Hoàng Thịnh
Member
- Xu
- 0
Đề bài
“Nét nổi bật trong phong cách Nguyễn Tuân là chất tài hoa tài tử” Giải thích chất tài hoa tài tử trong văn Nguyễn Tuân và chứng minh nhận định trên qua ba nhân vật : Huấn Cao, ông lái đò sông Đà, Tú Xương.
Bài làm:
Hãy cùng chúng tôi theo dòng sông ngược chiều lịch sử, ở nơi nào đá thác cheo leo nhất, ở nơi nào những “ bờm sóng” tung bọt trắng xóa, ở nơi nào dòng chảy êm mát và sâu kín nhất, nơi bung nở vô số kì hoa dị thảo màu sắc khác thường và hương thơm mê đắm…ở nơi đó ta sẽ gặp…Nguyễn Tuân. Chàng Nguyễn ngông ngạo khác đời, vầng trán lồng lộng như muốn tràn ra hết cái uyên bác hơn người và ngón tay như đang chơi điệu luân vũ trên những phím ngôn từ. Chàng Nguyễn ấy đang trẩy thuyền văn hành hương về xứ đẹp, từ nét mặt, đáng điệu cho đến ngôn ngữ, hình ảnh, đối tượng nảy sinh cảm hứng đều đậm phong dạng rất Nguyễn, phong dạng tài hoa tài tử. Chính ví thế, ta có thể khẳng định.
“ Nét nổi bật trong phong cách Nguyễn Tuân là chất tài hoa tài tử”.
Đặc điểm nhìn nghệ thuật lên một vài nhân vật trong các truyện ngắn, tùy bút của Nguyễn cả trước và sau Cách mạng đều thấy duy nhất một chất tài hoa tài tử như ngọc sáng lên từ trong đá, như “ vàng mười” lấp lánh giữa cái thô.
“Nếu một tác giả không có lối nói riêng của mình thì người đó sẽ không bao giờ là nhà văn học được” ( Tsêkhôp). Nếu có thể nói như thế về phẩm chất một nhà văn, rõ rang, Nguyễn Tuân vẫn tìm cho mình một lối riêng không lẫn vào đâu được. Đọc một câu văn, đối diện với một nhân vật, ta có thể nhận diện chân xác gương mặt Nguyễn Tuân trong đó. Nói cách khác, ông là người xứng đáng được nhận tấm huân chương danh dự cho những sáng tạo độc đáo và phong cách nổi bật của ông. Văn Nguyễn Tuân có những ấn tượng dữ dội đóng đinh vào tâm khảm người đọc, vừa có được sức lay động bền lâu như một đợt mưa dầm thấm lâu vào trong đất. Ta gặp, ta ghi nhớ, ta yêu mến, trân trọng về nể phục phong cách Nguyễn Tuân trước hết là ở chất tài hoa tài tử. Còn nhớ một câu thơ Nguyễn Công Trứ ngày trước.
Trời đất cho ta một cái tài
Giắt lưng dành để tháng ngày chơi.
