận lỗi và sửa lỗi thì tôi luôn tạo cho học sinh đó cơ hội tự làm chủ bản thân, có niềm tin nghị lực để vươn lên. Thế nhưng đối với những học sinh lỗi vi phạm không đáng kể nhưng lại vi phạm thường xuyên thì tôi không thể bỏ qua mà xử lí một cách linh động tùy theo từng đối tượng. Dù các em vi phạm ở mức độ lỗi lớn hay nhỏ tôi cũng xử lí trên cơ sở giáo dục các em, cụ thể cho em đó biết chuộc lỗi, làm một việc tốt, giao cho em đó thời gian thử thách.

Đối với một học sinh không thuộc bài, không làm bài do lười học đưa đến điểm học tập kém, tôi tổ chức đôi bạn học tốt, nhóm học tốt. Thông thường thì cách này đã có từ lâu, thực hiện ở các lớp nhưng đặc biệt hơn thay vì cho học sinh giỏi kèm và kiểm tra học sinh yếu thì tôi phân nhóm. Mỗi nhóm từ ba đến bốn học sinh, giao trách nhiệm cho chính em học sinh đó làm nhóm trưởng tạm thời. Vai trò này để em cảm thấy có được lòng tin ở người thầy và bản thân phải có trách nhiệm và gương mẫu. Các em kiểm tra lẫn nhau và em đó có nhiệm vụ ghi lại phần nhận xét kiểm tra các bạn trong nhóm. Căn cứ vào kết quả, tôi tuyên dương kịp thời nếu em đó có cố gắng dù nhỏ, tạo cho em có hứng thú trong học tập.

Đối với một học sinh có cố gắng nhưng mất căn bản về kiến thức cũng đưa đến điểm học tập yếu, tôi cho học sinh giỏi kèm, hướng dẫn, vạch ra thời gian biểu để học tập theo đôi bạn. Trường hợp có học sinh biểu hiện hành vi đạo đức không tốt, làm mất trật tự trong giờ học, đánh nhau, tôi thường khuyên dạy bằng những câu chuyện thực tế ở đời giúp các em thấy được những hành vi xấu, không tốt sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường ở tương lai.

Đối với học sinh ngỗ nghịch khó dạy, tôi đưa ra một tình huống thực tế điển hình phù hợp với khả năng học sinh nhằm giáo dục tư tưởng lối sống, buộc học sinh đó phải giải quyết vấn đề, biến sự suy nghĩ đó thành hành động cụ thể gắn liền với tình thương yêu gần gũi với lớp học. Việc hạ hạnh kiểm học sinh đối với tôi chỉ là thứ yếu, cốt lõi là phải làm được việc giáo dục học sinh biết nhận thức để khi bước vào môi trường THCS, các em cảm thấy mình tự tin hơn.

Năm học 2005-2006, trường hợp một học sinh có hoàn cảnh gia đình đáng thương, cha mẹ ly dị nhau, tình cảm của em đó bị tổn thương ảnh hưởng đến chất lượng học tập hậu quả là em học yếu các môn, dẫn đến tình trạng chán học, trốn học. Tôi liên hệ và kết hợp chặt chẽ với phụ huynh. Tôi thường dành nhiều thời gian để gần gũi với em như một người mẹ, giúp em thấy được ngoài tình cảm gia đình còn có tình cảm thầy cô và bạn bè ở trường, tạo cho em thấy được khi đến trường là một niềm vui.

Kết

Suy nghĩ và hành động giáo dục rèn luyện học sinh học yếu của tôi là giúp các em có ý thức tự học, biết cố gắng vươn lên. Trường hợp này hay ở trường hợp khác, điều mà tôi đặt lên trên hết là phải hướng các em gần gũi nhiều hơn với tập thể lớp, với tình thương của người thầy. Ngoài học tập nội khóa, tôi còn động viên các em tham gia các chương trình vui chơi ngoại khóa của nhà trường, tham gia với nhóm học tốt, giao lưu nhiều mặt tình cảm để các em có niềm tin hơn. Cái chính đứng vững trong cuộc sống đó là ý chí, bản lĩnh của bản thân mình.

NGUYỄN THỊ HUỲNH HOA (Bình Thạnh)

(Nguồn Internet)
 
dunghoi!, co the cho trucngoc xin vài cau chuyen ma dunghoi da sử dụng để giáo dục những học sinh có những hành vi biểu hiện đạo đức không tốt , thường xuyên mất trật tự...cam on nhieu lam!
 
