Trong mùa mưa bão, vấn đề nổi cộm của người dân vùng quê là thiếu thông tin liên lạc, không nhận được những thông báo mới, mà lý do chủ yếu là mất điện, pin yếu và điện thoại hoạt động chập chờn…
Thành viên aircrashing trên diễn đàn danangrc.com đưa ra giải pháp khắc phục tình trạng này.
Ngay khi có dấu hiệu thời tiết nguy hiểm, cần:
- Sạc đầy pin cho điện thoại khi điện chưa bị cắt.
- Chỉnh độ sáng màn hình xuống tối thiểu.
- Bỏ chế độ rung nếu không cần thiết.
- Chuyển chế độ "chọn mạng" (network, operator selection… tùy loại điện thoại và ngôn ngữ) từ "tự động" (automatic) sang "tự chọn" (manual). Nếu để chế độ tự động, khi sóng yếu hoặc mất sóng, điện thoại sẽ liên tục tự dò tìm lại sóng và tiêu tốn năng lượng, làm pin rất nhanh hết.
Lưu ý: Khi mất sóng, vào lại chức năng tìm sóng của điện thoại để tìm nhà cung cấp khác (Vinaphone, Mobiphone, Viettel…). Trong đợt bão Ketsana, thành viên aircrashing dùng MobiFone nhưng phải chuyển sang sóng Vinaphone mới duy trì được liên lạc.
Cách sạc khi hết pin và mất điện
Các vật dụng tối thiểu:
- 3 hoặc 4 thỏi pin (cỡ bất kỳ, loại 1,2-1,5V). Số lượng pin tùy vào loại điện thoại (sẽ nói ở phần sau).
- 2 đoạn dây điện (nên khác màu để phân biệt cực +/-) và có chiều dài khác nhau để tránh chạm chập điện.
- Một tờ giấy hoặc bìa carton.
- 3 sợi dây cao su hoặc dây buộc loại nhỏ.
Cách thực hiện:
- Xác định loại sạc pin mình đang dùng và đọc thông số điện áp ra (Output)
- Đối với bộ sạc có điện áp ra 5-6V thì sử dụng 4 viên pin 1,2-1,5V còn điện áp thấp hơn thì có thể dùng 3 thỏi.
- Trên dây điện của bộ sạc (tốt nhất là gần phía bộ sạc), dùng dao trích vỏ bọc ra và gọt hai dây con bên trong so le nhau để tránh chạm chập, chú ý tránh đứt dây. (Nếu đứt thì chỉ cần nối lại đúng màu):
- Nối 2 đoạn dây điện (lưu ý theo màu) vào chỗ vừa trích trên 2 dây nói trên (Nếu có điều kiện thì hàn thiếc chỗ nối lại, nếu không cũng không sao). Cuốn băng keo tránh chạm chập (không có thì dùng nylon ra quấn lại rồi hơ lửa cho dính).
- Phía đầu kia của 2 đoạn dây, gọt vỏ dài khoảng 5-6 cm. Trên đoạn giữa phần đã gọt vỏ của dây âm (-), thường là màu đen, buộc một nút nhỏ.
- Quấn các viên pin vào giấy, dùng dây buộc lại:
- Buộc vòng 2 đầu dây điện đã gọt vỏ vào 2 đầu của khối pin. Dây màu đỏ vào cực dương (+ đầu lồi) và dây màu đen vào cực âm (- đầu bằng) của pin.
- Cắm đầu sạc vào điện thoại để bắt đầu sạc:
Lưu ý: Khi có điện, trước khi cắm bộ sạc vào nguồn điện 220V, tháo khối pin ra khỏi 2 đầu dây điện, băng keo cách điện riêng 2 đầu dây đó để tránh chạm chập. (Việc chế lại như trên không làm hỏng mà chỉ làm xấu bộ sạc).
Trường hợp không có pin
Ngày nay, hầu hết gia đình đều có xe máy hoặc đèn sạc. Các thiết bị đó thường có acquy 12V. Trong trường hợp khẩn cấp, có thể sử dụng 2 sợi dây điện nối vào bình acquy và tháo pin điện thoại ra khỏi máy. Xác định cực âm/dương, ấn 2 đầu dây điện vào 2 cực pin tương ứng trong vòng 3 đến 5 giây, đợi một lát và lặp lại 2-3 lần để thực hiện một vài cuộc gọi khẩn cấp.