Chữ “ ngông” của tiền nhân thấm đậm, thấm sâu vào con người Nguyễn. Ông nhìn vào đâu cũng qua lớp khúc xạ của lăng kính cái đẹp nhìn vật gì ông cũng tìm trong đó những ấn tượng thẩm mỹ. Ngòi bút Nguyễn Tuân luôn hướng đến chuẩn mực “ mỹ” thậm chí có lúc cực đoan, ông đẩy nó lên thành một thứ chủ nghĩa duy mỹ để tôn thờ. Ông hiểu sâu sắc, yêu say mê cái đẹp, ông tôn thờ cái đẹp bởi vốn là “ con người sinh ra để thờ Nghệ Thuật với hai chữ viết hoa” (Đôi tri kẻ gượng). Hơn thế nữa, với phong cách độc đáo đến mức ngạo nghễ, Nguyễn Tuân luôn có cái nhìn chủ quan hóa đến mức tối đa với mọi nhân vật mà ông xây dựng. Vì thế, trước cũng như sau Cách mạng, đối tượng trong văn ông luôn gặp gỡ nhau ở phẩm chất tài hoa tài tử. Trước Cách mạng, ông “ xê dịch” nhiều nơi với khát khao trốn thoát khỏi cái vô vị tẻ nhạt, cái khuôn mẫu sáo mòn, đi để được “ thay thực đơn cho giác quan”. Khát khao cái đẹp, nhưng xã hội quanh ông lúc ấy đối với ông chỉ là những khu vườn tàn lụi và héo úa, ông đi nhiều mà vẫn như lưu vong trên chính quê hương mình. Không tìm được đâu torng hiện tại một địa chỉ cụ thể để yêu mến ca ngợi, ông đành lòng trôi về quá vãng, tìm lại những “ đẹp xưa”. Bao trùm lên suốt những trang văn Nguyễn Tuân trước Cách mạng là một nỗi niềm lẳng lặng u uẩn, đầy hơi hướng hoài cổ. Những con người thời đại không thấy mặt trong văn ông chỉ có những nhân vật như những tàn dư của thời cũ còn sót lại. Và đậm nét tài hoa tài tử. Tài từ từ cách thả thơ, uống trà, ngậm kẹo hương cuội, chơi lan vương giả, những thú vui đẹp tao nhã, cầu kỳ. Ông quay về tìm niềm vui trong những áng “tóc chị Hoài”. Tài hoa trong cách cho chữ, yêu quý và thưởng thức con chữ. Là hiện thân đầy đủ nhất của nét tài hoa tài tử. Nguyễn Tuân trước Cách mạng, Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù được xây dựng như một đặc trưng cho phong cách Nguyễn Tuân. Giữa cái “ đêm trường dạ tối tăm trời đất” thời bấy giờ. Huấn Cao đứng sừng sững với một tầm vóc nhân cách khổng lồ, ánh sáng từ chất tài hoa ngông ngạo và vẻ đẹp hoàn mỹ trong phẩm cách, tài năng tỏa ra chói lòa cả một vùng trời đất đen tối. Cách mạng xảy ra, Nguyễn Tuân lột xác, “ vui như nối lại chiêm bao đứt quãng”, tuyên bố “đào thải cố nhân” ra khỏi lòng mình. Không thoát ly như ngày xưa, Nguyễn tìm được cách đối thoại với cuộc kháng chiến làm lành với xã hội và hăm hở đi vào lòng nhân dân. Thế giới nhân vật ông mở rộng ra cho ùa vào cái không khí tài hoa của vô số con người, từ những người lao động giản dị nhất cho đến những tài hoa trong quá vãng. Vẫn dáng điệu ngày xưa không gì thay đổi nhưng không còn đối lập với cái xưa với cái nay. Nguyễn tìm đến với cái hôm nay hay quay lại với cái ngày xưa đều với tấm lòng yêu thương và trân trọng như nhau.
Những anh chiến sĩ ngụy trang bằng hoa đào đuổi quân thù dưới rừng đào nở hay người lái đò sông Đà như một nghệ sĩ trên sông nước. Đốt của nước Nga vĩ đại hay Tú Xương của đất Thành Nam thân thuộc đều đi vào trang văn Nguyễn như những hạt ngọc tài hoa và kết tinh, lắng tụ. Suy cho cùng, đó đều là những hóa thân của Nguyễn. Và Nguyễn lại là người luôn nổi đuốc đi đến xứ người, soi mọi vật qua lăng kính thẩm mỹ, dù là chất “ mỹ học hoài cựu” ( Nguyễn Đăng Mạnh) hay tư tưởng thẩm mỹ của thời đại mới thì đều kết lại ở những hình tượng nhân vật được hun đúc nên bằng chất tài hoa tài tử, trông đẹp khác người. Nếu văn Nguyễn Tuân không có những Huấn Cao, những người lái đò trên sóng nước sông Đà, những Tú Xương “ đi bằng hai chân hiện thực và lãng mạn” – những hiện thân tiêu biểu cho vẻ đẹp tài hoa ấy thì có lẽ, Nguyễn Tuân cũng đã “ tắt gió” trong tôi tự rất lâu rồi.
