• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Giai thoại về Hoàng đế Alex (Alexandria - xứ Macxedonia)

Bạn từng biết về Alex King trong trường hợp nào

  • Thấy trên TV

    Bình chọn: 0 0.0%
  • Trò chơi trên mạng

    Bình chọn: 0 0.0%
  • Đọc lịch sử về Hy Lạp

    Bình chọn: 0 0.0%

  • Số thành viên bình chọn
    3
  • Poll closed .
B

betslom

Guest


1. Chinh phục cả thế giới

Chuyện kể rằng: vào ngày Alexander Đại đế trở thành người chinh phục được cả thế giới, ông đã đóng cửa phòng ngồi khóc.
Nhưng tướng lĩnh của ông rất lấy làm lo lắng. Điều gì đã xảy ra? Họ chưa từng thấy ông khóc bao giờ, ông đâu phải là người như vậy. Họ đã sát cánh cùng ông trong những giờ phút hiểm nghèo nhất. Đôi khi cái chết đã kề bên nhưng họ không hề thấy trên gương mặt của ông lộ vẻ tuyệt vọng. Ông luôn là tấm gương về sự dũng cảm. Thế mà bây giờ điều gì đã xảy ra, khi mà cả thế giới đã bị ông chinh phục?
Họ gõ cửa phòng ông và hỏi:
– Thưa ông, tại sao ông lại khóc, điều gì đã xảy ra với ông?
Alexander Đại đế trả lời:
– Bây giờ, khi ta trở thành người chiến thắng thì ta hiểu ra rằng ta đã thất bại. Bây giờ trong lòng ta sự chinh phục vô nghĩa đang trỗi dậy. Điều này chỉ bây giờ ta mới biết, bởi vì trước đây ta luôn ở trên đường, ta có mục đích. Còn bây giờ ta không còn biết đi đâu, chinh phục ai nữa. Ta cảm thấy bên trong mình có một sự trống rỗng khủng khiếp. Ta đã thất bại.
Alexander Đại đế chết vào năm ông 33 tuổi. Khi người ta đưa ông đến nơi mai táng, hai cánh tay của ông thò ra và đung đưa theo hai phía của quan tài. Đấy là người ta làm theo lời di chúc của ông. Ông muốn cho người đời nhìn thấy rằng mình từ giã cõi đời với hai bàn tay trắng.



2. Những nhà thông thái cởi trần

Alexander Đại đế hỏi Hoàng đế Ấn Độ Paras:
– Ngài học sự khôn ngoan ở đâu?
Hoàng đế Ấn Độ trả lời:
– Những nhà thông thái cởi trần dạy cho tôi.
Alexander Đại đế muốn gặp họ. Ngài gửi cho họ một bức thư, các nhà thông thái đồng ý tiếp và trả lời những câu hỏi của ông. Alexander Đại đế hỏi 10 câu hỏi và nhận được 10 câu trả lời.
Câu thứ nhất:
– Ở đời ai nhiều hơn: người sống hay người chết?
– Người sống, bởi vì người chết đã không còn nữa.
Câu thứ hai:
– Cái gì nuôi động vật nhiều hơn: đất liền hay biển?
– Biển. Bởi vì đất liền chỉ là hòn đảo trên đại dương.
Câu thứ ba:
– Con vật nào khôn ranh nhất?
– Con vật chưa lọt vào mắt người.
Câu thứ tư:
– Các ngài khuyên Paras đấu tranh với tôi để làm gì?
– Để ông ấy sống vinh quang và chết vinh quang.
Câu thứ năm:
– Cái gì có trước: ngày hay đêm?
– Ngày có trước một ngày.
– Câu trả lời khó quá - Alexander bảo.
– Trả lời cho câu hỏi khó. – Các nhà thông thái trả lời.
Câu thứ sáu:
– Như thế nào thì xứng đáng được yêu?
– Hãy là người mạnh nhất, nhưng không phải là người đáng sợ nhất.
Câu thứ bảy:
– Cái gì mạnh hơn: cuộc sống hay cái chết?
– Cuộc sống. Cuộc sống nhiều đau khổ hơn.
Câu thứ tám:
– Khi nào thì con người nên chết?
– Khi cái chết đối với người này tốt hơn cuộc sống.
Hai câu cuối lịch sử đã không còn giữ lại được.



