• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Giáo án "Chữ người tử tù" (Tiết 1)

Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn trong nền văn học Việt Nam. Cả cuộc đời ông luôn theo đuổi cái đẹp. "Chữ người tử tù" là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân.

Pink Clouds Cute Cosmic General Twitch Banner (1).png


Tiết 40
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ

- Nguyễn Tuân-

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức


a/ Nhận biết: Nêu được tiểu sử tác gỉa, hoàn cảnh sáng tác, phong cách nghệ thuật của nhà văn.

b/ Thông hiểu: - Hiểu được quan niệm về cái Đẹp của Nguyễn Tuân

c/Vận dụng thấp: Thấy được một vài nét độc đáo trong bút pháp nghệ thuật của Nguyễn Tuân.

d/Vận dụng cao:- Vận dụng hiểu biết về hoàn cảnh lịch sử xã hội để lí giải nội dung, nghệ thuật của tác phẩm văn học.

2. Kĩ năng

a/ Biết làm: bài đọc hiểu về truyện ngắn của Nguyễn Tuân

b/ Thông thạo: sử dụng tiếng Việt khi trình bày một bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi

3.Thái độ

a/ Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản

b/ Hình thành tính cách: tự tin trình bày kiến thức về truyện ngắn của Nguyễn Tuân.

c/Hình thành nhân cách: có tâm hồn nghệ sĩ, biết yêu cái đẹp, lên án cái ác, cái xấu.

4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển

-Năng lực giải quyết vấn đề: lí giải vấn đề đời sống được thể hiện qua tác phẩm sự đề cao cái đẹp, đề cao thiên lương của con người;

-Năng lực sáng tạo: học sinh xác định và hiểu được những ý tưởng mà tác giả muốn gửi gắm. Trình bày được suy nghĩ của mình trước giá trị cuộc sống được thể hiện qua tác phẩm.

- Năng lực hợp tác: HS cùng chia sẻ, phối hợp với nhau qua hoạt động thảo luận nhĩm.

- Năng lực giao tiếp TV: HS giao tiếp cùng tác giả qua văn bản, nâng cao khả năng sử dụng tiếng Việt.

- Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ: HS cảm nhận vẻ đẹp ngôn ngữ văn học-tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân; biết rung động trước cái đẹp nhân cách và tài năng của nhân vật.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

1. Giáo viên


- SGK, SGV, Tư liệu Ngữ Văn 11, thiết kế bài học.

- Máy tính, máy chiếu, loa.

- PPDH: Phát vấn, thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trò chơi

2. Học sinh

Sách giáo khoa, bài soạn, vở ghi.

C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi, thực hành. GV phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong giờ dạy.

D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC

1. Ổn định tổ chức


LớpNgày dạySĩ sốHS vắng
2. Kiểm tra bài cũ

Kết hợp kiểm tra bài cũ trong phần khởi động.

3. Bài mới:
& 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
- Mục tiêu: GV giúp HS tạo tâm thế trước khi vào bài mới, kiểm tra kiến thức đã học.
- Kỹ thuật: Hỏi- đáp.
- Thời gian: 5 phút.
- Hình thức tổ chức: GV tổ chức trò chơi khởi động: “Giải mã bí ẩn” cho HS tham gia tại lớp.
- Các bước thực hiện:

+ Bước 1: GV giao nhiệm vụ
+ Trình chiếu trò chơi khởi động.
+ Hệ thống câu hỏi:
  • Thạch Lam là thành viên của nhóm văn học nào?
  • Nhân văn giai phẩm
  • Phong trào Thơ mới
  • Tự lực văn đoàn
  • Hội Tao Đàn
  • Đặc điểm của truyện ngắn Thạch Lam là gì?
  • Truyện mang nhiều yếu tố kì ảo
  • Truyện có tình huống truyện độc đáo
  • Truyện không có cốt truyện
  • Truyện có cấu trúc tam đoạn luận
3.“Hai đứa trẻ” được in trong tập nào?
  • Nắng trong vườn
  • Gió đầu mùa
  • Ngày mới
  • Theo dòng
4.Thạch Lam sử dụng bút pháp nghệ thật gì trong “Hai đứa trẻ”?
Nhân hóa
So sánh
Ẩn dụ
Đối lập - tương phản