Xin được phép nhắc lại Huấn Cao như một hình tượng mà Nguyễn Tuân hóa thân vào hết lòng và trọn vẹn nhất. Ngay từ đầu người ta đã biết đó là một nghệ sĩ đích thực, “ tính ông vốn khoảnh”, ông ít khi nào cho chữ, những cho chữ phản chiếu ít nhiều tâm hồn ông: tài hoa khác người nhưng ngông ngạo thì cũng có. Nguyễn Tuân chọn Huấn Cao để thể hiện đến cùng cái tôi nghệ thuật của mình, Huấn Cao bị vướng vào gong xích, bị xử vào tội chết và dường như những nhơ nhuốc của nhà tù không tài nào chạm tới ông được. Huấn Cao, một cốt cách khẳng khái, như bông hoa sen thanh sạch và cao quý nở trùm lên bùn nhơ. Cái đẹp Huấn Cao như một vị tao nhân mặc khách, vừa quyết liệt vừa không chịu đầu hàng trước cái xấu cái ác, vừa ngạo nghễ khinh thường những cái xấu xa ấy. Nguyễn Tuân gửi vào trong Huấn Cao hình bong cao Cao Bá Quát, con người cả đời tâm niệm: Nhất sinh đê thủ bái mai hoa. Cái cúi đầu trước hoa mai của kẻ sĩ thuở xưa, cũng là cái cúi đầu trân trọng của Nguyễn Tuân trước khi phách hiên ngang và cốt cách tài hoa ấy, cũng là cái cúi đầu của chúng ta hôm nay trước vóc dáng cao lớn lồng lộng của phong cách Nguyễn Tuân, đậm chất tài tử và những suy tưởng và cái đẹp.
Huấn Cao là vẻ đẹp thuộc về một thời vang bóng và đến giờ vẫn còn vang bóng trong bạn đọc nhiều thời. Dù gì đi nữa cũng là một vẻ đẹp quá vãng, là điểm hội tụ hoàn hảo của cái “chân, thiện, mỹ”, cốt cách mà Nguyễn Tuân không ngừng “ngóng vọng” dù nó đã trôi theo thời gian rất lâu rồi. Trong trang văn Nguyễn, ta còn gặp một con người khác, mới mẻ hơn, phập phồng hơi thở của cuộc sống hiện đại hơn mà phong dạng tài hoa vẫn chẳng thể nào lẫn vào đâu được. Vâng, chính là người lái đò mà nếu xuôi dòng Đà giang, nhất định bạn sẽ gặp con người trí dũng và tài hoa ấy, chất “ vàng mười” của cuộc sống lao động Tây Bắc. Ông có lẽ sẽ chỉ là một con người lái đò bình thường ngày ngày xuôi ngược sông Đà, nếu như không có một ngòi bút Nguyễn Tuân tìm tới và phát hiện ra được chất nghệ sĩ kỳ diệu nơi con người lao động chân chất ấy. Không còn gì phải nói thêm về cái dữ dội, hung bạo và hiểm ác của đá thác sông Đà, nhưng kìa, vút, vút, con thuyền trí dũng và tài hoa bắn ra từ cung tên mang sức mạnh con người đã vừa hoàn tất trận thủy chiến ghê gớm, biến nơi chết thành sống, biến cửa tử thành cửa sinh, biến bản hợp tấu cuồng nộ của đá, thác nước, gió thành bản tình ca êm đềm “ lững lờ như nhớ thương”. Tất cả đều qua nghệ thuật chèo đò tài hoa của con người ấy. Trên dòng “ Đà giang độc Bắc lưu” ấy lồng lộng vóc dáng ông đò luôn sẵn sàng đối mặt với nguy hiểm chiến và thắng trong tư thế vị chỉ huy quân sự tài hoa và người nghệ sĩ đa tình với sông nước. Tay lái đò ấy hiện ra trong chất tài hoa tài tử của văn phong Nguyễn Tuân và trở thành “ tay lái ra hoa”. Như một nhà phê bình đã nói, với hình tượng ông đò, Nguyễn đã trở thành “nhà luyện đan ngôn từ, ông lái đò chữ nghĩa”. Ông lái đò thoắt xuất hiện như một chiến tướng lập công trên sông nước. Ở trùng vây nào, ở quãng sông nào, cũng ngời lên nơi con người lao động ấy ngoài trí dũng hơn người là chất tài hoa tài tử vốn đã ở trong máu những nhân vật Nguyễn Tuân.