3. Vị Hoàng đế cao thượng

Hai thế kỷ sau khi Đức Phật tạ thế, Alexander Đại đế chinh phục gần hết Tây Á và đang tiến đến biên cương của Ấn Độ. Nhưng vị Hoàng đế, vị tướng tài ba vẫn chưa quyết định tiến vào Ấn Độ. Ngài hiểu rằng đất nước này có quân đội thiện chiến với những con voi to lớn được huận luyện kỹ càng. Thời ấy, cai trị đất nước Ấn Độ là Hoàng đế Paras, nổi tiếng là một vị Hoàng đế cao thượng. Alexander cử người yêu của mình đến gặp Paras.
Ở Ấn Độ có ngày lễ các chị em gái. Theo phong tục, trong ngày này cô gái có thể buộc sợi chỉ đỏ vào cổ tay chàng trai và gọi chàng là anh trai của mình. Còn chàng trai phải chạm vào bàn chân cô gái và thề sẽ bảo vệ cô như em gái. Em gái thì hứa sẽ cầu nguyện cho anh trai suốt đời.
Vào đúng ngày này, người ta báo cho Hoàng đế Paras biết rằng có cô gái xinh đẹp, nổi tiếng khắp trần gian, người yêu của Alexander Đại đế muốn gặp ông. Hoàng đế Paras bước ra niềm nở chào đón cô gái. Sau đó ông dẫn cô vào cung điện, mời cô ngồi lên ngai vàng và lễ phép hỏi:
– Cô đi đường rất lâu mới đến được đây. Ta có thể giúp cho cô điều gì?
Cô gái trả lời:
– Tôi đi dến đây bởi vì tôi muốn ngài trở thành anh trai của tôi. Tôi không có anh trai và rất muốn ngài trở thành anh trai tôi.
Paras hiểu rằng điều này có thể chỉ là một sự khiêu khích nhưng ông vẫn quì xuống ôm bàn chân người đẹp và nói:
– Nếu cô không có anh trai thì ta xin làm anh trai của cô!
Cô gái quấn sợi chỉ đỏ vào cổ tay vị Hoàng đế và hứa sẽ suốt đời cầu nguyện cho ông.
Sang ngày hôm sau Alexander Đại đế bắt đầu tiến quân vào Ấn Độ. Paras cũng ra trận trên một con voi to lớn. Trong một trận đánh, Paras đã dùng giáo đâm chết con ngựa của Alexander. Alexander ngã xuống đất. Con voi đã được huấn luyện dùng chân giẫm lên kẻ thù, nó đã giơ chân nhưng Paras bỗng nhớ đến sợi chỉ đỏ buộc trên cổ tay và nghĩa vụ của mình trước người yêu của Alexander nên giật dây và con voi lùi lại. Bằng việc làm như vậy, ông đã bỏ qua cơ hội chớp nhoáng và cuối cùng bị thất bại. Ông bị bắt làm tù binh, bị cùm và người ta dẫn ông đến gặp Alexander.
Mặc dù bị cùm nhưng vẻ trang nhã và cao thượng của vị Hoàng đế đã làm cho người chinh phục vĩ đại không khỏi ngạc nhiên và kính phục. Alexander hỏi Paras:
– Ngài muốn ta xưng hô với ngài như thế nào?
– Cần xưng hô như với một Hoàng đế. – Paras trả lời.
Alexander bảo quan lính:
– Ta chưa bao giờ gặp một ai như Paras. Ông ta là tù binh nhưng phong thái và nói năng đĩnh đạc quá.
Sau đó ông ra lệnh:
– Hãy tháo cùm cho ông ấy, ngay cả trong cùm thì ông vẫn là một Hoàng đế. Hãy trả lại vương quốc cho ông ấy!
Trước khi chia tay, Alexander hỏi Paras:
– Tại vì sao ngài đã quay mũi giáo khi ta đã nằm dưới đất? Chỉ một phút là ta đã có thể bị giết chết, hoặc con voi của ngài đã có thể giẫm lên ta. Tại vì sao ngài đã không làm như vậy?
Paras trả lời:
– Xin ngài đừng hỏi về điều này. Đây là sợi chỉ đỏ. Ngài có biết gì về nó không? Tôi không thể bước qua những điều như vậy. Người yêu dấu của ngài là em gái của tôi nhưng không phải vì điều này mà ngài phải tỏ ra trách nhiệm với tôi.