* HS:
+ Chọn các ô trống để trả lời các câu hỏi Gv đưa ra
+ Nhìn hình đoán tác giả Nguyễn Tuân
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện
Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức và dẫn vào bài mới:

Bức ảnh trên là chân dung nhà văn Nguyễn Tuân.
- Trả lời được các câu hỏi của phần kiến thức cũ.
- Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học.
- Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ.
- Có thái độ tích cực, hứng thú.

& 2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động của GV - HS
Kiến thức cần đạt
* Thao tác 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả
- Mục tiêu: GV giúp HS tìm hiểu chung về tác giả.
- Thời gian: 10 phút.
- Kĩ thuật: Động não.
- Hình thức tổ chức: GV cho HS làm việc cá nhân tại lớp.
- Các bước thực hiện:

+ Bước 1: GV giao nhiệm vụ
- Trình bày hiểu biết về thân thế của nhà văn Nguyễn Tuân.
- Trình bày hiểu biết về các tác phẩm chính của nhà văn Nguyễn Tuân.
- Giáo sư Nguyễn Ðăng Mạnh có nhận định : "Hạt nhân của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân có thể gói gọn trong một chữ ngông.” Vậy em hiểu biết gì về phong cách “ngông” của nhà văn Nguyễn Tuân?
+ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
+ Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện.
+ Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức

Nhiều bút danh:
+Thanh Hà (Thanh hoá- Hà Nội) nơi khởi nghiệp sự nghiệp văn chương của ông.
+ Ngột lôi quật: Ngột ngạt quá muốn làm Thiên lôi quật phá lung tung
+ Ân Ngũ Tuyên: Nguyễn Tuân
+ Nhất Lang: Chàng trai số 1
+ Tuấn thừa sắc: Tuân.






























Thao tác 2: Tìm hiểu về tác phẩm

- Mục tiêu : Giúp học sinh hình thành các tri thức về tác phẩm “Chữ người tử tù”.
- Thời gian: 5 phút.
- Kĩ thuật: Hỏi- đáp.
- Hình thức tổ chức dạy học : GV cho học sinh làm việc cá nhân tại lớp.
- Các bước thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
1. Em hãy cho biết xuất xứ của tác phẩm?
2. Dựa vào phần chuẩn bị bài ở nhà, em hãy tóm tắt tác phẩm.
3. Bố cục của văn bản được chia như thế nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: HS báo cáo kế quả thực hiện
Bước 4: GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.













* Thao tác 3: Tìm hiểu tình huống truyện “Chữ người tử tù”.

- Mục tiêu: GV giúp HS hình thành tri thức về tình huống truyện của “Chữ người tử tù”.
- Thời gian: 10 phút.
- Kỹ thuật: Động não.
- Hình thức dạy học: GV cho HS làm việc cá nhân tại lớp.
- Các bước thực hiện:

+ Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ
Trình bày hiểu biết của em về tình huống truyện của “Chữ người tử tù” ?
+ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
+ Bước 3: HS trình bày kết quả
+ Bước 4: GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả

a. Thân thế

- Nguyễn Tuân sinh ngày 10/7/1910 - mất ngày 28/7/1987, hưởng thọ 77 tuổi.
- Quê: Làng Mọc, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
- Gia đình:
+ Sinh ra trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã suy tàn.
+ Ông theo gia đình sống ở nhiều tỉnh miền Trung.
- Con người:
+ Thời niên thiếu: Khó khăn và cực khổ.
+ Sinh ra trong thời thế loạn lạc, đất nước trong cảnh lầm than chia cắt nên Nguyễn Tuân đã ý thức được lòng yêu nước và tinh thần dân tộc từ rất sớm.
+ Ông là một nghệ sĩ tài hoa, uyên bác, phong cách nghệ thuật độc đáo: Luôn tiếp cận cuộc sống từ góc độ tài hoa uyên bác ở phương diện văn hoá, nghệ thuật. Ông am hiểu nhiều môn nghệ thuật khác: hội hoạ, điêu khắc, sân khấu…
+ Ông ham du lịch, tự gắn cho mình một chứng bệnh"chủ nghĩa xê dịch".
b. Những tác pẩm chính
* Trước Cách mạng tháng Tám

- Đi tìm cái đẹp trong sự đối lập với cuộc đời (Vang bóng một thời, Thiếu quê hương, Chiếc lư đồng mắt cua..)
* Sau Cách mạng 1945
- Hòa mình vào cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ với các tùy bút: Đường vui, Tình chiến dịch, Tùy bút kháng chiến, Sông Đà, Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi. (đi tìm cái đẹp trong những điều bình dị của cuộc sống.)
* Phong cách nghệ thuật : “ngông”
Giáo sư Nguyễn Ðăng Mạnh có nhận định : "Hạt nhân của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân có thể gói gọn trong một chữ ngông. Cái ngông vừa có màu sắc cổ điển, kế thừa truyền thống tài hoa bất đắc chí của những Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Tản Ðà,... và trực tiếp hơn là cụ Tú Lan, thân sinh nhà văn ; vừa mang dáng vẻ hiện đại, ảnh hưởng từ các hệ thống triết lý nổi loạn của xã hội tư sản phương Tây như triết lý siêu nhân, quan niệm về con người cao đẳng, thuyết hiện sinh...”
- Là người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp, có tri thức uyên bác và cách sử dụng ngôn từ độc đáo, sáng tạo.
- Yêu chuộng sự phóng túng, tự do.
- Nguyễn Tuân thường quan sát sự vật ở góc độ thẩm mĩ và miêu tả con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ.
2.Tác phẩm
Xuất xứ

- Lúc đầu có tên là: Dòng chữ cuối cùng, in 1938 trên tạp chí Tao đàn, sau đó đổi tên thành: Chữ người tử tù và được in trong tập truyện: “Vang bóng một thời” (1940) gồm 11 truyện ngắn.
- Là ‘‘ một văn phẩm đạt tới sự toàn thiện, toàn mĩ’’(Vũ Ngọc Phan)
Tóm tắt tác phẩm
Câu chuyện viết về một người đàn ông tên là Huấn Cao. Huấn Cao là một nghệ sĩ tài hoa viết chữ đẹp nổi tiếng và có khí phách hơn người. Ông bị bắt giam và sắp lãnh án chém vì dám cầm đầu cuộc nổi loạn. Trong những ngày còn lại, Huấn Cao gặp một viên quản ngục có tấm lòng và thích chơi chữ đẹp. Dần dần, Huấn Cao hiểu được tâm sự của viên quản ngục, và đồng ý cho chữ ông ta. Trước khi chết, Huấn Cao đã để lại cho đời một kỉ niệm: đó là chữ người tử tù.
Bố cục
- Phần 1 (Từ đầu đến để mai ta dò ý tứ hắn ra sao rồi sẽ liệu): Cuộc trò truyện giữa viên quản ngục và thầy thơ lại về Huấn Cao, tâm trạng của viên quản ngục
- Phần 2 (tiếp theo đến thiếu một chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ): Cuộc nhận tù nhân và sự đối xử đặc biệt của viên quản ngục dành cho Huấn Cao cùng tấm lòng ngưỡng mộ của viên quản ngục với Huấn Cao.
- Phần 3 (còn lại): Cảnh cho chữ.
I. Đọc hiểu văn bản
1. Tình huống truyện