Không chỉ đến với nhịp sống lao động hăm hở, Nguyễn Tuân còn tái hiện chân dung những nhân vật có thật trong lịch sử văn học sống động bất ngờ trong những trang phê bình của ông. Bên cạnh Đôtxtoiepxki, Gôgôn… Tú Xương hiện lên với cuộc đời như một “tập ký sự chi tiết về đạo học thành Nam tàn cục” vào cái thời mà tiếng ca nông đi đoành “chấm câu cho những vần thơ yêu nước”. Qua cái nhìn phát hiện, nhìn bằng con mắt thấm đẫm chất nghệ sĩ tài hoa của nhà phên bình Nguyễn Tuân. Tú Xương xuất hiện với một diện mạo tâm hồn và chân dung văn học khác hẳn. Ông trở thành một nhà thơ đi bằng hai chân hiện thực, trữ tình, “ chủ đạo cho đà thơ là ở chân phải và Tú Xương đã băng được mình thơ đến với chúng ta bằng nước bằng lãng mạn trữ tình”.Bằng cách nhìn, mối cảm thông của một tài hoa với một tài hoa, một kẻ tài tình với một kẻ tài tình, ngày xưa Nguyễn Du đọc Tiểu Thanh ký mà khóc người bạc mệnh thì nay Nguyễn Tuân ngợi ca hồn thơ Tú Xương cộng hưởng với vẻ đẹp tài tử của ngòi bút Nguyễn Tuân tạo nên một nhân vật văn học đặc sắc là những trang viết phê bình mà chất tài hoa tài tử như những “ tờ hoa” tạc vào thế kỷ.
Cái thông thường là cõi chết của nghệ thuật ( V. Hugo). Những nhân vật trong trang văn Nguyễn Tuân vượt thoát ra ngoài cái thông thường bằng chất độc đáo nghệ sĩ, “ băng được mình… đến với chúng ta bằng nước bước” tài hoa tài tử ấy. Nó trở thành một phong dạng mang cái tên Nguyễn Tuân, thành nét nổi bật trong phong cách Nguyễn Tuân. Và mỗi nhân vật của ông, Huấn Cao, người lái đò, Tú Xương đều mang theo mình, để vượt qua qui luật đào thải khắc nghiệt của thời gian, một “chứng minh thư tâm lý” của chất tài hoa tài tử.
Hỡi Nguyễn Tuân, xin cho tôi được gọi ông và các nhân vật trên các trang văn của ông là “ những người tình nhân không quen biết”. Để một lúc nào đó, tôi chợt ao ước được gửi theo dòng chảy tâm tình tôi – một tấm lòng yêu thương chân trọng tha thiết, biết đâu dòng chảy này sẽ hợp lưu Đà giang dữ dội và da diết ấy. Khi đó, tôi sẽ gặp được Nguyễn và các nhân vật của ông và tận mắt cảm nhận tất tài hoa tỏa ra từ những tâm hồn ấy.
Và tôi hiểu tại sao những trang văn Nguyễn thắp sáng ngọn lửa nghệ thuật bất diệt muôn đời.