Nếu 49/50 học sinh trong lớp có những biểu hiện của học sinh cá biệt liệu cô giáo này còn dùng được biện pháp của mình không nhỉ?
 
dunghoi!, co the cho trucngoc xin vài cau chuyen ma dunghoi da sử dụng để giáo dục những học sinh có những hành vi biểu hiện đạo đức không tốt , thường xuyên mất trật tự...cam on nhieu lam!
Là giáo viên chắc không ai là không gặp hs cá biệt. Trong trường hợp hs có biểu hiện hành vi đạo đức kém, hay mất trận tự thì phải xử lỳ thế nào? Có đạo đức biểu hiện kém và hay mất trật tự là hai biểu hiện riêng.
Với học sinh có biểu hiện đao đức kém, phải tùy theo biểu hiện đó để xử lý. Mục đích ở đây là phải làm cho học sinh đó hiểu ra hành vi không tốt của mình để sửa chữa. Ví dụ học sinh đánh nhau thì phải tìm ra nguyên nhân, dùng lời lẽ để làm học sinh hiểu được đánh nhau là sai và đồng thời cho học sinh làm bản kiểm điểm, thông báo cho phụ huynh, tiếp tục theo dõi... Với hs nói tục, chửi bậy thì phải phê bình và nhắc nhở trước tập thể để đánh vào sĩ diện của hs... Nó chung rất khó để đưa ra một hay một vài cách giáo dục. Mình sẽ đánh vào điểm yếu của học sinh đó vì dụ như sợ phụ huynh, ngại bị phê bình trước tập thể, sĩ diện với bạn be,... Mình thấy kết hợp nhiều đối tượng giáo dục gia đình, nhà trườg, đoàn đội, tập thể lớp... sẽ có hiệu quả hơn rất nhiều

Còn đối với hs hay mất trật tự thì? mình nên hiểu rằng các em thườg mất trật tự do không để tâm, chú ý vào bài học mà là một vấn đề gì đó với bạn bè, trêu nhau... Trước tình huống này, gv cần có thái độ nghiêm túc. một mặt hãy nâng cao giọng điệu thu hút học sinh. Tiếp theo là đặt câu hỏi liên quan tới bài học với hs đang nói chuyện. Nếu hs không trận tự hơn thì xử lỳ mạnh một trường hợp, cho đứng góc lớp, gọi đứng dậy, nhắc nhở trược tiếp... Nó chung cách xử lý từ nhẹnh nhành, tránh ảnh hưởng tới bài học...

Nói thì nói vậy thôi! Mọi lý thuyết đều là màu xám. Trong mỗi tình huống đều cần có cách xử lý riêng. Với tình yêu thương hs, niềm đam mê sư phạm thì cách xử lý tốt nhất sẽ có trong đầu bạn mà thôi!
Nếu 49/50 học sinh trong lớp có những biểu hiện của học sinh cá biệt liệu cô giáo này còn dùng được biện pháp của mình không nhỉ?
một lớp có nhiều học sinh cá biết thì thật là khó! Tuy nhiên trong thực tế không phải nhiều trường hợp như vậy. Nếu vậy chắc ta sẽ phải phân nhóm để tìm biện pháp giáo dục riêng. Hì
 
Tớ thích dạy học trò kiểu sòng phẳng. Chúng sẽ hiểu ra vẫn đề nhanh hơn việc phân tích lòng vòng. Có lẽ do đặc thù môi trường chăng?
 
theo tôi phải tùy theo từng đối tượng hs đế giảo dục ,nếu lúc nào cũng bắt hs làm bản kiểm điểm tôi e rằng mình sẽ thất bại.Một hs cá biệt có thể do hoàn cảnh vì vậy phải tìm hiểu thật kĩ trước khi thi hànhkỉ luật,nếu không những biện pháp mà gvcn đưa ra sẽ phản tác dụng
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Mình dạy cấp 3, học sinh cá biệt cũng đã gặp khá nhiều ^^. Đối xử với các em ấy bình đẳng, đôi khi thân thiết hơn một chút. Không tỏ thái độ này kia kiểu như phân biệt hoặc thiên vị khi có tranh chấp với các thành viên khác trong lớp (điều này nhiều giáo viên mắc phải).

