Đề bài: Giải thích ý nghĩa câu đề từ “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”.
Lời đề từ trong tác phẩm “Đàn ghi ta của Lor-ca” được lấy từ lời di chúc định mệnh của Lor-ca. Cây đàn chính là nhạc cụ truyền thống của đất nước Tây Ban Nha – tình yêu đất nước của Lor-ca. “Chôn cây đàn” ước nguyện thầm kín của Lor-ca, Lor-ca không muốn trở thành vật án ngữ của thế hệ trẻ Tây Ban Nha. Không phải ngẫu nhiên nhà thơ Thanh Thảo viết lời đề từ “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”. Trước hết, ta cần thấy rằng lời đề từ trên cũng là một lời di bút, di chúc định mệnh của Lor-ca. Trong bài thơ “Ghi nhớ” Lor-ca viết câu thơ này với nhiều ý kiến sâu xa và có tính chất tiên đoán về số phận, về số phận nghiệt ngã của Lor-ca trong bối cảnh đất nước Tây Ban Nha khi đó.
Thoáng đọc lời di chúc ta hiểu được tình yêu đất nước Tây Ban Nha và nghệ thuật của Lor-ca bởi cây đàn ghi ta là nhạc cụ truyền thống của đất nước Tây Ban Nha và cũng là biểu tượng của Lor-ca, là những đóng góp của ông trên lĩnh vực nghệ thuật. Cây đàn cũng như cuộc đời của Lor-ca chỉ có giá trị khi gắn với Lor-ca, Lor-ca không còn nữa thì sự sống của cây đàn – những sáng tạo nghệ thuật cũng chấm dứt. Nhà thơ Thanh Thảo lấy câu nói đó làm lời đề từ để gửi đến bạn đọc bức thông điệp.
Tình yêu say đắm của Lor-ca đối với đất nước Tây Ban Nha và nghệ thuật, những ước vọng thầm kín đáng kín của Lor-ca: ông không muốn những cách tân nghệ thuật của mình trở thành vật án ngữ cho thế hệ trẻ Tây Ban Nha. Người cầm bút hãy viết: “chôn cây đàn” chôn không có nghĩa là phủ nhận Lor-ca mà là sự nuối tiếc được nhân lên. Nghệ thuật là lĩnh vực của sự độc đáo, sáng tạo, người nghệ sĩ phải sáng tạo được cái mới, cái đẹp thì mới có sức tỏa sáng lâu bền.
Câu nói của Lor-ca gợi cho ta nhớ đến nhà văn Boocget, ông đã hét lên trước khi bước xuống tàu giã biệt bạn bè: “Hỡi các bạn trẻ hãy giết chết Boocget”, còn Trần Dần nhà thơ cách tân của Việt Nam “Hãy chôn Thơ mới”, phải chăng lời di chúc của Lor-ca có sự đồng điệu với Boocget và Trần Dần.
Nhưng trong bài thơ Thanh Thảo viết:
“Không ai chôn cất tiếng đàn
Tiếng đàn như cỏ mọc hoang”
Có lẽ, người dân Tây Ban Nha vì quá yêu quý, ngưỡng mộ Lor-ca cho nên không ai “chôn cất tiếng đàn”. Thanh Thảo tiếc xót cho hành trình cách tân của một thiên tài dang dở.
Bài làm
Trong các tác phẩm văn học vẫn xuất hiện những lời đề từ nằm ở phần đầu sau nhan đề hoặc sau mỗi chương. Lời đề từ có khi là những câu thơ, khổ thơ, câu văn… rất phong phú và đa dạng. Lời đề từ thường khái quát nội dung tác phẩm và hướng người đọc đến tư tưởng của tác phẩm. Lời đề từ trong tác phẩm “Đàn ghi ta của Lor-ca” được lấy từ lời di chúc định mệnh của Lor-ca. Cây đàn chính là nhạc cụ truyền thống của đất nước Tây Ban Nha – tình yêu đất nước của Lor-ca. “Chôn cây đàn” ước nguyện thầm kín của Lor-ca, Lor-ca không muốn trở thành vật án ngữ của thế hệ trẻ Tây Ban Nha. Không phải ngẫu nhiên nhà thơ Thanh Thảo viết lời đề từ “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”. Trước hết, ta cần thấy rằng lời đề từ trên cũng là một lời di bút, di chúc định mệnh của Lor-ca. Trong bài thơ “Ghi nhớ” Lor-ca viết câu thơ này với nhiều ý kiến sâu xa và có tính chất tiên đoán về số phận, về số phận nghiệt ngã của Lor-ca trong bối cảnh đất nước Tây Ban Nha khi đó.
Thoáng đọc lời di chúc ta hiểu được tình yêu đất nước Tây Ban Nha và nghệ thuật của Lor-ca bởi cây đàn ghi ta là nhạc cụ truyền thống của đất nước Tây Ban Nha và cũng là biểu tượng của Lor-ca, là những đóng góp của ông trên lĩnh vực nghệ thuật. Cây đàn cũng như cuộc đời của Lor-ca chỉ có giá trị khi gắn với Lor-ca, Lor-ca không còn nữa thì sự sống của cây đàn – những sáng tạo nghệ thuật cũng chấm dứt. Nhà thơ Thanh Thảo lấy câu nói đó làm lời đề từ để gửi đến bạn đọc bức thông điệp.
Tình yêu say đắm của Lor-ca đối với đất nước Tây Ban Nha và nghệ thuật, những ước vọng thầm kín đáng kín của Lor-ca: ông không muốn những cách tân nghệ thuật của mình trở thành vật án ngữ cho thế hệ trẻ Tây Ban Nha. Người cầm bút hãy viết: “chôn cây đàn” chôn không có nghĩa là phủ nhận Lor-ca mà là sự nuối tiếc được nhân lên. Nghệ thuật là lĩnh vực của sự độc đáo, sáng tạo, người nghệ sĩ phải sáng tạo được cái mới, cái đẹp thì mới có sức tỏa sáng lâu bền.
Câu nói của Lor-ca gợi cho ta nhớ đến nhà văn Boocget, ông đã hét lên trước khi bước xuống tàu giã biệt bạn bè: “Hỡi các bạn trẻ hãy giết chết Boocget”, còn Trần Dần nhà thơ cách tân của Việt Nam “Hãy chôn Thơ mới”, phải chăng lời di chúc của Lor-ca có sự đồng điệu với Boocget và Trần Dần.
Nhưng trong bài thơ Thanh Thảo viết:
“Không ai chôn cất tiếng đàn
Tiếng đàn như cỏ mọc hoang”
Có lẽ, người dân Tây Ban Nha vì quá yêu quý, ngưỡng mộ Lor-ca cho nên không ai “chôn cất tiếng đàn”. Thanh Thảo tiếc xót cho hành trình cách tân của một thiên tài dang dở.