Nguồn: Nguyễn Ngọc Diệp (Trường chuyên Lê Hồng Phong – TP Hồ Chí Minh)*
“Nét nổi bật trong phong cách Nguyễn Tuân là chất tài hoa tài tử” Giải thích chất tài hoa tài tử trong văn Nguyễn Tuân và chứng minh nhận định trên qua ba nhân vật : Huấn Cao, ông lái đò sông Đà, Tú Xương.
Bài làm:
Hãy cùng chúng tôi theo dòng sông ngược chiều lịch sử, ở nơi nào đá thác cheo leo nhất, ở nơi nào những “ bờm sóng” tung bọt trắng xóa, ở nơi nào dòng chảy êm mát và sâu kín nhất, nơi bung nở vô số kì hoa dị thảo màu sắc khác thường và hương thơm mê đắm…ở nơi đó ta sẽ gặp…Nguyễn Tuân. Chàng Nguyễn ngông ngạo khác đời, vầng trán lồng lộng như muốn tràn ra hết cái uyên bác hơn người và ngón tay như đang chơi điệu luân vũ trên những phím ngôn từ. Chàng Nguyễn ấy đang trẩy thuyền văn hành hương về xứ đẹp, từ nét mặt, đáng điệu cho đến ngôn ngữ, hình ảnh, đối tượng nảy sinh cảm hứng đều đậm phong dạng rất Nguyễn, phong dạng tài hoa tài tử. Chính ví thế, ta có thể khẳng định.
“ Nét nổi bật trong phong cách Nguyễn Tuân là chất tài hoa tài tử”.
Đặc điểm nhìn nghệ thuật lên một vài nhân vật trong các truyện ngắn, tùy bút của Nguyễn cả trước và sau Cách mạng đều thấy duy nhất một chất tài hoa tài tử như ngọc sáng lên từ trong đá, như “ vàng mười” lấp lánh giữa cái thô.
“Nếu một tác giả không có lối nói riêng của mình thì người đó sẽ không bao giờ là nhà văn học được” ( Tsêkhôp). Nếu có thể nói như thế về phẩm chất một nhà văn, rõ rang, Nguyễn Tuân vẫn tìm cho mình một lối riêng không lẫn vào đâu được. Đọc một câu văn, đối diện với một nhân vật, ta có thể nhận diện chân xác gương mặt Nguyễn Tuân trong đó. Nói cách khác, ông là người xứng đáng được nhận tấm huân chương danh dự cho những sáng tạo độc đáo và phong cách nổi bật của ông. Văn Nguyễn Tuân có những ấn tượng dữ dội đóng đinh vào tâm khảm người đọc, vừa có được sức lay động bền lâu như một đợt mưa dầm thấm lâu vào trong đất. Ta gặp, ta ghi nhớ, ta yêu mến, trân trọng về nể phục phong cách Nguyễn Tuân trước hết là ở chất tài hoa tài tử. Còn nhớ một câu thơ Nguyễn Công Trứ ngày trước.
Trời đất cho ta một cái tài
Giắt lưng dành để tháng ngày chơi.