Nhưng phải công nhận một điều rằng học sinh cá biệt ngày nay khó giáo dục hơn học sinh cá biệt thời mình đi học.
 
học sinh cá biệt à? các ý kiến rất hay! giá mà thực tế nó giống những điều mang tính "lý thuyết" trên!
đa số HS cá biệt rất tình cảm. sao k tấn công vào mặt đó? Thông thường khi ra đời HS cá biệt hay nhớ đến Thầy Cô nhiều hơn HS bình thường!
 
Thứ nhất: Chúng ta nên tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh đó như là: thu nhập hàng ngày của gia đình, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình như thế nào? Có êm ấm hạnh phúc hay không? Có nhiều thành kiến gây ra xào xáo bất đồng... mục đích là để hiểu rõ học sinh này.

Thứ hai: Nên xử lý mềm mỏng, thậm chí dịu ngọt đối với học sinh cá biệt này, nếu không sẽ không có hiệu quả, có khi gặp phản ứng không tốt ngược trở lại về phía học sinh. Tuy nhiên cũng có đôi lúc ta cũng phải cứng rắn: chẳng hạn trong vấn đề xử phạt "mềm nắn, rắn buông".

Thứ ba: Giáo viên nên thường xuyên trò chuyện, quan tâm, gần gũi, nhắc nhở, động viên học sinh học tập, có thái độ thân thiện với học sinh. Tạo cho học sinh nhìn mình là cảm thấy gần gũi, chứ không phải gặp mình là sợ la, sợ bị mắng. Như vậy học sinh sẽ có tâm lý bất cần " Thầy cô kệ thầy cô, ta là ta". Ta phải làm sao tạo cho học sinh có cảm giác là giáo viên như là một người bạn thân, bạn tâm tình, sẵn sàng lắng nghe ý kiến của mình, khi mình vui, buồn đều có thể chia sẻ với thầy cô, khích lệ mình khi mình khó khăn trong gia đình, bế tắc trong học tập.

Thứ tư: Giáo viên cần hướng dẫn cụ thể những việc mà học sinh hỏi, tránh để học sinh cảm thấy mình lạc lỏng, cảm giác vì mình học dở nên không ai quan tâm, ai cũng khi dễ mình, không ai thèm chơi, để ý đến mình.

Thứ năm: Giáo dục từng bước, chậm rãi từ những công việc nhỏ. Chẳng hạn phải thức sớm một chút để không phải đi trễ, mình học yếu thì nên chịu khó, siêng làm bài tập hơn các bạn, khi nào làm bài tập, học sinh mệt thì nên giải lao để tinh thần thoải mái rồi làm tiếp, không nên cố gắng quá sức. Giáo viên không nên giáo dục ào ạt chưa hỏi han lý do gì hết mà đã la mắng học sinh cho dù học sinh đó vi phạm nhẹ, như vậy sẽ mất hiệu quả giáo dục. Bởi vì đấy là những học sinh cá biệt, tính tình ương ngạnh, tâm lý bất cần, học hay không đối với bản thân học sinh không quan trọng mà học sinh vào lớp là chỉ được "lãnh lương" hàng ngày, không phải làm những việc nặng nhọc bằng tay chân ở nhà.

Thứ sáu: Chúng ta phải tác động vào động cơ học tập, để các em này thấy rõ tầm quan trọng của việc học. Có thể đưa ra một số tranh ảnh về nạn thất học - chỉ mới mấy tuổi đầu không được đến trường, phải làm những việc nặng nhọc của người lớn rồi lại bị bạn bè khinh thường, xa lánh, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Ngược lại những em có học thì làm việc thuận lợi dễ dàng, càng ngày càng tiến thân, bạn bè ngưỡng mộ phải trầm trồ khen ngợi, cha mẹ được nở mày, nở mặt.
 
sao lại cứ có học sinh cá biệt nhỉ? Nếu không có học sinh cá biệt thì chắc là hết thú vị của nghề giáo chăng??? Hazzzi
 
học sinh cá biệt thời đại 4.0. Các kiểu cá biệt luôn. Nói chung là nếu đi dạy mà không có học sinh cá biệt thì lại là chuyện bất thường
 
lúc đi học trong lớp cũng có vài học sinh cá biệt, cô giáo cấp 2 của em không hay quát mắng, mà thường tận tình chỉ bảo, nói chuyện như một người thân với các bạn. Đến giờ học, cô hay dùng máy trợ giảng để mở các câu chuyện, hay một bài hát để lũ học sinh có thể thoải mái trước khi học. Và đến khi ra trường rồi, mấy đứa cá biệt lại là những đứa thường xuyên đến thăm lại thầy cô giáo cũ nhất.
maytrogiang8080.jpg
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top