Thầy dạy Aristote

Quả thật không phải ai cũng được học với một người thầy như vậy. Cha của Alexander là vua Philip II đã rất chú trọng việc con trai của ông phải nhận được một nền giáo dục hoàn hảo. Alexander đã được nhà triết học Hy Lạp dạy môn động vật học và địa lý, huấn luyện cậu về mọi mặt như thuật hùng biện, văn học và gợi lên các sở thích của Alexander trong khoa học, y học, triết học. Aritoste đưa cho cậu bản Iliad mà cậu đọc thường xuyên. Alexander rất kính trọng Aistote, và để tỏ lòng biết ơn, một trong những điều Alexander làm là trên suốt con đường chinh phục những vùng đất mới là luôn giữ những mẫu thực vật về cho thầy của mình.


Các bài học lãnh đạo từ viêc làm của Alexander:
Trong suốt cuộc đời chinh chiến của mình, Alexander Đại đế đã để lại nhiều bài học lãnh đạo khác nhau, trong từng thời kỳ khác nhau.
Năm 334 trước Công nguyên, Alexander Đại đế bắt đầu cuộc chiến với đế chế Ba Tư. Với 35.000 quân và chiến tướng tin cậy, tại dòng sông Granicus gần thành cổ Troy, Alexander Đại đế bắt đầu tấn công quân Ba Tư gồm 40.000 lính và chiến thắng dễ dàng.

Sau trận chiến lẫy lừng đó, toàn bộ thành bang khác ở khu vực này đều rạp mình trước vị tướng trẻ. Tiến thẳng quân về phía Nam, Alexander đối mặt với quân đội chủ lực của Ba Tư dưới sự chỉ huy của vua Darius III tại Issus, phía Tây Nam Syria. Sau khi giành thắng lợi, quân đội của Alexander thu được rất nhiều thứ phục vụ quân đội và bắt được cả vua Ba Tư Darius III, vợ và mẹ ông ta.

Alexander có thể bán, đòi tiền chuộc với những con tin dòng dõi quý tộc này nhưng Alexander đã cho họ nhà ở và cho phép họ giữ nguyên thân thế. Thậm chí Alexander còn trở thành người bạn thân thiết của mẹ Darius và người con gái đã kết hôn của Darius.

:smug:> Bài học lãnh đạo: Nếu lãnh đạo tổ chức là người cao thượng, chắc chắn sẽ có được sự gắn kết với mọi người.

Sau cuộc chinh phạt Ba Tư, nhiều lính Hy lạp xem người Ba Tư như những người man rợ, không có văn hoá. Tuy nhiên, Alexander không có tư tưởng phân biệt như vậy. Ông thừa nhận trang phục và phong tục của Ba Tư, đối xử với mọi người bằng sự tôn trọng ngang nhau và khuyến khích mạnh mẽ một chính sách hợp nhất văn hoá - biểu hiện là ông đã kết hôn với 3 người phụ nữ Ba Tư.

:nevreness:> Bài học lãnh đạo: Trong thế giới ngày nay vẫn còn sự kì thị và phân biệt, nhưng người lãnh đạo là người có thể dung hoà và thống nhất sự khác biệt giữa những nhân tố bên ngoài và bên trong.