Chữ “ ngông” của tiền nhân thấm đậm, thấm sâu vào con người Nguyễn. Ông nhìn vào đâu cũng qua lớp khúc xạ của lăng kính cái đẹp nhìn vật gì ông cũng tìm trong đó những ấn tượng thẩm mỹ. Ngòi bút Nguyễn Tuân luôn hướng đến chuẩn mực “ mỹ” thậm chí có lúc cực đoan, ông đẩy nó lên thành một thứ chủ nghĩa duy mỹ để tôn thờ. Ông hiểu sâu sắc, yêu say mê cái đẹp, ông tôn thờ cái đẹp bởi vốn là “ con người sinh ra để thờ Nghệ Thuật với hai chữ viết hoa” (Đôi tri kẻ gượng). Hơn thế nữa, với phong cách độc đáo đến mức ngạo nghễ, Nguyễn Tuân luôn có cái nhìn chủ quan hóa đến mức tối đa với mọi nhân vật mà ông xây dựng. Vì thế, trước cũng như sau Cách mạng, đối tượng trong văn ông luôn gặp gỡ nhau ở phẩm chất tài hoa tài tử. Trước Cách mạng, ông “ xê dịch” nhiều nơi với khát khao trốn thoát khỏi cái vô vị tẻ nhạt, cái khuôn mẫu sáo mòn, đi để được “ thay thực đơn cho giác quan”. Khát khao cái đẹp, nhưng xã hội quanh ông lúc ấy đối với ông chỉ là những khu vườn tàn lụi và héo úa, ông đi nhiều mà vẫn như lưu vong trên chính quê hương mình. Không tìm được đâu torng hiện tại một địa chỉ cụ thể để yêu mến ca ngợi, ông đành lòng trôi về quá vãng, tìm lại những “ đẹp xưa”. Bao trùm lên suốt những trang văn Nguyễn Tuân trước Cách mạng là một nỗi niềm lẳng lặng u uẩn, đầy hơi hướng hoài cổ. Những con người thời đại không thấy mặt trong văn ông chỉ có những nhân vật như những tàn dư của thời cũ còn sót lại. Và đậm nét tài hoa tài tử. Tài từ từ cách thả thơ, uống trà, ngậm kẹo hương cuội, chơi lan vương giả, những thú vui đẹp tao nhã, cầu kỳ. Ông quay về tìm niềm vui trong những áng “tóc chị Hoài”. Tài hoa trong cách cho chữ, yêu quý và thưởng thức con chữ. Là hiện thân đầy đủ nhất của nét tài hoa tài tử. Nguyễn Tuân trước Cách mạng, Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù được xây dựng như một đặc trưng cho phong cách Nguyễn Tuân. Giữa cái “ đêm trường dạ tối tăm trời đất” thời bấy giờ. Huấn Cao đứng sừng sững với một tầm vóc nhân cách khổng lồ, ánh sáng từ chất tài hoa ngông ngạo và vẻ đẹp hoàn mỹ trong phẩm cách, tài năng tỏa ra chói lòa cả một vùng trời đất đen tối. Cách mạng xảy ra, Nguyễn Tuân lột xác, “ vui như nối lại chiêm bao đứt quãng”, tuyên bố “đào thải cố nhân” ra khỏi lòng mình. Không thoát ly như ngày xưa, Nguyễn tìm được cách đối thoại với cuộc kháng chiến làm lành với xã hội và hăm hở đi vào lòng nhân dân. Thế giới nhân vật ông mở rộng ra cho ùa vào cái không khí tài hoa của vô số con người, từ những người lao động giản dị nhất cho đến những tài hoa trong quá vãng. Vẫn dáng điệu ngày xưa không gì thay đổi nhưng không còn đối lập với cái xưa với cái nay. Nguyễn tìm đến với cái hôm nay hay quay lại với cái ngày xưa đều với tấm lòng yêu thương và trân trọng như nhau.
Những anh chiến sĩ ngụy trang bằng hoa đào đuổi quân thù dưới rừng đào nở hay người lái đò sông Đà như một nghệ sĩ trên sông nước. Đốt của nước Nga vĩ đại hay Tú Xương của đất Thành Nam thân thuộc đều đi vào trang văn Nguyễn như những hạt ngọc tài hoa và kết tinh, lắng tụ. Suy cho cùng, đó đều là những hóa thân của Nguyễn. Và Nguyễn lại là người luôn nổi đuốc đi đến xứ người, soi mọi vật qua lăng kính thẩm mỹ, dù là chất “ mỹ học hoài cựu” ( Nguyễn Đăng Mạnh) hay tư tưởng thẩm mỹ của thời đại mới thì đều kết lại ở những hình tượng nhân vật được hun đúc nên bằng chất tài hoa tài tử, trông đẹp khác người. Nếu văn Nguyễn Tuân không có những Huấn Cao, những người lái đò trên sóng nước sông Đà, những Tú Xương “ đi bằng hai chân hiện thực và lãng mạn” – những hiện thân tiêu biểu cho vẻ đẹp tài hoa ấy thì có lẽ, Nguyễn Tuân cũng đã “ tắt gió” trong tôi tự rất lâu rồi.