- Cuộc gặp gỡ khác thường của hai con người khác thường :
+ Viên quản ngục - kẻ đại diện cho quyền lực tăm tối nhưng lại khao khát ánh sáng và chữ nghĩa.
+ Huấn Cao – người tử tù có tài viết chữ đẹp, chống lại triều đình phong kiến.
→ Cuộc hội ngộ diễn ra giữa chốn ngục tù căng thẳng, kịch tính, có ý nghĩa đối đầu giữa cái đẹp cái thiên lương>< quyền lực tội ác. → cái đẹp, cái thiên lương đã thắng thế.
- Xét trên bình diện xã hội họ không thể tồn tại chung, Huấn Cao đại diện cho những kẻ cầm đầu cuộc nổi loạn chống lại triểu đình, quản ngục đại diện cho hệ thống và trật tự của giai cấp cầm quyền đương thời. Nhưng éo le thay, Huấn Cao lại là người có tài viết chữ đẹp, còn quản ngục lại lả kẻ tôn thờ những con chữ, hàng ngày khát mong có được chữ của Huấn Cao.
- Xét trên bình diện nghệ thuật họ hoàn toàn có thể trở thành tri âm, tri kỉ. Huấn Cao – người sáng tạo ra cái đẹp tuyệt vời của nghệ thuật thư pháp, quản ngục người gìn giữ và tôn thờ cái đẹp. Nếu gặp nhau trong một hoàn cảnh khác, hay một bầu trời chỉ có nghệ thuật thì họ lại trở thành Bá Nha và Tử Kì thuở trước.Cuộc gặp gỡ đã tạo dựng một tình huống kịch tính, từ cuộc gặp gỡ này hai nhân vật sẽ bộc lộ tính cách. Huấn Cao: tài hoa, thiên lương và khí phách anh hung, quản ngục là kẻ dịu dàng, biết giá người, biết trọng người ngay. Hành trình gian nan và có lúc tưởng như ngục tù ấy không chỉ giam giữ Huấn Cao mà còn là tiêu tan đi cái đẹp bởi cái nhơ bẩn và cái ác. Thế nhưng những tấm lòng trong thiên hạ đã gặp nhau, sự thành tâm và sở thích cao quý của quản ngục đã làm Huấn Cao cảm động.

& 3.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động của GV - HS
Kiến thức cần đạt
- Mục tiêu: GV giúp HS hệ thống lại kiến thức của bài dạy.
- Thời gian: 5 phút.
- Hình thức tổ chức dạy học: GV cho HS hoàn thiện phiếu học tập tại lớp.
- Các bước thực hiện:

+ Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ
Câu hỏi 1:
Địa danh nào sau đây là quê hương của Nguyễn Tuân?
A. Làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội
B. Làng Nhân Mục, huyện Từ Liêm, Hà Nội
C. Làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, Nam Định.
D. Làng Hảo, huyện Mĩ Hào, Hưng Yên.
Câu hỏi 2: Tập “Vang bóng một thời” của Nguyễn Tuân gồm bao nhiêu truyện?
8 truyện
9 truyện
10 truyện
D. 11 truyện
Câu hỏi 3: Dòng nào sau đây nêu đúng và rõ nhất đóng góp riêng của Nguyễn Tuân về khả năng tạo dựng không khí truyện phù hợp trong Chữ người tử tù?
A. Tác phẩm mang đậm không khí một thời vang bóng.
B. Tác phẩm mang đậm không khí buổi giao thừa.
C. Tác phẩm mang đậm không khí một thời đại.
D. Tác phẩm mang đậm không khí một cổ xưa.
Câu hỏi 4: Dòng nào sau đây nêu đúng và rõ nhất những đóng góp giá trị của Nguyễn Tuân về nghệ thuật viết truyện trong Chữ người tử tù?
Đậm không khí cổ xưa; thủ pháp đối lập, tương phản được sử dụng nhiều; ngôn ngữ giàu chất tạo hình
B. Tình huống truyện độc đáo; đậm không khí cổ xưa; thủ pháp đối lập, tương phản được sử dụng nhiều; ngôn ngữ giàu chất tạo hình.
C. Tình huống truyện độc đáo; đậm không khí cổ xưa; thủ pháp đối lập, tương phản được sử dụng nhiều.
D. Tình huống truyện độc đáo; đậm không khí cổ xưa; thủ pháp đối lập, tương phản được sử dụng nhiều; ngôn ngữ giàu chất hội họa.
+ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
+ Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện
+ Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức
ĐÁP ÁN
[1]='d'
[2]='b'