Lưu ý: Để pin ở khoảng cách an toàn, kiểm tra nhiệt độ pin và không được nạp điện lâu vì có thể gây nổ pin.
Thành viên aircrashing trên diễn đàn danangrc.com đưa ra giải pháp khắc phục tình trạng này.
Ngay khi có dấu hiệu thời tiết nguy hiểm, cần:
- Sạc đầy pin cho điện thoại khi điện chưa bị cắt.
- Chỉnh độ sáng màn hình xuống tối thiểu.
- Bỏ chế độ rung nếu không cần thiết.
- Chuyển chế độ "chọn mạng" (network, operator selection… tùy loại điện thoại và ngôn ngữ) từ "tự động" (automatic) sang "tự chọn" (manual). Nếu để chế độ tự động, khi sóng yếu hoặc mất sóng, điện thoại sẽ liên tục tự dò tìm lại sóng và tiêu tốn năng lượng, làm pin rất nhanh hết.
Lưu ý: Khi mất sóng, vào lại chức năng tìm sóng của điện thoại để tìm nhà cung cấp khác (Vinaphone, Mobiphone, Viettel…). Trong đợt bão Ketsana, thành viên aircrashing dùng MobiFone nhưng phải chuyển sang sóng Vinaphone mới duy trì được liên lạc.
Cách sạc khi hết pin và mất điện
Các vật dụng tối thiểu:
- 3 hoặc 4 thỏi pin (cỡ bất kỳ, loại 1,2-1,5V). Số lượng pin tùy vào loại điện thoại (sẽ nói ở phần sau).
- 2 đoạn dây điện (nên khác màu để phân biệt cực +/-) và có chiều dài khác nhau để tránh chạm chập điện.
- Một tờ giấy hoặc bìa carton.
- 3 sợi dây cao su hoặc dây buộc loại nhỏ.
Cách thực hiện:
- Xác định loại sạc pin mình đang dùng và đọc thông số điện áp ra (Output)
- Đối với bộ sạc có điện áp ra 5-6V thì sử dụng 4 viên pin 1,2-1,5V còn điện áp thấp hơn thì có thể dùng 3 thỏi.
- Trên dây điện của bộ sạc (tốt nhất là gần phía bộ sạc), dùng dao trích vỏ bọc ra và gọt hai dây con bên trong so le nhau để tránh chạm chập, chú ý tránh đứt dây. (Nếu đứt thì chỉ cần nối lại đúng màu):
- Nối 2 đoạn dây điện (lưu ý theo màu) vào chỗ vừa trích trên 2 dây nói trên (Nếu có điều kiện thì hàn thiếc chỗ nối lại, nếu không cũng không sao). Cuốn băng keo tránh chạm chập (không có thì dùng nylon ra quấn lại rồi hơ lửa cho dính).
- Phía đầu kia của 2 đoạn dây, gọt vỏ dài khoảng 5-6 cm. Trên đoạn giữa phần đã gọt vỏ của dây âm (-), thường là màu đen, buộc một nút nhỏ.
- Quấn các viên pin vào giấy, dùng dây buộc lại:
- Buộc vòng 2 đầu dây điện đã gọt vỏ vào 2 đầu của khối pin. Dây màu đỏ vào cực dương (+ đầu lồi) và dây màu đen vào cực âm (- đầu bằng) của pin.
- Cắm đầu sạc vào điện thoại để bắt đầu sạc:
Lưu ý: Khi có điện, trước khi cắm bộ sạc vào nguồn điện 220V, tháo khối pin ra khỏi 2 đầu dây điện, băng keo cách điện riêng 2 đầu dây đó để tránh chạm chập. (Việc chế lại như trên không làm hỏng mà chỉ làm xấu bộ sạc).
Trường hợp không có pin
Ngày nay, hầu hết gia đình đều có xe máy hoặc đèn sạc. Các thiết bị đó thường có acquy 12V. Trong trường hợp khẩn cấp, có thể sử dụng 2 sợi dây điện nối vào bình acquy và tháo pin điện thoại ra khỏi máy. Xác định cực âm/dương, ấn 2 đầu dây điện vào 2 cực pin tương ứng trong vòng 3 đến 5 giây, đợi một lát và lặp lại 2-3 lần để thực hiện một vài cuộc gọi khẩn cấp.
Lưu ý: Để pin ở khoảng cách an toàn, kiểm tra nhiệt độ pin và không được nạp điện lâu vì có thể gây nổ pin.
(Theo Danangrc)