Xin được phép nhắc lại Huấn Cao như một hình tượng mà Nguyễn Tuân hóa thân vào hết lòng và trọn vẹn nhất. Ngay từ đầu người ta đã biết đó là một nghệ sĩ đích thực, “ tính ông vốn khoảnh”, ông ít khi nào cho chữ, những cho chữ phản chiếu ít nhiều tâm hồn ông: tài hoa khác người nhưng ngông ngạo thì cũng có. Nguyễn Tuân chọn Huấn Cao để thể hiện đến cùng cái tôi nghệ thuật của mình, Huấn Cao bị vướng vào gong xích, bị xử vào tội chết và dường như những nhơ nhuốc của nhà tù không tài nào chạm tới ông được. Huấn Cao, một cốt cách khẳng khái, như bông hoa sen thanh sạch và cao quý nở trùm lên bùn nhơ. Cái đẹp Huấn Cao như một vị tao nhân mặc khách, vừa quyết liệt vừa không chịu đầu hàng trước cái xấu cái ác, vừa ngạo nghễ khinh thường những cái xấu xa ấy. Nguyễn Tuân gửi vào trong Huấn Cao hình bong cao Cao Bá Quát, con người cả đời tâm niệm: Nhất sinh đê thủ bái mai hoa. Cái cúi đầu trước hoa mai của kẻ sĩ thuở xưa, cũng là cái cúi đầu trân trọng của Nguyễn Tuân trước khi phách hiên ngang và cốt cách tài hoa ấy, cũng là cái cúi đầu của chúng ta hôm nay trước vóc dáng cao lớn lồng lộng của phong cách Nguyễn Tuân, đậm chất tài tử và những suy tưởng và cái đẹp.
Huấn Cao là vẻ đẹp thuộc về một thời vang bóng và đến giờ vẫn còn vang bóng trong bạn đọc nhiều thời. Dù gì đi nữa cũng là một vẻ đẹp quá vãng, là điểm hội tụ hoàn hảo của cái “chân, thiện, mỹ”, cốt cách mà Nguyễn Tuân không ngừng “ngóng vọng” dù nó đã trôi theo thời gian rất lâu rồi. Trong trang văn Nguyễn, ta còn gặp một con người khác, mới mẻ hơn, phập phồng hơi thở của cuộc sống hiện đại hơn mà phong dạng tài hoa vẫn chẳng thể nào lẫn vào đâu được. Vâng, chính là người lái đò mà nếu xuôi dòng Đà giang, nhất định bạn sẽ gặp con người trí dũng và tài hoa ấy, chất “ vàng mười” của cuộc sống lao động Tây Bắc. Ông có lẽ sẽ chỉ là một con người lái đò bình thường ngày ngày xuôi ngược sông Đà, nếu như không có một ngòi bút Nguyễn Tuân tìm tới và phát hiện ra được chất nghệ sĩ kỳ diệu nơi con người lao động chân chất ấy. Không còn gì phải nói thêm về cái dữ dội, hung bạo và hiểm ác của đá thác sông Đà, nhưng kìa, vút, vút, con thuyền trí dũng và tài hoa bắn ra từ cung tên mang sức mạnh con người đã vừa hoàn tất trận thủy chiến ghê gớm, biến nơi chết thành sống, biến cửa tử thành cửa sinh, biến bản hợp tấu cuồng nộ của đá, thác nước, gió thành bản tình ca êm đềm “ lững lờ như nhớ thương”. Tất cả đều qua nghệ thuật chèo đò tài hoa của con người ấy. Trên dòng “ Đà giang độc Bắc lưu” ấy lồng lộng vóc dáng ông đò luôn sẵn sàng đối mặt với nguy hiểm chiến và thắng trong tư thế vị chỉ huy quân sự tài hoa và người nghệ sĩ đa tình với sông nước. Tay lái đò ấy hiện ra trong chất tài hoa tài tử của văn phong Nguyễn Tuân và trở thành “ tay lái ra hoa”. Như một nhà phê bình đã nói, với hình tượng ông đò, Nguyễn đã trở thành “nhà luyện đan ngôn từ, ông lái đò chữ nghĩa”. Ông lái đò thoắt xuất hiện như một chiến tướng lập công trên sông nước. Ở trùng vây nào, ở quãng sông nào, cũng ngời lên nơi con người lao động ấy ngoài trí dũng hơn người là chất tài hoa tài tử vốn đã ở trong máu những nhân vật Nguyễn Tuân.