& 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Hoạt động của GV - HS
- Mục tiêu: GV giúp HS vận dụng kiến thức đã học để ứng dụng vào cuộc sống.
- Kỹ thuật dạy học: Động não.
- Hình thức dạy học: GV cho HS làm việc nhóm tại lớp.
- Thời gian: 5 phút.
- Các bước thực hiện:

Kiến thức cần đạt
+ Bước 1: GV giao nhiệm vụ
Phân tích tình huống truyện độc đáo trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”.
+ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
+ Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện
+ Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức.
* Khái niệm tình huống truyện:
+ Tình huống truyện là "cái tình thế của câu chuyện", là cảnh huống chứa đựng trong nó những mâu thuẫn, xung đột hoặc những khả năng tiềm tàng để cốt truyện diễn tiến, phát triển, nhân vật bộc lộ tính cách.
Tình huống truyện là hoàn cảnh bất bình thường mà con người buộc phải bộc lộ bản lĩnh, tính cách của mình. Trong tác phẩm tự sự tình huống có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc thể hiện số phận và tính cách nhân vật, là một trong những vấn đề cốt lõi, là chìa khóa khi khám phá tác phẩm.
* Tình huống độc đáo của truyện ngắn Chữ người tử tù
+ Đó là cuộc gặp gỡ kì lạ đầy éo le, trớ trêu giữa Huấn Cao và viên quản ngục. Nói là cuộc gặp gỡ éo le và trớ trêu là bởi xét trên bình diện xã hội, Huấn Cao và quản ngục là những kẻ đối địch nhau, là kẻ thù của nhau. Một người đấu tranh để lật đổ cái trật tự xã hội hiện hành, một kẻ là đại diện cho cái trật tự mà người kia đang muốn đánh đổ. Nhưng trên phương diện tài hoa, nhân cách, họ lại là những người bạn tri âm, tri kỉ. Một người là nghệ sĩ, sáng tạo cái đẹp, một người biết thưởng thức và trân trọng cái đẹp. Một người khí phách hiên ngang, cứng cỏi, một người ngưỡng mộ khí phách.
+ Đó là một cuộc gặp gỡ kì lạ: không gian diễn ra cuộc gặp gỡ là nhà ngục, là phòng giam ẩm thấp bẩn thỉu nơi vốn chỉ gợi nhắc đến sự tăm tối, bạo hành và tội ác. Thời gian diễn ra cuộc gặp gỡ cũng rất ấn tượng: đó là những ngày cuối cùng của người tử tù trước khi bị giải về kinh chịu án chém.

&5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Hoạt động của GV - HS
Kiến thức cần đạt
  • - Mục tiêu: GV định hướng cho học sinh tìm hiểu các kiến thức mở rộng, ngoài sách vở.
  • - Thời gian:5 phút.
  • - Hình thức tổ chức dạy học: GV nêu nhiệm vụ, cho HS về nhà thực hiện.
GV giao nhiệm vụ
+ Tìm hiểu về tình huống truyện “Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân).
+ Tìm và ghi chép một số nhận định của Nguyễn Tuân về văn chương.
Tra cứu tài liệu trên mạng, trong sách tham khảo.
Trên đây là Giáo án "Chữ người tử tù" (Tiết 1), hi vọng VNK sẽ giúp quý bạn đọc có một nguồn tham khảo hữu ích cho bài "Chữ người tử tù". Chi tiết giáo án trong file đính kèm.
 

Đính kèm

Sửa lần cuối:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top