Alexander Đại đế gặp phải hai vấn đề thường trực là đối xử thế nào với những cựu chiến binh trong quân đội của ông ta, đặc biệt là những người bị thương và già cả, và làm thế nào để kiểm soát các vùng đất đã chinh phục ở nhiều nền văn hoá khác nhau với một lực lượng quân đội có hạn. Giải pháp của Alexander Đại đế là để các cựu chiến binh cư trú và quản lý 70 thành phố và thị trấn mới cùng với những người tình nguyện ở địa phương.

:cocksure:> Bài học lãnh đạo: Ngoài dựa vào những gì đã có để tồn tại, các nhà lãnh đạo có thể khám phá và tạo ra những nhánh nhỏ khác để thành công.

Khi Alexander đến châu Á, gần khu vực thành Troy cổ, ông đã thăm đền thờ thần Athena và cỗ xe bọc sắt từ thời cuộc chiến thành Troy. Mùa xuân năm 331 trước Công nguyên, Alexander đi thăm Ai Cập. Khi đến thăm đền thờ thần Amon-Ra (thần Mặt trời), ông cũng coi thần Amon-Ra là cha của mình. Người dân Ai Cập cúi đầu thuần phục. Khi đến thăm Pasargadae - thành phố hoàng gia của triều đại Archaemenid, ông phát hiện ra rằng phần mộ của Cyrus đại đế đã bị mất đi vẻ thiêng liêng. Ông yêu cầu phải giữ gìn và bảo vệ phần mộ đó.

:untroubled:> Bài học lãnh đạo: Mỗi người cần một người anh hùng, thậm chí một nhân vật anh hùng như Alexander Đại đế. Chọn và noi gương những người anh hùng vĩ đại và cho mọi người biết họ là ai và tại sao lại ngưỡng mộ họ.

Cũng cần tôn trọng và học hỏi những người tiền nhiệm. Các nhà lãnh đạo biết rút kinh nghiệm và học hỏi từ những người tiền nhiệm, sẽ được mọi người nể trọng.

Sau trận chiến ở sông Hydaspes, quân đội Macedonia tràn xuống Indus để tới chiến trận Mallians. Ở thành mạnh nhất, Alexander tránh bị tên bắn bằng cách liều lĩnh nhảy xuống từ bức tường thành, nơi ông đang bị tấn công và bị thương nặng trước khi lính của ông kip tiến gần. Quân đội quá giận dữ đến nỗi tàn phá cả thành phố và tất cả cư dân bị giết hại.

:smug:> Bài học lãnh đạo: Mạo hiểm rất cần thiết nhưng đừng trở nên liều lĩnh một cách vô ích

Muốn tiêu diệt hoàn toàn quân đội Ba Tư, ông tiến đánh Ấn Độ (thời đó vùng Tây Ấn thuộc về Ba Tư). Vượt sông Ấn, chiếm đóng Punjab, đến đây thì quân đội của ông quá mệt mỏi vì chiến tranh liên miên, ông phải quay về Babylon. Trên đường về, ông đã dẫn quân đi qua một vùng đất không ai biết đến - một sa mạc hoang vu, rộng lớn.

Bị sa mạc thiêu đốt, nhiều lính của ông đã chết khát nhưng họ vẫn chắt những giọt nước cuối cùng từ những cái bi đông đựng nước của mình để cứu chủ nhân. Nhận một nắp đầy nước từ tay những người lính của mình, ông hắt xuống cát và nói: "Ta sẽ chia sẻ số phận với các người". Thật kỳ diệu, Alaxander đã vượt được sa mạc cùng với rất nhiều người lính trung thành của mình.

:nevreness:> Bài học lãnh đạo: Lòng trung thành chính là động cơ để giành được thắng lợi, thậm chí còn có thể thay đổi cả thế giới.

* Alexander Đại đế bị ốm ở Babylon năm 323, và qua đời ở tuổi 33. (Mất sau một năm, người thầy Aritot của ông ta từ trần)
 
Sửa lần cuối:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top