Không chỉ đến với nhịp sống lao động hăm hở, Nguyễn Tuân còn tái hiện chân dung những nhân vật có thật trong lịch sử văn học sống động bất ngờ trong những trang phê bình của ông. Bên cạnh Đôtxtoiepxki, Gôgôn… Tú Xương hiện lên với cuộc đời như một “tập ký sự chi tiết về đạo học thành Nam tàn cục” vào cái thời mà tiếng ca nông đi đoành “chấm câu cho những vần thơ yêu nước”. Qua cái nhìn phát hiện, nhìn bằng con mắt thấm đẫm chất nghệ sĩ tài hoa của nhà phên bình Nguyễn Tuân. Tú Xương xuất hiện với một diện mạo tâm hồn và chân dung văn học khác hẳn. Ông trở thành một nhà thơ đi bằng hai chân hiện thực, trữ tình, “ chủ đạo cho đà thơ là ở chân phải và Tú Xương đã băng được mình thơ đến với chúng ta bằng nước bằng lãng mạn trữ tình”.Bằng cách nhìn, mối cảm thông của một tài hoa với một tài hoa, một kẻ tài tình với một kẻ tài tình, ngày xưa Nguyễn Du đọc Tiểu Thanh ký mà khóc người bạc mệnh thì nay Nguyễn Tuân ngợi ca hồn thơ Tú Xương cộng hưởng với vẻ đẹp tài tử của ngòi bút Nguyễn Tuân tạo nên một nhân vật văn học đặc sắc là những trang viết phê bình mà chất tài hoa tài tử như những “ tờ hoa” tạc vào thế kỷ.
Cái thông thường là cõi chết của nghệ thuật ( V. Hugo). Những nhân vật trong trang văn Nguyễn Tuân vượt thoát ra ngoài cái thông thường bằng chất độc đáo nghệ sĩ, “ băng được mình… đến với chúng ta bằng nước bước” tài hoa tài tử ấy. Nó trở thành một phong dạng mang cái tên Nguyễn Tuân, thành nét nổi bật trong phong cách Nguyễn Tuân. Và mỗi nhân vật của ông, Huấn Cao, người lái đò, Tú Xương đều mang theo mình, để vượt qua qui luật đào thải khắc nghiệt của thời gian, một “chứng minh thư tâm lý” của chất tài hoa tài tử.
Hỡi Nguyễn Tuân, xin cho tôi được gọi ông và các nhân vật trên các trang văn của ông là “ những người tình nhân không quen biết”. Để một lúc nào đó, tôi chợt ao ước được gửi theo dòng chảy tâm tình tôi – một tấm lòng yêu thương chân trọng tha thiết, biết đâu dòng chảy này sẽ hợp lưu Đà giang dữ dội và da diết ấy. Khi đó, tôi sẽ gặp được Nguyễn và các nhân vật của ông và tận mắt cảm nhận tất tài hoa tỏa ra từ những tâm hồn ấy.
Và tôi hiểu tại sao những trang văn Nguyễn thắp sáng ngọn lửa nghệ thuật bất diệt muôn đời.
Nguồn: Nguyễn Ngọc Diệp (Trường chuyên Lê Hồng Phong – TP Hồ Chí Minh)*
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: